Giáo án Lớp 4 - Tuần 31

I. Mục tiêu:

- Trình bày được sự trao đổi chất của thực vật với môi trường : Thực vật thường xuyên phải lấy từ môi trường các chất khoáng,khí các- bô-nic,khí ô xi,chất khoáng khác,

- Thể hiện sự trao đối chất giữa thực vật với môi trường bằng sơ đồ.

- Giáo dục HS kĩ năng: tự nhận thức, lắng nghe tích cực, hợp tác,

II. Chuẩn bị:

- Giấy khổ to và bút dạ.

 

doc24 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2105 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 4 - Tuần 31, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
co 5 chữ số là số nào?
2. Bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
HĐ1. HD làm bài tập.
Bài 1:
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Gv kẻ bảng, Gv cùng hs làm mẫu hàng 1.
- Hs làm bài vào nháp, 3 Hs lên bảng làm bài theo cột.Đọc và viết số
- Gv cùng hs nx chữa bài.
+ Dòng 2: 160274; số gồm một trăm nghìn, sáu chục nghìn, hai trăm, bảy chục, 4 đơn vị.
+ Dòng 3: Một triệu hai trăm ba mươi bảy nghìn không trăm linh năm; số gồm một triệu, hai trăm nghìn, ba chục nghìn, bảy nghìn, năm đơn vị.
+ Dòng 4: Tám triệu không trăm linh tư nghìn không trăm chín mươi; Viết số: 
8 004 090
=> Củng cố đọc, viết và cấu tạo số.
Bài 3a: Làm miệng
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Hs đọc và nêu theo yêu cầu bài:
- Lần lượt hs nối tiếp nhau đọc số và thực hiện YC bài:
- Gv nghe, nx và chữa lỗi.
+ 67 358: Sáu mươi bảy nghìn ba trăm năm mươi tám; chữ số 5 thuộc hàng chục, lớp đơn vị
+ 851 904: Tám trăm năm mươi mốt nghìn chín trăm linh tư; chữ số 5 thuộc hàng chục nghìn, lớp nghìn.
...
Bài 4: Làm miệng
- Hs đọc yêu cầu bài và trả lời, lớp nx, trao đổi, bổ sung.
a. ...hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau 1 đơn vị.
b. Số TN bé nhất là số 0.
c. Không có số TN lớn nhất vì thêm 1 vào bất kì số tự nhiên nào cũng được số tự nhiên liền sau nó.
3. Củng cố, dặn dò.
- Hệ thống kT.
- Nx tiết học.
- Vn làm bài tập tiết 152 VBT.
Kể chuyện:
Luyện tập Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I. Mục tiêu.
- Kể lại được câu chuyện (hoặc đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về lòng dũng cảm của con người.
- Hiểu truyện, trao đổi được với các bạn về ý nghĩa câu chuyện (hoặc đoạn truyện).
- HSKG kể được chuyện ngoài SGK
- Giáo dục HS kĩ năng: tự nhận thức, hợp tác, lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin, …
II. Chuẩn bị:
- Hs sưu tầm truyện về lòng dũng cảm của con người.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
- Kể truyện: Những chú bé không chết?
- Vì sao truyện lại có tên như vậy?
- 2,3 Hs nối tiếp nhau kể và trả lời, lớp nx, bổ sung.
- Gv nx chung, ghi điểm.
2. Bài mới. 
HĐ1. Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
HĐ2. Hướng dẫn học sinh kể chuyện:
a. Tìm hiểu yêu cầu đề bài:
- Gv chép đề lên bảng.
- Hs đọc đề bài.
- Gv hỏi để gạch chân những từ trọng tâm của đề bài.
* Đề bài: Kể lại một câu chuyện nói về lòng dũng cảm mà em đã được nghe hoặc được đọc.
- Đọc các gợi ý?
- 4 Hs nối tiếp nhau đọc.
- Yêu cầu Hs chọn truyện và giới thiệu câu chuyện định kể? (Khuyến khích Hs chọn truyện ngoài sgk).
