Giáo án Lớp 5 (Buổi sáng) - Tuần 23 - Năm học 2015-2016 - Hoàng Thị Tố Uyên

1. ổn định tổ chức: KT sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ

+ Nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam?

+ Viết 2 tên người, 2 tên địa lí Việt Nam ra bảng con.

- GV nhận xét HS .

3. Bài mới

a. Giới thiệu bài

b. Nội dung

* Nhớ -viết chính tả

- Cho HS đọc thuộc lòng 4 khổ thơ

+ Những chi tiết nào nói nên địa thế đặc biệt của Cao Bằng ?

- GV : Cao Bằng là vẻ đẹp kì vĩ về cảnh vật như “ Cửa gió Tùng Chinh”, Vì vậy chúng ta cần bảo vệ, giữ gìn cảnh đẹp mà thiên nhiên ban tặng.

- GV nhắc các em chú ý cách trình bày các khổ thơ 5 chữ, chú ý những chữ cần viết hoa, các dấu câu.

- Hướng dẫn HS luyện viết những chữ dễ viết sai: Đèo Giàng, mận ngọt, dịu dàng, suối trong, sâu sắc.

- Cho HS viết

- GV đọc bài chính tả.

- GV chấm chữa bài.

- GV nhận xét bài viết của HS.

* Làm bài tập chính tả

Bài 2

- Cho HS đọc yêu cầu của bài tập

- GV mở bảng phụ, cho HS làm cá nhân.

- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng.

Bài 3

- Cho HS đọc yêu cầu của bài tập

- 1 HS đọc khổ thơ 3.

- GV nói về các địa danh trong bài: Tùng Chinh là địa danh thuộc huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa; Pù Mo, Pù Xai là các địa danh thuộc huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. Đây là những vùng đất biên cương giáp giới giữa nước ta và nước Lào.

- Cho HS làm bài theo cặp.

- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng.

c. Củng cố: Cho HS đọc lại bài chính tả.

4. Tổng kết

- Nhận xét tiết học.

5. Dặn dò: Chuẩn bị bài: Nghe- viết : Núi non hùng vĩ, ôn tập về quy tắc viết hoa.

 

