Giáo án Lớp 5 (Buổi sáng) - Tuần 32 - Năm học 2015-2016 - Hoàng Thị Tố Uyên

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

+ Muốn chia nhẩm một số cho 0, 5 và 0, 25 ta làm như thế nào?

- Nhận xét.

3. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: Để củng cố kiến thức đã học về tìm tỉ số phần trăm của hai số và thực hiện các phép tính cộng, trừ các tỉ số phần trăm. Hôm nay các em học bài: “LUYỆN TẬP”

b. HDHS làm bài tập:

Bài 1: (164)

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.

+ Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số ta làm như thế nào?

- HDHS làm bài theo chú ý ở SGK.

- Gọi HS lên bảng làm bài.

- Nhận xét, chữa bài.

Bài 2: (165)

- Yêu cầu HS đọc bài tập trong SGK.

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi làm bài vào vở. (Hai nhóm làm bài vào bảng nhóm dán bảng trình bày kết quả).

- Nhận xét chữa bài tuyên dương nhóm làm bài nhanh, đúng, trình bày đẹp.

Bài 3: (161)

- Gọi HS đọc bài toán.

+ Bài toán cho biết gì và hỏi gì?

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4.

- Nhận xét chữa bài và tuyên dương nhóm hoạt động tích cực làm bài nhanh, đúng và trình bày đẹp.

4. Củng cố:

+ Muốn chia một số thập phân cho một số tự nhiên ta làm như thế nào?

5. Dặn dò:

- Về nhà làm BT4, chuẩn bị bài sau.

- Nhận xét giờ học.

 

