Giáo án Lớp 4 - Tuần 29 - Năm học 2012-2013

4 Khoa học

THỰC VẬT CẦN GÌ ĐỂ SỐNG

I. MỤC TIÊU

 Sau bài học, HS biết :

• Cách làm thí nghiệm chứng minh vai trò của nước, chất khoáng, không khí và ánh sáng đối với đời sống thực vật.

• Nêu những điều kiện cần để cây sống và phát triển bình thường.

*GDKNS:-Kĩ năng làm việc nhóm.

-Kĩ năng quan sát so sánh có đối chứng để thấy sự phát triển khác nhau của cây trong những điều kiện khác nhau.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

• Hình trang 114, 115 SGK.

• Phiếu học tập.

• Chuẩn bị theo nhóm :

- 5 lon bò sữa : 4 lon đựng đất màu, 1 lon đựng sỏi đã rửa sạch.

• GV chuẩn bị : Một lọ thuốc đánh móng tay hoặc một ít keo trong suốt.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

1. Khởi động (1’)

2. Kiểm tra bài cũ (4’)

• GV gọi 2 HS làm bài tập 3, 4 / 66 VBT Khoa học.

• GV nhận xét, ghi điểm.

3. Bài mới (30’)

 

doc21 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 371 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 4 - Tuần 29 - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1:Giới thiệu bài viết chính tả “ Ai nghĩ ra các chữ số 1,2,3,4,?” 
- Học sinh nhắc lại đề bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn nghe- viết
- GV đọc toàn bài chính tả
- Nhắc nhở HS cách trình bày, tư thế ngồi
- GV đọc chính tả HS viết bài( đọc từng đoạn văn ngắn)
- GV đọc lại toàn bài chính tả một lần
- GV chấm sửa sai từ 7 đến 10 bài 
 Nhận xét chung
- HS theo dõi SGK
- Đọc thầm đọc văn (chú ý những chữ cần viết những tên tiêng nước ngoài, những từ ngữ thường viết sai và cách trình bày)
- Học sinh viết bài
- HS soát bài
- Đổi vở soát lỗi cho nhau tự sửa những chữ viết sai
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả 
 Bài tập 2/104SGK ( HS chọn 1 trong 2 đọan)
- GV nêu yêu cầu bài tập 
- GV nhắc nhở HS cách làm bài
- HS làm bài cá nhân hoặc trao đổi cùng bạn
- HS trình bày
- GV chốt lại lời giải đúng: 
 Bài tập 3: 
- GV nêu yêu cầu bài tập 
- HS đọc thầm truyện vui Trí nhớ tốt 
- HS làm bài vào vở
- HS trình bày
- Gọi HS nhận xét- GV chốt lời giải đúng 
- HS theo dõi.
-HS làm bài
- HS phát biểu- Lớp nhận xét
 HS sửa bài
- HS đọc thầm
- HS làm bài
- HS lên bảng thi lớp nhận xét 
Hoạt động 4: Củng cố- Dặn dò
- Nhận xét giờ học
- Yêu cầu HS ghi nhớ những từ vừa được ôn luyện chính tả, nhớ truyện vui Trí nhớ tốt, kể lại cho người thân 
HS đọc
Tiết 3 Luyện từ và câu:
MỞ RỘNG VỐN TỪ: DU LỊCH- THÁM HIỂM
I.MỤC TIÊU:
 - MRVT thuộc chủ điểm Du lịch- Thám hiểm
 - Biết một số từ chỉ địa danh, phản ứng trả lời nhanh trong trò chơi :“ Du lịch trên sông”.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
 Một số tờ giấy để HS các nhóm làm BT4
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
 1. Kiểm tra bài cũ: 
 2. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Giới thiệu bài “Mở rộng vốn từ : Du lịch- Thám hiểm”
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập( trg.105)
Bài tập 1: 
- HS đọc thầm yêu cầu bài tập
- HS suy nghĩ làm bài 
- HS trình bày
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng
Bài tập 2,3:Tiến hành như BT1