doc34 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 475 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 5 (Buổi sáng) - Tuần 23 - Năm học 2015-2016 - Hoàng Thị Tố Uyên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chữ dễ viết sai vào bảng con.
- HS nhớ lại bài thơ, tự viết bài.
- HS soát lại bài, tự phát hiện lỗi và sửa lỗi.
- HS đổi vở soát lỗi cho nhau, tự sửa những lỗi viết sai.
- Theo dõi để rút kinh nghiệm cho bài viết sau.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- HS làm bài vào vở
- 3 đội lên bảng thi tiếp sức- điền đúng, điền nhanh; đại diện nhóm đọc kết quả, nêu lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.
- 1 HS đọc đề bài (đọc cả bài Cửa gió Tùng Chinh).
- 1 HS đọc khổ 3.
- HS làm bài vào vở, đại diện trình bày.
- 1 HS đọc.
Toán
MÉT KHỐI
I. MỤC TIÊU:
- Biết tên gọi, kí hiệu, “ độ lớn” của đơn vị đo thể tích: mét khối.
- Biết mối quan hệ giữa mét khối, đề - xi – mét khối, xăng – ti – mét khối.
- Làm được bài tập 1; HS khá, giỏi làm được toàn bộ các bài tập. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- GV: Tranh vẽ mét khối. Bảng đơn vị đo thể tích và các tấm thẻ.
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Ổn định tổ chức: KT sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ
- Thực hiện đổi đơn vị đo thể tích.
- Nhận xét học sinh. 
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Nội dung
* Hình thành biểu tượng mét khối và mối quan hệ giữa các đơn vị đo thể tích đã học.
a) Hình thành biểu tượng về mét khối.
- Xăng-ti-mét khối là gì?
- Đề-xi-mét khối là gì?
- Vậy tương tự như thế mét khối là gì?
- GV nêu: Mét khối viết tắt là m3.
- GV treo hình minh hoạ như SGK: Đây là hình lập phương có cạnh dài 1m.
+ Tương tự như các đơn vị đề-xi-mét và xăng-ti-mét đã học, em cho biết hình lập phương có cạnh 1m gồm bao nhiêu hình lập phương cạnh 1dm? giải thích?
+ Vậy 1 m3 bằng bao nhiêu dm3?
- GV ghi bảng: 1 m3 = 1000 dm3
+Vậy 1 m3 bằng bao nhiêu cm3? Vì sao?
b) Nhận xét:
- GV treo bảng phụ.
- Chúng ta đã học những đơn vị đo thể tích nào? Nêu thứ tự từ lớn đến bé.
- GV gắn các tấm thẻ vào bảng theo câu trả lời của HS ( m3 ; dm3 ; cm3)
- GV gọi HS lên bảng viết vào chỗ còn trống trong bảng.
+ Hãy so sánh mỗi đơn vị đo thể tích với đơn vị đo thể tích bé hơn, liền sau.
+ Hãy so sánh mỗi đơn vị đo thể tích với đơn vị đo thể tích lớn hơn liền trước.
Gv nhận xét, kết luận.
m3 
dm3 
cm3 
1m3 
= 1000dm3 
1dm3 
= 1000cm3 
= m3
1cm3 
= dm3
* Luyện tập: 
Bài 1: 
- Yêu cầu HS đọc bài.
a) Yêu cầu HS đọc các số đo.
b) GV đọc cho HS viết.
- GV nhận xét đánh giá.
Bài 2:
- Yêu cầu HS đọc bài.
- Yêu cầu HS làm bài theo cặp.
- GV nhận xét đánh giá.
4. Củng cố,dặn dò : 
1 m3 = ...dm3?
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà làm VBT và chuẩn bị bài: 
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào bảng con.
- HS nghe.
- Là thể tích hình lập phương có cạnh dài 1 cm.
- Là thể tích hình lập phương có cạnh dài 1dm.
- Là thể tích hình lập phương có cạnh dài 1m.
- HS quan sát.
+ HS trả lời: 1000 hình.
+ HS: 1 m3 = 1000 dm3
- HS trả lời tương tự.
( m3 ; dm3 ; cm3)
1m3 = 1000 dm3
1 m3 = 1 000 000 cm3