doc35 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 449 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 5 (Buổi sáng) - Tuần 32 - Năm học 2015-2016 - Hoàng Thị Tố Uyên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác cơ quan đơn vị được viết hoa chữ cái đầu mỗi bộ phận tạo thành tên đó.
Bài 3: (137)
- Yêu cầu HS đọc bài trong SGK.
- 1HS đọc yêu cầu và nội dung của bài trong SGK, lớp theo dõi đọc thầm.
- Gọi HS lên bảng viết.
- 3HS lên bảng viết, lớp viết vào vở.
a) Nhà hát Tuổi trẻ.
b) Nhà xuất bản giáo dục.
c) Trường Mầm non Sao Mai.
- Yêu cầu HS dưới lớp nhận xét.
- Nhận xét bài của bạn trên bảng.
- Nhận xét.
4. Củng cố:
+ Chữ đầu câu các em nên viết như thế nào? Kết thúc câu dùng dấu gì?
- Chữ đầu câu nên viết hoa, kết thúc câu dùng dấu chấm.
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét giờ học.
Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
Biết:
- Tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- Thực hiện các phép tính cộng, trừ các tỉ số phần trăm.
- Giải toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
* Bài 1 (c, d), bài 2, bài 3
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Học sinh: Vở bài tập, bảng con, SGK 
2. Giáo viên: Giáo án, SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Hát.
+ Muốn chia nhẩm một số cho 0, 5 và 0, 25 ta làm như thế nào?
- 1 HS trả lời câu hỏi, lớp theo dõi nhận xét.
- Nhận xét.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Để củng cố kiến thức đã học về tìm tỉ số phần trăm của hai số và thực hiện các phép tính cộng, trừ các tỉ số phần trăm. Hôm nay các em học bài: “LUYỆN TẬP”
b. HDHS làm bài tập: 
Bài 1: (164)
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- 1HS đọc, lớp theo dõi SGK đọc thầm.
+ Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số ta làm như thế nào?
- Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số ta tìm thương của hai số đó rồi nhân thương đó với 100 sau đó viết kí hiệu phần trăm vào sau số vừa tìm được.
- HDHS làm bài theo chú ý ở SGK.
- Nghe.
- Gọi HS lên bảng làm bài.
- 4 HS lần lượt lên vbảng làm bài, lớp làm bài vào vở.
c) 3, 2: 4 = 0, 8 = 80%
d) 7, 2: 3, 2 = 2, 25 = 225%
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 2: (165)
- Yêu cầu HS đọc bài tập trong SGK.
- Đọc thầm.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi làm bài vào vở. (Hai nhóm làm bài vào bảng nhóm dán bảng trình bày kết quả).
- Thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm làm bài vào bảng nhóm dán bảng kết quả và trình bày, các nhóm khác nhận xét theo dõi.
 2, 5% + 10, 34% 
= 12, 84%
56, 9% - 34, 25%
= 22, 65%
- Nhận xét chữa bài tuyên dương nhóm làm bài nhanh, đúng, trình bày đẹp.
Bài 3: (161)
- Gọi HS đọc bài toán.
- 1HS đọc, lớp theo dõi SGK đọc thầm.
+ Bài toán cho biết gì và hỏi gì?
- 1HS nêu.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4.
- Thảo luận nhóm 4, làm bài vào vở.
 Bài giải
a) Tỉ số phần trăm của diện tích đất trồng cây cao su và diện tích đất trồng cây cà phê là: 
480 : 320 = 1, 5 = 150%
b) Tỉ số phần trăm của diện tích đất trồng cây cà phê và diện tích đất trồng cây cao su là: 
320 : 480 = 0, 6666... = 66, 66%
 Đáp số: a) 150%
 b) 66, 66%.
- Nhận xét chữa bài và tuyên dương nhóm hoạt động tích cực làm bài nhanh, đúng và trình bày đẹp.
4. Củng cố:
+ Muốn chia một số thập phân cho một số tự nhiên ta làm như thế nào?
- Nêu qui tắc SGK.
5. Dặn dò:
- Về nhà làm BT4, chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét giờ học.
