Giáo án lớp 4 - Tuần 9

I. MỤC TIÊU :

 1. Kiến thức: Nghe – viết đúng bài chính tả , trình bày đúng các khổ thơ và dòng thơ 7 chữ.

2. Kĩ năng: Làm đúng bài tập chhính tả phương ngữ 2a.

 3. Thái độ: Có ý thức viết đúng , viết đẹp Tiếng Việt .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 -GV:Một vài tờ phiếu khổ to viết nội dung BT2a hoặc 2b .

 - HS: Viết trước từ khó trong bài “Thợ rèn”

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 1. Khởi động : (1) Hát .

 2. Bài cu : (3) Trung thu độc lập .

 3. Bài mới : (27) Thợ rèn .

 a) Giới thiệu bài :

 b) Các hoạt động :

 

doc53 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 867 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g song ở bảng .
	- Nêu lại những nội dung vừa học .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Làm các bài tập: Bài 1b, 3 / 51
	- Chuẩn bị: Vẽ hai đường thẳng vuông góc.
v Rút kinh nghiệm:
Toán (tiết 42)
VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC
I. MỤC TIÊU :
	1. Kiến thức: Giúp HS biết vẽ một đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với một đường thẳng cho trước ; biết vẽ đường cao của hình tam giác .
	2. Kĩ năng: Vẽ được một đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với một đường thẳng cho trước bằng thước kẻ và ê-ke ; vẽ được đường cao của hình tam giác.
	3. Thái độ: Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	-GV: Thước kẻ và ê-ke .
 - HS:Oân tập về cách sử dụng ê ke để kiểm tra góc vuông
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Hai đường thẳng song song .
	- Sửa các bài tập về nhà .
 3. Bài mới : (27’) Hai đường thẳng vuông góc .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E và vuông góc với đường thẳng AB cho trước .
MT : Giúp HS vẽ được một đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với một đường thẳng cho trước .
PP : Trực quan , giảng giải , thực hành .
- Hướng dẫn và làm mẫu cách vẽ ở bảng theo các bước như SGK đã trình bày rồi cho HS vẽ vào nháp .
- Theo dõi , uốn nắn thêm .
- Vẽ hình tam giác ABC ở bảng . Nêu bài toán : Vẽ qua A một đường thẳng vuông góc với cạnh BC . Đường thẳng đó cắt cạnh BC tại H .
- Tô màu đoạn thẳng AH , cho HS biết : Đoạn thẳng AH là đường cao của hình tam giác ABC .
- Nêu thêm : Độ dài đoạn thẳng AH là chiều cao của hình tam giác ABC . 
Hoạt động lớp .
- Cả lớp thực hành .
Hoạt động 2 : Thực hành .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 : Cho Hs nhắc lại cách vẽ.
- Bài 2 : 
 GV cần lưu ý trường hợp c.
- Bài 3 : 
 Cho HS nêu miệng và chỉ hình.
Hoạt động lớp .
- Vẽ đường thẳng AB đi qua điểm E và vuông góc với đường thẳng CD trong 3 trường hợp như BT đã nêu .
- Tự làm bài . Vẽ được đường cao hình tam giác ứng với mỗi trường hợp .
- Vẽ đường thẳng đi qua điểm E và vuông góc với cạnh DC . Nêu tên các hình chữ nhật : ABCD , AEGD , EBCG .
 4. Củng cố : (3’)
	- Các nhóm cử đại diện thi đua vẽ hai đường thẳng vuông góc ở bảng .
	- Nêu lại nội dung vừa học .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Làm các bài tập: 3 / 53
	- Chuẩn bị: Vẽ hai đường thẳng song song.
v Rút kinh nghiệm:
Toán (tiết 43)
VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
I. MỤC TIÊU :
	1. Kiến thức: Giúp HS biết vẽ một đường thẳng đi qua một điểm và song song với một đường thẳng cho trước .
	2. Kĩ năng: Vẽ được một đường thẳng đi qua một điểm và song song với một đường thẳng cho trước .
	3. Thái độ: Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	-GV: Thước kẻ và ê-ke .
 - HS: Xem trước cách vẽ trong SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Vẽ hai đường thẳng vuông góc .
