Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - Năm học 2010-2011

Hoạt động của giáo viên (GV)

- Kiểm tra 2 HS.

GV (hoặc 1 HS)đọc các từ ngữ sau cho các bạn viết:

• HSMB: phong trào,trợ giúp,họp chợ

• HSMN: khai trương,sương gió,thịnh vượng

- GV nhận xét + cho điểm.

Trong tiết chính tả hôm nay,các em sẽ được nghe – viết một đoạn trong bài Trung thu độc lập.Sau đó chúng ta sẽ làm một số bài tập chính tả là tìm đúng, viết đúng những tiếng bắt đầu bằng r,d,gi (hoặc có vần iên/yên/iêng)

a/Hướng dẫn chính tả

- GV đọc một lượt toàn bài chính tả.

- Có thể ghi lên bảng lớp một vài tiếng,từ HS hay viết sai để luyện viết: trăng,khiến,xuống,sẽ soi sáng

b/GV đọc từng câu hoặc bộ phận ngắn trong câu cho HS viết.

- Mỗi câu hoặc bộ phận câu đọc 2,3 lượt.

c/GV chấm 5-7 bài

- GV nhận xét bài viết của HS.

- Cho HS đọc yêu cầu của BT2 (chọn câu 2a hoặc 2b)

Câu 2a:

- GV giao việc: Nhiệm vụ của các em là chọn những tiếng bắt đầu bằng r,d hoặc gi để điền vào chỗ trống sao cho đúng.

- Cho HS làm bài.

 3 HS làm bài vào giấy khổ to.

 HS còn lại làm vào giấy nháp.

- Cho HS trình bày bài.

- GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng các tiếng vần cần điền là: giắt,rơi,dấu,rơi,gì,dấu,rơi,dấu.

H:Câu chuyện Đánh dấu mạn thuyền nói về điều gì?

H:Câu chuyện Chú dế sau lò sưởi nói về điều gì?

Câu a:

- Cho HS đọc yêu cầu của BT3 (câu a)

- GV giao việc: BT3a cho trước một số nghĩa từ.Các em có nhiệm vụ tìm các từ có tiếng mở đầu bằng r,d hoặc gi đúng với nghĩa đã chọn.

- Cho HS làm bài dưới hình thức thi tìm từ nhanh.

- Cho HS trình bày bài làm.

- GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.

a/Các từ có tiếng mở đầu bằng r,d,gi:

 rẻ,danh nhân,giường

Câu b: cách làm như câu a

 Lời giải đúng: điện thoại,nghiền,khiêng

- GV nhận xét tiết học.

- Yêu cầu HS ghi nhớ để không viết sai chính tả những từ đã được luyện tập.

 