- Lần lượt Hs giới thiệu câu chuyện kể.
b. Hs thực hành kể và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Tổ chức Hs kể N2:
- N2 kể và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện bạn kể.
- Thi kể trước lớp:
- Cá nhân kể và trao đổi với cả lớp ý nghĩa câu chuyện em kể.
- Dựa vào tiêu chí: Nội dung, cách kể, cách dùng từ để bình chọn các câu chuyện đoạn truyện bạn kể?
- Lớp bình chọn.
Gv nx, khen và ghi điểm học sinh kể hay, đúng nội dung truyện.
HĐ3. Thi kể chuyện:
- GV cùng lớp NX, đánh giá.
- HS thi kể chuyện về lòng dũng cảm
 (ở ngoài SGK)
3. Củng cố, dặn dò:
- NX tiết học.Vn kể lại câu chuyện cho người thân nghe. 
- CB bài kể chuyện Tuần 27.
Khoa học (tiết 61):
Trao đổi chất ở thực vật
I. Mục tiêu:
- Trình bày được sự trao đổi chất của thực vật với môi trường : Thực vật thường xuyên phải lấy từ môi trường các chất khoáng,khí các- bô-nic,khí ô xi,chất khoáng khác,…
- Thể hiện sự trao đối chất giữa thực vật với môi trường bằng sơ đồ.
- Giáo dục HS kĩ năng: tự nhận thức, lắng nghe tích cực, hợp tác, …
II. Chuẩn bị:
- Giấy khổ to và bút dạ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
- Nêu vai rò của không khí đối với thực vật?
- Nêu ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu không khí của thực vật?
- 2,3 Hs nêu, lớp nx, bổ sung.
- Gv nx, ghi điểm.
2. Bài mới: 
HĐ1. Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
HĐ2. Những biểu hiện bên ngoài của trao đổi chất ở thực vật:
- Tổ chức hs quan sát hình 1 sgk/122.
- Cả lớp.
- Những gì vẽ trong hình?
- Mặt trời, cây, thực vật, nước, đất,...
- Những yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của cây xanh?
- ánh sáng, nước, chất khoáng trong đất,
- Phát hiện những yếu tố còn thiếu để bổ sung?
- Khí các - bon -níc, khí ô xi.
- Trong quá trình hô hấp cây thải ra môi trường những gì?
... khí cac-bon-níc, hơi nước, khí ô-xi và các chất khoáng khác.
- Quá trình trên được gọi là gì?
- Quá trình trên được gọi là quá trình trao đổi chất ở thực vật.
- Thế nào là quá trình trao đổi chất ở thực vật?
- là quá trình cây xanh lấy từ môi trường các chất khoáng, khí các-bon-nic, khí ô-xi, nước và thải ra môi trường khí các-bon-níc, khí ô-xi, hơi nước và các chất khoáng khác.
* Kết luận: Gv chốt ý trên.
HĐ3. Thực hành vẽ sơ đồ trao đổi chất ở thực vật:
- Tổ chức hs hoạt động theo nhóm 4:
- N4 hoạt động.
- Vẽ sơ đồ trao đổi chất và trao đổi thức ăn ở thực vật:
- Hs vẽ vào giấy khổ to và nêu trong nhóm.
- Trình bày:
- Cử đại diện lên trình bày trên sơ đồ của nhóm mình vẽ.
- Gv cùng hs nx, khen nhóm vẽ và nêu tốt.
- Lớp nx, bổ sung,trao đổi,
3. Củng cố, dặn dò:
- Nêu ND bài.
- Nx tiết học.
- vn học thuộc bài, chuẩn bị bài 62.
Buổi chiều:
Toán:
Ôn luyện
- Củng cố cách đọc, viết các số có 6 chữ số.
- Vận dụng làm bài tập nhanh, đúng.
- Giáo dục HS kĩ năng: quản lí thời gian, đặt mục tiêu, tư duy, …
II. Chuẩn bị:
- Sách luyện giải toán 4
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
2. Bài mới: 
HĐ1. Giới thiệu bài: Ghi tên bài
HĐ2. HD HS làm bài tập:
Bài 1: ( bài 1 – trang 46 )
 -Y/ c HS đọc đề bài 
 - GV cho HS nêu miệng
 - Cho nhận xét.
