Giáo án Lớp 5 (Buổi sáng) - Tuần 13 - Năm học 2015-2016 - Hoàng Thị Tố Uyên

Nội dung

1.Phần mở đầu:

-Tập hợp lớp,phổ biến nhiệm vụ,yêu cầu bài học.

 -GV và HS chạy chậm theo địa hifnh tư nhiên xung quanh nơi tập.

 -Chơi tro chơi :làm theo hiệu lệnh

 -Khởi động các khớp

 2.Phần cơ bản:

 a.Bài thể dục pht triển chung .

 +Ôn 5 động đó học của bài thể dục phát triển chung.

-Cho HS tập đồng loạt ,do cán sự lớp điều khiển,GV theo dõi để sửa sai cho HS.

 +Học động tác thăng bằng.

GV nêu tên và làm mẫu động tác hai lần (Lần 1 làm mẫu toàn bộ động tác,lần 2 vừa phân tích vừa làm mẫu chậm).Lúc đầu cho HS làm riêng động tác của 2 chân,tập một số lần theo nhịp hô chậm(hai tay chống hông hoặc cầm tay nhau),chân trụ thẳng,đưa chân ra sau lên cao theo nhịp hô xen lẫn lời phân tích của GV.Khi HS tập động tác chân tương đối đúng,GV mới cho HS tập kết hợp với động tác tay, đầu và ngực (căng ngực).Khi HS mới tập,GV hô nhịp rất chậm và yêu cầu các em tập đúng nhịp,sau đó mới trở về nhịp hô qui định cho động tác thăng bằng(hơi chậm).

 Nhịp1:Chân trái duổi thẳng từ từ đưa ra sau lên cao,đồng thời đưa 2 tay sang ngang,bàn tay sấp,căng ngực,mặt hướng ra trước.

 Nhịp 2:Thăng bằng sấp trên chân phải,hai tay dan ngang,bàn tay sấp,căng ngực, mắt nhìn thẳng.

 Nhịp3:Về như nhịp 1

 Nhịp4:Về TTCB.

 Nhịp 5,6,7,8:Như nhịp 1,2,3,4,nhưng đổi chân.

 +Ôn 6 động tác đã học.

 HS tập luyện theo tổ,GV quan sát nhắc nhở kỉ luật tập luyện,giúp tổ trưởng điều hành tập luyện và sửa sai cho HS

 * Các tổ báo cáo kết quả tập luyện.

 b/Trò chơi: “ “Ai nhanh và khéo hơn”

 Cách chơi: Như bài 23.

3.Phần kết thúc:

-Cho HS cả lớp chạy nhẹ nhàng tại chỗ,thả lỏng 2tay và cúi người thả lỏng.

- Vỗ tay theo nhịp và hát 1bài.

-GV cùng HS hệ thống bài

- Giao bài tập về nhà:Ôn 6 động tác của bài TD phát triển chung

 