	- Sửa các bài tập về nhà .
 3. Bài mới : (27’) Vẽ hai đường thẳng song song .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E và song song với đường thẳng AB cho trước .
MT : Giúp HS vẽ được một đường thẳng đi qua một điểm và song song với một đường thẳng cho trước .
PP : Trực quan , giảng giải , thực hành .
- Nêu bài toán rồi hướng dẫn và thực hiện vẽ mẫu ở bảng theo từng bước như SGK . 
- Lưu ý : Hai đường thẳng song song cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba ở hình chữ nhật . 
Hoạt động lớp .
Hoạt động 2 : Thực hành .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 : 
 Cho HS trình bày trên bảng cáh vẽ.
- Bài 2 : 
 GV lưu ý HS cách trình bày.
-Bài 3 :
Gọi HS lên bảng kiểm tra góc. 
Hoạt động lớp .
- Tự vẽ được đường thẳng AB qua M và song song với đường thẳng CD .
- Vẽ được đường thẳng AX qua A và song song với BC ; đường thẳng CY qua C và song song với AB . Trong tứ giác ADCB có : AD // BC ; AB // CD .
- Vẽ được đường thẳng đi qua B và song song với AD . Dùng ê-ke để kiểm tra góc đỉnh E là góc vuông .
 4. Củng cố : (3’)
	- Các nhóm cử đại diện thi vẽ hai đường thẳng song song ở bảng .
	- Nêu lại các nội dung vừa học .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Làm các bài tập: Bài 3 / 54
	- Chuẩn bị: Thực hành vẽ hình chữ nhật.
v Rút kinh nghiệm:
Toán (tiết 44)
THỰC HÀNH VẼ HÌNH CHỮ NHẬT
I. MỤC TIÊU :
	1. Kiến thức: Giúp HS biết sử dụng thước kẻ và ê-ke để vẽ được một hình chữ nhật với độ dài hai cạnh cho trước .
	2. Kĩ năng: Vẽ được hình chữ nhật đúng kích thước đã cho .
	3. Thái độ: Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	GV:- Thước kẻ và Ê- ke .
 HS:Oân tập về hình chữ nhật.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Vẽ hai đường thẳng song song .
	- Sửa các bài tập về nhà .
 3. Bài mới : (27’) Thực hành vẽ hình chữ nhật .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Vẽ hình chữ nhật có chiều dài 4 cm , chiều rộng 2 cm .
MT : Giúp HS vẽ được hình chữ nhật đúng kích thước đã cho .
PP : Trực quan , giảng giải , thực hành .
- Vừa hướng dẫn , vừa vẽ mẫu ở bảng theo các bước như SGK : vẽ hình chữ nhật có chiều dài 4 dm , chiều rộng 2 dm :
+ Vẽ đoạn thẳng DC = 4 dm .
+ Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại D , lấy đoạn thẳng DA = 2 dm .
+ Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại C , lấy đoạn thẳng CB = 2 dm .
+ Nối A với B , ta được hình chữ nhật ABCD .
Hoạt động lớp .
- Vẽ hình chữ nhật ABCD có DC = 4 cm , DA = 2 cm vào vở .
Hoạt động 2 : Thực hành .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 : 
+ Theo dõi , quan sát , giúp đỡ từng em để vẽ cho đúng .
- Bài 2 : 
+ Cho HS biết : AC , BD là hai đường chéo hình chữ nhật .
Hoạt động lớp .
a) Vẽ hình chữ nhật dài 5 cm , rộng 3 cm 
b) Tính chu vi hình chữ nhật :
 ( 5 + 3 ) x 2 = 16 (cm)
- Vẽ đúng hình chữ nhật ABCD dài 4 cm , rộng 3 cm .
- Đo độ dài đoạn thẳng AC và BD , ghi kết quả rồi nhận xét để thấy : AC = BD .
 4. Củng cố : (3’)
	- Tổ chức các nhóm thi đua vẽ hình chữ nhật ở bảng .
	- Nêu lại cách vẽ hình chữ nhật .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Làm các bài tập: Bài 2 / 54
	- Chuẩn bị: Thực hành vẽ hình vuông.
v Rút kinh nghiệm:
Toán (tiết 45)
THỰC HÀNH VẼ HÌNH VUÔNG
I. MỤC TIÊU :
	1. Kiến thức: Giúp HS biết sử dụng thước kẻ và ê-ke để vẽ được một hình vuông biết độ dài một cạnh cho trước .
	2. Kĩ năng: Vẽ được hình vuông đúng kích thước đã cho .
	3. Thái độ: Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	 -GV:Thước kẻ và Ê-ke .
 -HS: Oân tập về hình vuông.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Thực hành vẽ hình chữ nhật .
