Giáo án lớp 4 - Tuần 4

. MỤC TIÊU :

 1. Kiến thức: - Nhớ- viết đúng 10 dòng thơ đầu và trình bày bài chính tã sạch sẽ; biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát.

2. Kĩ năng: - Làm đúng BT 2a/b.

 3. Thái độ: Có ý thức viết đúng , viết đẹp Tiếng Việt .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :Bút dạ và một số tờ phiếu khổ to viết nội dung BT2a hoặc 2b .

 - Vở BT Tiếng Việt 4 .

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 1. Khởi động : (1) Hát .

 2. Bài cu : (3) Cháu nghe câu chuyện của bà .

 3. Bài mới : (27) Truyện cổ nước mình .

 a) Giới thiệu bài :

 b) Các hoạt động :

 

doc38 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 986 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 4, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và xếp thứ tự các số tự nhiên .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nhận biết cách so sánh hai số tự nhiên .
MT : Giúp HS nắm cách so sánh hai số tự nhiên .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Căn cứ vào từng trường hợp so sánh hai số tự nhiên SGK , nêu ví dụ bằng số rồi cho HS so sánh từng cặp số và nêu nhận xét khái quát như SGK :
Hoạt động lớp .
- Nêu nhận xét : Bao giờ cũng so sánh được hai số tự nhiên , nghĩa là xác định được số này lớn hơn , hoặc bé hơn , hoặc bằng số kia .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS nhận biết về sắp xếp các số tự nhiên theo thứ tự xác định 
MT : Giúp HS nhận biết về sắp xếp các số tự nhiên theo thứ tự xác định .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Nêu một nhóm các số tự nhiên rồi cho HS sắp xếp theo thứ tự bé đến lớn và ngược lại .
- Giúp HS tự nêu nhận xét .
Hoạt động lớp .
- Chỉ ra số lớn nhất , số bé nhất của nhóm các số vừa được sắp xếp .
- Nêu : Bao giờ cũng so sánh được các số tự nhiên nên bao giờ cũng xếp thứ tự được các số tự nhiên .
Hoạt động 3 : Thực hành .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Động não , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 : Trò chơi
- Bài 2a, b : 
- Bài 3a : 
Hoạt động lớp .
- Tự làm bài rồi chữa bài . 
- Tự làm bài rồi chữa bài .
- Tự làm bài rồi chữa bài .
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu lại cách so sánh hai số tự nhiên ; đặc điểm về thứ tự của các số tự nhiên 
 5. Dặn dò : (1’)
	- Làm các bài tập 1, 2c, 3b / 22
	- Chuẩn bị: Luyện tập
v Rút kinh nghiệm:
Toán (tiết 17)
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU :
	1. Kiến thức: Viết và so sánh các số tự nhiên (BT1, 3). Bước đầu làm quen dạng x < 5 ; 2 < x < 5(BT4) .
	2. Kĩ năng: Biết so sánh hai số tự nhiên , làm đúng các bài tập .
	3. Thái độ: Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Phấn màu .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên .
 3. Bài mới : (27’) Luyện tập .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Củng cố về viết và so sánh các số tự nhiên .
MT : Giúp HS nắm cách viết và so sánh các số tự nhiên .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 : 
- Bài 2 : 
- Bài 3 : 
Hoạt động lớp .
- Tự làm bài rồi chữa bài .
- Tự làm bài rồi chữa bài .
- Tự làm bài rồi chữa bài .
Hoạt động 2 : Giới thiệu bài tập dạng : x < 5 ; 68 < x < 92 .
MT : Giúp HS thực hiện được các bài tập dạng : x < 5 ; 68 < x < 92 .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1, 3 : Trò chơi
+ Ghi bảng : x < 5 .
+ Nêu : Tìm số tự nhiên x , biết x bé hơn 5 .
- Bài 2: Làm miệng
- Bài 4a ; 5 : 
Hoạt động lớp .
+ Đọc : x < 5 .
+ Tự nêu các số : 1 , 2 , 3 , 4 rồi trình bày bài làm như SGK .
+ Tự nêu : Tìm số tự nhiên x , biết x lớn hơn 2 và bé hơn 5 , viết thành 2 < x < 5 .