=> Củng cố cho HS cách đọc số, giá trị của các chữ số trong mỗi số.
- 1 HS đọc
- Nêu 
a, Nêu cách đọc số:
- 895 324 : Tám trăm chín mươi lăm nghìn ba trăm hai mươi tư.
- 4784 205: Bốn triệu bảy trăm tám mươi tư nghìn hai trăm linh năm.
- 35 028 610: ba mươi lăm triệu không trăm hai mươi tám nghìn sáu trăm mười.
b, HS tự nêu 
Bài 2: Với các chữ số: 4, 0, 5, 9. Hãy viết 
a) Các số có bốn chữ số chia hết cho 2, mỗi số có cả 4 chữ số đã cho:
b) Số lớn nhất gồm 4 chữ số đã cho
c) - Số nhỏ nhất gồm 4 chữ số đã cho.
- GV cho HS tự làm bài vào vở.
- GV gọi HS lên bảng điền nối tiếp.
Bài 3: Tổng của ba số tự nhiên liên tiếp là 555. Tìm 3 số đó. Trong đó có mấy số chẵn, mấy số lẻ.
- GV gọi HS đọc bài
- Bài toán cho biết gì?
- Muốn tìm được 3 số đó, trước hết ta phải tìm gì? 
 GV gọi HS chữa bài, nhận xét, chốt kết quả đúng
Củng cố: STN liền trước, liền sau.
Bài 4: ( bài 5 – trang 46)
- GV nêu y/ c bài tập và cho HS nêu miệng kết quả
- Cho HS chữa bài , nhận xét.
- Làm bài vào vở – 1 HS lên bảng chữa bài.
- HS đổi chéo vở kiểm tra lẫn nhau.
- Các số đó là: 9504 ; 9540 ; 5904 ; 5940 ; 4950 ; 4590 ; 9450 ; 5490.
- Số đó là: 9546.
- Số đó là: 4059.
- HS đọc đề bài 
- Nêu cách giải 
 1 HS giải vào bảng phụ
 Giải
 Số ở giữa là:
 555 : 3 = 185
 Số liền trước là:
185 - 1 = 184
 Số liền sau là:
185 + 1 =186.
Trong đó có 2 số chẵn là: 184 ; 186.
 1 số lẻ là: 185 
Số 5408 có thể viết thành:
D, 5000 + 400 + 8
3. Củng cố, dặn dò : 
- Hệ thống bài.
- Nhận xét giờ.
Tiếng Việt:
Ôn luyện
I. Mục tiêu:
Giúp HS củng cố:
- Cấu tạo của bài văn miêu tả con vật gồm 3 phần : mở bài, thân bài và kết bài.
- Lập dàn ý một bài văn miêu tả con vật.
- Giáo dục HS kĩ năng: quản lí thời gian, đặt mục tiêu, tư duy, …
- Giáo dục HS ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
- Nêu cấu tạo của bài văn miêu tả loài vật?
- GV cùng lớp NX, cho điểm.
- 1, 2 HS nêu.
2. Bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
HĐ2. HD HS luyện tập:
- Nghe giảng.
Đề bài: Lập dàn ý tả một chú chó đáng yêu.
- Đọc YC bài.
- HD: Em QS chú chó nhà em hoặc của nhà hàng xóm rồi lập dàn ý bằng cách trả lời câu hỏi:
- Nghe giảng.
- Chú chó này là loại chó gì? Tên gọi của nó là gì?
- Chú chó này có những điểm gì nổi bật đáng yêu? ( hình dáng, màu sắc, có thói quen gì, khôn ntn? )
- Em có thích chú chó này không? Em quan tâm chăm sóc nó ra sao?
- YC HS lập dàn ý.
- Làm bài vào vở, 1 HS làm bảng phụ.
- Gọi HS đính bảng phụ.
- Cả lớp cùng NX, bổ sung.
- Chữa dàn ý cho một số HS : NX, cho điểm.
- Chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống KT bài học.
- NX giờ học.