doc35 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 412 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 5 (Buổi sáng) - Tuần 13 - Năm học 2015-2016 - Hoàng Thị Tố Uyên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
điểm.
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Nội dung
 - Cho HS đọc đoạn cần viết.
+ GV hướng dẫn từ khó:
rong ruổi, nối liền, rù rì, lặng thầm,
+ GV cho HS viết bài (nhớ viết)
+ GV đọc toàn bài 1 lượt.
+ GV nhận xét bài.
 */ Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài 2:
 - GV tổ chức cho HS làm bài tập dưới dạng trò chơi “Thi tiếp sức tìm từ”
- 2 HS lên bảng.
- 1 HS đọc trong SGK 2 khổ cuối của bài: Hành trình của bầy ong.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc thuộc lòng 2 khổ thơ.
- Cả lớp đọc thầm lại 2 khổ thơ trong SGK
+ HS luyện viết từ dễ viết sai.
- HS gấp SGK, nhớ lại 2 khổ thơ, viết bài
+ HS soát lại bài, tự phát hiện lỗi và sửa lỗi.
- 5,7 HS thu bài chấm.
+ HS nêu cầu của bài tập.
a, 
sâm- xâm
sương – xương
sưa – xưa
siêu – xiêu
củ sâm – xâm nhập; chim sâm cầm- xâm lược;
sương gió- xương tay; sương muối- xương sườn; sương gió- xương máu
say sưa- ngày xưa; sửa chữa- xưa kia; cốc sữa- xa xưa
Siêu nước- xiêu vẹo; cao siêu- xiêu lòng; 
siêu âm- liêu xiêu
Bài 3:
 - GV cho HS làm cá nhân.
 - GV nhận xét, kết luận lời giải đúng
c. Củng cố: Đọc lại bài thơ.
 4. Tổng kết :- GV nhận xét tiết học, tuyên dương một số HS học tốt.
5. Dặn dò :- Ghi nhớ các từ ngữ vừa tìm được và chuẩn bị bài sau: 
 Chuỗi ngọc lam.
1 HS đọc.
- 1 HS lên bảng làm bài
- Cả lớp làm vào VBT
Đáp án:
a, Đàn bò vàng trên đồng cỏ xanh xanh
Gặm cả hoàng hôn, gặm buổi chiều sót lại.
b, Trong làn nắng ửng: khói mơ tan
 Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng
 Sột soạt gió trêu tà áo biếc
 Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang.
1 HS đọc.
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU
 - Biết thực hiện cộng, trừ và nhân đối với số thập phân.
 - Vận dụng tính chất nhân một số thập phân với một tổng, một hiệu hai số thập phân trong thực hành tính.
 - HS làm BT 1,2,3(b),4
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- GV: - Bảng phụ
- HS : - SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV nhận xét HS.
2. Dạy – học bài mới
2.1.Giới thiệu bài : 
- GV giới thiệu : Trong tiết học này chúng ta cùng làm các bài toán luyện tập về các phép tính với số thập phân đã học. 
2.2.Hướng dẫn luyện tập
Bài 1
- GV yêu cầu HS tự tính giá trị các biểu thức.
\
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét HS.
Bài 2
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán.
- GV hỏi : Em hãy nêu dạng của các biểu thức trong bài.
- Bài toán yêu cầu em làm những gì ?
- Với biểu thức có dạng một tổng nhân với một số em có những cách tính nào ?
- Với biểu thức có dạng một hiệu nhân với một số em có các cách tính nào ?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV chữa bài của HS trên bảng lớp. 
Bài 3
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV hỏi HS làm phần a) : Vì sao em cho rằng cách làm của em là cách tính thuận tiện nhất.
- GV yêu cầu HS làm phần b giải thích cách làm nhẩm kết quả tìm x của mình.
- GV nhận xét HS.
Bài 4
- GV gọi 1 HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét HS.
3. Củng cố – dặn dò
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nghe.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a) 375,84 – 95,69 + 36,78