doc27 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 281 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - Năm học 2010-2011, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Có những ước mơ cao đẹp,chắp cánh cho con người bay xa.Cũng có những ước mơ viễn vông,phi líTrong tiết kể chuyện hôm nay,các em sẽ kể cho nhau nghe về mơ ước của mình.
Hướng dẫn HS kể chuyện
Cho HS đọc yêu cầu HS đọc đề bài + đọc gợi ý trong SGK.
GV gạch dưới những từ ngữ quan trọng trong đề bài.Cụ thể gạch những từ ngữ sau:
Đề bài: Hãy kể một câu chuyện mà em đã được nghe,được đọc về những ước mơ đẹp hoặc những ước mơ viễn vông,phi lí.
Cho HS đọc lại gợi ý.
Cho HS đọc gợi ý 1.
Em sẽ kể về ước mơ cao đẹp hay kể về ước mơ viễn vông,phi lí?
Cho HS đọc gợi ý 2 + 3.
GV: Các em phải kể chuyện có đầu,có đuôi,đủ 3 phần: mở đầu,diễn biến,kết thúc.
Kể xong,cần trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
Truyện nào dài,các em chỉ cần kể một,hai đoạn là được.
-1 HS đọc to,cả lớp đọc thầm theo.
-3 HS tiếp nối nhau đọc gợi ý.
-HS đọc thầm gợi ý 1.
-HS phát biểu.
-HS đọc thầm gợi ý 2 + 3.
Cho HS kể theo cặp.
Cho HS thi kể.
GV nhận xét + khen những HS kể hay.
-HS kể theo cặp,trao đổi ý nghĩa của câu chuyện.
-Đại diện các nhóm thi kể.
-Lớp nhận xét.
GV nhận xét tiết học.
Nhắc HS về nhà kể chuyện cho người thân nghe.
Xem trước bài kể chuyện ở tuần 9.
Tiết 5
LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
Cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài
I. MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU
	1- Nắm được quy tắc viết tên người,tên địa lí nước ngoài.
	2- Biết vận dụng quy tắc đã học để viết đúng những tên người,tên địa lí nước ngoài phổ biến,quen thuộc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Bút dạ + một vài tờ giấy khổ to.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên (GV)
Hoạt động của HS
Kiểm tra 2 HS: GV đọc cho HS viết.
HS 1:
 Muối Thái Bình ngược Hà Giang
 Cày bừa Đông Xuất,mía đường tỉnh Thanh
 Tố Hữu
HS 2: 
 Chiếu Nga Sơn,gạch Bát Tràng
 Vải tơ Nam Định,lụa hàng Hà Đông
 Tố Hữu
GV nhận xét + cho điểm.
-2 HS lên viết trên bảng lớp.(cả tên tác giả.) 
Tiết học hôm nay sẽ giúp các em nắm được quy tắc viết tên người,tên địa lí nước ngoài;biết vận dụng những quy tắc đã học để viết đúng những tên người,tên địa lí nước ngoài phổ biến,quen thuộc.
Phần nhận xét (3 bài)
Cho HS đọc yêu cầu của BT1.
GV giao việc: BT1 cho một số tên người,tên địa lí nước ngoài.Nhiệm vụ của các em là phải đọc được,các em nghe cô đọc mẫu một lần (GV đọc mẫu).
Cho HS đọc tên người,tên địa lí.
GV nhận xét.
-Một số HS đọc tên người,tên địa lí đã ghi ở BT1.
-HS nhận xét.
Cho HS đọc yêu cầu của BT2.
GV giao việc: BT2 yêu cầu các em phải nêu được nhận xét về cấu tạo và cách viết mỗi bộ phận trong tên riêng nước ngoài.
Cho HS làm bài.
Cho HS trình bày dựa vào gợi ý.
GV nhận xét + chốt lại.
Tên người:
Lép Tôn-xtôi;gồm 2 bộ phận:
 Lép và Tôn-xtôi
Bộ phận 1 gồm 1 tiếng: Lép