	- Sửa các bài tập về nhà .
 3. Bài mới : (27’) Thực hành vẽ hình vuông .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Vẽ hình vuông có cạnh 3 cm .
MT : Giúp HS vẽ được 1 hình vuông có cạnh dài 3 cm .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Nêu bài toán : Vẽ hình vuông ABCD có cạnh 3 cm .
- Nói : Ta có thể coi hình vuông như hình chữ nhật đặc biệt có chiều dài và chiều rộng đều bằng 3 cm . 
- Hướng dẫn cách vẽ tương tự như cách vẽ hình chữ nhật ở tiết trước .
Hoạt động lớp .
Hoạt động 2 : Thực hành .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 : 
+ Lưu ý : Tuy cùng số đo là 16 nhưng đơn vị đo của chu vi là cm , đơn vị đo của diện tích là cm2 .
- Bài 2 : 
+ Lưu ý : Muốn vẽ hình này , ta có thể vẽ như phần a rồi vẽ thêm hình tròn có tâm là giao điểm hai đường chéo của hình vuông và có bán kính bằng 2 ô .
- Bài 3 : 
Hoạt động lớp .
a) Vẽ hình vuông cạnh 4 cm .
b) Tự tính :
+ Chu vi hình vuông : 4 x 4 = 16 (cm)
+ Diện tích : 4 x 4 = 16 (cm2)
a) Vẽ đúng mẫu như SGK , nêu nhận xét : Tứ giác nối trung điểm các cạnh của một hình vuông là một hình vuông .
b) Vẽ vào vở . 
- Vẽ hình vuông ABCD cạnh 5 cm .
- Dùng ê-ke kiểm tra để thấy 2 đường chéo vuông góc với nhau .
- Dùng thước đo kiểm tra để thấy hai đường chéo bằng nhau .
 4. Củng cố : (3’)
	- Các nhóm cử đại diện thi vẽ hình vuông ở bảng .
	- Nêu lại những nội dung vừa học .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Làm các bài tập tiết 46 sách BT .
v Rút kinh nghiệm:
Khoa học (tiết 17)
PHÒNG TRÁNH TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC
I. MỤC TIÊU :
	1. Kiến thức: Biết một số nguyên tắc khi tập bơi hoặc đi bơi .
	2. Kĩ năng: Kể được tên một số việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước . 
	3. Thái độ: Có ý thức phòng tránh tai nạn đuối nước và vận động các bạn cùng thực hiện 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	-GV: Hình trang 36 , 37 SGK .
 -HS: Đọc trước nội dung bài.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Aên uống khi bị bệnh .
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 3. Bài mới : (27’) Phòng tránh tai nạn đuối nước .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Thảo luận về các biện pháp phòng tránh tai nạn đuối nước .
MT : Giúp HS kể được tên một số việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Kết luận : 
+ Không chơi đùa gần hồ , ao , sông , suối . Giếng nước phải được xây thành cao , có nắp đậy . Chum , vại , bể nước phải có nắp đậy .
+ Chấp hành tốt các quy định về an toàn khi tham gia các phương tiện giao thông đường thủy . Tuyệt đối không lội qua suối khi trời mưa lũ , giông bão .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Các nhóm thảo luận : Nên và không nên làm gì để phòng tránh đuối nước trong cuộc sống hàng ngày ?
- Đại diện các nhóm lần lượt trình bày .
Hoạt động 2 : Thảo luận về một số nguyên tắc khi tập bơi hoặc đi bơi .
MT : Giúp HS nêu được một số nguyên tắc khi tập bơi hoặc đi bơi .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Giảng thêm : 
+ Không xuống nước bơi lội khi đang ra mồ hôi . Trước khi xuống nước phải vận động , tập các bài tập theo hướng dẫn để tránh cảm lạnh , chuột rút .
+ Đi bơi ở các bể bơi phải tuân theo nội quy bể bơi ; tắm sạch trước và sau khi bơi để giữ vệ sinh chung và vệ sinh cá nhân .
+ Không bơi khi vừa ăn no hoặc khi quá đói .
- Kết luận : Chỉ tập bơi hoặc bơi ở nơi có người lớn và phương tiện cứu hộ , tuân thủ các quy định của bể bơi , khu vực bơi 
Hoạt động lớp , nhóm .
- Các nhóm thảo luận : Nên tập bơi hoặc đi bơi ở đâu ?
- Đại diện các nhóm lên trình bày .
Hoạt động 3 : Thảo luận hoặc đóng vai .