- VN luyện lập lại dàn ý cho đề 2.
Ngày soạn: 9 / 4 / 2014
Ngày dạy: Thứ tư ngày 16 tháng 4 năm 2014
Tập đọc:
Con chuồn chuồn nước
I. Mục tiêu:
- Đọc lưu loát toàn bài, đọc diễn cảm giọng nhẹ hàng, thể hiện sự ngạc nhiên; đổi giọng linh hoạt phù hợp nội dung từng đoạn.
- Hiểu từ ngữ trong bài.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp sinh động của chú chuồn chuồn nước, cảnh đẹp của thiên nhiên đất nước theo cánh bay của chú chuồn chuồn, bộc lộ tình cảm của tác giả đối với đất nước, quê hương.
- Giáo dục HS kĩ năng: lắng nghe tích cực, tự nhận thức, kiểm soát cảm xúc, …
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ bài đọc sgk.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
- Gọi HS đọc bài Ăng- co Vát, trả lời câu hỏi nội dung bài đọc.
- 2 hs đọc, lớp nx.
- Gv nx chung, cho điểm.
2. Bài mới.
HĐ1. Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
HĐ2. HD luyện đọc :
- Nghe giảng.
- Gọi HS khá đọc toàn bài
- 1 HS khá đọc , lớp theo dõi và chia đoạn.
- Chia bài thành 2 đoạn: Mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn.
- GV theo dõi kết hợp sửa lỗi phát âm sai 
- Hướng dẫn đọc ngắt giọng một số câu văn và giải nghĩa từ.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- Nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
- Luyện đọc phát âm từ khó.
- Nêu cách đọc ngắt giọng và luyện đọc.
- 1 HS đọc mục chú giải, lớp theo dõi.
- Luyện đọc bài theo cặp.
- 1, 2 em đọc cả bài.
- Lớp theo dõi.
HĐ3. Tìm hiểu bài:
- Đọc thầm đoạn 1 trao đổi cặp và trả lời.
- Chú chuồn chuồn nước được miêu tả bằng những hình ảnh so sánh nào?
- Bốn cái cánh mỏng như cái giấy bóng. Hai con mắt long lanh như thuỷ tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. Bốn cánh khẽ rung rung như còn đang phân vân.
- Em thích hình ảnh so sánh nào vì sao?
- Hs lần lượt nêu: ...
- Đoạn 1 cho em biết điều gì?
+ Miêu tả vẻ đẹp về hình dáng và màu sắc của chú chuồn chuồn nước.
- Cách miêu tả của chú chuồn nước có gì hay?
- Tác giả tả đúng cách bay vọt lên bất ngờ của chú và theo cánh bay của chú, cảnh đẹp của đất nước lần lượt hiện ra.
- Tình yêu quê hương đất nước của tác giả thể hiện qua những câu thơ nào?
- Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng; luỹ tre xanh rì rào trong gió, bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh; rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra: cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ, dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi, trên tầng cao là đàn cò đang bay, là trời xanh trong và cao vút.
- Đoạn 2 cho em biết điều gì?
+ Tình yêu quê hương đất nước của tác giả.
- Bài văn nói lên điều gì?
+ Ca ngợi vẻ đẹp sinh động của chú chuồn chuồn nước, cảnh đẹp của thiên nhiên đất nước theo cánh bay của chú chuồn chuồn, bộc lộ tình cảm của tác giả đối với đất nước, quê hương.
HĐ4. Đọc diễn cảm:
- Gọi HS đọc nối tiếp bài.
- 2 hs đọc.
- Nêu giọng đọc?
- Giọng nhẹ nhàng, hơi ngạc nhiên, nhấn giọng: đẹp làm sao, lấp lánh, long lanh, rung rung, phân vân, mênh mông, lặng sóng, đọc đúng những câu cảm ( Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao.)
- HD luyện đọc diễn cảm đoạn 1:
+ Gv đọc mẫu.
- Theo dõi.
- Hs nêu cách đọc và luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS thi đọc.
- Thi đọc: cá nhân, cặp.
- Gv cùng hs nx, cho điểm.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nx tiết học.