Bài tập 4: 
- Một HS đọc nội dung bài tập 4
- GV chia lớp thành các nhóm- phát giấy cho các nhóm trao đổi thảo luận
- GV giao việc 
- HS suy nghĩ, làm bài.
- HS trình bày
- Giáo viên nhận xét và chốt ý đúng
- HS đọc thầm
- HS làm bài .
- HS phát biểu- Cả lớp nhận xét
- HS theo dõi SGK
- HS làm bài
- HS phát biểu ý kiến - Lớp nhận xét
Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà HTL bài thơ ( ở BT4) và câu tục ngữ Đi một ngày đàng học một sàng khôn 
Tiết 4 Khoa học
THỰC VẬT CẦN GÌ ĐỂ SỐNG
I. MỤC TIÊU
 Sau bài học, HS biết :
Cách làm thí nghiệm chứng minh vai trò của nước, chất khoáng, không khí và ánh sáng đối với đời sống thực vật.
Nêu những điều kiện cần để cây sống và phát triển bình thường.
*GDKNS:-Kĩ năng làm việc nhóm.
-Kĩ năng quan sát so sánh có đối chứng để thấy sự phát triển khác nhau của cây trong những điều kiện khác nhau.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Hình trang 114, 115 SGK.
Phiếu học tập.
Chuẩn bị theo nhóm :
- 5 lon bò sữa : 4 lon đựng đất màu, 1 lon đựng sỏi đã rửa sạch.
GV chuẩn bị : Một lọ thuốc đánh móng tay hoặc một ít keo trong suốt.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Khởi động (1’) 
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
GV gọi 2 HS làm bài tập 3, 4 / 66 VBT Khoa học. 
GV nhận xét, ghi điểm. 
3. Bài mới (30’) 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1 : Trình bày cách tiến hành thí nghiệm thực vật cần gì để sống
Mục tiêu :
Biết cách làm thí nghiệm chứng minh vai trò của nước, chất khoáng, không khí và ánh sáng đối với đời sống thực vật.
Cách tiến hành : 
Bước 1 :
- GV nêu vấn đề : Thực vật cần gì để sống ? Để trả lời câu hỏi đó, người ta có thể làm thí nghiệm như bài học hôm nay chúng ta sẽ học. 
- GV chia nhóm và đề nghị các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng thí nghiệm.
- Các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng thí nghiệm.
- Tiếp theo, GV yêu cầu HS đọc các mục Quan sát trang 114 SGK để biết cách làm.
- HS đọc các mục Quan sát trang 114 SGK để biết cách làm.
Bước 2 :
- Yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm. GV theo dõi và giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn.
- Làm việc theo nhóm. 
Bước 3 :
- GV yêu cầu một vài nhóm nhắc lại công việc các em đã làm và trả lời câu hỏi : Điều kiện sống của cây 1, 2, 3, 4, 5 là gì?
- Đại diện các nhóm nhắc lại công việc các em đã làm và trả lời câu hỏi.
- Tiếp theo, GV hướng dẫn HS làm phiếu để theo dõi sự phát triển của cây đậu, nội dung phiếu như SGV trang 190.
- GV khuyến khích HS tiếp tục chăm sóc các cây đậu hằng ngày theo đúng hướng dẫn và ghi lại những gì quan sát được theo mẫu trên.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi : Muốn biết thực vật cần gì để sống có thể làm thí nghiệm như thế nào?
- HS trả lời.
Kết luận: Như kết luận hoạt động 1 trong SGV trang 191
Hoạt động 2 : Dự đoán kết quả của thí nghiệm 
Mục tiêu: 
Nêu những điều kiện cần để cây sống và phát triển bình thường.
Cách tiến hành : 
Bước 1 :
- GV phát phiếu học tập cho HS, nội dung phiếu học tập như SGV trang 191.
- HS làm việc với phiếu học tập.