= 280,15 + 36,78 = 316,93
b) 7,7 + 7,3 7,4
= 7,7 + 54,2 = 61,72
- 1 HS nhận xét bài làm của bạn, nếu sai thì làm lại cho đúng.
- HS đọc thầm đề bài toán trong SGK.
- HS nêu :
a) Biểu thức số có dạng một tổng nhân với một số.
a) Biểu thức có dạng một hiệu nhân với một số.
- Bài toán yêu cầu chúng ta tính giá trị của biểu thức theo 2 cách.
- Có hai cách đó là :
+ Tính tông rồi lấy tổng nhân với số đó.
+ Lấy từng số hạng của tổng nhân với số đó sau đó cộng các kết quả với nhau.
- Có hai cách tính :
+ tính hiệu rồi lấy hiệu nhân số đó.
+ Lấy tích của số bị trừ và số thứ ba trừ đi tích của số trừ và số thứ ba.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS cả lớp theo dõi GV chữa bài và tự kiểm tra bài của mình.
a)Cách 1:(6,75 + 3,25)4,2=104,2 = 42
 Cách 2:
6,754,2+ 3,254,2 = 28,45 + 13,65 = 42
b) Cách1: (19,6 - 4,2) 3,6 = 5,4 3,6
 = 19,44
 Cách 2:
9,6 3,6 - 4,2 3,6 = 34,56 - 15,12 
 = 19,44
- 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 phần.
b) 5,4 = 5,4 ; = 1.
9,8 = 6,2 9,8 ; = 6,2.
- 1 HS nhận xét bài làm của bạn. HS cả lớp theo dõi và bổ xung ý kiến.
- HS giải thích :
0,12 400, khi tách 400 thành 100 4, để có 0,12 100 ta có thể nhân nhẩm, sau đó lại được kết quả là số tự nhiên 12 4.
4,7 5,5 – 4,7 4,5
Chuyển về dạng một số nhân với 1 hiệu, khi tính được hiệu là 1 nên phép nhân tiếp theo 4,7 1 có thể ghi ngay kết quả.
b) 5,4 = 5,4 ; = 1 vì số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó
- 1 HS đọc thành tiếng đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thẩm đề bài trong SGK.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Giá tiền của một mét vải là :
60000 : 4 = 15 000 (đồng)
Số tiền phải trả để mua 6,8m vải là :
15000 6,8 = 102000 (đồng)
Mua 6,8 vải phải trả số tiền nhiều hơn mua 4m vải là :
10200 – 60000 = 42000 (đồng)
 Đáp số : 42000 đồng
- 1 HS nhận xét bài làm của bạn, HS cả lớp theo dõi và bổ xung ý kiến.
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ : BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU
-Hiểu được khu bảo tồn đa dạng sinh học qua đoạn văn gợi ý ở BT1; xếp các từ ngữ chỉ hành động đối với môi trường vào nhóm thích hợp theo yêu cầu của BT2; viết được đoạn văn ngắn về môi trường theo yêu cầu của BT3. 
* BVMT: - Giáo dục lòng yêu quý ý thức bảo vệ môi trường có hành vi đúng đắn với môi trường xung quanh
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
 - GV: Bảng phụ
 - HS : SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Ổn định tổ chức: KT sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
 - 3 HS đặt câu có quan hệ từ và cho biết quan hệ từ ấy có tác dụng gì ? 
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Nội dung
Bài tập 1
+ GV giảng thêm về nội dung của bài đọc.
 - Gọi 2 HS nhắc lại khái niệm khu bảo tồn đa dạng sinh học
 - Cho HS làm theo nhóm 4.
 GV nhận xét.
Bài tập 2:
+ GV yêu cầu HS thực hiện bài tập 2 thi đua giữa các nhóm, nhóm nào tìm được đúng từ sẽ thắng.
 GV nhận xét, tuyên dương.
 Bài tập 3:
+ GV yêu cầu HS thực hiện theo cặp.
 - Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn của mình.
+ GV sửa lỗi diễn đạt, dùng từ cho HS và các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Cho điểm những HS viết đạt yêu cầu.
c. Củng cố
- Thế nào là hoạt động bảo vệ môi trường ?
 4. Tổng kết :- GV nhận xét tiết học
5. Dặn dò : - Chuẩn bị tiết sau: 
 Luyện tập ...từ.
- 3 HS đọc câu.
+ HS đọc yêu cầu của bài.
- 2 HS nêu.