Luyện từ và câu
ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (DẤU PHẤY)
I. MỤC TIÊU:
- Sử dụng đúng dấu chấm, dấu phẩy trong câu văn, đoạn văn (BT1).
- Viết được đoạn văn khoảng 5 câu nói về hoạt động của HS trong giờ ra chơi và nêu được tác dụng của dấu phẩy (BT2).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1.Học sinh: SGK, vở, bút, ...
2.Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn nội dung 2 bức thư trong mẩu truyện dấu chấm và dấu phẩy.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng:
- Hát. 
+ Tìm VD nói về tác dụng của dấu phẩy.
+ Nêu tác dụng của dấu phẩy.
- 2 em lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.
- Nhận xét.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Sử dụng đúng dấu chấm, dấu phẩy trong câu văn, đoạn văn có tác dụng gì? Hôm nay các em học bài: “ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (DẤU PHẨY)
b. HDHS làm bài tập: 
Bài 1: (138)
- Treo bảng phụ, yêu cầu HS đọc bài tập.
- Đọc thầm bài tập SGK.
- Cho HS thảo luận nhóm làm bài vào vở.
- Thảo luận nhóm đôi, làm bài vào vở.
- Gọi HS trình bày kết quả bài làm của nhóm mình.
- Đại diện 3 – 5 nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác theo dõi nhận xét.
- Nhận xét kết luận lời giải đúng:
* Bức thư 1: Thưa ngài, tôi xin trân trọng gửi tới ngài một số sáng tác mới của tôi. Vì viết vội, tôi chưa kịp đánh dấu chấm, dấu phẩy. Rất mong ngài đọc và điền giúp tôi những dấu chấm, dấu phẩy cần thiết. Xin cảm ơn ngài.
* Bức thư 2: Anh bạn trẻ ạ, tôi sẵn lòng giúp đỡ anh với một điều kiện là anh hãy đếm tất cả những dấu chấm, dấu phẩy cần thiết rồi bỏ chúng vào phong bì, gửi đến cho tôi. Chào anh.
- Nghe.
+ Chi tiết nào chúng tỏ nhà văn Bớc – na Sô là một người hài hước?
- Chi tiết anh chàng nọ muốn trở thành nhà văn nhưng không biết sử dụng dấu phẩy, dấu chấm hoặc lười biếng đến nỗi không đánh dấu câu, nhờ nhà văn nổi tiếng làm hộ và đã nhận được từ nhà văn Bớc – na Sô một bức thư trả lờicố tình giáo dục mà lại mang tính chất hài hước.
Bài 2: (129)
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- 1HS đọc, lớp theo dõi đọc thầm.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS đọc bài làm của mình và giải thích tác dụng của dấu câu đã sử dụng trng bài của mình.
- Nhận xét bài làm tốt.
VD: Các câu văn:
Tác dụng của dấu phẩy.
- Tất cả các trò chơi... nhảy dây, kéo co, đuổi bắt đều được thể hiện.
- Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
- Dưới gốc bàng, mấy bạn nữ đang ngồi đọc truyện.
- Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
- Ở góc sân, mấy bạn đang đá cầu.
- Ngăn cách trạng ngữ với CN và VN.
- Trái cầu xinh xinh, bay qua bay lại... Mỗi bên là một đội tuyển của một lớp, người này ôm ngang lưng người kia, tất cả đều choãi chân, ra sức kéo.
- Ngăn cách các vế trong câu ghép.
4. Củng cố:
+ Dấu phẩy được dùng để làm gì?
- Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu
- Tổng kết: nhắc lại ND bài học.
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
Lịch sử
HOÀN THÀNH THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC 
XÂY DỰNG NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN HÒA BÌNH (TIẾT 2)
 ( Dạy theo mô hình VNEN)
Kĩ thuật
LẮP RÔ – BỐT (TIẾT 3)
I. MỤC TIÊU:
- Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết lắp rô-bốt.
- Biết cách lắp và lắp được rô-bốt theo mẫu. Rô-bốt lắp tương đối chắc chắn.
* Với HS khéo tay:
Lắp được rô-bốt theo mẫu. Rô-bốt lắp chắc chắn. Tay rô-bốt có thể nâng lên, hạ xuống được.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: Mẫu rôbốt đã lắp sẵn