+ Giải : Số tự nhiên lớn hơn 2 và bé hơn 5 là số 3 và số 4 . Vậy x = 3 , 4 .
- HS nêu miệng bài làm
- Tự làm bài rồi chữa bài .
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu lại cách so sánh hai số tự nhiên .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Làm các bài tập 1, 2, 3 / 22
	- Chuẩn bị: Yến, tạ, tấn.
Toán (tiết 18)
YẾN , TẠ , TẤN
I. MỤC TIÊU :
	1. Kiến thức: Giúp HS bước đầu nhận biết về độ lớn của yến , tạ , tấn ; mối quan hệ giữa chúng với ki-lô-gam ( BT1,2).
	2. Kĩ năng: Biết chuyển đổi đơn vị đo khối lượng ; thực hiện phép tính với các số đo: tạ, tấn(BT3).
	3. Thái độ: Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Phấn màu .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Luyện tập .
 3. Bài mới : (27’) Yến , tạ , tấn .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Giới thiệu : yến , tạ , tấn .
MT : Giúp HS nhận biết độ lớn của yến , tạ , tấn và mối quan hệ của chúng với kg
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Giới thiệu : Để đo khối lượng các vật nặng hàng chục kg , người ta còn dùng đơn vị yến .
- Ghi bảng : 1 yến = 10 kg .
- Hỏi : Mua 2 yến gạo tức là mua bao nhiêu kg gạo ? Có 10 kg khoai tức là có mấy yến khoai ?
- Giới thiệu : tạ , tấn tương tự như trên .
- Nêu vài ví dụ : Con voi nặng 2 tấn , con trâu nặng 3 tạ , con lợn nặng 6 yến  để HS bước đầu cảm nhận được về độ lớn của những đơn vị này .
Hoạt động lớp .
- Nêu lại các đơn vị đo khối lượng đã học : ki-lô-gam , gam .
- Đọc : 1 yến = 10 kg 
 10 kg = 1 yến 
Hoạt động 2 : Thực hành .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 : Làm miệng
- Bài 2a, b, c : Hướng dẫn làm chung : 5 yến =  kg
+ Đối với dạng bài : 5 yến 3 kg =  kg , có thể hướng dẫn làm như sau :
5 yến 3 kg = 50 kg + 3 kg = 53 kg
+ Lưu ý : Không trình bày các bước trung gian trong vở .
- Bài 4 : 
Hoạt động lớp .
- Nêu yêu cầu của bài rồi tự làm bài .
+ Nêu : 1 yến = 10 kg
 5 yến = 10 kg x 5
 = 50 kg
+ Vậy : 5 yến = 50 kg 
+ Làm lần lượt các phần a , b , c rồi chữa bài ( làm theo từng cột ) .
- Tự đọc bài toán rồi làm bài và chữa bài 
 Đáp số : 63 tạ .
4. Củng cố : (3’)
	- Nêu lại mối quan hệ của yến , tạ , tấn với kg .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Làm các bài tập 1, 2a, b, c ; 3 / 23
	- Chuẩn bị: Bảng đơn vị đo khối lượng.
Toán (tiết 20)
GIÂY , THẾ KỈ
I. MỤC TIÊU :
	1. Kiến thức: Biết đơn vị đo thời gian : giây , thế kỉ . Biết mối quan hệ giữa giây và phút , thế kỉ và năm (BT1,2a,b)
	2. Kĩ năng: Biết xác định một năm cho trước thuộc thế kỉ.
	3. Thái độ: Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :Đồng hồ thật có 3 kim : giờ , phút , giây .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Bảng đơn vị đo khối lượng .
 3. Bài mới : (27’) Giây , thế kỉ .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Giới thiệu về giây .
MT : Giúp HS nhận biết về đơn vị giây và mối quan hệ của nó với phút .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Dùng đồng hồ để ôn về giờ , phút và giới thiệu về giây : 
Hoạt động lớp .
- Nhắc lại : 1 giờ = 60 phút 
Hoạt động 2 : Giới thiệu về thế kỉ .
MT : Giúp HS nhận biết về đơn vị thế kỉ và mối quan hệ của nó với năm .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Giới thiệu : Đơn vị đo thời gian lớn hơn năm là thế kỉ . Ghi bảng : 1 thế kỉ = 100 năm 
- Giới thiệu tiếp : Bắt đầu từ năm 1 đến năm 100 là thế kỉ một ; từ năm 101 đến năm 200 là thế kỉ hai  ( ghi bảng )
- Hỏi : Năm 1975 thuộc thế kỉ nào ? Năm 1990 thuộc thế kỉ nào ? Năm nay thuộc thế kỉ nào ?  
- Lưu ý : Người ta hay dùng chữ số La Mã để ghi tên thế kỉ , chẳng hạn thế kỉ XX ( 20 ) . 
Hoạt động lớp .