+ Tiến hành làm việc nhóm và làm vào trong VBTTV. Đại diện của nhóm lên báo cáo:
Đáp án:
Khu bảo tồn đa dạng sinh học là nơi lưu giữ nhiều loại động vật và thực vật.
- 1 HS đọc.
+ HS thi đua làm bài:
* Đáp án:
a. Hành động bảo vệ môi trường: trồng cây, trồng rừng, phủ xanh đồi núi trọc.
b. Hành động phá hoại môi trường: phá rừng, đánh cá bằng mìn, xả rác bừa bãi, đốt nương, săn bắn thú rừng, đánh cá bằng điện, buôn bán động vật hoang dã.
- 1 HS đọc.
- HS tiến hành thảo luận nhóm đôi, một số nhóm báo cáo kết quả:
- 2 HS viết vào giấy khổ to, HS dưới lớp viết vào vở.
- 3 đến 5 HS đọc đoạn văn của mình.
- 1 HS nêu.
Kĩ thuật
CẮT, KHÂU, THÊU TỰ CHỌN (Tiếp)
I. MỤC TIÊU
 - HS Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để thực hành làm được một sản phẩm yêu thích.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
 - GV : Bộ đồ dùng
 - HS: Kim, chỉ, kéo...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Ổn định tổ chức: KT sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - GV kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của HS
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Nội dung
* Hoạt động 3: HS thực hành làm sản phẩm tự chọn.
- Nêu các sản phẩm mình yêu thích
 - Cho HS làm việc theo nhóm 4.
 - GV đến từng nhóm quan sát HS thực hành và hướng dẫn thêm nếu HS còn lúng túng.
 *Hoạt động 4 : Trưng bày sản phẩm
- GV đánh giá
c. Củng cố:
 - GV nhận xét tiết học, tuyên dương một số HS học tốt.
4.Tổng kết: Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
 - Chuẩn bị bài sau: Cắt, khâu, thêu tự chọ( tiếp).
- Tổ trưởng báo cáo.
- HS nối tiếp nêu
- Chia nhóm theo sở thích
- HS làm việc theo nhóm.
- Các nhóm thực hành theo nội dung tự chọn.
- Các nhóm trưng bày sản phẩm
- Nhận xét chéo
Thứ tư ngày 25 tháng 11 năm 2015
Kể chuyện
KỂ CHUIYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
 I. MỤC TIÊU:
- Kể lại được một việc tốt hoặc một hành động dũng cảm của em hoặc của những người xung quanh để bảo vệ môi trường.
 - GDMT: Giáo dục Hs ý thức BVMT qua mỗi câu chuyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng lớp ghi sẵn đề bài.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 1-2 Hs lên bảng kể lại một câu chuyện mà em đã nghe, đã đọc về bảo vệ môi trường 
- GV nhận xét .
 B. Bài mới
 1. giới thiệu bài : Kể chuyện được chứng kiến, được tham gia.
 2. Hướng dẫn kể chuyện
 a) Tìm hiểu đề bài
- Gọi HS đọc đề bài
- GV phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch chân dưới các từ: Một việc làm tốt, một hành động dũng cảm bảo vệ môi trường 
-Gọi HS đọc phần gợi ý trong SGK
- Yêu cầu HS giới thiệu câu chuyện định kể 
 b) Kể trong nhóm
- Tổ chức HS kể trong nhóm và nêu ý nghĩa câu chuyện 
- Gợi ý cho HS kể và trao đổi :
+ Bạn cảm thấy như thế nào khi tham gia vào việc làm đó?
+ Việc làm dó có ý nghĩa như thế nào?
+ Bạn cảm thấy như thế nào khi chứng kiến việc làm đó?
+ Nếu là bạn bạn sẽ làm gì khi đó?
Giáo viên kết hợp GDHS
- Qua những câu chuyện vừa được nghe các bạn kể, các em sẽ học tập đồng thời thể hiện được ý thức bảo vệ môi trường, tinh thần phấn đấu noi theo những tấm gương dũng cảm.
 c) Thi kể trước lớp
- Tổ chức cho HS thi kể 
- Nhận xét đánh giá 
3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học 
- Dặn HS về nhà kể lại 
- 2 HS kể 
- HS nghe
- HS đọc đề bài
- HS nghe
- HS đọc gợi ý
- 3 HS giới thiệu chuyện sẽ kể
- Hs kể cho nhau nghe và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- 3 - 5 HS kể trước lớp
