Giáo án lớp 4 - Tuần 31
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Hiểu được thế nào là trạng ngữ .
2. Kĩ năng: Nhận diện được trạng ngữ . trong câu (BT1), bước đầu viết được đoạn văn ngắn trong đó có ít nhất một câu có sử dụng trạng ngữ (BT2).
3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức dùng đúng câu tiếng Việt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :Bảng phụ viết các câu văn ở BT1 ( phần Luyện tập ) .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Khởi động : (1) Hát .
2. Bài cu : (5) Câu cảm .
3. Bài mới : (27) Thêm trạng ngữ cho câu .
a) Giới thiệu bài :
b) Các hoạt động :
ÙNG DẠY HỌC : - Phấn màu . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Thực hành (tt) . - Sửa các bài tập về nhà . 3. Bài mới : (27’) Oân tập về số tự nhiên . a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS làm bài tập MT : Giúp HS củng cố cách đọc, viết số và cấu tạo thập phân của một số; nhận biết vị trí của từng chữ số theo hàng và lớp. Bài 1 : + Củng cố về cách đọc , viết số và cấu tạo thập phân của một số . + Hướng dẫn HS làm 1 câu , sau đó HS tự làm tiếp . 2 HS lên bảng làm. - Bài 3: GV hướng dẫn mẫu một bài. Hoạt động lớp . - Cả lớp làm vào SGK. a) Trong số 67358, chữ số 5 thuộc hàng chục, lớp đơn vị. Trong số 851904,chữ số 5 thuộc hàng chục nghìn, lớp nghìn. Trong số 195080126 chữ số 5 thuộc triệu, lớp triệu. b) Trong số 103, chữ số 3 thuộc hàng đơn vị, lớp đơn vị. Trong số 1379, chữ số 3 thuộc hàng trăm, lớp đơn vị. Trong số 8932, chữ số 3 thuộc hàng chục, lớp đơn vị. Trong số 13064, chữ số 3 thuộc hàng nghìn, lớp nghìn. Trong số 3265910, chữ số 3 thuộc hàng triệu, lớp triệu. Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập (tt) . MT : Giúp HS củng cố về dãy số tự nhiên. - Bài 4 : Củng cố về dãy số tự nhiên và một số đặc điểm của nó . Hoạt động lớp . - Nêu lại dãy số tự nhiên , từ đó lần lượt trả lời các câu hỏi a , b , c . 4. Củng cố : (3’) - Chấm bài , nhận xét . - Các nhóm cử đại diện thi đua đọc , viết số ở bảng . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Làm các bài tập 2,5. v Rút kinh nghiệm: Toán (tiết 153) ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN (tt) I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: So sánh được các số có đến sáu chữ số.Biết sắp xếp bốn số tự nhiên theo thứ tự từ lớn đến bé, từ bé đến lớn. 2. Kĩ năng: Làm được các bài tập liên quan đến các kiến thức nêu trên . 3. Thái độ: Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Phấn màu . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Oân tập về số tự nhiên . - Sửa các bài tập về nhà . 3. Bài mới : (27’) Oân tập về số tự nhiên (tt) . a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS làm bài tập MT : Giúp HS củng cố so sánh hai số; biết sắp xếp bốn số tự nhiên theo thứ tự từ lớn đến bé, từ bé đến lớn. - Bài 1 : - Bài 2 : - Bài 3 : Hoạt động lớp . - Tự làm bài rồi chữa bài . - Nêu lại cách so sánh hai số tự nhiên . - So sánh rồi sắp xếp các số đã cho theo thứ tự từ bé đến lớn . a) 999; 7426;7624; 7642. b) 1853; 3158; 3190; 3518. - Tương tự bài 2 nhưng sắp xếp theo thứ tự ngược lại . a) 10261; 1590; 1567; 897. b) 4270; 2518; 2490; 2476. 4. Củng cố : (3’) - Chấm bài , nhận xét . - Đại diện các nhóm thi đua xếp số tự nhiên ở bảng . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học .Làm các bài tập 4,5. Toán (tiết 154) ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN (tt) I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9. 2. Kĩ năng: Làm được các bài tập liên quan đến các kiến thức nêu trên . 