Bước 2:
- Dựa vào kết quả với phiếu học tập của cá nhân, GV cho cả lớp lần lượt trả lời các câu hỏi trong SGV trang 192.
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi. 
Kết luận: Như mục Bạn cần biết trang 115 SGK. 
Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò
-Yêu cầu HS mở SGK đọc phần Bạn cần biết.
- 1 HS đọc.
- GV nhận xét tiết học.
Thứ tư ngày 03 thng 04 năm 2013
Tiết 1 Toán
 LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
Rèn kĩ năng giải bài toán dạng : Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
- Rèn kĩ năng làm toán cho hs,có thái độ nghiêm túc trong học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.KTBC:
2 HS đồng thời làm bài 1,2/151
GV nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới:
Giới thiệu bài: 
HĐ1: HD luyện tập
Mục tiêu: Rèn kĩ năng giải bài toán dạng : Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó
Cách tiến hành:
Bài 1: 1 HS đọc đề.
BT yêu cầu gì?
HS làm bài.
GV theo dõi và nhận xét.
Bài 2: 1 HS đọc đề.
BT yêu cầu gì?
HS tự làm bài.
GV theo dõi và nhận xét.
Yêu cầu HS giải thích cách vẽ sơ đồ của mình.
Bài 3,4: 1 HS đọc đề.
BT yêu cầu gì?
HS tự làm bài.
GV theo dõi và nhận xét.
3.Củng cố- Dặn dò:
Nêu các bước giải BT về tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
Nhắc học sinh về nhà học bài.
2 HS lên bảng làm.
1 HS lên bảng làm, cả lớp làm bảng con.
1HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở BT
 1HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở BT
Tiết 2 Tập đọc:
	TRĂNG ƠITỪ ĐÂU ĐẾN ?
I.MỤC TIÊU:
Đọc trôi chảy, lưu loát bài thơ. Biết ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, cuói mỗi dòng thơ.
 Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng tha thiết; đọc đúng những câu lặp đi lặp lại Trăng ơi..từ đâu đến? Với giọng ngạc nhiên, thân ái, dịu dàng, thể hiện sự ngưỡng mộ của nhà thơ với vẻ đẹp của trăng.
Hiểu các từ ngữ trong bài.
 Hiểu bài thơ thể hiện tình cảm yêu mến, sự gần gũi của nhà thơ với trăng. Bài thơ là khám phá rất độc đáo của nhà thơ về nơi trang đến để tác giả nêu suy nghĩ của mình về trăng.
HTL bài thơ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Tranh minh họa bài đọc trong SGK 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
 1/ Khởi động : Ổn định
 2/ Kiểm tra bài cũ: 
1 HS đọc bài Đường đi Sa Pa , trả lời câu hỏi 3 trong SGK.
Một HS đọc TL đoạn văn có yêu cầu học thuộc, trả lời câu hỏi trong SGK 
 3/ Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: 
GV giới thiệu bài“Trăng ơitừ đâu đến?”
- Học sinh nhắc lại đề bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc: 
- GV cho HS tiếp nối nhau đọc 6 khổ thơ. GV kết hợp hướng dẫn quan sát tranh minh họa bài thơ; đọc đúng các câu hỏi; nghỉ hơi dài sau dấu 3 chấm; giúp HS hiểu từ kỳ diệu.
- GV đọc diễn cảm toàn bài- giọng tha thiết, trải dài ở khổ thơ cuối; nhấn giọng những từ gợi tả, gợi cảm
b) Tìm hiểu bài:
GV cho HS đọc và gợi ý các em trả lời các câu hỏi:
 Ÿ Trong hai khổ thơ đầu, trăng được so sánh với những gì?
 Ÿ Vì sao tác giả nghĩ trăng đến từ cánh đồng xa, từ biển xanh?