Toán
CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO MỘT SỐ TỰ NHIÊN
I. MỤC TIÊU
 - Biết chia số thập phân cho một số tự nhiên và vận dụng trong thực hành tính.
- HS làm BT1,2..
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
 - GV: Bảng phụ
 - HS : SGK
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV nhận xét HS.
2. Dạy – học bài mới
2.1.Giới thiệu bài : 
- GV giới thiệu : Trong tiết học này chúng ta cùng học cách chia một số thập phân cho một số tự nhiên, sau đó áp dụng để giải các bài toán có liên quan.
2.2.Hướng dẫn thực hiện chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
a) Ví dụ 1
* Hình thành phép tính
- GV nêu bài toán : Một sợi dây dài 8,4m được chia thành 4 đoạn bằng nhau. Hỏi mỗi đoạn dây dài bao nhiêu mét ?
- GV hỏi : Để biết được mỗi đoạn dây dài bao nhiêu mét chúng ta phải làm như thế nào ?
- GV nêu : 8,4 : 4 là phép tính chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
* Đi tìm kết quả
- GV yêu cầu HS trao đổi để tìm thương của phép chia 8,4 : 4.
 - GV hỏi : Vậy 8,4 chia 4 được bao nhiêu mét ?
* Giới thiệu cách tính
- GV nêu : Trong bài toán trên để thực hiệnn8,4 : 4 các em phải đổi số đo 8,4 thành 84dm , rồi thực hiện phép chia. Sau đó đổi lại đơn vị số đo kết quả từ 21dm = 2,1m. Làm như vậy không thuận tiện và mất thời gian,người ta áp dụng cách đặt tính như sau :
- GV giới thiệu cách đặt tính và thực hiện chia 8,4 : 4 như SGK :
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nghe.
- HS nghe và tóm tắt bài toán.
- HS : Chúng ta phải thực hiện phép tính chia 8,4 : 4.
- 2 HS ngồi cạnhnhau trao đổi với nhau đê tìm cách chia.
8,4m = 84dm
 84 4
 04 
 0 21dm
 21dm = 2,1m
- HS nêu : 8,4 : 4 = 2,1m
 Thông thường ta đặt tính rồi làm như sau :
 8,4 4 * 8 chia 4 được 2, viết 2.
 2 nhân 4 bằng 8; 8 trừ 8 bằng 0, viết 0
 04 2,1 * Viết dấu phẩy vào bên phải 2.
 0 * Hạ 4; 4 chia 4 được 1, viết 1.
 1 nhân 4 bằng 4 ; 4 trừ 4 bằng 0, viết 0.
- GV yêu cầu HS đặt tính và thực hiện lại phép tính 8,4 : 4.
- GV hỏi : Em hãy tìm điểm giống và khác nhau giữa cách thực hiện 2 phép chia 84 : 4 = 21 và 8,4 : 4 = 2,1.
- Trong phép chia 8,4 : 4 = 2,1 chúng ta đã viết dấu phẩy ở thương 2,1 như thế nào?
b) Ví dụ 2
- GV nêu : Hãy đặt tính và thực hiện 72,58 : 19
- GV yêu cầu HS trên bảng trình bày cách thực hiện chia của mình.
- HS đặt tính và tính.
- HS trao đổi với nhau và nêu :
* Giống nhau về cách đặt tính và thực hiện tính.
* Khác nhau là một phép tính không có dấu phẩy, một phép tính có dấu phẩy.
- Sau khi thực hiện chia phần nguyên (8), trước khi lấy phần thập phân (4) để chia thì viết dấu phẩy vào bên phải của thương.
- 1 HS lên bảng đặt tính và tính, HS cả lớp đặt tính và tính vào giấy nháp.
- 1 HS trình bày, cả lớp theo dõi và nhận xét.
 72,58 19 Đặt tính và tính như sau :
 15,5 3,82 * 72 chia 19 được 3, viết 3
 0 38 3 nhân 19 bằng 57, 75 trừ 57 bằng 15, viết 15.
 0 * Viết dấu phẩy vào bên phải 3.
 * Hạ 2 ; 155 chia 19 được 8, viết 8.
 8 nhân 19 bằng 152, 155 – 152 bằng 3, viết 3.
 * Hạ 8 ; 38 chia 19 được 2, viết .
 2 nhân 19 bằng 38, 38 trừ 38 bằng 0, viết 0.
- GV nhận xét phần thực hiện phép chia trên.
- GV hỏi : Hãy nêu lại cách viết dấu phẩy ở thương khi em thực hiện phép chia 72,58 : 19 = 3,82.
- GV nhắc lại : Khi thực hiện phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên, sau khi chia phần nguyên , ta phải đánh dấu phẩy vào bên phải thương rồi mới lấy tiếp phần thập phân để chia.