- vn đọc bài và chuẩn bị bài 63.
Toán (tiết 153):
ôn tập về số tự nhiên (tiếp theo)
I. Mục tiêu:
Giúp HS ôn tập về:
- Đọc, viết số trong hệ thập phân.
- Hàng và lớp; giá trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong từng số.
- Ôn tập về so sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên.
- Giáo dục HS kĩ năng: lắng nghe tích cực, tự nhận thức, kiểm soát cảm xúc, …
- Giáo dục HS ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
II. Chuẩn bị:
- SGK, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
- YC đọc các số: 134 567; 87 934 956
- 2 hs đọc, lớp nx trao đổi về cấu tạo số.
2. Bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
HĐ2. HD luyện tập: ( SGK trang 161)
- Nghe giảng.
Bài 1 dòng 1, 2: > ; < ; =
- Đọc yêu cầu.
- YC HS tự làm bài.
- Lớp làm nháp, 2 HS làm bảng phụ.
989 < 1321 34 579 < 34 601
27 105 > 7 985 150 482 > 150 459
8 300 : 10 = 830 72 600 = 726 x 100
- GV YC HS giải thích cách so sánh 1, 2 phép tính.
-Trả lời.
Bài 2: 
- Đọc yêu cầu và tự làm.
- YC HS tự làm bài.
- YC giải thích cách sắp xếp chữ của mình.
- HS làm bảng tay và bảng phụ.
a) 999 ; 7426 ; 7624 ; 7642
b) 1853 ; 3158 ; 3190 ; 3518.
Bài 3: Viết các số theo thứ tự từ lớn đến bé.
(Tiến hành tương tự bài 2)
- Đọc yêu cầu và tự làm.
- 1 HS lên bảng làm.
- GV cùng cả lớp nhận xét, chữa bài.
a) 10 261; 1590 ; 1 567 ; 897
b) 4270 ; 2518 ; 2490 ; 2476.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống KT bài học.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài, làm bài tập.
Tập làm văn:
Luyện tập miêu tả các bộ phận của con vật
I. Mục tiêu:
- Luyện tập quan sát các bộ phận của con vật.
- Biết tìm các từ ngữ miêu tả làm nổi bật những đặc điểm của con vật.
- Giáo dục HS kĩ năng: tư duy sáng tạo, giao tiếp, tự nhận thức, quản lí thời gian…
- Giáo dục HS ý thức, tự giác, tích cực trong học tập.
II. Chuẩn bị:
- Sưu tầm tranh ảnh về một số con vật, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học :
1. Kiểm tra:
- Tại sao phải khai báo tạm vắng tạm trú?
- 2 Hs nêu, lớp nx,
- Gv nx chung, cho điểm.
2. Bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
HĐ2. HD HS làm bài tập.
Bài 1, 2:
- Nghe giảng.
- Hs nối tiếp nhau đọc yêu cầu bài.
- Đọc nội dung đoạn văn sgk.
- 1 Hs đọc, lớp đọc thầm.
- Tổ chức hs trao đổi theo cặp BT 2.
- Từng cặp trao đổi và ghi vào nháp.
- Gọi HS trình bày.
- Một số nhóm nêu miệng, cử 1 nhóm làm thư kí ghi bảng.
- Gv cùng hs nx, chốt ý đúng:
 Các bộ phận
- Hai tai
- Hai lỗ mũi
- Hai hàm răng
- Bờm
- Ngực
- Bốn chân
- Cái đuôi
 Từ ngữ miêu tả
To, dựng đứng trên cái đầu đẹp.
ươn ướt, động đậy hoài
Trắng muốt
Được cắt rất phẳng
nở
Khi đứng cũng cứ dậm lộp cộp trên đất.
Dài, ve vẩy hết sang phải lại sang trái.
Bài 3:
- Hs đọc nội dung.
- Gv treo một số ảnh con vật.
- Hs nêu tên con vật em chọn để quan sát.
- Đọc 2 ví dụ trong sgk.
- 2 Hs nối tiếp nhau đọc.
-YC viết lại những từ ngữ miêu tả theo 2 cột như BT2.