Bộ phận 2 gồm 2 tiếng: Tôn/xtôi
Mô-rít-xơ Mát-téc-lích gồm 2 bộ phận: Mô-rít-xơ và Mát-téc-lích.
Bộ phận 1 gồm 3 tiếng: Mô/rí/xơ
Bộ phận 2 gồm 3 tiếng: Mát/téc/lích
Tô-mát Ê-đi-xơn gồm 2 bbộ phận: Tô-mát và Ê-đi-xơn
Bộ phận 1 gồm 2 tiếng: Tô/mát
Bộ phận 2 gồm 3 tiếng: Ê/đi/xơn
Tên địa lí:
Hi-ma-lay-a: 1 bộ phận 4 tiếng.
Đa-nuýp: 1 bộ phận 2 tiếng.
Lốt Ăng-giơ-lét:2 bộ phận.
Bộ phận 1 gồm 1 tiếng Lốt
Bộ phận 2 gồm 3 tiếng Ăng/giơ/lét
Niu-Di-lân: 2 bộ phận
Bộ phận 1 gồm 1 tiếng Niu
Bộ phận 2 gồm 2 tiếng Di/lân
Công-gô: 1 bộ phận gồm 2 tiếng.
H:Chữ cái đầu mỗi bộ phận được viết như thế nào?
H:Cách viết các tiếng trong cùng bộ phận như thế nào?
-1 HS đọc to,cả lớp đọc thầm theo.
-HS làm bài cá nhân.
-Một vài HS trình bày.
-Lớp nhận xét.
-Chữ cái đầu mỗi bộ phận được viết hoa.
-Giữa các tiếng trong cùng bộ phận có gạch nối.
Cho HS đọc yêu cầu của BT3.
Cho HS làm bài.
Cho HS trình bày.
GV nhận xét + chốt lại: cách viết giống như tên riêng Việt Nam: tất cả viết tiếng đều viết hoa.
-1 HS đọc to,lớp lắng nghe.
-HS đọc thầm lại tên người,tên địa lí ở BT3 + làm bài.
-Một số HS phát biểu.
-Lớp nhận xét.
Cho HS đọc phần ghi nhớ của bài học.
Cho HS lấy ví dụ minh hoạ.
-2,3 HS đọc phần ghi nhớ,cả lớp đọc thầm.
-1 HS lấy ví dụ minh hoạ nội dung 1.
-1 HS lấy ví dụ minh hoạ nội dung 2.
Phần luyện tập (3 bài tập)
Cho HS đọc yêu cầu của BT1.
GV giao việc: theo nội dung bài.
Cho HS làm bài: GV phát giấy cho 3 HS.
Cho HS trình bày bài làm.
GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
Ác-boa,Lu-I Pa-xtơ,Ác-boa,Quy-dăng-xơ.
H:Đoạn văn viết về ai?
GV: Đoạn văn viết về nơi gia đình Lu-i Pa-xtơ sống, thời ông còn nhỏ.Lu-i Pa-xtơ (1822-1895) là nhà bác học nổi tiếng thế giới đã chế ra các loại vắc-xin trị bệnh,trong đó có bệnh than,bệnh dại.
-1 HS đọc to,lớp lắng nghe.
-HS làm bài cá nhân vào vở.
-3 HS làm bài vào giấy.
-HS làm bài vào giấy lên dán trên bảng lớp + trình bày.
-Lớp nhận xét.
-Viết về Lu-i Pa-xtơ.
Cho HS đọc yêu cầu của BT2.
GV giao việc: BT2 cho một số tên riêng nhưng viết còn sai.Các em viết lại những tên riêng đó cho đúng quy tắc.
Cho HS làm bài: GV phát giấy cho 3 HS.
Cho HS trình bày.
GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
An-be Anh-xtanh (nhà vật lí học nổi tiếng thế giới,người Anh (1879-1955).
Crít-xti-an An-đéc-xen (nhà văn nổi tiếng thế giới chuyên viết truyện cổ tích,người Đan Mạch (1805-1875).
I-u-ri Ga-ga-rin (nhà du hành vũ trụ người Nga,người đầu tiên bay vào vũ trụ (1934-1968).
Xanh-Pê-téc-bua (kinh đô cũ của Nga).
Tô-ki-ô (thủ đô của Nhật Bản).
A-ma-dôn (tên một con sông lớn chảy qua B-ra-xin).
Ni-a-ga-ra (tên một thác nước lớn ở giữa Ca-na-đa và Mĩ).
-1 HS đọc to,lớp lắng nghe.
-HS làm bài cá nhân.
-3 HS làm bài vào giấy.
-3 HS làm bài vào giấy lên dán lên bảng kết quả bài làm.
-Lớp nhận xét.
Cho HS đọc yêu cầu bài tập.