 Ÿ Trong mỗi khổ thơ tiếp theo, vầng trăng gắn với một đối tượng cụ thể. Đó là những gì, những ai?
 Ÿ Bài thơ thể hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương, đất nước như thế nào?
- Học sinh đọc tiếp nối 2-3 lượt
- HS luyện đọc theo cặp 
- HS đọc -1-2 HS đọc cả bài
- HS lắng nghe
- Trăng hồng như quả chín, trăng tròn như mắt cá.
- Vì trăng hồng như một quả chín treo lơ lững trước nhà; trăng đến từ biển xanh vì trăng tròn như mắt cá không bao giờ chớp mi.
- Đó là sân chơi, quả bóng, lời mẹ ru, chú Cuội, đường hành quân, chú bộ đội, góc sân..
- Tác giả rất yêu trăng, yêu mến, tự hào về quê hương đất nước, cho rằng không có trăng nơi nào sáng hơn đất nước em . 
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và HTL bài thơ
 Gọi 3 HS đọc tiếp nối 6 khổ thơ
 GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm 2 – 3 khổ thơ. 
 HS đọc TL bài thơ
HS đọc tiếp nối 
HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm
HS Thi HTL từng khổ, cả bài thơ.
Hoạt động 4: Củng cố- Dặn dò
 - GV hỏi Hình ảnh trăng nào là phát hiện đọc đáo của tác giả khiến em thích nhất?
 - GV chốt lại: Bài thơ là một phát hiện độc đáo của nhà thơ về vầng trăng- vầng trăng dưới con mắt nhìn của trẻ em. 
Dặn HS về nhà tiếp tục HTL bài thơ 
GV nhận xét tiết học.
HS trả lời
Tiết 3 Lịch sử
 QUANG TRUNG ĐẠI PHÁ QUÂN THANH
I/ MỤC TIÊU: 
 Sau bài học, Hs nêu được:
Dựa vào lược đồ và gợi ý của Gv thuật lại được diễn biến trận Quang Trung đại phá quân Thanh.
Thấy được tài trí của Nguyễn Huệ trong việc đánh bại quân xâm lược nhà Thanh.
Tự hào về truyền thống chống giặc ngoại xâm anh dũng của dân tộc.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
Lược đồ Quang Trung đại phá quân Thanh.
Các hình minh họa trong SGK (phóng to nếu có điều kiện).
Bảng phụ ghi các câu hỏi gợi ý cho hoạt động thảo luận nhóm.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Kiểm tra bài cũ – Giới thiệu bài mới:
- Gv gọi 3 Hs lên bảng yêu cầu trả lời 3 câu hỏi cuối bài 24.
- Gv nhận xét việc học bài ở nhà của Hs.
- Gv cho Hs quan sát hình chụp gò Đống Đa (Hà Nội) và hỏi: em biết gì về di tích lịch sử này?
- 3 Hs lên bảng thực hiện yêu cầu
- Một số Hs trả lời trước lớp theo hiểu biết riêng.
Gv giới thiệu bài: Hàng năm cứ đến ngày mùng 5 tết nguyên đán, ở gò Đống Đa nhân dân ta lại tổ chức dỗ trận Đống Đa, dâng hương tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ và những chiến binh Tây Sơn trong trận đại phá quân Thanh. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu trận chiến chống quân Thanh xâm lược.
Hoạt động 1:
Quân Thanh xâm lược nước ta.
- Gv yêu cầu Hs đọc SGK và hỏi: Vì sao quân Thanh xâm lược nước ta.
- Hs: phong kiến phương bắc từ lâu đã muốn thôn tính nước ta nay mượn cớ giúp nhà Lê khôi phục ngai vàng nên quân Thanh kéo sang xâm lược nước ta.
Đứng trước tình hình đó, Nguyễn Huệ đã làm gì? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp bài.
Hoạt động 2:
Diễn biến trận Quang Trung đại phá quân Thanh:
- Gv tổ chức Hs hoạt động theo nhóm
 + Gv treo bảng phụ có ghi sẵn gợi ý của nội dung thảo luận sau đó theo dõi Hs.
 + Hết thời gian thảo luận, Gv cho Hs báo cáo kết quả.