MT : Giúp HS có ý thức phòng tránh tai nạn đuối nước .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Chia lớp thành 3 , 4 nhóm . Giao cho mỗi nhóm một tình huống để các em thảo luận và tập cách ứng xử phòng tránh tai nạn sông nước .
- Gợi ý một số tình huống :
+ Tình huống 1 : Hùng và Nam vừa chơi đá bóng về , Nam rủ Hùng ra hồ ở gần nhà để tắm . Nếu là Hùng , bạn sẽ ứng xử thế nào ?
+ Tình huống 2 : Lan nhìn thấy em mình đánh rơi đồ chơi vào bể nước và đáng cúi xuống để lấy . Nếu bạn là Lan , bạn sẽ làm gì ?
+ Tình huống 3 : Trên đường đi học về , trời đổ mưa to và nước suối chảy xiết , Mỵ và các bạn của Mỵ nên làm gì ?
Hoạt động lớp , nhóm .
- Các nhóm thảo luận đưa ra tình huống . Nêu ra mặt lợi và hại của các phương án lựa chọn để tìm ra các giải pháp an toàn phòng tránh tai nạn sông nước . Có tình huống có thể đóng vai , có tình huống chỉ cần phân tích .
- Các nhóm lên đóng vai . Cả lớp theo dõi , đặt mình vào địa vị nhân vật trong tình huống nhóm bạn đưa ra và cùng thảo luận để đi đến lựa chọn cách ứng xử đúng .
- Đưa ra phương án , phân tích kĩ mặt lợi và hại của từng phương án để tìm ra giải pháp an toàn nhất .
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu ghi nhớ SGK .
	- Giáo dục HS có ý thức phòng tránh tai nạn đuối nước và vận động các bạn cùng thực hiện .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Xem trước bài Oân tập : Con người và sức khỏe .
v Rút kinh nghiệm:
Lịch sử (tiết 7)
ĐINH BỘ LĨNH DẸP LOẠN 12 SỨ QUÂN
I. MỤC TIÊU : 
	1. Kiến thức: HS biết : Sau khi Ngô Quyền mất , đất nước rơi vào cảnh loạn lạc , nền kinh tế bị kìm hãm bởi chiến tranh liên miên ; Đinh Bộ Lĩnh đã có công thống nhất đất nước , lập nên nhà Đinh .
	2. Kĩ năng: Trình bày được việc Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân ; so sánh được tình hình nước ta trước và sau khi thống nhất .
	3. Thái độ: Tự hào lịch sử hào hùng của dân tộc ta .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	-GV: Hình SGK phóng to .
	 Phiếu học tập .
 -HS: Xem trước nội dung bài.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo .
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 3. Bài mới : (27’) Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân .
 a) Giới thiệu bài : 
Dựa vào phần đầu của bài trong SGK để giúp HS hiểu được bối cảnh đất nước buổi đầu độc lập .
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : 
MT : Giúp HS nắm được tình hình nước ta sau khi Ngô Quyền mất .
PP : Giảng giải , đàm thoại , trực quan .
- Sau khi Ngô Quyền mất , tình hình nước ta như thế nào ?
Hoạt động lớp .
- Triều đình lục đục tranh nhau ngai vàng , đất nước bị chia cắt thành 12 vùng , dân chúng đổ máu vô ích , ruộng đồng bị tàn phá , quân thù lăm le ngoài bờ cõi .
Hoạt động 2 : 
MT : Giúp HS biết được công lao thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh .
PP : Giảng giải , đàm thoại , trực quan .
- Em biết gì về Đinh Bộ Lĩnh ?
- Đinh Bộ Lĩnh đã có công gì ?
- Sau khi thống nhất đất nước , Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì ?
- Giải thích các từ : 
+ Hoàng : là Hoàng đế , ngầm nói vua nước ta ngang hàng với Hoàng đế Trung Hoa .
+ Đại Cồ Việt : nước Việt lớn .
+ Thái Bình : yên ổn , không có loạn lạc và chiến tranh .
Hoạt động lớp .
- Đinh Bộ Lĩnh sinh ra và lớn lên ở Hoa Lư , Gia Viễn , Ninh Bình . Truyện Cờ lau tập trận nói lên từ nhỏ ông đã tỏ ra có chí lớn .
- Lớn lên , gặp buổi loạn lạc , Đinh Bộ Lĩnh đã xây dựng lực lượng , đem quân đi dẹp loạn 12 sứ quân . Năm 968 , ông đã thống nhất được giang sơn .
- Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua , lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng , đóng đô ở Hoa Lư , đặt tên nước là Đại Cồ Việt , niên hiệu là Thái Bình .
Hoạt động 3 : 
MT : Giúp HS so sánh được tình hình nước ta trước và sau khi thống nhất .
PP : Động não , đàm thoại , thực hành .
- Yêu cầu các nhóm lập bảng so sánh tình hình đất nước trước và sau khi thống nhất theo mẫu :
 Thời gian
Các mặt
Trước khi thống nhất
Sau khi thống nhất
Đất nước
Bị chia thành 12 vùng
Đất nước quy về một mối 
Triều đình
Lục đục
Được tổ chức lại quy củ
Đời sống của nhân dân
Làng mạc , ruộng đồng bị tàn phá , dân nghèo khổ , đổ máu vô ích
Đồng ruộng trở lại xanh tươi , ngược xuôi buôn bán , khắp nơi chùa tháp được xây dựng
Hoạt động nhóm .
- Đại diện các nhóm thông báo kết quả làm việc của nhóm trước lớp .
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu ghi nhớ SGK .
	- Giáo dục HS tự hào về những trang sử hào hùng của dân tộc .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Học thuộc ghi nhớ ở nhà .
v Rút kinh nghiệm:
Khoa học (tiết 18)
ÔN TẬP : CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE
I. MỤC TIÊU :
	1. Kiến thức: Giúp HS củng cố và hệ thống các kiến thức về : Sự trao đổi chất của cơ thể người với môi trường ; các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng ; cách phòng tránh một số bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hóa .
	2. Kĩ năng: Có khả năng áp dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống hàng ngày ; hệ thống hóa những kiến thức đã học về dinh dưỡng qua 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lí của Bộ Y tế .
	3. Thái độ: Có ý thức ăn uống hợp vệ sinh để có sức khỏe tốt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	-GV: Các phiếu câu hỏi ôn tập về chủ đề Con người và sức khỏe .
	 Phiếu ghi lại tên thức ăn , đồ uống của bản thân mình trong tuần qua .
	 Các tranh , ảnh , mô hình hay vật thật về các loại thức ăn .
 -HS: Xem trước nội dung bài.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Phòng tránh tai nạn đuối nước .
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 3. Bài mới : (27’) Oân tập : Con người và sức khỏe .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Trò chơi Ai nhanh , ai đúng ? 
MT : Giúp HS củng cố và hệ thống các kiến thức về : Sự trao đổi chất của cơ thể người với môi trường ; các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng ; cách phòng tránh một số bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hóa .
PP : Trực quan , thực hành , đàm thoại .
- Chia lớp thành 4 nhóm , sắp xếp lại bàn ghế trong lớp cho phù hợp với hoạt động tổ chức trò chơi .
- Cử 3 – 5 em làm Ban giám khảo , cùng theo dõi , ghi lại các câu trả lời của các đội .
- Phổ biến cách chơi , luật chơi :
+ Nghe câu hỏi , đội nào có câu trả lời sẽ lắc chuông .
+ Đội nào lắc chuông trước được trả lời trước .
+ Điểm được tính qua kết quả trả lời của mỗi đội .
+ Mỗi thành viên ở mỗi đội phải trả lời 1 câu .
- Hội ý với Ban giám khảo , phát cho các em câu hỏi và đáp án để theo dõi , hướng dẫn và thống nhất cách đánh giá , ghi chép .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Các đội hội ý trước khi vào cuộc chơi , các thành viên trao đổi thông tin đã học từ những bài trước .
- Ban giám khảo lần lượt đọc các câu hỏi và điều khiển cuộc chơi .
- Ban giám khảo hội ý thống nhất điểm và tuyên bố với các đội .
Hoạt động 2 : Tự đánh giá .
MT : Giúp HS có khả năng áp dụng những kiến thức đã học vào việc tự theo dõi , nhận xét về chế độ ăn uống của mình .
PP : Trực quan , thực hành , đàm thoại .
- Yêu cầu HS dựa vào kiến thức trên và chế độ ăn uo

File đính kèm:

  • docTuan 09.doc