GV giao việc: Bây giờ chúng ta sẽ thi chép đúng tên nước với tên thủ đô của nước ấy.Chúng ta sẽ thi dưới hình thức tiếp sức,cô sẽ phát cho 4 nhóm bảng tên của các nước.Các em sẽ tiếp sức viết tên thủ đô của các nước vào bên cạnh tên nước.
Cho HS thi.
GV nhận xét + chốt lại kết quả điền đúng.
-1 HS đọc to,lớp lắng nghe.
-Các nhóm theo hiệu lệnh làm bài.
-Lớp nhận xét.
H:Em hãy nhắc lại nội dung cần ghi nhớ!
GV nhận xét tiết học + khen những nhà du lịch giỏi.
Dặn những HS viết chưa đủ tên các địa danh trong BT3,về nhà viết tiếp.
-1 HS nhắc lại.
Thứ tư ngày 13 tháng 10 năm 2010
Tiết 1 Toán
 LUYÊN TẬP
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS: Củng cố về giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của chúng.
* Rèn tính cần cù chiệu khó cho HS.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: bảng phụ,
HS : vở nháp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
Ổn định tổ chức: Hát
Kiểm tra bài cũ:
GV gọi 2 HS lên bảng làm hai bài tập của tuần trước.
-GV nhận xét bài cũ.
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: (24’) Luyện tập
Mục tiêu: Củng cố về giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của chúng.
Tiến hành:
Bài1:
-Yêu cầu HS tự làm rồi chữa bài.
-Yêu cầu HS nhắc lại cách tìm số lớn và số bé khi biết tổng và hiệu của chúng.
Bài2:
-Gọi HS nêu bài toán.
-Yêu cầu HS tự tóm tắt rồi làm bài và chữa bài.
Bài3:
-GV hướng dẫn HS cách giải và tiến hành tương tự bài 2.
Bài4:
-GV yêu cầu HS tự làm sau đó đổi chéo vở cho nhau để kiểm tra bài của nhau.
-GV kiểm tra vở của một số HS.
Bài 5:
Yêu cầu HS tự làm rồi chữa bài.
Hoạt động 2:(7’) Hướng dẫn HS luyện tập thêm.
Mục tiêu: Giúp HS nắm được kỹ năng giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của chúng.
Tiến hành:
-GV đưa ra một số bài tập ngoài để để HS làm thêm.
-Yêu cầu HS nhắc lại công thức.
Kết luận :(3’)
-nêu những kiến thức đẫ được vận dụng để giải Bài tập .
-HS tự làm bài.
-HS nhắc lại quy tắc tính.
-HS nêu đề toán.
-HS tóm tắt rồi làm bài và chữa bài.
-HS làm bài.
-HS làm sau đó đổi chéo vở cho nhau.
-HS tự làm.
-HS nhắc lại công thức.
Củng cố dặn dò:
 GV nhận xét tiết học.
 Dặn HS về nhà xem lại bài, ghi nhớ những nội dung vừa học.
 Dặn HS về nhà làm bài tập.
Tiết 2
TẬP ĐỌC 
 Đôi giày ba ta màu xanh
I. MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU
	1- Đọc lưu loát toàn bài.Biết đọc diễn cảm với giọng kể và tả chậm rãi,nhẹ nhàng.
	2- Hiểu ý nghĩa của bài: Để vận động cậu bé lang thang đi học,chị phụ trách đã quan tâm tới ước mơ của cậu,làm cho cậu rất xúc động,vui sướng vì được thưởng đôi giày trong buổi đến lớp đầu tiên.
* Giáo dục HS: sống phải biết quan tâm thương yêu những người xung quanh mình,phải biết quý trọng tình cảm của mọi người. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên (GV)
Hoạt động của HS
Kiểm tra 2 HS:
HS 1: Đọc thuộc lòng bài thơ Nếu chúng mình có phép lạ và trả lời câu hỏi:
Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài?Việc lặp lại ấy nói lên điều gì?
HS 2: Đọc thuộc lòng bài thơ + trả lời câu hỏi:
Em thích ước mơ nào trong bài thơ?Vì sao?
GV nhận xét + cho điểm.
-Câu thơ: Nếu chúng mình có phép lạ được lặp lại nhiều lần.
-Việc lặp lại nói lên ước muốn của các bạn nhỏ rất tha thiết.
-HS trả lời.
Trong cuộc sống,có những bạn nhỏ được sống cuộc sống đầy đủ,hạnh phúc.Bên cạnh đó cũng còn có những bạn gặp nhiều khó khăn,không có điều kiên ăn học.Nhờ tình thương,giúp đỡ của mọi người,có những bạn nhỏ lang thang được cắp sách tới trường.Để thấy được điều đó,hôm nay chúng ta cùng đọc hiểu bài Đôi giày ba ta màu xanh.
Đoạn 1:
Đọc với giọng kể và tả chậm rãi,nhẹ nhàng.Nhấn giọng ở những từ ngữ: đẹp làm sao,cao,ôm sát chân, dáng thon thả
Đoạn 2:
Đọc giọng nhanh,vui hơn.Nhấn giọng ở các từ ngữ: ngẩn ngơ,run run,mấp máy,ngọ ngậy,tưng tưng
a/Cho HS đọc:
Cho HS đọc đoạn: GV cho HS đọc nối tiếp.Nếu có HS đọc yếu GV cho các em đọc từng câu hoặc hai ba câu ngắn.
Luyện đọc từ ngữ dễ đọc sai: giày,sát,khuy,run run,ngọ nguậy
Cho HS đọc cả bài.
b/HS đọc thầm chú giải + giải nghĩa từ:
Cho HS đọc chú giải.
Cho HS giải nghĩa từ.
-HS đọc nối tiếp.Mỗi em đọc một đoạn (2 lượt).
-2 HS đọc cả bài.
-1 HS đọc to,cả lớp đọc thầm theo.
-1-2 HS có thể giải nghĩa từ đã có trong phần chú giải.
Đoạn 1:
Cho HS đọc thành tiếng đoạn 1.
Cho HS đọc thầm + trả lời câu hỏi.
H: Nhân vật “Tôi” trong truyện là ai?
H: Ngày bé, chị phụ trách đội mơ ước điều gì?
H: Tìm những câu văn tả vẻ đẹp của đôi giầy ba ta.
H: Mơ ước của chị phụ trách đội ngày ấy có đạt được không?
Đoạn 2:
Cho HS đọc thành tiếng đoạn 2.
Cho HS đọc thầm đoạn 2 + trả lời câu hỏi.
H: Chị phụ trách đội được giao việc gì?
H: Chị phát hiện ra Lái thèm muốn điều gì?
H: Vì sao chị biết điều đó?
H: Chị đã làm gì để động viên bé Lái trong ngày đầu tới lớp?
H: Tại sao chị lại chọn cách làm đó?
H: Chi tiết nào nói lên sự cảm động và niềm vui của Lái khi nhận đôi giày?
-HS đọc thành tiếng.
-HS đọc thầm.
-Là một chị phụ trách đội Thiếu niên Tiền phong.
-Chi mơ ước có một đôi giày ba ta màu xanh như của anh họ chị.
-Cổ giày ôm sát chân. Thân giày làm bằng vải cứng, dáng thon thả, màu vải như màu da trời những ngày thu. Phần thân gần sát cổ có hai hàng khuy dập, luồn một sợi dây trắng nhỏ vắt ngang.
-Mơ ước của chị ngày ấy không đạt được. Chị chỉ tưởng tượng mang đôi giày thì bước đi sẽ nhẹ và nhanh hơn, các bạn sẽ nhìn thèm muôn.
-Vận động Lái, một cậu bé nghèo sống lang thang trên đường phố, đi học.
-Lái ngẩn ngơ nhìn theo đôi giày ba ta màu xanh của một cậu bé đang dạo chơi.
-Vì chị đi theo Lái trên khắp các đường phố.
-Chị quyết định sẽ thưởng cho Lái đôi giày ba ta màu xanh trong buổi đầu Lái đến lớp
-HS có thể trả lời:
Vì ngày nhỏ chị đã từng mơ ước một đôi giày ba ta màu xanh.
Vì chị muốn mang lại niềm vui cho Lái.
Chị muốn Lái hiểu chị thương Lái muốn Lái đi học.
-Tay Lái run run, môi cậu mấp máy, mắt hết nhìn đôi giày lại nhìn xuống bàn chân. Lái cột hai chiếc giày vào nhau, đeo vào cổ, nhảy tưng tưng.
GV đọc diễn cảm toàn bài: chú ý giọng đọc + nhấn giọng như đã hướng dẫn.