3. Thái độ: Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Phấn màu . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Oân tập về số tự nhiên (tt) . - Sửa các bài tập về nhà . 3. Bài mới : (27’) Oân tập về số tự nhiên (tt) . a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS làm bài tập MT : Giúp HS củng cố dâu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9. - Bài 1 : - Bài 2 : - Bài 3 : Hoạt động lớp . - Nêu lại các dấu hiệu chia hết cho 2 , 3, 5 , 9 . - Tự làm bài rồi chữa bài . - Khi chữa bài , cần giải thích cách làm . - Nêu dấu hiệu chia hết cho cả 2 và 5 . - Nêu yêu cầu BT , tự làm bài rồi chữa bài . - Tự làm bài rồi chữa bài . Do x chia hết cho 5 nên x có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5. x là số lẻ, vậy x có chữ số tận cùng là 5. Vì 23 < x < 31 nên x là 25. 4. Củng cố : (3’) - Chấm bài , nhận xét . - Đại diện các nhóm thi xác định số chia hết ở bảng . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Làm các bài tập 4,5. Toán (tiết 155) ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH SỐ TỰ NHIÊN I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: Biết đặt tính và thực hiện cộng, trừ các số tự nhiên. 2. Kĩ năng: Vận dụng các tính chất của phép cộng để tính thuận tiện. 3. Thái độ: Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Phấn màu . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Oân tập về số tự nhiên (tt) . - Sửa các bài tập về nhà . 3. Bài mới : (27’) Oân tập về các phép tính số tự nhiên . a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS làm bài tập MT : Giúp HS cách đặt tính cộng và trừ.tìm thành phần chưa biết. - Bài 1 : + Củng cố kĩ thuật tính cộng , trừ ( đặt tính , thực hiện phép tính ) . - Bài 2 : Hoạt động lớp . - Tự làm bài , đổi vở cho nhau để kiểm chéo . a)6195 + 2785 = 8980. b) 5342 – 4185 = 1157. - Tự làm bài rồi chữa bài . - Nêu lại quy tắc Tìm số hạng chưa biết , Tìm số bị trừ chưa biết . a) x +126 = 480 x = 480 – 126 x = 354. Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập (tt) . MT : Giúp HS vận dụng các tính chất của phép cộng để tính thuận tiện; giải bài toán có liên quan đến phép cộng và trừ. - Bài 4 : - Bài 5 : Hoạt động lớp . - Vận dụng tính chất giao hoán , kết hợp của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất . - Đọc bài toán rồi tự làm bài và chữa bài GIẢI Trường Thắng Lợi quyên góp được : 1475 – 184 = 1291 (quyển) Cả hai trường quyên góp được : 1475 + 1291 = 2766 (quyển) Đáp số : 2766 quyển 4. Củng cố : (3’) - Chấm bài , nhận xét . - Đại diện các nhóm thi đua thực hiện các phép tính ở bảng . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Làm bài tập 3. v Rút kinh nghiệm: Khoa học (tiết 61) TRAO ĐỔI CHẤT Ở THỰC VẬT I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: Trình bày được sự trao đổi chât của thực vật với môi trường: thực vật thường xuyên phải lấy từ môi trường các chât khaóng, khí các- bô- nic, khí ôxi và thải ra hơi nước, khí ôxi và các chất khoáng khác, 2. Kĩ năng: Thể hiện sự trao đổi chất giữa thực vật với môi trường bằng sơ đồ. 3. Thái độ: Yêu thích tìm hiểu khoa học . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Hình trang 122 , 123 SGK . - Giấy A0 , bút vẽ đủ dùng cho các nhóm . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Nhu cầu không khí của thực vật . 