- Lớp làm bài vào vở.
- Gọi HS trình bày.
- Lần lượt hs nêu miệng, lớp nx.
- Gv nx chung, ghi điểm hs có bài viết tốt.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nêu nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- VN hoàn chỉnh bài tập 3. Quan sát con gà trống.
Kĩ thuật (tiết 31):
Lắp ô tô tải
I. Mục tiêu: 
- Học sinh biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp ô tô tải
- Lắp được từng bộ phận và lắp ráp ô tô tải đúng kỹ thuật, đúng quy trình và chuyển động được.
- Rèn luyện tính cẩn thận, an toàn lao động khi thực hiện các thao tác lắp, tháo các chi tiết ô tô tải.
- Giáo dục HS kĩ năng: Quản lí thời gian, đạt mục tiêu, …
II. Chuẩn bị:
- Mẫu ô tô tải đã lắp ráp
- Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: sự chuẩn bị của học sinh
- Học sinh tự kiểm tra chéo
2. Bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
HĐ1. Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét mẫu:
- Cho HS quan sát mẫu ô tô đã lắp sẵn
- Lắp ô tô tải cần có bao nhiêu bộ phận ?
- Nêu tác dụng của ô tô trong thực tế
HĐ2. Hướng dẫn thao tác kỹ thuật:
a) Hướng dẫn học sinh chọn các chi tiết theo sách giáo khoa
- Cho học sinh chọn và gọi tên, số lượng từng loại xếp vào nắp hộp.
b) Lắp từng bộ phận:
* Lắp giá đỡ, trục bánh xe và sàn ca bin (hình 2 sách giáo khoa)
- Bộ phận này ta cần phải lắp mấy phần
Gọi một số học sinh lên lắp
* Lắp ca bin (hình 3 sách giáo khoa)
- Em nêu các bước lắp ca bin
- Giáo viên tiến hành lắp mẫu
- Lắp thành sau của thùng xe và lắp trục bánh xe (hình 4, 5 sách giáo khoa)
c) Lắp ráp xe ô tô tải:
- Giáo viên lắp ráp xe theo các bước trong sách giáo khoa
- Kiểm tra sự chuyển động của xe
- Hướng dẫn tháo dời các chi tiết và xếp vào hộp
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét và báo cáo
- Học sinh quan sát mẫu và trả lời
- Cần 3 bộ phận : giá đỡ bánh xe và sàn ca bin, ca bin, thành sau của thùng xe và trục bánh xe.
- Xe chở được nhiều hàng hoá
- Học sinh chọn đủ số lượng chi tiết để vào nắp hộp
- Học sinh quan sát hình 2 và theo dõi mẫu
- Cần lắp 2 phần : giá đỡ trục bánh xe, sàn ca bin
- Một số học sinh lên làm mẫu
- Học sinh quan sát hình 3 và trả lời
- Có 4 bước :
- Học sinh quan sát mẫu
- Học sinh quan sát mẫu và tập lắp ráp
- Học sinh theo dõi
- Theo dõi và thực hành
- Nêu ND bài.
- NX giờ học.
- Về nhà chuẩn bị bộ đồ dùng lần sau thực hành 
Thể dục (tiết 61):
Môn thể thao tự chọn: Nhảy dây tập thể
I. Mục tiêu:
- Ôn một số nội dung của môn tự chọn. Yêu cầu thực hiện đúng động tác.
- Ôn nhảy dây tập thể. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác.
- Giáo dục HS kĩ năng: hợp tác, ứng phó với căng thẳng, …
- Giáo dục HS ý thức tự giác, tích cực trong tập luyện.
II. Chuẩn bị :
- Dây nhảy, vệ sinh sân tập.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Định lượng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò.
1. Phần mở đầu:
4-5’
- ổn định tổ chức.
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Tập hợp , điểm số , báo cáo sĩ số.
-Xoay khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông, vai
- Chạy nhẹ nhàng, đi theo vòng tròn hít thở sâu.
- Ôn một số động tác của bài thể dục phát triển chung.
2. Phần cơ bản:
a. Môn tự chọn:
24-25’
- Đá cầu.