Cho HS thi đọc diễn cảm.
GV nhận xét + khen HS đọc hay.
-HS lắng nghe.
-2 -> 3 HS thi đọc diễn cảm.
-Lớp nhận xét.
H: Em hãy nêu nội dung câu chuyện.
GV nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà luyện đọc lại bài.
-Nói về chị phụ trách có tấm lòng nhân hậu, hiểu trẻ em nên đã vận động được cậu bé lang thang đi học; làm cậu bé xúc động, vui sướng vì được thưởng đôi giày ba ta màu xanh trong buổi học đầu tiên.
Tiết 3 Lịch sử
Bài 6: ÔN TẬP
I/ MỤC TIÊU:
 Sau bài học, Hs biết:
Từ bài 1 đến bài 5 học 2 giai đọan lịch sử: Buổi đầu dựng nước và giữ nước; hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập.
Kể tên các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong hai thời kì này rồi thể hiện nó trên trục và băng thời gian.
Kể lại bằng lời hoặc hình vẽ một trong ba nội dung: đời sống người Lạc Việt dưới thời Văn Lang; Khởi nghĩa Hai Bà Trưng; Chiến thắng Bạch Đằng.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:.
Phiếu học tập cho Hs.
Các hình minh họa cho mục tiêu 3 (nếu có).
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
ơ
KIỂM TRA BÀI CŨ – GIỚI THIỆU BÀI MỚI
- Gv gọi 2 Hs lên bảng, yêu cầu Hs trả lời câu hỏi cuối bài 2.
- Gv nhận xét việc học bài ở nhà của Hs.
- 2 Hs lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Gv giới thiệu bài: Trong giờ học này, các em sẽ cùng ôn lại các kiến thức lịch sử học từ bài 1 đến bài 5.
Hoạt động 1:
Hai giai đọan đầu tiên trong lịch sử dân tộc
- Gv yêu cầu Hs đọc yêu cầu 1 trong SGK, trang 24.
- Gv yêu cầu Hs làm bài, Gv vẽ băng thời gian lên bảng.
- Hs đọc.
- Từng cá nhân Hs vẽ băng thời gian vào vở và điền tên hai giai đọan lịch sử đã học vào chỗ chấm. Kết quả làm việc đúng:
Buổi đầu dựng nước và giữ nước
Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập
Khoảng 700 năm Năm 179 CN Năm 938
- Gv gọi 1 hs lên điền tên các giai đọan lịch sử đã học vào băng thời gian trên bảng.
- Gv hỏi: Chúng ta đã học những giai đoạn lịch sử nào của lịch sử dân tộc, neu thời gian của từng giai đoạn.
- Gv nhận xét và yêu cầu Hs ghi nhớ hai giai đoạn lịch sử trên.
- 1 Hs lên bảng, Hs cả lớp nhận xét.
- Hs vừa chỉ trên băng thời gian vừa trả lời: Giai đoạn thứ nhất là Buổi đầu dựng nước và giữ nước, giai đoạn này bắt đầu từ khoảng 700 năm TCN và kéo dài đến năm 179 TCN; giai đoạn thứ hai là Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập, giai đoạn này bắt đầu từ năm 179 TCN đến năm 938.
Hoạt động 2:
CÁC SỰ KIỆN LỊCH SỬ TIÊU BIỂU
- Gv gọi 1 Hs đọc yêu cầu 2, SGK.
- Gv yêu cầu Hs làm việc theo cặp để thực hiện yêu cầu của bài.
- Gv vẽ trục thời gian và ghi các mốc thời gian tiêu biểu lên bảng.
- Hs đọc trước lớp.
- 2 Hs ngồi cạnh nhau thảo luận với nhau và kẻ trục thời gian và ghi các sự kiện tiêu biểu theo mốc thời gian vào một tờ giấy.
Kết quả thảo luận tốt:
 Nước Văn Lang Nước Âu Lạc rơi Chiến thắng
 ra đời vào tay Triệu Đà Bạch Đằng 
 Khoảng Năm 179 CN Năm 938
 700 năm