+ Mỗi đơn vị đo thể tích gấp 1000 lần đơn vị đo thể tích bé liền kề 
1dm3 = m3; 1cm3 = dm3
+ Mỗi đơn vị đo thể tích bằng một phần nghìn đơn vị đo thể tích lớn liền kề.
- 2 HS đọc bài.
- HS nối tiếp nhau đọc các số đo.
a/ 15 m3 : Mười lăm mét khối .
 205 dm3 : Hai trăm linh năm mét khối 
 m3 : Hai mươi lăm phần một trăm mét khối .
 0,911 m3 : Không phẩy chín trăm mười một mét khối .
b/ Viết số : 7200 m3 ; 400 m3 ; m3 ; 0,05 m3
- 1HS nêu.
- Thảo luận cặp, trình bầy kết quả.
a. 1 cm3 = 0,001 dm3
 5,216 m3 = 5216 dm3
 13,8 m3 = 13 800 dm3
 0,22 m3 = 220 dm3
b. 1 dm3 = 1000 cm3
 1,969 dm3 = 1969 cm3
 m3 = 250 000 cm3
 19,54 m3 = 19540 cm3
- 1 HS nêu.
Luyện từ và câu
LUYỆN TẬP NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG CẶP QUAN HỆ TỪ
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố cho HS về nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ.
- Rèn cho học sinh kĩ năng làm bàitập thành thạo.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Bút dạ + giấy khổ to để HS làm bài 2; viết các câu ghép ở các bài tập + băng dính 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Kiểm tra: 
- Kiểm tra 2HS.
- GV nhận xét.
2. Bài mới:
1.Giới thiệu bài :
- Hôm nay chúng ta cùng tạo ra các câu ghép thể hiện quan hệ tương phản bằng cách nới các vế câu bắng quan hệ từ, thêm vế câu thích hợp vào chỗ trống, thay đổi vị trí của các vế câu.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập :
Bài tập 1 : Cho các ví dụ sau :
a/ Bởi chưng bác mẹ nói ngang
Để cho đũa ngọc, mâm vàng xa nhau.
b/ Vì trời mưa to, đường trơn như đổ mỡ.
H: Em hãy cho biết :
- Các vế câu chỉ nguyên nhân trong hai ví dụ trên.
- Các vế câu chỉ kết quả.
- Quan hệ từ, cặp quan hệ từ trong ví dụ.
- GV nhận xét, chốt ý đúng:
Bài tập 2: Điền vào chỗ trống quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ trong các câu sau:
a) ...Hà kiên trì luyện tập ...cậu đã trở thành một vận động viên giỏi.
b) ...trời nắng quá...em ở lại đừng về.
c) ...hôm nay bạn cũng đến dự ...chắc chắn cuộc họp mặt càng vui hơn.
d)...hươu đến uống nước...rùa lại nổi lên
- GV mời 1 HS lên bảng phân tích câu ghép, GV chốt lại kết quả.
Bài tập 3: Điền vào chỗ trống các thành ngữ sau: 
a) Ăn như ...
b) Giãy như...
c) Nói như...
d) Nhanh như...
(GV cho HS giải thích nghĩa của các câu thành ngữ trên)
- GV dán 4 tờ phiếu có bài trắc nghiệm lên bảng. 
Cho 4 HS lên thi làm nhanh.
- GV nhận xét, chốt ý đúng:
3.Củng cố, dặn dò:3p
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục củng cố kiến thức bằng các ví dụ
- 2HS nhắc lại cách nối các vế câu ghép điều kiện (giả thiết)-kết quả bằng quan hệ từ.
- Làm lại BT 1; 2.
- Lớp nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc yêu cầu Bt1.
- HS làm bài theo nhóm.
- Đại diện nhóm lên bảng trình bày kết quả 
a/ Các vế câu chỉ nguyên nhân:
Bởi chưng bác mẹ nói ngang ;
Vì trời mưa to
b/ Các vế câu chỉ kết quả.
Để cho đũa ngọc mâm vàng xa nhau 
đường trơn như đổ mỡ
c/ Quan hệ từ, cặp quan hệ từ: bởi, để, vì
a) Nếu ....thì...
b) Nếu ....thì...; Giá mà...thì...
c) Nếu ....thì...
d) Khi ....thì....; Hễ ...thì....
Ví dụ:
a) Ăn như tằm ăn rỗi.
b) Giãy như đỉa phải vôi
c) Nói như vẹt (khướu)
