Giáo án lớp 4 - Tuần 8
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Nghe – viết đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ.
2. Kĩ năng: Làm đúng bài tạp 2a/b; 3a/b.
3. Thái độ: GDMT: Giáo dục tình cảm yêu quí vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Ba , bốn tờ phiếu khổ to ghi sẵn nội dung BT2 a hoặc b . Bảng lớp viết nội dung BT3a hoặc b + một số mẩu giấy có thể gắn lên bảng để HS thi tìm từ .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Khởi động : (1) Hát .
2. Bài cu : (3) Gà Trống và Cáo .
3. Bài mới : (27) Trung thu độc lập .
a) Giới thiệu bài :
b) Các hoạt động :
sánh hai cách mở đầu đoạn 1 , 2 . + Nhận xét , chốt lại lời giải đúng : @ Về trình tự sắp xếp các sự việc : Có thể kể đoạn Trong công trường xanh trước , Trong khu vườn kì diệu sau hoạc ngược lại . @ Từ ngữ nối đoạn 1 với đoạn 2 cũng thay đổi theo . Hoạt động lớp . - Đọc yêu cầu BT . - Nhìn bảng so sánh phát biểu ý kiến . 4. Củng cố : (3’) - 1 em nhắc lại sự khác nhau giữa 2 cách kể chuyện : kể theo trình tự thời gian và kể theo trình tự không gian . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Yêu cầu HS về nhà viết lại vào vở một đoạn văn hoàn chỉnh . v Rút kinh nghiệm: Toán (tiết 36) LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: Tính được tổng của 3 số, vận dụng một số tính chất để tính tổng 3 số bằng cách thuận tiện nhất (BT1b;BT 2- dòng 1,2; BT4a) 2. Kĩ năng: Làm thành thạo các phép tính , tìm đúng thành phần chưa biết và giải toán chính xác . 3. Thái độ: Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Phấn màu . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Tính chất kết hợp của phép cộng . - Sửa các bài tập về nhà . 3. Bài mới : (27’) Luyện tập . a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Củng cố về cách thực hiện phép tính , vận dụng tính chất của phép tính và tìm thành phần chưa biết . MT : Giúp HS làm được các bài tập . PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành . - Bài 1 : - Bài 2a : + Khuyến khích HS giải thích cách làm . Hoạt động lớp . - Nêu yêu cầu của bài rồi tự làm bài và chữa bài . - Nêu yêu cầu của bài rồi tự làm bài và chữa bài . Hoạt động 2 : Củng cố giải toán . MT : Giúp HS làm được các bài tập . PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành . - Bài 4 : Hoạt động lớp . - Tự làm bài rồi chữa bài . GIẢI a) Sau 2 năm , số dân xã đó tăng thêm : 79 + 71 = 150 (người) ĐS: 150 người 4. Củng cố : (3’) - Nêu lại những nội dung vừa luyện tập . 5. Dặn dò : (1’) - Làm các bài tập: Bài 1a,BT2 dòng 3; BT3; BT4b,5 - Chuẩn bị: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. v Rút kinh nghiệm: Toán (tiết 37) TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ HIỆU CỦA HAI SỐ ĐÓ I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: Giúp HS biết cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó( BT1,2). 2. Kĩ năng: Bước đầu biết giải bài toán có liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. 3. Thái độ: Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :Phấn màu . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Luyện tập . - Sửa các bài tập về nhà . 