Nội dung thảo luận như sau:
 Hãy cùng đọc SGK xem lược đồ trang 61 kể lại diễn biến trận Quang Trung đại phá quân Thanh theo các gợi ý sau:
1. Khi nghe tin quân Thanh xâm lược nước ta, Nguyễn Huệ làm gì? Vì sao nói việc Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế là một việc cần thiết?
2. Vua Quang Trung tiến quân đến Tam Điệp khi nào? Ở đây, ông đã làm gì? Việc làm đó có tác dụng như thế nào?
3. Dựa vào lược đồ nêu đường tiến của 5 đạo quân.
4. Trận đánh mở màn diễn ra ở đâu? Khi nào? Kết quả ra sao?
5. Hãy thuật lại trận Ngọc Hồi.
6. Hãy thuật lại trận Đống Đa.
- Gv tổ chức cho Hs thi kể lại diễn biến của trận Quang Trung đại phá quân Thanh.
- Gv tổng kết cuộc thi.
- Hs chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm từ 4 đến 6 hs cùng thảo luận theo hướng dẫn của Gv.
 + Tiến hành thảo luận.
+ Đại diện các nhóm báo cáo, mỗi nhóm một nội dung, nhóm khác theo dõi, nhận xét.
Kết quả thảo luận mong muốn.
1. Khi nghe tin quân Thanh sang xâm lược nước ta, Nguyễn Huệ liền lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là Quang Trung và lập tức tiến quân ra bắc đánh quân Thanh. Việc Nguyễn Huệ lên ngôi là cần thiết vì trước hoàn cảnh đất nước lâm nguy cần có người đứng đầu lãnh đạo nhân dân, chỉ có Nguyễn Huệ mới đảm đương được nhiệm vụ ấy.
2. Vua Quang Trung tiến quân đến Tam Điệp (Ninh Bình) vào ngày 20 tháng chạp năm Kỉ Dậu (1789). Tại đây, ông đã cho quân lính ăn tết trước rồi chia thành 5 đạo quân để tiến đánh Thăng Long. Việc nhà vua cho quân lính ăn tết trước làm lòng quân thêm hứng khởi, quyết tâm đánh giặc.
3. Đạo quân thứ nhất do vua Quang Trung trực tiếp chỉ huy thẳng hướng Thăng Long. Đạo thứ hai và thứ ba do đô đốc Long, đô đốc Bảo chỉ huy đánh vào Tây Nam Thăng Long. Đạo thứ tư do đô đốc Tuyết chỉ huy tiến ra Hải Dương. Đạo thứ 5 do đô đốc Lộc chỉ huy tiến lên Lạng Giang (Bắc Giang) chặn đường rút lui của địch.
4. Trận đánh mở màn là trận Hạ Hồi cách Thăng Long 20 km diễn ra vào đêm mùng 3 tết Kỉ Dậu. Quân Thanh hoảng sợ xin hàng.
5. Học sinh thuật lại như SGK (trận Ngọc Hồi do vua Quang Trung trực tiếp chỉ huy).
6. Hs thuật lại như SGK (trận Đống Đa do đô đốc Long chỉ huy).
- Các nhóm cử đại diện tham gia cuộc thi, khuyến khích các nhóm thuật lại diễn biến theo hình thức nối tiếp để nhiều Hs được tham gia.
Hoạt động 3:
Lòng quyết tâm đánh giặc và sự mưu trí của vua Quang Trung:
- Gv tiến hành hoạt động cả lớp yêu cầu Hs trao đổi để tìm những sự việc, hành động của vua Quang Trung nói lên lòng quyết tâm đánh giặc và mưu trí của nhà vua.
- Gv gợi ý:
 + Nhà vua phải hành quân từ đâu để tiến về Thăng Long đánh giặc.
 + Thời điểm nhà vua chọn để đánh giặc là lúc nào? Theo em, việc chọn thời điểm ấy có lợi gì cho ta, có hại gì cho địch? Trước khi cho quân tiến vào Thăng Long, nhà vua đã làm gì để động viên tinh thần quân sĩ? 
 + Tại trận Ngọc Hồi, nhà vua đã cho quân tiến vào đồn giặc bằng cách nào? Làm như vậy có lợi gì cho ta.
*Củng cố, dặn dò:
- Vậy theo em, vì sao quân ta thắng được 29 vạn quân Thanh.
- Hs trao đổi với nhau theo hướng dẫn của Gv
- Trả lời câu hỏi:
 + Nhà vua phải cho quân hành quân bộ từ nam ra bắc để đánh giặc, đó là đoạn đường dài gian lao nhưng nhà vua và quân sĩ vẫn quyết tâm đi để đánh giặc.
 + Nhà vua chọn đúng tết Kỉ Dậu để đánh giặc. Trước khi vào Thăng Long, nhà vua cho quân ăn tết trước ở Tam Điệp để quân sĩ thêm quyết tâm đánh giặc. Còn đối với quân Thanh, xa nhà lâu ngày, vào dịp tết, chúng sẽ uể oải nhớ nhà, tinh thần sa sút.
 + Vua cho quân ta ghép các mảnh ván thành tấm lá chắn, lấy rơm dấp nước quấn ngoài, rồi cứ 20 người một tấm tiến lên. Tấm lá chắn này giúp quân ta tránh được mũi tên của địch, rơm ứơt khiến địch không thể dùng lửa đánh quân ta.
- Vì quân ta đoàn kết một lòng đánh giặc, lại có nhà vua sáng suốt chỉ huy.
- Gv: vì quân ta đoàn kết một lòng đánh giặc lại có nhà vua sáng suốt chỉ huy nên đã đại thắng. Trưa mùng 5 tết, vua QuangTrung ngồi trên lưng voi, áo bào sạm đen khói súng, đi đầu đại quân chiến thắng tiến vào Thăng Long giữa muôn ngàn tiếng reo hò:
 Ba quân đội ngũ chỉnh tề tiến
Trăm học chật đường vui tiếp nghêng...
- Gv tổng kết giờ học, dặn dò Hs về nhà làm các bài tập ở VBT và chuẩn bị bài sau: “Những chính sách về kinh tế và văn hóa của vua Quang Trung”.
Tiết 4 Tập làm văn:
LUYỆN TẬP TÓM TẮT TIN TỨC(Giảm tải)
(Tự ôn luyện)
Thứ năm ngày 04 tháng 04 năm 2013
Tiết 1 Toán
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
Rèn kĩ năng giải bài toán dạng : Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
- Rèn kĩ năng làm toán cho hs,có thái độ nghiêm túc trong học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.KTBC:
2 HS đồng thời làm bài 1,2/151
GV nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới:
Giới thiệu bài: 
HĐ1: HD luyện tập.
Mục tiêu: Giúp HS rèn kĩ năng giải bài toán dạng : Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó
Cách tiến hành:
Bài 1: 1 HS đọc đề.
BT yêu cầu gì?
Lưu ý: tìm số bé trước cho thuận tiện vì số bé chính là giá trị của một phần bằng nhau.
HS làm bài.
GV theo dõi và nhận xét.
Bài 2: 1 HS đọc đề.
BT yêu cầu gì?
HS tự làm bài.
GV theo dõi và nhận xét.
Bài 3,4: 1 HS đọc đề.
BT yêu cầu gì?
HS tự làm bài.
GV theo dõi và nhận xét.
3.Củng cố- Dặn dò:
Chuẩn bị: Luyện tập chung.
Tổng kết giờ học.
2 HS lên bảng làm.
1 HS lên bảng làm, cả lớp làm bảng con.
1HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở BT
 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở BT
Tiết 2 Luyện từ và câu:
GIỮ PHÉP LỊCH SỰ KHI BÀY TỎ YÊU CẦU, ĐỀ NGHỊ
I.MỤC TIÊU:
 - HS hiểu thế nào là lời yêu cầu,đề nghị lịch sự.
 - Biết nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự; biết dùng các từ ngữ phù hợp với các tình huống khác nhau để bảo đảm tính lịch sự của lời yêu cầu, đề nghị.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
 Một tờ phiếu ghi lời giải BT2,3 (phần Nhận xét)
 Một vài tờ giấy khổ to để HS làm BT 4 ?( Phần Luyện tập)
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
 1. Kiểm tra bài cũ: 1 HS làm BT2,3; 1 HS làmBT4 ( tiết LTVC trước: MRVT: Du lịch-Thám hiểm).
 2. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Giới thiệu bài “Giữ phép lịch sư bày tỏ yêu cầu,dề nghị”
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài
Phần nhận xét:
- 4 HS đọc tiếp nối nhau các BT 1,2,3,4.
- HS đọc thầm lại đoạn văn ở BT1, trả lời lần lượt các câu hỏi 2,3,4.
- HS phát biểu ý kiến
- GV nhận xét- Chốt lại lời giải đúng
 Phần Ghi nhớ:
- 2-3 HS đọc nội dung cần ghi nhớ trong SGK
- GV yêu cầu HS học thuộc nội dung cần ghi nhớ.
- HS theo dõi SGK
- HS đọc thầm và làm bài
- HS trình bày – lớp nhận xét
- HS đọc
Hoạt động 3: Phần luyện tập
Bài tập 1:
- 1 HS đọc nội dung bài tập 1
- 2 HS đọc các câu cầu khiến trong bài đúng ngữ điệu, sau đó lựa chọn cách nói lịch sự ( cách b,c)
- HS làm bài cá nhân
- HS tiếp nối nhau đọc kết quả
- GV nhận xét- chốt lại lời giải đúng
Bài tập 2,3,: Thực hiện như BT1
Bài tập 4:
- HS đọc nội dung bài tập 4
- GV hướng dẫn HS làm
- HS làm bài.GV phát phiếu riêng cho một vài em làm
- HS tiếp nối nhau đọc đúng ngữ điệu những câu khiến đã đặt
- GV nhận xét- chốt lại lời giải đúng
- 1 HS đọc- cả lớp theo dõi SGK
- HS làm bài
- HS trình bày- Cả lớp nhận xét
- HS đọc- cả lớp theo dõi SGK
- HS tự làm
- HS tiếp nối nhau trình bày.
Hoạt động 4: Củng cố- dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS họcthuộc nội dung cần ghi nhớ .
Tiết 3 Khoa học
NHU CẦU NƯỚC CỦA THỰC VẬT
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS biết : 
Trình bày về nhu cầu nước cuả thực vật và ứng dụng thực tế của kiến thức đó trong trồng trọt.
*GDKNS:-Kĩ năng hợp tác trong nhóm nhỏ.
-Kĩ năng trình bày sản phẩm thu thập được và các thông tin về chúng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Hình vẽ trang 116, 117 SGK.
Sưu tầm tranh ảnh hoặc cây thật sống ở những nơi khô hạn, nơi ẩm ướt và dưới nước.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Khởi động (1’) 
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
GV gọi 2 HS làm bài tập 1, 2 / 68 VBT Khoa học. 
GV nhận xét, ghi điểm. 
3. Bài mới (30’) 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1 : Tìm hiểu nhu cầu nước của các loài thực vật khác nhau
Mục tiêu :
Phân loại nhóm cây theo nhu cầu về nước.
Cách tiến hành : 
Bước 1 :
- Yêu cầu nhóm trưởng tập hợp tranh ảnh (hoặc cây hay lá cây thật) của những cây sống ở những nơi khô hạn, nơi ẩm ướt, sống dưới nước mà các thành viên trong nhóm đã sưu tầm.
*Cùng nhau làm các phiếu ghi lại nhu cầu về nước của những cây đó.
Phân loại cây thành 4 nhóm và dán vào giấy khổ to: nhóm cây sống dưới nước, nhóm cây sống trên cạn chịu được khô hạn, nhóm cây sống trên cạn ưa ẩm, nhóm cây sống được cả trên cạn và dưới nước. 
- Làm việc theo nhóm. 
Bước 2 :
- Yêu cầu các nhóm trưng bày sản phẩm.
- Các nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm mình. Sau đó đi xem sản phẩm của nhóm khác và đánh giá lẫn nhau.
Kết luận: Các loài cây khác nhau có nhu cầu về nước khác nhau. Có cây ưa ẩm, có cây chịu được khô hạn.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu nhu cầu về nước của một cây ở những giai đoạn phát triển khác nhau và ứng dụng trồng trọt
Mục tiêu: 
- Nêu một số ví dụ về cùng một cây, trong những giai đoạn phát triển khác nhau cần những lượng nước khác nhau.
- Nêu ứng dụng trong tr

File đính kèm:

  • docGIÁO ÁN DẠYTUẦN 29..doc