HS: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định:
2. Bài cũ: Tiết 2
Hát.
GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
HS lấy bộ lắp ghép.
Nhận xét chung.
3. Bài mới:Tiết 3
Hđ3: HS thực hành lắp Rôbốt.
HS lắng nghe.
a. Chọn chi tiết
GV yêu cầu HS chọn đủ và đúng các chi tiết và xếp theo từng loại.
HS chọn các chi tiết theo yêu cầu.
GV kiểm tra.
b. Lắp từng bộ phận
Trước khi thực hành GV yêu cầu HS đọc lại phần ghi nhớ.
HS đọc ghi nhớ.
Yêu cầu HS quan sát kĩ các hình và nội dung từng bước lắp.
HS lắng nghe.
GV tổ chức cho HS thực hành lắp từng bộ phận theo nhóm.
HS thực hành lắp theo nhóm.
c. Lắp ráp Rôbốt:
GV nhắc HS chú ý:
* Bước lắp thân rôbốt vào giá đỡ thân cần phải lắpcùng với tấm tam giác.
HS ráp các bộ phận lại thành hình rôbốt.
* Nhắc HS kiểm tra sự nâng lên, hạ xuống của tay rôbốt.
Thử lại các bộ phận kiểm tra.
Hđ4: Nhận xét sản phẩm
Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm.
HS lắp ráp rôbốt theo các bước trong SGK.
Gọi HS đọc nội dung tiêu chí nhận xét sp.
HS trình bày sản phẩm.
Yêu cầu HS nhận xét sp của nhóm bạn theo các tiêu chí.
1 HS đọc các tiêu chí.
GV nhận xét sp của HS.
HS nhận xét sản phẩm của nhóm bạn.
4. Củng cố - Dặn dò:
Yêu cầu HS tháo rời các chi tiết cất vào hộp.
Học sinh thực hành tháo các chi tiết.
Nhận xét thái độ học tập của HS.
GD biết lắp ráp đồ chơi ở mức độ đơn giản, rèn khéo tay- trí thông minh ham khám phá.
Chuẩn bị:”Lắp ráp mô hình tự chọn”
HS lắng nghe.
Thứ tư ngày 20 tháng 4 năm 2016
Kể chuyện
NHÀ VÔ ĐỊCH
I. MỤC TIÊU:
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện bằng lời người kể và bước đầu kể lại được toàn bộ câu chuyện bằng lời nhân vật Tôm Chíp.
- Biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Học sinh: SGK 
2. Giáo viên: Tranh minh hoạ trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định tổ chức:
- Hát. 
2. Kiểm tra bài cũ:Không.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Kể lại từng đoạn câu chuyện bằng lời người kể là kể như thế nào? Hôm nay các em học bài: “NHÀ VÔ ĐỊCH”
b. GV kể chuyện:
* Kể chuyện lần 1.
- Nghe.
* Kể chuyện lần 2, vừa kể vừa chỉ vào tranh trực quan.
- Nghe – quan sát tranh minh hoạ SGK.
c. HDHS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
- Gọi HS đọc 3 yêu cầu của tiết kể chuyện, HDHS thực hiện lần lượt từng yêu cầu.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 yêu cầu của tiết kể chuyện.
*) Yêu cầu 1:
- Quan sát tranh minh hoạ.
- Gọi HS đọc lại yêu cầu 1.
- 1 HS đọc lại yêu cầu 1, lớp theo dõi đọc thầm.
- Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ truyện kể lại với bạn bên cạnh nội dung từng đoạn câu chuyện theo tranh.
- Kể chuyện theo nhóm 4 như yêu cầu.
+ Tranh 1: Các bạn trong làng tổ chức thi nhảy xa. Chị Hà làm trọng tài...
+ Tranh 2: Chị Hà gọi đến Tôm Chíp cậu rụt rè bối rối...
+ Tranh 3: Tôm Chíp quyết định nhảy lần thứ hai...
+ Tranh 4: Các bạn ngạc nhiên vì Tôm Chíp đã nhảy qua được con mương rộng, thán phục tuyên bố chức vô địch thuộc về Tôm Chíp.
- Gọi HS kể chuyện trước lớp.
- 2 - 3 nhóm HS tham gia thi kể chuyện nối tiếp câu chuyện trước lớp, lớp theo dõi nhận xét bổ xung ý kiến, bình chọn nhóm bạn kể chuyện hay nhất.
- Nhận xét bổ sung.
*) Yêu cầu 2, 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu 2, 3.
- 1HS đọc, lớp theo dõi đọc thầm.
- Yêu cầu từng HS nhập vai nhân vật kể chuyện theo nhóm 4 trao đổi về ý nghĩa câu chuyện, về bài học mình rút ra.