3. Bài mới : (27’) Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó . a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó . MT : Giúp HS nắm cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của chúng . PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải . - Nêu bài toán rồi tóm tắt nó ở bảng như SGK . - Hướng dẫn tìm trên sơ đồ và tính hai lần số bé rồi tính số bé , số lớn . - Nhắc HS : Bài toán này có 2 cách giải , khi giải bài toán , có thể giải bằng một trong hai cách như SGK . Hoạt động lớp . - Chỉ hai lần số bé trên sơ đồ . Từ đó nêu cách tìm hai lần số bé rồi tìm số bé , số lớn : 70 – 10 = 60 60 : 2 = 30 30 + 10 = 40 - Viết bài giải ở bảng như SGK . Hoạt động 2 : Thực hành . MT : Giúp HS làm được các bài tập . PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành . - Bài 1 : - Bài 2 : Hoạt động lớp . - Tự làm bài rồi chữa bài . GIẢI Hai lần tuổi con là : 58 – 28 = 30 (tuổi) Tuổi con là : 20 : 2 = 10 (tuổi) Tuổi bố là : 58 – 10 = 48 (tuổi) Đáp số : Bố : 48 tuổi Con : 10 tuổi - Tự làm bài rồi chữa bài . GIẢI Hai lần số bạn trai là : 28 + 4 = 32 (bạn) Số bạn trai là : 32 : 2 = 16 (bạn) Số bạn gái là : 16 – 4 = 12 (bạn) Đáp số : 12 bạn gái 16 bạn trai 4. Củng cố : (3’) - Nêu lại 2 cách giải loại toán vừa học . 5. Dặn dò : (1’) - Làm các bài tập: Bài 3, 4/ 47 - Chuẩn bị:Luyện tập v Rút kinh nghiệm: Toán (tiết 38) LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: Biết giải toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó( BT1a,b; BT2, 4) 2. Kĩ năng: Làm được các bài toán dạng trên một cách thành thạo 3. Thái độ: Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Phấn màu . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó . - Sửa các bài tập về nhà . 3. Bài mới : (27’) Luyện tập . a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS làm bài tập MT : Giúp HS làm được các bài toán . PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành . - Bài 1a : - Bài 2 : Hoạt động lớp . - Tự làm bài rồi chữa bài . Khi chữa bài , nhắc lại cách tìm số bé , số lớn khi biết tổng và hiệu của chúng . - Tự làm bài rồi chữa bài . GIẢI Hai lần tuổi em là : 36 – 8 = 28 (tuổi) Tuổi em là : 28 : 2 = 14 (tuổi) Tuổi chị là : 14 + 8 = 22 (tuổi) Đáp số : Chị : 22 tuổi Em : 14 tuổi Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập (tt) . MT : Giúp HS làm được các bài tập . PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành . - Bài 4 : Hoạt động lớp . - Tự làm bài rồi chữa bài . GIẢI Hai lần số sản phẩm của phân xưởng 1 : 1200 – 120 = 1080 (sản phẩm) Số sản phẩm của phân xưởng 1 : 1080 : 2 = 540 (sản phẩm) Số sản phẩm của phân xưởng 2 : 540 + 120 = 660 (sản phẩm) Đáp số : 540 sản phẩm 660 sản phẩm 4. Củng cố : (3’) - Nêu lại cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của chúng . 5. Dặn dò : (1’) - Làm các bài tập: Bài 1c ; 3; 5 / 48 - Chuẩn bị: Luyện tập chung v Rút kinh nghiệm: Toán (tiết 39) LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: Có kĩ năng thực hiện phép cộng , phép trừ , vận dụng một số tính chất của phép cộng khi tính giá trị biểu thức số .(BT1a; 2; 3; 4). 2. Kĩ năng: Giải được bài toán có liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. 3. Thái độ: Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Phấn màu . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Luyện tập . - Sửa các bài tập về nhà . 3. Bài mới : (27’) Luyện tập chung . a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Củng cố về phép tính , tính giá trị biểu thức . MT : Giúp HS làm được các bài tập . PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành . - Bài 1a : - Bài 2a : - Bài 3a : Hoạt động lớp . - Tự làm bài rồi chữa bài . 