d) Nhanh như sóc (cắt)
- HS thi.
- HS lắng nghe.
Lịch sử
NHÀ MÁY HIỆNĐẠI ĐẦU TIÊN CỦA NƯỚC TA. 
ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN HUYỀN THOẠI(TIẾT 2)
( Dạy theo mô hình VNEN)
Kĩ thuật
LẮP XE CẦN CẨU (TIẾT 2)
I/ MỤC TIÊU :
- Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết lắp xe cần cẩu.
- Biết cách lắp được xe cần cẩu theo mẫu. Xe lắp tương đối chắc chắn và có thể chuyển động được.
- Với HS khéo tay: Lắp được xe cần cẩu theo mẫu. Xe lắp chắc chắn, chuyển động xễ dàng; tay quay, dây tời quấn vào và nhả ra được.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Mẫu xe cần cẩu đã lắp sẵn.
- Bộ Lắp ghép kĩ thuật lớp 5.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1/ Ổn định 
2/ Kiểm tra bài cũ 
- Yêu cầu trả lời câu hỏi: Nêu các bước lắp xe cần cẩu.
- Nhận xét, đánh giá.
3/ Bài mới
- Giới thiệu: Phần tiếp theo của bài Lắp xe cần cẩu sẽ giúp các em lắp được xe cần cẩu đúng kĩ thuật và đúng qui trình.
- Ghi bảng tựa bài.
* Hoạt động 3: Thực hành lắp xe cần cẩu 
- Cho xem xe cần cẩu đã lắp sẵn.
- Yêu cầu biết cách lắp được xe cần cẩu theo mẫu, xe lắp tương đối chắc chắn và có thể chuyển động được. Với HS khéo tay: Lắp được xe cần cẩu theo mẫu. Xe lắp chắc chắn, chuyển động xễ dàng; tay quay, dây tời quấn vào và nhả ra được.
a) Chọn chi tiết
- Yêu cầu thảo luận và trả lời câu hỏi: Để lắp được xe cần cẩu, theo em cần những chi tiết nào?
- Yêu cầu chọn đủ, đúng các chi tiết và xếp từng loại vào nắp hộp.
- Yêu cầu kiểm tra theo nhóm đôi.
b) Lắp từng bộ phận:
- Yêu cầu thảo luận và trả lời câu hỏi: Nêu các bộ phận của xe cần cẩu cần để lắp.
- Hỗ trợ: Lưu ý vị trí trong, ngoài của các chi tiết cũng như vị trí của các lỗ khi lắp.
- Yêu cầu lắp lần lượt từng bộ phận.
- Quan sát và uốn nắn. 
c) Lắp ráp xe cần cẩu:
- Yêu cầu tham khảo SGK và trả lời câu hỏi: Nêu các bước lắp ráp xe cần cẩu.
- Lưu ý HS: Độ chặt của các mối ghép và độ nghiêng của cần cẩu; kiểm tra tay quay, dây tời, cần cẩu.
- Yêu cầu thực hiện lắp ráp theo đúng quy trình.
* Hoạt động 4: Đánh giá sản phẩm
- Yêu cầu trưng bày sản phẩm đã hoàn thành.
- Yêu cầu nêu tiêu chuẩn đánh giá (mục III, SGK).
- Yêu cầu đánh giá sản phẩm theo nhóm đôi.
- Chọn 4 sản phẩm hoàn chỉnh để đánh giá trước lớp.
- Yêu cầu tháo rời từng bộ phận rồi tháo rời từng chi tiết của từng bộ phận và xếp gọn các chi tiết vào hộp theo đúng vị trí.
4/ Củng cố 
- Yêu cầu nhắc lại các bộ phận cần lắp và các bước lắp.
- Nắm vững các thao tác, các em thực hiện lắp ráp xe cần cẩu đúng qui trình và đúng kĩ thuật.
5/ Dặn dò 
- Nhận xét tiết học. 
- Những sản phẩm chưa đạt hoàn thành ở nhà.
- Chuẩn bị Bộ lắp ghép kĩ thuật để thực hành bài Lắp xe ben. 
- Hát vui.
- HS được chỉ định trả lời câu hỏi.
- Nhắc tựa bài.
- Quan sát mẫu.
- Chú ý và thực hiện theo yêu cầu.
- Thảo luận và nối tiếp nhau trả lời.
- Thực hiện đúng theo yêu cầu.
- Hai bạn ngồi cạnh kiểm tra nhau.
- Thảo luận và tiếp nối nhau trả lời.
+ Thực hiện lắp từng bộ phận.
+ Tham khảo SGK và nối tiếp nhau trả lời.
- Chú ý.
- Thực hiện lắp ráp xe cần cẩu theo đúng quy trình.
- Trưng bày sản phẩm đã thực hiện.
- Tiếp nối nhau nêu.
- Dựa vào tiêu chuẩn để đánh giá sản phẩm của bạn.