c) Quy tắc thực hiệnphép chia
- GV yêu cầu HS nêu cách chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
2.3.Luyện tập - thực hành
Bài 1
- GV yêu cầu HS tự đặt tính và thực hiện phép tính.
- HS nêu : Sau khi chia phần nguyên (72), ta đánh dấu phẩy vào bên phải thương (3) rồi mới lấy phần thập phân (58) để chia.
- 2 đến 4 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi, sau đó học thuộc quy tắc ngay tại lớp.
- 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a) b) c) d)
 5,28 4 95,2 68 0,36 9 75,52 32
 12 272 036 11 5
 08 1,32 0 1,4 0 0,04 192 2,36
 0
- GV gọi HS nhận xét bài làm của các bạn trên bảng.
- GV yêu cầu HS vừa lên bảng vừa nêu rõ cách tính của mình.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2
- GV yêu cầu HS nêu cách tìm thừa số chưa biết trong phép nhân sau đó làm bài.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảgn, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
3. Củng cố – dặn dò
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- 1 HS nhận xét, HS cả lớp theo dõi và bổ xung ý kiến.
- HS nêu như phần ví dụ.
- 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- 1 HS nêu trước lớp.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a) 3 = 8,4
 = 8,4 : 3
 = 2,8
b) 5 = 0,25
 = 0,25 : 5
 = 0,05
- 1 HS nhận xét bài làm của bạn, HS cả lớp theo dõi và tự kiểm tra bài của mình.
Tập đọc
TRỒNG RỪNG NGẬP MẶN
I. MỤC TIÊU
 - HS đọc với giọng thông báo rõ ràng, rành mạch phù hơp với nội dung văn bản.
 - Hiểu được nội dung của bài : Nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá, thành tích khôi phục rừng ngập mặn những năm qua cũng như tác dụng của rừng ngập mặn.
 - Đọc diễn cảm bài với giọng thông báo.
 - GDMT: Giáo dục HS ý thức bảo vệ thiên nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
 - GV: Ảnh rừng ngập mặn trong SGK
 - HS : SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn bài: người gác rừng tí hon
H: Bạn nhỏ trong bài là người thế nào? 
H: Nêu nội dung chính của bài.
- GV nhận xét .
 B. Bài mới
 1. Giới thiệu bài
- Cho HS quan sát tranh ảnh minh hoạ 
H: ảnh chụp cảnh gì?
H: Trồng rừng ngập mặn có tác dụng gì?
GV: Để bảo vệ đê biển, chống xói lở, chống vỡ đê khi có gió bão lớn đồng bào ở ven biển đã biết cách tạo nên một lớp lá chắn đó là trồng rừng ngập mặn. Rừng ngập mặn còn có tác dụng gì? các em cùng tìm hiểu qua bài văn...
 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
 a)_ Luyện đọc
- Yêu cầu 1 HS đọc toàn bài, 
- GV chia đoạn: 3 đoạn
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp đoạn
GV kết hợp sửa lỗi phát âm
- Gọi HS nêu từ khó đọc
- GV ghi bảng và hướng dẫn cách đọc
- Gọi HS đọc từ khó
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2
- HS nêu chú giải
- Luyện đọc theo cặp
- 2 HS đọc trước lớp
- GV hướng dẫn cách đọc và đọc mẫu bài
 b) Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn và câu hỏi
H: Nêu nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng ngập mặn.
GV nhận xét KL, ghi ý 1: Nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá 
H: Vì sao các tỉnh ven biển có phong trào trồng rừng ngập mặn?
H: Các tỉnh nào có phong trào trồng rừng ngập mặn tốt?
GV giới thiệu các tỉnh này trên bản đồ VN
GVKL ghi ý 2: Công tác khôi phục rừng ngập mặn ở một số địa phương.
H; Nêu tác dụng của rừng ngập mặn khi được khôi phục?
GV nhận xét KL ghi ý 3: Tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi.