10 000 – 8989 = 1011 Thử lại : 1011 + 8989 = 10 000 - Tự làm bài rồi chữa bài . b) 468 : 6 + 61 x 2 = 78 + 122 = 200 5625 – 5000 : ( 726 : 6 – 113 ) = 5625 – 5000 : ( 121 – 113 ) = 5625 – 5000 : 8 = 5625 – 625 = 5000 - Tự làm bài rồi chữa bài . a) 98 + 3 + 97 + 2 = ( 98 + 2 ) + ( 97 + 3 ) = 100 + 100 = 200 b) 178 + 277 + 123 + 422 = ( 178 + 422 ) + ( 277 + 123 ) = 600 + 400 = 1000 Hoạt động 2 : Củng cố giải toán , tìm thành phần chưa biết . MT : Giúp HS làm được các bài tập . PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành . - Bài 4 : Hoạt động lớp . - Tự tóm tắt , làm bài rồi chữa bài . GIẢI Hai lần số lít nước ở thùng bé : 600 – 120 = 480 (lít) Số lít nước chứa trong thùng bé : 480 : 2 = 240 (lít) Số lít nước chứa trong thùng lớn : 240 + 120 = 360 (lít) Đáp số : Bé : 240 lít Lớn : 360 lít 4. Củng cố : (3’) - Nêu lại các nội dung vừa luyện tập . 5. Dặn dò : (1’) - Làm các bài tập: Bài 5 / 48 - Chuẩn bị: Góc nhọn, góc tù, góc bẹt. v Rút kinh nghiệm: Toán (tiết 40) GÓC NHỌN , GÓC TÙ , GÓC BẸT I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: Nhận biết được góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt(BT1,2- chọn một trong 2 ý) 2. Kĩ năng: Biết dùng ê-ke để nhận dạng góc nào là góc nhọn , góc tù , góc bẹt. 3. Thái độ: Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Ê- ke . Bảng phụ vẽ các góc nhọn , góc tù , góc bẹt . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Luyện tập chung . - Sửa các bài tập về nhà . 3. Bài mới : (27’) Góc nhọn , góc tù , góc bẹt . a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Giới thiệu góc nhọn , góc tù , góc bẹt . MT : Giúp HS nhận biết góc nhọn , góc tù , góc bẹt bằng ê-ke . PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải . a) Giới thiệu góc nhọn : - Chỉ vào hình vẽ góc nhọn ở bảng phụ rồi nói : “ Đây là góc nhọn . Đọc là : Góc nhọn đỉnh O , cạnh OA , OB ” . - Vẽ lên bảng một góc nhọn khác . - Aùp ê-ke vào góc nhọn để HS quan sát rồi nói : Với hình ảnh như vậy , ta biết được góc nhọn bé hơn góc vuông . b) Giới thiệu góc tù : - Theo các bước tương tự như trên . c) Giới thiệu góc bẹt : - Theo các bước tương tự như trên . - Lưu ý : Nếu xác định điểm I trên cạnh OC , điểm K trên cạnh OD của một góc bẹt đỉnh O , ta có 3 điểm I , O . K thẳng hàng . Hoạt động lớp . - Quan sát rồi đọc như trên . - Nêu ví dụ thực tế về góc nhọn : Góc tạo bởi 2 kim đồng hồ lúc chỉ 2 giờ ; góc tạo bởi hai cạnh của một tam giác Hoạt động 2 : Thực hành . MT : Giúp HS làm được các bài tập . PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành . - Bài 1 : Yêu cầu HS nhận biết góc nào là góc nhọn , góc tù , góc vuông , góc bẹt . - Bài 2 : Yêu cầu HS nêu được tam giác nào có 3 góc nhọn . Hoạt động lớp . - Quan sát tổng thể để nhận dạng góc hoặc dùng ê-ke để nhận biết góc ; từ đó nêu được góc nào là góc nhọn , góc tù , góc vuông , góc bẹt . - Tự làm bài rồi chữa bài . 4. Củng cố : (3’) - Tổ chức các nhóm thi đua nhận dạng góc . 5. Dặn dò : (1’) - Làm các bài tập: Bài 2(các ý còn lại) / 49 - Chuẩn bị: Hai đường thẳng vuông góc. v Rút kinh nghiệm: Toán (tiết 41) HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: Giúp HS có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc BT1, 2) 2. Kĩ năng: Kiểm tra được hai đường thẳng có vuông góc với nhau bằng êke (BT3a). 3. Thái độ: Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Ê-ke , phấn màu . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Góc nhọn , góc tù , góc bẹt . - Sửa các bài tập về nhà . 