- Tiếp nối nhau đánh giá.
- Tháo rời và xếp gọn các chi tiết vào hộp.
- Tiếp nối nhau nêu.
Thứ tư ngày 17 tháng 2 năm 2016
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. MỤC TIÊU: 
- Kể lại tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện đã được nghe, đã đọc về những người góp sức bảo vệ trật tự an ninh. Sắp xếp chi tiết tương đối hợp lí, kể rõ ý: biết trao đổi về nội dung câu chuyện.
	- Hiểu ý nghĩa câu chuyện của các bạn kể. Nghe và biết nhận xét, đánh giá lời kể về ý nghĩa câu chuyện bạn vừa kể. Rèn luyện thói quen ham đọc sách.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ
 Cho 2 học sinh nối tiếp nhau kể lại câu 
- 2 học sinh kể.
chuyện Ông Nguyễn Khoa Đăng.
+ Nêu ý nghĩa câu chuyện?
 Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Nội dung
* Tìm hiểu đề.
 Cho HS đọc đề bài.
 - Giáo viên dùng phấn màu gạch chân từ quan trọng.
+ Em kể câu chuyện gì?
+ Nhân vật em nói đến có hành động như thế nào để bảo vệ trật tự, an ninh? Hãy giới thiệu cho các bạn cùng biết.
 - Giáo viên nêu một số yêu cầu.
 - Cho HS đọc gợi ý sách giáo khoa.
 - Giáo viên ghi nhanh tiêu chí đánh giá lên bảng.
* Kể chuyện trong nhóm.
 - Chia lớp thành nhóm 4 HS.
 - Kể chuyện cho các bạn cùng nhóm nghe.
 - Gợi ý cho các nhóm câu hỏi trao đổi: 
+ Tại sao bạn thích câu chuyện này?
+Bạn có thích nhân vật chính trong truyện không? Vì sao?
+ Bạn thích chi tiết nào trong truyện nhất?
+Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
+Câu chuyện có ý nghĩa như thế nào đối với phong trào bảo vệ trật tự, an ninh?
*Thi kể chuyện
 - Tổ chức thi kể chuyện trước lớp.
 - Nhận xét bạn kể chuyện.
c. Củng cố: - Giáo viên nhận xét, kết luận, tuyên dương HS kể tốt.
4. Tổng kết:- Nhận xét tiết học. Khuyến khích học sinh chăm đọc sách.
5. Dặn dò: - Về nhà kể lại cho nhiều người cùng nghe và chuẩn bị bài sau: 
 Kể tham gia.
- 1 học sinh nêu.
- 2 học sinh đọc.
- 4 học sinh giới thiệu về câu chuyện và nhân vật mình định kể.
- HS trả lời.
- 3 học sinh nối tiếp đọc bài.
- 4 học sinh ngồi cùng nhóm kể chuyện cho nhau nghe.
- Trao đổi với nhau theo một số câu hỏi giáo viên gợi ý.
- Vài học sinh nối tiếp trình bày trước lớp.
Toán
LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU:
- Biết đọc, viết các đơn vị đo mét khối, đề-xi-mét khối, xăng-ti-mét khối và mối quan hệ giữa chúng.
- Biết đổi các đơn vị thể tích, so sánh các số đo thể tích (BT3a, b).
- Làm được bài tập BT1a,b dòng 1, 2, 3; BT2; BT1a,b dòng 1, 2, 3; BT2 HS khá, giỏi làm được toàn bộ các bài tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
 - GV: Bảng phụ
 - HS : SGK
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1/ Ổn định 
2/ Kiểm tra bài cũ 
- Yêu cầu HS:
 + Nêu mối quan hệ giữa mét khối, đề-xi-mét khối, xăng-ti-mét khối.
+ Gọi 3 học sinh lờn bảng làm bài tập.
- Nhận xét. 
3/ Bài mới
- Giới thiệu: Bài Luyện tập sẽ giúp các em củng cố các kiến thức về đọc, viết các đơn vị đo mét khối, đề-xi-mét khối, xăng-ti-mét khối và mối quan hệ giữa chúng cũng như biết đổi các đơn vị thể tích, so sánh các số đo thể tích.
- Ghi bảng tựa bài.
* Luyện tập
Bài 1:
a)Yêu cầu HS đọc đề bài.
-Yêu cầu HS làm bài vào vở.