- Gv yêu cầu đại diện Hs báo cáo kết quả thảo luận.
- Gv kết luận về bài làm đúng và yêu cầu Hs đổi chéo phiếu để kiểm tra bài lẫn nhau.
- 1 nhóm lên bảng báo các, Hs cả lớp theo dõi và nhận xét.
ơ
Hoạt động 3:
THI HÙNG BIỆN
- Gv chia lớp thành 3 nhóm, đặt tên cho các nhóm sau đó phổ biến yêu cầu cuộc thi:
 + Mỗi nhóm chuẩn bị một bài thi hùng biện theo chủ đề:
 * Nhóm 1: Kể về đời sống người Lạc Việt dưới thời Văn Lang.
 * Nhóm 2: Kể về khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
 * Nhóm 3: Kể về chiến thắng Bạch Đằng.
 + Mỗi nhóm cử một bạn làm ban giám khảo.
 + Yêu cầu của bài nói: Đầy đủ, đúng, trôi chảy, có hình minh họa càng tốt, khuyến khích các nhóm có nhiều bạn nói, mỗi bạn nói về một phần.
- Gv tổ chức cho Hs thi nói trước lớp.
- Gv yêu cầu ban giám khảo nhận xét, sau đó tuyên dương nhóm nói tốt.
- Hs chia nhóm theo yêu cầu.
 + Mỗi nhóm chuẩn bị theo hướng dẫn:
 * Nhóm 1: Nội dung cần nêu đủ các mặt sản xuất, ăn, mặc, ở, ca hát, lễ hội trong cuộc sống của người Lạc Việt dưới thời Văn Lang.
 *Nhóm 2: Cần nêu rõ thời gian, nguyên nhâ, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
 *Nhóm 3: Cần nêu rõ thời gian, nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng.
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
ơ
CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
[
- Gv tổng kết giờ học, dặn dò Hs ghi nhớ các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong hai giai đọan lịch sử vừa học.
Tiết 4
TẬP LÀM VĂN 
 Luyện tập phát triển câu chuyện
I. MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU
	Củng cố khả năng phát triển câu chuyện.
	- Sắp xếp các đoạn văn kể chuyện theo trình tự thời gian.
	- Viết câu mở đoạn để liên kết các đoạn văn theo trình tự thời gian.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Tranh minh họa cốt truyện Vào nghề (SGK – trang 73).
	- 4 tờ giấy khổ to.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên (GV)
Hoạt động của HS
Kiểm tra 3 HS: Mỗi em đọc bài làm trong tiết TLV trước.
GV nhận xét + cho điểm.
-3 HS lần lượt đọc bài làm về vấn đề: Trong giấc mơ, em được bà tiên cho ba điều ước 
 Trong tiết TLV hôm nay, các em sẽ tiếp tục luyện tập cách phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian. Và các em cũng sẽ được luyện cách viết câu mở đoạn làm sao để nối kết được các đoạn văn với nhau.
Cho HS đọc yêu cầu của BT.
GV giao việc: BT1 yêu cầu các em dựa theo cốt truyện Vào nghề để viết lại câu mở đầu cho từng đoạn văn (SGK – trang 72)
Cho HS làm bài. GV phát 4 tờ giấy khổ to cho 4 HS làm bài.
Cho HS trình bày.
GV nhận xét + khen những HS viết hay.
-1 HS đọc to,lớp lắng nghe.
-HS đọc lại truyện Vào nghề.
-Mỗi HS làm bài cá nhân.
-4 HS được phát giấy làm bài vào giấy.
-4 HS làm bài vào giấy lên dán kết quả trên bảng lớp.
-Lớp nhận xét. 
Cho HS đọc yêu cầu của BT2.
GV giao việc: BT2 yêu cầu các em đọc lại các đoạn văn vừa hoàn chỉnh và cho biết:
a/ Các đoạn văn được sắp xếp theo trình tự nào?