3. Bài mới : (27’) Hai đường thẳng vuông góc . a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc . MT : Giúp HS nhận biết hai đường thẳng vuông góc với nhau . PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải . - Vẽ hình chữ nhật ABCD ở bảng , cho thấy rõ 4 góc A , B , C , D đều là góc vuông . - Kéo dài hai cạnh BC và DC thành 2 đường thẳng , tô màu hai đường thẳng đã kéo dài . Cho HS biết : Hai đường thẳng DC và BC là hai đường thẳng vuông góc với nhau . - Cho HS nhận xét : Hai đường thẳng BC và DC tạo thành 4 góc vuông chung đỉnh C . ( Kiểm tra lại bằng ê-ke ) - Dùng ê-ke vẽ góc vuông đỉnh O , cạnh OM , ON rồi kéo dài 2 cạnh góc vuông để được 2 đường thẳng OM và ON vuông góc với nhau như SGK . - Cho HS liên hệ một số hình ảnh xung quanh có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc với nhau : hai đường mép liền nhau của quyển vở ; hai cạnh liên tiếp của bảng đen , ô cửa sổ , cửa ra vào ê-ke Hoạt động lớp . - Nêu nhận xét : Hai đường thẳng vuông góc OM và ON tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh O . Hoạt động 2 : Thực hành . MT : Giúp HS làm được các bài tập . PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành . - Bài 1 : - Bài 2 : Cho biết AB và BC là một cặp cạnh vuông góc với nhau . - Bài 3 : Hoạt động lớp . - Dùng ê-ke để kiểm tra hai đường thẳng có trong mỗi hình có vuông góc với nhau không rồi trả lời . - Nêu tên các cặp cạnh vuông góc với nhau còn lại của hình chữ nhật ABCD . - Dùng ê-ke để xác định được trong mỗi hình , góc nào là góc vuông , từ đó nêu tên từng cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau có trong mỗi hình đó . 4. Củng cố : (3’) - Các nhóm cử đại diện thi đua vẽ hai đường thẳng vuông góc ở bảng . - Nêu lại những nội dung vừa học . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Làm các bài tập: 4 / 50 - Chuẩn bị: Hai đường thẳng song song. v Rút kinh nghiệm: Khoa học (tiết 15) BẠN CẢM THẤY THẾ NÀO KHI BỊ BỆNH I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: Nêu được một số biểu hiện của cơ thể khi bị bệnh .Biết nói với cha mẹ hoặc người lớn khi trong người cảm thấy khó chịu , không bình thường . 2. Kĩ năng: Phân biệt được lúc cơ thể khỏe mạnh và lúc cơ thể bị bệnh. 3. Thái độ: Có ý thức phòng tránh bệnh tật , không dấu bệnh . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :Hình trang 32 , 33 SGK . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hóa . 3. Bài mới : (27’) Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh . a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Quan sát hình trong SGK và kể chuyện . MT : Giúp HS nêu được những biểu hiện của cơ thể khi bị bệnh . PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại . - Lưu ý : Yêu cầu HS quan tâm đến việc mô tả khi Hùng bị bệnh thì Hùng cảm thấy thế nào ? - Đặt câu hỏi để HS liên hệ : + Kể tên một số bệnh em đã mắc phải . + Khi bị bệnh đó , em cảm thấy thế nào ? + Khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu không bình thường , em phải làm gì ? Tại sao ? - Kết luận : ( Như đoạn đầu mục Bạn cần biết SGK ) . Hoạt động lớp , nhóm . - Từng em thực hiện theo yêu cầu ở mục Quan sát và Thực hành SGK . - Lần lượt từng em sắp xếp các hình có liên quan ở trang 32 SGK thành câu chuyện và kể lại với các bạn trong nhóm . - Đại diện các nhóm lên kể chuyện trước lớp , mỗi nhóm chỉ trình bày một câu chuyện . - Các nhóm khác bổ sung . Hoạt động 2 : Trò chơi đóng vai Mẹ ơi , con sốt ! . MT : Giúp HS biết nói với cha mẹ hoặc người lớn khi trong người cảm thấy khó chịu , không bình thường . PP : Trực quan , thực hành , đàm thoại . - Nêu nhiệm vụ : Các nhóm sẽ đưa ra tình huống để tập ứng xử khi bản thân bị bệnh . - Nêu ví dụ gợi ý : + Tình huống 1 : Bạn Lan bị đau bụng và đi ngoài vài lần khi ở trường . Nếu là Lan , em sẽ làm gì ? + Tình huống 2 : Đi học về , Hùng thấy trong người rất mệt và đau đầu , nuốt