3. Bài mới : (27’) Trao đổi chất ở thực vật . a) Giới thiệu bài : - Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Phát hiện những biểu hiện bên ngoài của trao đổi chất ở thực vật . MT : Giúp HS tìm trong hình vẽ những gì thực vật phải lấy từ môi trường , phải thải ra môi trường trong quá trình sống . - Kiểm tra , giúp đỡ các nhóm . - Kết luận : Thực vật thường xuyên phải lấy từ môi trường các chất khoáng , khí các-bô-níc , nước , khí ô-xi và thải ra hơi nước , khí các-bô-níc , chất khoáng khác Quá trình đó được gọi là quá trình trao đổi chất giữa thực vật và môi trường Hoạt động lớp , nhóm đôi . - Quan sát hình 1 SGK rồi : + Kể tên những gì được vẽ trong hình . + Phát hiện ra những yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của cây xanh có trong hình . + Phát hiện những yếu tố còn thiếu để bổ sung . - Thực hiện nhiệm vụ theo gợi ý trên cùng bạn . - Một số em trình bày : + Kể tên những yếu tố cây thường xuyên phải lấy từ môi trường và thải ra môi trường trong quá trình sống . + Quá trình trên được gọi là gì ? Hoạt động 2 : Thực hành vẽ sơ đồ trao đổi chất ở thực vật . MT : Giúp HS vẽ và trình bày sơ đồ trao đổi khí , thức ăn ở thực vật . - Chia nhóm , phát giấy và bút vẽ cho các nhóm . Hoạt động lớp , nhóm . - Làm việc theo nhóm , vẽ sơ đồ trao đổi khí và thức ăn ở thực vật . - Nhóm trưởng điều khiển các bạn lần lượt giải thích sơ đồ trong nhóm . - Các nhóm treo sản phẩm và cử đại diện trình bày trước lớp . 4. Củng cố : (3’) - Nêu lại ghi nhớ SGK . - Giáo dục HS yêu thích tìm hiểu khoa học . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . v Rút kinh nghiệm: Khoa học (tiết 62) ĐỘNG VẬT CẦN GÌ ĐỂ SỐNG ? I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: Nêu được những yếu tố cần để duy trì sự sống của động vật như: nước, thức ăn, không khí, ánh sáng. 2. Kĩ năng: Biết cách làm thí nghiệm chứng minh vai trò của nước , thức ăn , không khí , ánh sáng đối với đời sống động vật . 3. Thái độ: Yêu thích tìm hiểu khoa học . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Hình trang 124 , 125 SGK . - Phiếu học tập . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Trao đổi chất ở thực vật . 3. Bài mới : (27’) Động vật cần gì để sống ? a) Giới thiệu bài : - Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Trình bày cách tiến hành thí nghiệm động vật cần gì để sống . MT : Giúp HS biết cách làm thí nghiệm chứng minh vai trò của nước , thức ăn , không khí , ánh sáng đối với đời sống động vật . - Chia nhóm . - Kiểm tra , giúp đỡ các nhóm làm việc . - Điền ý kiến của HS vào bảng sau : Chuột sống ở hộp Điều kiện được cung cấp Điều kiện thiếu 1 2 3 4 5 Hoạt động lớp , nhóm . - Nhắc lại cách làm thí nghiệm : Cây cần gì để sống ? - Các nhóm làm việc theo thứ tự sau : + Đọc mục Quan sát SGK , xác định điều kiện sống của 5 con chuột . + Nêu nguyên tắc của thí nghiệm . + Đánh dấu vào phiếu theo dõi điều kiện sống của từng con , thảo luận , dự đoán kết quả thí nghiệm . - Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc theo hướng dẫn của GV . - Đại diện vài nhóm nhắc lại công việc đã làm . Hoạt động 2 : Dự đoán kết quả thí nghiệm . MT : Giúp HS nêu những điều kiện cần để động vật sống và phát triển bình thường . - Kẻ thêm mục dự đoán và ghi tiếp vào bảng sau : Chuột sống ở hộp Điều kiện được cung cấp Điều kiện thiếu Dự đoán kết quả 1 2 3 4 5 - Kết luận : Như mục Bạn cần biết SGK . Hoạt động lớp , nhóm . - Thảo luận nhóm dựa vào câu hỏi SGK : + Dự đoán xem con chuột trong hộp nào sẽ chết trước ? Tại sao ? Những con chuột còn lại sẽ như thế nào ? + Kể ra những yếu tố cần để một con vật sống và phát triển bình thường . - Đại diện các nhóm trình bày dự đoán kết quả . 4. Củng cố : (3’) - Nêu lại ghi nhớ SGK . - Giáo dục HS yêu thích tìm hiểu khoa học . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . v Rút kinh nghiệm: Lịch sử (tiết 27) NHÀ NGUYỄN THÀNH LẬP I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: Nắm được đôi nét về sự thành lập nhà Nguyễn. 2. Kĩ năng: Nêu một vài chính sách cụ thể của các vua nhà Nguyễn để củng cố sự thống trị. 3. Thái độ: Tự hào về lịch sử nước nhà . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Một số điều luật của Bộ luật Gia Long . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Những chính sách về kinh tế và văn hóa của vua Quang Trung . 3. Bài mới : (27’) Nhà Nguyễn thành lập . a) Giới thiệu bài : Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : MT : Giúp HS nắm hoàn cảnh ra đời của nhà Nguyễn . - Tổ chức cho HS thảo luận theo câu hỏi : Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào ? - Nói thêm về sự tàn sát của Nguyễn Aùnh đối với những người tham gia khởi nghĩa Tây Sơn . - Thông báo : Nguyễn Aùnh lên ngôi hoàng đế , lấy niên hiệu là Gia Long , chọn Huế làm kinh đô . Từ năm 1802 đến năm 1858 , nhà Nguyễn trải qua các đời vua : Gia Long , Minh Mạng , Thiệu Trị , Tự Đức . Hoạt động lớp . - Sau khi vua Quang Trung mất , lợi dụng bối cảnh triều đình đang suy yếu , Nguyễn Aùnh đã đem quân tấn công , lật đổ nhà Tây Sơn . Hoạt động 2 : MT : Giúp HS nắm những chính sách hà khắc của nhà Nguyễn . - Cung cấp cho HS một số điểm trong bộ luật Gia Long để các em chọn dẫn chứng minh họa cho lời nhận xét : nhà Nguyễn đã dùng nhiều chính sách hà khắc để bảo vệ ngai vàng của vua . - Hướng HS đến kết luận : Các vua nhà Nguyễn đã thực hiện nhiều chính sách để tập trung quyền hành trong tay và bảo vệ ngai vàng của mình . Hoạt động lớp , nhóm . - Các nhóm cử người báo cáo kết quả làm việc của nhóm trước lớp . 4. Củng cố : (3’) - Nêu ghi nhớ SGK . - Giáo dục HS tự hào về lịch sử của dân tộc . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . v Rút kinh nghiệm: Địa lí (tiết 28) THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Đà Nẵng . 2. Kĩ năng: Chỉ được vị trí của thành phố Đà Nẵng trên bản đồ (lược đồ) VN. 3. Thái độ: Tự hào về thành phố Đà Nẵng . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Bản đồ hành chính VN . - Một số ảnh về thành phố Đà Nẵng . - Lược đồ hình 1 bài 24 . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Thành phố Huế . 3. Bài mới : (27’) Thành phố Đà Nẵng . a) Giới thiệu bài : - Cho HS quan sát lược đồ hình 1 bài 24 , nêu tên thành phố phía nam của đèo Hải Vân ( Đà Nẵng ) để giới thiệu bài . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Thành phố cảng . MT : Giúp HS nắm đặc điểm về tự nhiên của thành phố Đà Nẵng . - Khái quát : Đà Nẵng là đầu mối giao thông lớn ở duyên hải miền Trung vì thành phố là nơi đến , nơi đi của nhiều tuyến đường giao thông . Hoạt động lớp , nhóm đôi . - Quan sát lược đồ và nêu : + Đà Nẵng nằm ở phía nam đèo Hải Vân , bên sông Hàn và vịnh Đà Nẵng , bán đảo Sơn Trà . + Đà Nẵng có cảng biển Tiên Sa , cảng sông Hàn gần nhau . - Vài em lên báo cáo kết quả làm việc cá nhân . - Nhận xét tàu đỗ ở cảng biển Tiên Sa là loại tàu hiện đại . - Quan sát hình 1 , nêu các phương tiện giao thông đi đến Đà Nẵng : tàu , ô tô , xe lửa , máy bay . Hoạt động 2 : Đà Nẵng – trung tâm công nghiệp . MT : Giúp HS nắm đặc điểm về kinh tế của thành phố Đà Nẵng . - Nhận xét thêm : Nếu hàng đã chế biến , khi bán sẽ có giá trị cao hơn . Hoạt động lớp , nhóm . - Dựa vào bảng kê tên các mặt hàng chuyên chở bằng đường biển ở Đà Nẵng để trả lời câu hỏi SGK . - Liên hệ những kiến thức bài 25 để nêu lí do Đà Nẵng sản