- Nhắc lại và nêu thêm : 100 năm = 1 thế kỉ .
- Nhắc lại .
- Thế kỉ hai mươi . Năm nay thuộc thế kỉ hai mươi mốt .
Hoạt động 3 : Thực hành .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 : 
- Bài 2 : Trò chơi
- Bài 3 : Hướng dẫn làm ở nhà.
Hoạt động lớp .
- Đọc đề bài , tự làm rồi chữa bài .
- Tự làm rồi chữa bài . (Nêu đầy đủ câu)
- Tự làm rồi chữa bài .
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu lại mối quan hệ giữa giây và phút , thế kỉ và năm .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Làm các bài tập 3 / 25.
	- Chuẩn bị: Luyện tập.
Khoa học (tiết 7)
TẠI SAO CẦN ĂN PHỐI HỢP NHIỀU LOẠI THỨC ĂN ?
I. MỤC TIÊU :
	1. Kiến thức: Biết phân loại thức ăn theo nhóm chất dinh dưỡng.
	2. Kĩ năng: Biết được để có sức khỏe tốt phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn . Chỉ vào bảng tháp dinh dưỡng cân đối và nói: cần ăn đủ nhóm thức ăn, ăn vừa phải , ăn có mức độ , ăn ít và ăn hạn chế .
	3. Thái độ: Có ý thức ăn uống đủ chất dinh dưỡng , đảm bảo tốt về sức khỏe .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Hình trang 16 , 17 SGK . Các tấm phiếu ghi tên hay tranh , ảnh các loại thức ăn . Sưu tầm các đồ chơi bằng nhựa như gà , cá , tôm , cua  
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Vai trò của vi-ta-min , chất khoáng và chất xơ .
 3. Bài mới : (27’) Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn ?
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Thảo luận về sự cần thiết phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn .
MT : Giúp HS giải thích được lí do cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Yêu cầu thảo luận câu hỏi : Tại sao chúng ta nên ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn ?
- Kết luận : Mỗi loại thức ăn chỉ cung cấp một số chất dinh dưỡng nhất định ở những tỉ lệ khác nhau 
Hoạt động lớp , nhóm .
- Thảo luận theo các nội dung :
+ Nhắc lại tên một số thức ăn em thường ăn .
+ Nêu ngày nào cũng ăn vài món cố định , em sẽ thấy thế nào ?
+ Có loại thức ăn nào chứa đầy đủ tất cả các chất dinh dưỡng không ?
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta chỉ ăn thịt , cá mà không ăn rau , quả ?
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta chỉ ăn cơm với thịt mà không ăn cá hoặc ăn rau ?
- Các nhóm lần lượt trình bày .
- Nhận xét .
Hoạt động 2 : Làm việc với SGK tìm hiểu tháp dinh dưỡng cân đối .
MT : Giúp HS nói được tên nhóm thức ăn cần ăn đủ , ăn vừa phải , ăn có mức độ , ăn ít và ăn hạn chế .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Kết luận : Các thức ăn chứa nhiều chất bột đường , vi-ta-min , chất khoáng và chất xơ cần được ăn đầy đủ . Các thức ăn chứa nhiều chất đạm cần được ăn vừa phải . Đối với các thức ăn chứa nhiều chất béo , nên ăn có mức độ . Không nên ăn nhiều đường và nên hạn chế ăn muối 
Hoạt động lớp , cá nhân , nhóm đôi .
- Nghiên cứu “ Tháp dinh dưỡng cân đối trung bình cho một người một tháng ” SGK . 
- Từng nhóm đôi tự đặt câu hỏi và trả lời về nội dung : Nói tên các nhóm thức ăn .
- Báo cáo kết quả làm việc của nhóm dưới dạng đố nhau giữa các nhóm .
Hoạt động 2 : Trò chơi “ Đi chợ ” .
MT : Giúp HS biết lựa chọn các thức ăn cho từng bữa ăn một cách phù hợp và có lợi cho sức khỏe .
PP : Trực quan , thực hành , đàm thoại .
- Hướng dẫn cách chơi :
+ Treo tranh vẽ một số món ăn , đồ uống ở bảng để HS lựa chọn .
+ Phát cho mỗi em tham gia trò chơi 3 tờ giấy màu khác nhau ứng với 3 bữa : sáng , trưa , tối .
+ Mỗi em tham gia chơi sẽ lựa chọn các thức ăn , đồ uống và viết vào các tờ giấy màu phù hợp .
Hoạt động lớp .
- Từng em tham gia chơi sẽ giới thiệu trước lớp những thức ăn , đồ uống mà mình chọn cho mỗi bữa .