-Yêu cầu 1 tổ Hs nối tiếp nhau chữa bài ,mỗi HS đọc một số đo.
-GV yêu cầu HS nhận xét .
-GV đánh giá 
-Yêu cầu HS nêu cách đọc chung.
b)Yêu cầu HSđọc đề bài
-Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở,1HS lên bảng làm bài.
-Yêu cầu HS chữa bài lên bảng .
-GV nhận xét .
Bài 2:
-Yêu cầu HS đọc đề bài
-GV treo bảng phụ ghi đầu bài
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm và làm bài.
-Yêu cầu HS chữa bài.
-GV chú ý cả 3 cách đọc (a),(b),(c) đều đúng.
-Chú ý:Thông thường HS chỉ cho cách đọca là đúng và cho cách đọc khác là sai.Khi đọc GV có thể yêu cầu HS viết số theo cách đọc đã cho và các em sẽ nhận ra kết quả đúng (a , b, c)
Bài 3:
-Yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm
-Nếu HS lúng túng ,GV có thể gợi ý như sau:
Hãy đọc các số đo về dạng số thập phân với cùng đơn vị đo :Nhẩm lại quy tắc so sánh số thập phân(hoặc quy tắc so sánh số tự nhiên).
- Yêu cầu HS nhận xét các số đo.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở,3 HS lên bảng làm bài.
-Yêu cầu HS nhận xét.
-GV nhận xét,đánh giá 
-Chuyển phân số thập phân sang số thập phân ,ta làm thế nào?
-Yêu cầu về nhà làm thêm cách khác với cách đã làm trên lớp.
4/ Củng cố , dặn dò.
- Yêu cầu nhắc lại mối quan hệ giữa mét khối, đề-xi-mét khối, xăng-ti-mét khối.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài Thể tích hình hộp chữ nhật. 
- Hát vui.
- HS được chỉ định thực hiện theo yêu cầu.
Lớp nhận xét.
- Nhắc tựa bài.
Bài 1:
a) Đọc các số đo
-HS làm bài vào vở
Năm mét khối
Hai nghìn không trăm năm mươi xăng–ti–mét khối 
Hai nghìn không trăm linh năm đề-xi-mét khối.
Mời phẩy một trăm hai lăm mét khối.
Không phẩy một trăm linh chín xăng–ti–mét khối 
Không phẩy,không không trăm mười lăm đề-xi-mét khối.
Một phần tư mét khối.
chín mươi lăm phần nghìn đề-xi-mét khối.
-HS nhận xét.
-Đọc các số đo rồi đọc đơn vị đo.
b) Viết các số đo đơn vị thể tích
-Cả lớp làm vào vở,1HS làm trên bảng
-Một nghìn chín trăm năm mươi hai xăng–ti–mét khối 1952 cm3
Hai nghìn không trăm mươi năm mét khối : 2015 m3
Ba phần tám đề-xi mét khối: dm3
Không phẩy chính trăm mười chín mét khối:0,919 m3
Bài 2:
-Đúng ghi Đ,sai ghi S .
-HS quan sát
-HS thảo luận làm bài trên bảng phụ 
0,25m3 đọc là:không phẩy hai mươi năm mét khối:Đ
b)Không phẩy hai trăm năm mươi mét khối:Đ
c)Hai mươi lăm phần trăm mét khối :Đ
d)Hai mươi lăm phần nghìn mét khối:S
Bài 3:
-HS đọc đề bài và làm bài vào vở
-So sánh các số đo:
a)Không cùng đơn vị đo.
Số đo viết dưới dạng số thập phân,hoặc số tự nhiên,hoặc phân số.
b)Cùng đơn vị đo.
Số đo viết dưới dạng số phân số hoặc số thập phân.
Bài giải
a)Đổi 913,232413 m3=913232413cm3
Nên 913,232413 m3 = 913232413cm3
b) Đổi m3= 12,345 m3
Nên m3= 12,345 m3
Đổi m3= 83723,61m3
Nên m3= 83723,61m3
-Đếm xem có bao nhiêu chữ số 0 ở mẫu của phân số thập phân thì có bấy nhiêu chữ số ở phần thập phân của số thập phân.
- HS phát biểu.
Tập đọc
CHÚ ĐI TUẦN
I. MỤC TIÊU:
- Biết đọc diễn cảm bài thơ.
 	- Hiểu được hi sinh thầm lặng, bảo vệ cuộc sống bình yên của các chú đi tuần.
( trả lời được câu hỏi 1,3 ; học thuộc lòng những câu thơ yêu thích.)
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
	- Tranh minh họa trong SGK. 