- Nêu ND ôn tập.
- HD lại các động tác: Một vài hS tập mẫu.
- Tổ chức HS tập luyện: Theo dõi, NX, đánh giá.
- Ôn tâng cầu bằng đùi.
- Ôn chuyền cầu theo nhóm 3 người.
- Thi tâng cầu bằng đùi.
- Ném bóng.
- Nêu ND luyện tập.
- Tổ chức HS tập luyện theo nhóm và thi ném bóng trúng đích: NX, đánh giá.
- Ôn cầm bóng, đứng chuẩn bị ngắm đích, ném bóng vào đích.
- Thi ném bóng.
3. Phần kết thúc:
4-5’
- Động tác hồi tĩnh.
- Tổ chức HS tập luyện.
- Đứng hát vỗ tay, tập 1 số động tác hồi tĩnh.
- Hệ thống bài học.
- GV cùng HS hệ thống KT bài học.
- GV nhận xét giờ học.
- VN: Ôn lại nội dung bài học.
- Vệ sinh sân tập.
- Lên lớp.
Buổi chiều:
Tiếng Việt:
Ôn luyện
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Hiểu nghĩa của câu tục ngữ đã cho. Viết được 2- 3 câu góp ý với một người bạn .
- HS biết, tìm được câu kể trong đoạn văn đã cho.
- HS biết cảm thụ đoạn thơ đã cho và viết một bài văn miêu tả đồ vật.
- Giáo dục HS kĩ năng: quản lí thời gian, đặt mục tiêu, tư duy, …
II. Chuẩn bị: Sách bồi dưỡng TV lớp 4
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: Kết hợp trong giờ học.
2. Bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
HĐ2. HD HS làm bài tập:
Bài 1: Sách bồi dưỡng TV (T22)
- GV chép đề bài lên bảng
a. Em hiểu như thế nào về nghĩa của câu tục ngữ sau: Chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở?
b. Viết 2 – 3 câu góp ý với một người bạn vì chơi với một số bạn hư nên học hành sút kém. Trong lời góp ý của em có dẫn câu tục ngữ trên. 
- Y/c HS làm bài, chữa bài, nhận xét
Bài 2: Sách bồi dưỡng TV(T22)
- GV chép đề bài lên bảng 
Tìm câu kể trong đoạn văn dưới đây. Cho biết các câu kể này dùng để làm gì?
 Nhìn vào các khe đá chung quanh, tôi thấy những nhện là nhện. Chúng đứng im như đá mà coi vẻ hung dữ. Tôi cất tiếng hỏi lớn:
- Ai đứng chóp bu bọn này? Ra đây ta nói chuyện.
Từ trong hốc đá, một mụ nhện cong chân nhảy ra. Tôi thét :
- Thật đáng xấu hổ! Có phá hết các vòng vây đi không?
Bọn nhện sợ hãi cùng dạ ran. Cả bọn cuống cuồng chạy dọc chạy ngang, phá hết các dây tơ chăng lối.
- Cho HS làm bài vào vở
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 3: Sách bồi dưỡng TV(T23)
- GV chép đề bài lên bảng 
Trong bài Ngày hôm qua đâu rồi ?, nhà thơ Bế Kiến Quốc có viết:
Em cầm tờ lịch cũ :
- Ngày hôm qua đâu rồi?
Ra ngoài sân hỏi bố
Xoa đầu em, bố cười…
- Ngày hôm qua ở lại
Trong vở hồng của con
Con học hành chăm chỉ 
Là ngày qua vẫn còn.
Em hiểu câu trả lời của người bố đối với con qua những câu thơ trên ý nói gì ?
- Cho HS làm bài
- HS đọc bài, nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống nội dung bài
- Nhận xét giờ học. VN ôn bài
- HS đọc y/c bài 
- Làm bài vào vở
1 Nghĩa của câu tục ngữ Chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở: Trong quan hệ bạn bè hoặc làm ăn sinh sống, phải biết tìm ngươi tốt, nơi ở phù hợp với mình.

File đính kèm:

  • docTuan 31D.doc