b/ Các câu mở đầu đoạn văn đóng vai trò gì trong việc thể hiện trình tự ấy.
Cho HS làm bài.
Cho HS trình bày.
GV nhận xét + chốt lại ý đúng.
a/ Các đoạn văn được sắp xếp theo trình tự thời gian ( việc gì xảy ra trước kể trước, việc gì xảy ra sau kể sau).
b/ Các câu mở đầu đoạn văn có vai trò: thể hiện sự tiếp nối về thời gian để nối đoạn văn đó với đoạn văn trước đó.
-1 HS đọc to,lớp lắng nghe.
-HS làm bài cá nhân.
-HS lần lượt phát biểu.
-Lớp nhận xét.
Cho HS đọc yêu cầu của BT3.
GV giao việc: Trong các tiết TĐ, KC, TLV các em đã được học một số truyện được sắp xếp theo trình tự thời gian. Em hãy kể lại một trong những câu chuyện đó. Khi kể các em cần chú ý làm nổi rõ trình tự tiếp nối nhau của các sự việc.
Cho HS làm bài.
Cho HS trình bày trước lớp.
GV nhận xét + khen những HS kể hay, biết chọn đúng câu chuyện được kể theo trình tự thời gian.
-1 HS đọc to,lớp lắng nghe.
-HS chuẩn bị cá nhân.
-Một số HS thi kể trước lớp.
-Lớp nhận xét.
GV nhận xét tiết học.
Yêu cầu HS ghi nhớ: có thể phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian, nghĩa là việc nào xảy ra trước thì kể trước, việc kể sau thì kể sau.
Tiết 5 Kĩ thuật
Bi 5 KHÂU ĐỘT THƯA (tiết 1)
I.MỤC TIU:
 - Hs bết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa .
 - Khâu được các mũi khâu đột thưa theo đường vạch dấu .
 - Hình thnh thĩi quen lm việc kin trì cẩn thận .
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 
 - Tranh qui trình khâu mũi đột thưa .
 - Mẫu đường khâu đột thưa .
 - 1 mảnh vải 20x 30 cm , len hoặc sợi .
 - Kim khâu len, kim khâu chỉ, kéo, thước.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1.Ổn định tổ chức (1’)
2.Kiểm tra bi cũ (5’)
 Kiểm tra ghi nhớ, dụng cụ học tập .
3.Bi mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Giới thiệu bài và đề bài
Hoạt động 1: lm việc cả lớp
 *Mục tiêu: Hướng dẫn hs quan sát và nhận xét mẫu .
 *Cch tiến hnh:
 - Giới thiệu đường mẫu khâu đột thưa, hướng dẫn hs quan sát .
 - Nêu đặc điểm của mũi khâu đột thưa, hướng dẫn hs quan sát ?
 - So sánh mũi khâu đột thưa với mũi khâu thường?
 *Kết luận: Như ghi nhớ sgk mục 1
Hoạt động 2: lm việc c nhn 
 *Mục tiêu: Hướng dẫn hs thao tác kỹ thuật 
 *Cch tiến hnh: 
 - Gv treo qui trình khâu đột thưa .
 - Hướng dẫn hs quan sát hình 2,3,4,5 sgk v nu cc bước trong qui trình
 - Gv đặt câu hỏi: hy thực hiện mũi khu đột thưa
 *Kết luận: như ghi nhớ sgk mục 2
 - Gọi hs đọc phần ghi nhớ sgk 
 - Gv kiểm tra vật liệu, dụng cụ để chuẩn bị khu.
Nhắc lại
Hs quan st hình 1 sgk
Hs trả lời
Hs quan st hình 2,3,4 sgk v trả lời
Hs thực hiện
ơ
IV. NHẬN XT:
Củng cố, dặn dị: lm theo qui trình v hướng dẫn
GV nhận xét sự chuẩn bị tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của học sinh.
Thứ năm ngày 14 tháng 10 năm 2010
Tiết 1 Toán
: GÓC NHỌN, GÓC TÙ, GÓC BẸT
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS:
Nhận biết góc nhọn, góc tù, góc bẹt
Biết

File đính kèm:

  • docTUẦN 8.doc