nước bọt thấy đau họng , ăn cơm không thấy ngon . Hùng định nói với mẹ mấy lần nhưng mẹ mải chăm em không để ý nên Hùng không nói gì . Nếu là Hùng , em sẽ làm gì ? - Kết luận : ( Như đoạn sau của mục Bạn cần biết SGK ) . Hoạt động lớp , nhóm . - Các nhóm thảo luận đưa ra tình huống . - Nhóm trưởng điều khiển các bạn phân vai theo tình huống nhóm đã đề ra . - Các vai hội ý lời thoại và diễn xuất . - Các bạn khác góp ý kiến . - Các nhóm lên đóng vai . - Cả lớp theo dõi và đặt mình vào nhân vật trong tình huống nhóm bạn đưa ra và cùng thảo luận để đi đến lựa chọn cách ứng xử đúng . 4. Củng cố : (3’) - Nêu ghi nhớ SGK . 5. Dặn dò : (1’) - Xem trước bài Aên uống khi bị bệnh . v Rút kinh nghiệm: Khoa học (tiết 16) ĂN UỐNG KHI BỊ BỆNH I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: Nhận biết người bệnh cần được ăn uống đủ chất,chỉ một số bệnh phải ăn kiêng theo chỉ dẫn của bác sĩ. 2. Kĩ năng: Biết ăn uống hợp lý khi bị bệnh. Biết cách phòng chống mất nước khi bị tiêu chảy: Pha được dung dịch ô-rê-dôn hoặc chuẩn bị nước cháo muối khi bản thân hoặc người thân bị tiêu chảy. 3. Thái độ: GDMT: Có ý thức ăn uống hợp lí khi bị bệnh . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Hình trang 34 , 35 SGK . Chuẩn bị theo nhóm : 1 gói ô-rê-dôn , 1 cốc có vạch chia , 1 bình nước hoặc 1 nắm gạo , 1 ít muối , 1 bình nước , 1 cái bát ăn cơm . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh ? 3. Bài mới : (27’) Aên uống khi bị bệnh . a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Thảo luận về chế độ ăn uống đối với người mắc bệnh thông thường . MT : Giúp HS nói được chế độ ăn uống khi bị một số bệnh thông thường . PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại . - Phát phiếu ghi các câu hỏi cho các nhóm thảo luận : + Kể tên các thức ăn cần cho người mắc các bệnh thông thường . + Đối với người bệnh nặng , nên cho ăn món ăn đặc hay loãng ? Tại sao ? + Đối với người bệnh không muốn ăn hoặc ăn quá ít , nên cho ăn thế nào ? - Kết luận : ( Như mục Bạn cần biết SGK ) .(GDMT) Hoạt động lớp , nhóm . - Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận . - Đại diện các nhóm lần lượt trình bày . - Các nhóm khác bổ sung . Hoạt động 2 : Thực hành pha dung dịch ô-rê-dôn và chuẩn bị vật liệu để nấu cháo muối . MT : Giúp HS nêu được chế độ ăn uống của người bị tiêu chảy , biết cách pha dung dịch ô-rê-dôn và chuẩn bị nước cháo muối . PP : Trực quan , thực hành , đàm thoại . - Đặt câu hỏi : Bác sĩ đã khuyên người bị bệnh tiêu chảy cần phải ăn uống như thế nào ? - Đi tới các nhóm theo dõi và giúp đỡ . - Nhận xét chung về hoạt động thực hành của HS . Hoạt động lớp , nhóm . - Cả lớp quan sát và đọc lời thoại trong hình 4 , 5 SGK . - 1 em đọc câu hỏi của bà mẹ đưa con đến khám bệnh , 1 em đọc câu trả lời của bác sĩ . - Vài em nhắc lại lời khuyên của bác sĩ . - Các nhóm báo cáo về đồ dùng đã chuẩn bị để pha dung dịch ô-rê-dôn hoặc nước cháo muối : + Đọc hướng dẫn ghi trên gói để pha dung dịch ô-rê-dôn . + Quan sát chỉ dẫn ở hình 7 và làm theo ( Không yêu cầu nấu cháo ) . - Các nhóm thực hiện . - Mỗi nhóm cử 1 bạn lên làm trước lớp . - Lớp theo dõi , nhận xét . Hoạt động 3 : Đóng vai . MT : Giúp HS vận dụng những điều đã học vào cuộc sống . PP : Trực quan , thực hành , đàm thoại . - Yêu cầu các nhóm đưa ra tình huống để vận dụng những điều đã học vào cuộc sống . - Gợi ý : Ngày chủ nhật , bố mẹ Lan đi về quê . Lan ở nhà với bà và em bé mới 1 tuổi . Lan nhận thấy em bé bị đi ỉa chảy nặng và đã nói với bà cho em bé uống nhiều nước chá
File đính kèm:
- Tuan 08.doc