- Nhận xét xem lựa chọn nào là phù hợp ?
 4. Củng cố : (3’)
	- Giáo dục HS có ý thức ăn uống đủ chất dinh dưỡng , đảm bảo tốt về sức khỏe .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Về nhà nói với cha mẹ về nội dung của tháp dinh dưỡng .
	- Xem trước bài “ Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật ? ” .
v Rút kinh nghiệm:
Khoa học (tiết 8)
TẠI SAO CẦN ĂN PHỐI HỢP 
ĐẠM ĐỘNG VẬT VÀ ĐẠM THỰC VẬT ?
I. MỤC TIÊU :
	1. Kiến thức: Hiểu được vì sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật .
	2. Kĩ năng: Giải thích được lí do cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật . nêu được ích lợi của việc ăn cá .
	3. Thái độ: Có ý thức ăn uống đủ chất dinh dưỡng , đảm bảo tốt về sức khỏe .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Hình trang 18 , 19 SGK .
	- Phiếu học tập .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn ?
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 3. Bài mới : (27’) Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật ?
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Trò chơi “ Thi kể tên các món ăn chứa nhiều chất đạm ” .
MT : Giúp HS lập ra được danh sách tên các món ăn chứa nhiều chất đạm .
PP : Trực quan , thực hành , đàm thoại .
- Chia lớp thành 2 đội , mỗi đội cử ra một đội trưởng lên bốc thăm xem đội nào nói trước .
- Phát giấy khổ to cho mỗi đội .
- Nếu quá 10 phút chưa có đội nào thua , GV cho kết thúc cuộc chơi và yêu cầu 2 đội dán bảng danh sách của mình ở bảng . Đội nào ghi được nhiều món ăn hơn là thắng .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Mỗi đội cử 1 bạn viết tên các món ăn vào tờ giấy khổ to .
- Lần lượt 2 đội thi kể tên các món ăn chứa nhiều chất đạm . Mỗi đội trình bày tối đa là 10 phút . Đội nào nói chậm , nói sai hoặc nói trùng tên món ăn của đội kia là thua . 
Hoạt động 2 : Tìm hiểu lí do cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật .
MT : Giúp HS kể được tên một số món ăn vừa cung cấp đạm động vật , vừa cung cấp đạm thực vật . Giải thích được tại sao không nên chỉ ăn đạm động vật hoặc đạm thực vật .
PP : Trực quan , thực hành , đàm thoại .
- Đặt vấn đề : Tại sao chúng ta nên ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật ?
- Chia lớp thành các nhóm nhỏ , phát phiếu học tập cho mỗi nhóm để giải quyết câu hỏi trên .
- Kết luận : 
+ Mỗi loại đạm có chứa những chất bổ dưỡng ở tỉ lệ khác nhau . Aên kết hợp cả 2 loại đạm sẽ giúp cơ thể có thêm những chất dinh dưỡng bổ sung cho nhau , giúp cơ quan tiêu hóa hoạt động tốt hơn . Nên ăn từ 1/3 đến ½ lượng đạm động vật .
+ Nên ăn thịt ở mức độ vừa phải . Nên ăn cá vì đạm cá dễ tiêu . Mỗi tuần , nên ăn tối thiểu 3 bữa cá .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Cả lớp cùng đọc lại danh sách các món ăn chứa nhiều chất đạm do các em lập nên qua trò chơi ở HĐ1 và chỉ ra món ăn nào vừa chứa đạm động vật , vừa chứa đạm thực vật .
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc theo yêu cầu của Phiếu học tập :
+ Đọc các thông tin sau :
1. Thịt : Có nhiều chất đạm quý không thay thế được ở tỉ lệ cân đối . Đặc biệt có nhiều chất sắt dễ hấp thụ . Tuy nhiên , trong thịt lại có nhiều chất béo . Trong quá trình tiêu hóa , chất béo này tạo ra nhiều chất độc . 
2. Cá : Dễ tiêu , có nhiều chất đạm quý . Chất béo của cá không gây xơ vữa động mạch .
3. Đậu : Các loại đậu vừa giàu đạm , dễ tiêu ; vừa giàu chất béo có tác dụng phòng chống bệnh tim mạch .
4. Vừng , lạc : Cho nhiều chất béo , chất đạm .
+ Trả lời các câu hỏi sau :
a) Tại sao không nên chỉ ăn đạm động vật hay đạm thực vật ?