- Chia nhóm nhập vai kể chuyện theo nhóm và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Tổ chức cho HS thi kể chuyện trước lớp.
- 3 HS tham gia thi kể chuyện trước lớp, các bạn khác theo dõi và trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện về bài học mình rút ra từ câu chuyện trên, bình chọn nhóm bạn kể chuyện hay nhất, hấp dẫn nhất.
- Nhận xét.
4. Củng cố:
+ Một câu chuyện thường có mấy nhân vật?
- Trả lời.
- Tổng kết: nhắc lại ND bài học.
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét giờ học.
Toán
ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ ĐO THỜI GIAN
I. MỤC TIÊU:
Biết thực hành tính với số đo thời gian và vận dụng trong giải toán.
* Bài 1, bài 2, bài 3
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Học sinh: SGK 
2. Giáo viên: Giáo án, SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định tổ chức:
- Hát. 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS trả lời câu hỏi: Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số ta làm như thế nào?
- 1 HS trả lời, lớp theo dõi nhận xét.
- Nhận xét.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian ta làm như thế nào? Hôm nay các em học bài: “ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI CÁC SỐ ĐO THỜI GIAN”
b. HDHS làm bài tập: 
Bài 1: (165)
+ Bài tập yêu cầu ta làm gì?
- Bài tập yêu cầu ta tính.
- Gọi HS lên bảng làm bài.
- 4 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở.
 12 giờ 24 phút 
 + 3 giờ 18phút
 15 giờ 42 phút
 5, 4 giờ 
 + 11, 2 giờ 
 16, 6 giờ
14 giờ 26 phút - 5 giờ 42 phút 
Đổi thành 13giờ 86 phút 
 - 5 giờ 42 phút
 8 giờ 44 phút 
 20, 4 giờ 
 12, 8 giờ 
 7, 6 giờ
- Nhận xét chữa bài.
Bài 2: (165)
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- 1HS đọc, lớp theo dõi SGK.
- Yêu cầu HS làm bài theo cặp, hai cặp làm bài vào bảng nhóm.
- Làm bài như yêu cầu.
 8 phút 54 giây
 2
 16 phút 108 giây = 17 phút 48 giây.
 8, 2 giờ 
 2
 8, 4 giờ
37, 2 phút 3
07 12, 4 phút
 1 2
 0
- Nhận xét.
Bài 3: (166)
- Gọi HS đọc bài trong SGK.
- 1HS đọc, lớp theo dõi SGK đọc thầm.
+ Bài toán cho biết gì và hỏi gì?
- 1HS nêu.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Tự làm bài vào vở.
 Bài giải 
Thời gian người đi xe đạp đã đi là: 
 18 : 10 = 1, 8 (giờ)
 1, 8 giờ = 1 giờ 48 phút.
 Đáp số: 1 giờ 48 phút.
- Nhận xét chữa bài.
4. Củng cố:
+ Muốn cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian ta làm như thế nào?
- Nêu qui tắc SGK.
- Tổng kết: nhắc lại ND bài.
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét giờ học.
Tập đọc
NHỮNG CÁCH BUỒM
I. MỤC TIÊU:
- Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt giọng đúng nhịp thơ.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Cảm xúc tự hào của người cha, ước mơ về cuộc sống tốt đẹp của người con (trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc 1, 2 khổ thơ trong bài). Học thuộc bài thơ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Học sinh: SGK 
2. Giáo viên: 
- Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
- Bảng phụ viết sẵn đoạn cần luyện đọc
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Hát. 
- Gọi HS đọc nối tiếp bài Út Vịnh và nên nội dung chính của bài.
- 2HS đọc bài, 1 em nêu nội dung, lớp theo dõi nhận xét.
- Nhận xét.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Con người thường có những ước mơ tốt đẹp về cuộc sống. Những ước mơ đó như thế nào? Hôm nay các em học bài: “NHỮNG CÁNH BUỒM”
b. HDHS luyện đọc và tìm hiểu bài: 
*) Luyện đọc:
- Gọi HS đọc bài.
- 1HS khá đọc bài, lớp theo dõi SGK đọc thầm.
+ Bài chia làm mấy đoạn?
- Bài chia làm 5 đoạn: Mỗi khổ thơ là một đoạn.
- Gọi HS đọc nối tiếp bài.
- Đọc nối tiếp bài 2 lần:
- Luyện đọc từ khó: Bước đi, lênh khênh, thầm thì.
+ Lần 1: Đọc kết hợp sửa lỗi phát âm và luyện đọc từ khó.
+ Lần 2: Đọc kết hợp giải nghĩa từ chú giải.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Đọc theo cặp đôi.
- Đọc mẫu toàn bài.
- Nghe – theo dõi SGK.
*) Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc lướt toàn bài.
- Đọc như yêu cầu.
+ Dựa vào những hình ảnh đã được gợi ra trong bài thơ, hãy tưởng tượng lại và miêu tả cảnh hai cha con dạo trên bãi biển?
- Sau trận mưa đêm, bầu trời và mặt biển như được gột rửa sạch bóng. Mặt trời nhuộm hồng cả không gian bằng những tia nắng rực rỡ, cạt như càng mịn, biển như càng trong hơn. Có hai cha con dạo chơi trên bãi cát. Bóng họ trải trên cát. Người cha cao, gầy, bóng dài lênh khênh. Cậu con trai bụ bẫm, lon ton bước bên cha, làm nên một cái bòng tròn chắc nịch.
+ Thuật lại cuộc trò chuyện giữa hai cha con?
- Đọc khổ thơ 2, 3, 4, 5 nối tiếp nhau thuật lại: Hai cha con bước đi trong ánh nắng hồng. Bỗng cậu bé lắc tay cha khẽ hỏi: “Sao xa kia chỉ thấy nước, thấy trời, không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người?”Người cha mỉm cười bảo: “Cứ theo cánh buồm kia đi mãi sẽ thấy cây thấy nhà cửa. Nhưng nơi đó cha cũng chưa hề đi đến.”Người cha trầm ngâm nhìn mãi phía chân trời, cậu bé lại trỏ cánh buồm bảo: “Cha hãy mượn cho con những cánh buồm trắng kia nhé, để con đi...”Lời đứa con làm lòng cha bồi hồi, cảm động đó là lời của người cha là mơ ước của ông thời ông còn là một cậu bé như con trai ông bây giờ, lần đầu được đứng trước biển khơi vô tận. Người cha gặp lại chính mình trong ước mơ của con trai.
+ Những câu hỏi ngây thơ cho thấy con có những ước mơ gì?
- Con ước mơ được nhìn thấy nhà cửa, cây cối, con người ở phía chân trời xa.
+ Ước mơ của con gợi cho cha nhớ đến điều gì?
- Ước mơ của con gợi cho cha nhớ đến ước mơ thuở nhỏ của mình.
+ Nêu nội dung chính của bài? 
ND: Cảm xúc tự hào của người cha, ước mơ về cuộc sống tốt đẹp của người con.
- Ghi bảng nội dung chính lên bảng, gọi HS đọc.
- 2 – 3 HS đọc.
*. Đọc diễn cảm:
- Gọi HS đọc nối tiếp bài.
- 4 HS đọc nối tiếp bài.
- HDHS luyện đọc diễn cảm khổ thơ 2 và 3, đọc mẫu.
- Nghe – theo dõi SGK.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm và đọc thuộc lòng trước lớp.
- 3 – 5 HS tham gia thi đọc diễn cảm và đọc thuộc lòng trước lớp, lớp theo dõi nhận xét và bình chọn bạn đọc hay nhất.
4. Củng cố:
+ Nêu nội dung chính của bài?
- Cảm xúc tự hào của người cha, ước mơ về cuộc sống tốt đẹp của người con.
- Tổng kết: nhắc lại ND bài.
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét giờ học.
Mĩ thuật
TẬP VẼ QUẢ VÀ HOA
 ( GV chuyên dạy) 
Thứ năm, ngày 21 tháng 4 năm 2016
Tập làm văn
TRẢ BÀI VĂN TẢ CON VẬT
I. MỤC TIÊU:
- Biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả con vật (về bố cục, cách quan sát và chọn lọc chi tiết); nhận biết và sửa được lỗi trong bài.
- Viết lại một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Học sinh: SGK, ..
2. Giáo viên: Kiểm tra bài, một số lỗi điển hình cần chữa chung trước lớp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Hát. 
- Gọi 3 HS mang vở lên kiểm tra dàn ý...
- 3 HS mang vở lên kiểm tra như yêu cầu.
- Nhận xét.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Hôm nay các em học bài: “TRẢ BÀI VĂN TẢ CON VẬT”