	- Bảng phụ viết đoạn: Gió hun hút lạnh lùng đến  Giấc ngủ có ngon không.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ
 - Cho 3 học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài tập đọc trớc và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
 - Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài: Khi đất nước chưa thống nhất, một số HS miền Nam được gửi ra học tập ở miền Bắc. Các bạn học ở trường nội trú. Các chú công an luôn đi tuần trong đêm để các cháu HS miền Nam thật ngon giấc ngủ. Để thấy được tình cảm của các chú công an đối với HS miền Nam, chúng ta đi vào đọc, hiểu bài thơ Chú đi tuần của tác giả Trần Ngọc
- Tác giả của bài thơ là ông Trần Ngọc. Ông là một nhà báo quân đội. Ông viết bài thơ này năm 1956. Lúc bấy giờ, ông là chính trị viên đại đội thuộc trung đoàn có nhiệm vụ bảo vệ thành phố Hải Phòng, nơi có rất nhiều trường nội trú dành cho con em cán bộ miền Nam học tập trong thời kì đất nước ta còn bị chia cắt....
b. Nội dung
*Luyện đọc:
 - Cho HS luyện đọc đoạn .
 - Cho HS đọc theo cặp.
 - GV đọc mẫu.
* Tìm hiểu bài:
 - Cho HS thảo luận nhóm 4 trả lời các câu hỏi sách giáo khoa.
+ Người chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh nào?
+Đặt hình ảnh người chiến sĩ đi tuần bên cạnh hình ảnh giấc ngủ yên của học sinh, tác giả bài thơ muốn nói lên điều gì?
+Tình cảm và mong ước của người chiến sĩ đối với các cháu học sinh được thể hiện qua những từ ngữ, chi tiết nào?
GV chốt lại: Các chiến sĩ công an yêu thương các cháu HS. Các chú luôn quan tâm, lo lắng cho các cháu. Các chú sẵn sàng chịu đựng những khó khăn gian khổ để các cháu có cuộc sống bình yên, hạnh phúc.
+ Nêu nội dung của bài thơ?
*Đọc diễn cảm và học thuộc lòng:
+ Tìm giọng phù hợp cho từng khổ thơ. Tìm các từ cần nhấn giọng?
 - Treo bảng phụ 2 khổ thơ đầu và yêu cầu luyện đọc diễn cảm.
 - Thi đọc thuộc lòng theo hình thức thả thơ.
 - Nhận xét, đánh giá.
c. Củng cố: Nêu ý nghĩa của bài thơ?
4. Tổng kết: - Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: -Về nhà học thuộc lòng bài thơ và chuẩn bị bài: Luật tục xưa của người Ê- đê.
- 3 học sinh nối tiếp trình bày.
- HS theo dõi.
- 1 HS đọc toàn bài.
Lần 1: 3 HS đọc.
- Luyện đọc từ ngữ, câu.
Từ ngữ : lạnh lùng, im lặng, lá bay, hun hút, giấc ngủ, lu luyến...
,...
Câu: Mai các cháu học hành tiến bộ
 ............................
 Cháu ơi! Ngủ nhé cho say...
Lần 2: 3 HS đọc.
- 1 HS đọc chú giải.
- Luyện đọc cặp. Kiểm tra đọc cặp.
- HS thảo luận, trình bày.
1 học sinh khá lên điều khiển các bạn báo cáo kết quả thảo luận.
+ Trong đêm tối mùa đông giá lạnh.
+ Ca ngợi các chiến sĩ tận tuỵ, yêu trẻ.
Từ ngữ: dùng những từ ngữ xưng hô thân mật: chú, cháu, các cháu ơi...hỏi thăm các cháu có ngủ ngon không, dặn các cháu cứ yên tâm ngủ, chú tự nhủ đi tuần để giữ cho cháu có giấc ngủ say
+ Bài thơ nói lên tình cảm yêu thơng các chú đi tuần, sẵn sàng chịu gian khổ, khó khăn để bảo vệ cuộc sống bình yên và tơng lai tơi đẹp cho các cháu.
- 4 học sinh nối tiếp đọc bài.
Cần đọc với giọng nhẹ, trầm lắng, trìu mến, thiết tha. 3 khổ thơ cuối cần đọc nhanh 
- 3

File đính kèm:

  • docGIAO AN .L5- TUAN23 2015-2016 -.doc