b) Trong nhóm đạm động vật , tại sao chúng ta nên ăn cá ?
- Các nhóm trình bày cách giải thích của nhóm mình trên cơ sở xử lí các thông tin trong Phiếu học tập .
- Đọc mục “Bạn cần biết” SGK .
 4. Củng cố : (3’)
	- Giáo dục HS có ý thức ăn uống đủ chất dinh dưỡng , đảm bảo tốt về sức khỏe .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Xem trước bài “ Tại sao cần ăn phồi hợp đạm động vật và đạm thực vật ? ”.
v Rút kinh nghiệm:
Lịch sử (tiết 2)
NƯỚC ÂU LẠC
I. MỤC TIÊU :
	1. Kiến thức: HS biết : Nước Âu Lạc là sự tiếp nối của nước Văn Lang . Thời gian tồn tại của nước Âu Lạc , tên vua , nơi kinh đô đóng . Sự phát triển về quân sự của nước Aâu Lạc . Nguyên nhân thắng lợi và thất bại của nước Aâu Lạc trước sự xâm lược của Triệu Đà .
	2. Kĩ năng: Trình bày được các sự kiện ở thời kì này .
	3. Thái độ: Tự hào về lịch sử nước nhà .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Hình SGK phóng to .
	- Phiếu học tập .
	- Lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Nước Văn Lang .
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 3. Bài mới : (27’) Nước Âu Lạc .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : 
MT : Giúp HS nắm các đặc điểm về đời sống của người Aâu Viêt .
PP : Động não , đàm thoại , giảng giải .
- Phát phiếu học tập cho HS .
- Yêu cầu HS đọc SGK và làm các bài tập trên phiếu .
- Hướng dẫn kết luận : Cuộc sống của người Aâu Việt và người Lạc Việt có nhiều điểm tương đồng và học sống hòa hợp với nhau .
Hoạt động cá nhân .
- Điền dấu X vào ô trống sau những điểm giống nhau về cuộc sống của người Lạc Việt và Aâu Việt :
+ Sống cùng trên một địa bàn . c
+ Đều biết chế tạo đồ đồng . c
+ Đều biết rèn sắt . c
+ Đều trồng lúa và chăn nuôi . c
+ Tục lệ có nhiều điểm giống nhau . c
Hoạt động 2 : 
MT : Giúp HS nắm các đặc điểm về quân sự của người Âu Việt .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Đặt câu hỏi cho cả lớp : So sánh sự khác nhau về nơi đóng đô của nước Văn Lang và Aâu Lạc .
Hoạt động lớp .
- Xác định trên lược đồ hình 1 nơi đóng đô của nước Aâu Lạc .
- Nêu tác dụng của nỏ và thành Cổ Loa .
Hoạt động 3 : 
MT : Giúp HS kể lại được cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Đặt câu hỏi cho cả lớp thảo luận : 
+ Vì sao cuộc xâm lược của quân Triệu Đà thất bại ?
+ Vì sao năm 179 TCN , nước Aâu Lạc rơi vào ách đô hộ của phong kiến phương Bắc ?
Hoạt động lớp .
- Đọc SGK đoạn : Từ năm 207 TCN  phương bắc .
- Kể lại cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà của nhân dân Aâu Lạc 
 4. Củng cố : (3’)
	- Giáo dục HS tự hào về lịch sử nước nhà .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Học thuộc ghi nhớ ở nhà .
v Rút kinh nghiệm:
Đạo đức (tiết 4)
VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP (tt)
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Nhận thức được : Mỗi người đều có thể gặp khó khăn trong cuộc sống và học tập . Cần phải có quyết tâm và tìm cách vượt qua khó khăn .
2. Kĩ năng: Biết xác định những khó khăn trong học tập của bản thân và cách khắc phục . Biết quan tâm , chia sẻ , giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn .
3. Thái độ: Quý trọng và học tập những tấm gương biết vượt khó trong cuộc sống và học tập .
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN :
	- SGK .
	- Các mẩu chuyện , tấm gương vượt khó trong học tập .
	- Giấy khổ to .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Vượt khó trong học tập .
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 3. Bài mới : (27’) Vượt khó trong học tập (tt) .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Ca

File đính kèm:

  • docTuan 04.doc