xuất được một số mặt hàng vừa cung cấp cho địa phương , vừa cung cấp cho nơi khác hoặc xuất khẩu . Hoạt động 3 : Đà Nẵng – địa điểm du lịch . MT : Giúp HS nắm đặc điểm về du lịch của thành phố Đà Nẵng . - Nhận xét thêm : Nếu hàng đã chế biến , khi bán sẽ có giá trị cao hơn . Hoạt động lớp , cá nhân . - Tìm trên hình 1 những địa điểm của Đà Nẵng có thể thu hút khách du lịch ; những điểm đó thường nằm ở đâu ? - Đọc đoạn văn SGK để bổ sung thêm một số địa điểm du lịch khác như : Ngũ Hành Sơn , Bảo tàng Chăm - Tìm lí do khiến Đà Nẵng thu hút được khách du lịch . ( Nằm trên bờ biển có cảnh đẹp , nhiều bãi tắm , đầu mối giao thông thuận tiện , nhiều nơi tham quan 4. Củng cố : (3’) - Nêu ghi nhớ SGK . - Giáo dục HS tự hào về thành phố Đà Nẵng . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . v Rút kinh nghiệm: SINH HO ẠT LỚP(Tuần 30) I.Mục tiêu: - Tổng kết kết quả hoạt động của tuần qua. - Phổ biến nội dung và phương hướng hoạt động của tuần tới. II. Nội dung: 1/ Nhận xét kế hoạch hoạt động của tuần qua. Tổ trưởng của các tổ báo cáo kết quả các mặt hoạt động của tuần qua. Lớp trưởng báo cáo kết quả chung. GV nhận xét chung. * Chuyên cần: Đi học tương đối đầy đủ,nghỉ học có xin phép. * Học tập: Đa số các em đều tiến bộ trong học tập.Bên cạnh một số em thường xuyên không thuộc bài: Phong, Duy, Kiều + Đức, Trinh, Cường..hay nói chuyện trong giờ học. * Tác phong đạo đức: Nghiêm túc,mặc đồng phục đúng qui định. * Vệ sinh: Đa số các em đầu tóc gọn gàng. * Các mặt khác: Đa số các em chưa đóng tiền đầu năm. 2/ Nội dung và phương hướng hoạt động của tuần qua. * Chuyên cần: Đến lớp đúng giờ,đi học đều, nghỉ học phải xin phép. * Học tập: Học bài và làm bài trước khi đến lớp. * Tác phong đạo đức : Tiếp tục kiểm tra và nhắc nhở HS đầu tóc, quần áo gọn gàng, sạch sẽ trước khi đến lớp. * Vệ sinh: Aên mặc gọn gàng khi đến lớp. * Các mặt khác: - Duy trì phong trào ca hát đầu giờ. - Vận động HS ủng hộ tạc tượng anh hùng Huỳnh Việt Thanh, tặng hoa kiểng cho lớp. - Phụ đạo HS yếu. - Nhắc nhở HS rửa tay theo 6 bước, thực hành tiết kiệm điện nước,bỏ rác đúng quy định. - Phát động phong trào nhịn quà sáng giúp bạn vượt khó. - Vận động HS mua bảo hiểm y tế. - Tập dợt văn nghệ. SINH HO ẠT LỚP(Tuần 31) I.Mục tiêu: - Tổng kết kết quả hoạt động của tuần qua. - Phổ biến nội dung và phương hướng hoạt động của tuần tới. II. Nội dung: 1/ Nhận xét kế hoạch hoạt động của tuần qua. Tổ trưởng của các tổ báo cáo kết quả các mặt hoạt động của tuần qua. Lớp trưởng báo cáo kết quả chung. GV nhận xét chung. * Chuyên cần: Đi học tương đối đầy đủ,nghỉ học có xin phép. * Học tập: Đa số các em đều tiến bộ trong học tập.Bên cạnh một số em thường xuyên không thuộc bài: Thìn, Nguyệt, Phong + Huy, Thìn,Đức, Trinh, Cường..hay nói chuyện trong giờ học. * Tác phong đạo đức: Nghiêm túc,mặc đồng phục đúng qui định. * Vệ sinh: Đa số các em đầu tóc gọn gàng. * Các mặt khác: Đa số các em chưa đóng tiền đầu năm. 2/ Nội dung và phương hướng hoạt động của tuần qua. * Chuyên cần: Đến lớp đúng giờ,đi học đều, nghỉ học phải xin phép. * Học tập: Học bài và làm bài trước khi đến lớp. * Tác phong đạo đức : Tiếp tục kiểm tra và nhắc nhở HS đầu tóc, quần áo gọn gàng, sạch sẽ trước khi đến lớp. * Vệ sinh: Aên mặc gọn gàng khi đến lớp. * Các mặt khác: - Duy trì phong trào ca hát đầu giờ. - Vận động HS ủng hộ tạc tượng anh hùng Huỳnh Việt Thanh, tặng hoa kiểng cho lớp. - Nhắc nhở HS rửa tay theo 6 bước, thực hành tiết kiệm điện nước,bỏ rác đúng quy định. - Phát động phong trào nhịn quà sáng
File đính kèm:
- Tuan 31.doc