H: Em hãy nêu nội dung chính của bài?
- GV ghi nội dung bài
 c) Đọc diễn cảm
- gọi 3 HS đọc nối tiếp đoạn 
- HD HS đọc diễn cảm đoạn 3: Treo bảng phụ, đọc mẫu,, yêu cầu HS đọc theo cặp
- Tổ chức thi đọc diễn cảm đoạn 3
- GV cùng cả lớp nhận xét .
 3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học 
- Dặn HS về đọc và chuẩn bị bài sau
- 3 HS đọc và trả lời câu hỏi.
- HS quan sát
+ ảnh chụp cảnh trồng rừng ngập mặn
+ Trồng rừng ngập mặn để chắn bão, chống lở đất, vỡ đê.
+ 1 HS đọc toàn bài
+ 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn
+ HS nêu từ khó đọc
+ HS đọc từ khó
- 3 HS đọc 
- HS nêu chú giải
- HS đọc cho nhau nghe
- 2 HS đọc 
- Lớp đọc thầm đoạn và trả lời câu hỏi
+ Nguyên nhân: do chiến tranh, do quá trình quai đê lấn biển, làm đầm nuôi tôm, làm một phần rừng ngập mặn bị mất đi.
+ Hậu quả của việc phá rừng ngập mặn: lá chắn bảo vệ đê điều không còn, đê điều bị xói lở, bị vỡ khi có gió to bão, sóng lớn.
+ Vì các tỉnh này làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền để mọi người dân hiểu rõ tác dụng của rừng ngập mặn đối với việc bảo vệ đê điều.
+ Các tỉnh: Minh Hải, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh.
+ Rừng ngập mặn được phục hồi, đã phat huy tác dụng bảo vệ vững chắc đê biển, tăng thu nhập cho người dân nhờ sản lượng hải sản nhiều, các loài chim nước trở lên phong phú.
+ Bài văn nói lên nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá, thành tích khôi phục rừng ngập mặn ở một số tỉnh và tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi.
- HS nhắc lại
- 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn 
- 2 HS đọc cho nhau nghe.
- HS thi đọc
- Lớp nhận xét bình chọn bạn đọc hay nhất.
Mĩ thuật
TẬP NĂN TẠO DÁNG: NẶN DÁNG NGƯỜI
 ( GV chuyên dạy) 
Thứ năm, ngày 26 tháng 10 năm 2015
Tập làm văn
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (TẢ NGOẠI HÌNH)
I. MỤC TIÊU
- Nêu được những chi tiết tả ngoại hình nhân vật và quan hệ của chúng với tính cách nhân vật trong bài văn, đoạn văn (BT1). 
- Biết lập dàn ý một bài văn tả người thường gặp (BT2). 
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
 - GV: Bảng phụ
 - HS : SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Ổn định tổ chức: KT sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ
 - GV kiểm tra và nhận xét kết quả quan sát một người của 5 HS.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. Nội dung
* Bài 1: 
 - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập
 - Chia thành nhóm, yêu cầu nhóm trao đổi và cùng làm bài
 - Gọi nhóm làm vào giấy dán lên bảng và đọc kết quả làm việc. Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 - GV kết luận về lời giải đúng
+ Đoạn 1 tả đặc điểm gì về ngoại hình của bà ?
+ Tóm tắt các chi tiết được miêu tả ở từng câu ?
+ Các chi tiết đó quan hệ với nhau như thế nào ?
+ Đoạn 2 còn tả những đặc điểm gì về ngoại hình của bà ?
+ Các đặc điểm đó quan hệ với nhau thế nào ? Chúng cho biết điều gì về tính tình của bà ?
* Bài 2: 
 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập
 - Treo bảng phụ có viết sẵn cấu tạo của bài văn tả người.
+ Hãy giới thiệu về người em định tả: Người đó là ai ? Em quan sát trong dịp nào ?
 - Yêu cầu HS tự lập dàn ý
 - Gọi HS làm ra giấy khổ to, dán phiếu lên bảng.
 - GV cùng HS cả lớp nhận xét, sửa chữa để có 1

File đính kèm:

  • docGIAO AN .L5- TUAN13 2015-2016 -.doc
Giáo án liên quan