b. Nhận xét kết quả bài viết của HS:
- Gọi HS đọc đề bài tiết kiểm tra viết trước.
- 1 HS đọc lại đề bài.
- Treo bảng phụ đã viết HDHS xác định rõ yêu cầu của đề bài và một số lỗi điển hình trong bài viết của HS.
- Nghe.
- Nhận xét chung về kết quả bài viết của HS.
+ Ưu điểm: Các em đã viết bài đúng thể loại, đầy đủ bố cục, nội dung tương đối đầy đủ, trình tự hợp lý.
+ Những thiếu sót, hạn chế: một số em viết bài còn thiếu phần kết luận, nội dung bài còn sơ sài, diễn đạt lủng củng, câu văn còn lặp lại, sai nhiều lỗi chính tả.
c. HDHS chữa bài:
- Trả bài cho HS.
- Nhận lại bài.
- HDHS chữa lỗi chung.
- Nghe.
+ Chỉ các lỗi cần chữa đã viết trên bảng phụ.
- Theo dõi trên bảng phụ.
+ Gọi một số HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi.
- Một số HS lên bảng chữa lỗi theo ý hiểu của mình, lớp theo dõi nhận xét và bổ xung ý kiến.
+ Yêu cầu cả lớp trao đổi về bài chữa.
- Thực hiện như yêu cầu.
+ Nhận xét sửa lại cho đúng.
- HDHS sửa lỗi trong bài.
+ Yêu cầu HS đọc lời nhận xét của GV để sửa lỗi sau đó đổi bài cho bạn bên cạnh để soát lại.
- HDHS học tập đoạn văn hay, bài văn hay.
+ Đọc cho HS nghe những đoạn văn, bài văn hay có ý riêng của HS.
- Nghe.
+ Yêu cầu HS trao đổi với bạn ngồi cạnh để học tập cái hay, cai đáng học trong bài văn, đoạn văn.
- Thực hiện như yêu cầu.
+ Cho HS chọn viết lại một đoạn văn cho hay hơn.
- Mỗi HS tự chọn và viết lại một đoạn văn cho hay hơn.
+ Gọi HS đọc đoạn văn vừa viết lại.
- 4 – 5 HS nối tiếp đọc đoạn văn của mình, lớp heo dõi nhận xét.
+ Nhận xét chữa đoạn văn viết tốt.
4. Củng cố:
+ Kể tên một số con vật mà em yêu thích?
- Lợn, Gà, Ngan, Ngỗng, 
5. Dặn dò:
- Về nhà hoàn thiện đoạn văn chọn viết lại.
- Nhận xét giờ học.
Toán
ÔN TẬP VỀ TÍNH CHU VI, DIỆN TÍCH MỘT SỐ HÌNH
I. MỤC TIÊU:
Thuộc công thức tính chu vi, diện tích các hình đã học và biết vận dụng vào giải toán.
* Bài 1, bài 3
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1.Học sinh: Vở bài tập, SGK. 
2.Giáo viên: Bảng phụ kẻ sẵn các hình và viết công thức tính chu vi, diện tích như SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định tổ chức: 
- Hát. 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng làm bài tập:
38 phút 18 giây : 2 =? 
4, 2 giờ 2 =?
- 2HS lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.
- Nhận xét.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Chúng ta đã học về tính chu vi, diện tích các hình nào rồi? Hôm nay các em học bài: “ÔN TẬP VỀ TÍNH CHU VI, DIỆN TÍCH MỘT SỐ HÌNH”
b. HDHS ôn tập:
- Yêu cầu HS nhắc lại tất cả các hình đã được học về cách tính chu vi và diện tích của chúng.
- 1HS nhắc lại, lớp theo dõi nhận xét và bổ sung.
- Yêu cầu HS nêu qui tắc tính chu vi và diện tích các hình đó.
- Nối tiếp nhau phát biểu, lớp theo dõi nhận xét bổ sung ý kiến.
- Nhận xét, treo bảng phụ để HS quan sát áp dụng giải bài tập.
c. HDHS làm bài tập: 
Bài 1: (166)
- Gọi HS đọc bài trong SGK.
- 1HS đọc, lớp theo dõi SGK đọc thầm.
+ Bài toán cho biết gì và hỏi gì?
- 1HS nêu.
Tóm tắt 
chiều dài: 120 m
Chiều rộng: chiều dài.
Chu vi:... m?
Diện tích:... m2?... ha?
- Yêu cầu HS làm bài.
- 1HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.
 Bài giải 
Chiều rộng của khu vườn là: 
 120 = 80 (m)
a) Chu vi của khu vườn là: 
 (120 + 80) 2 = 400 (m)
b) Diện tích của mảnh vườn là: 
 120 80 = 9600 (m2) = 0, 96 ha
 Đáp số: a) 400 m
 b) 9600 m2 ; 0, 96 ha.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bản

File đính kèm:

  • docGIAO AN .L5- TUAN32 2015-2016 -.doc