Giáo án Lớp 4 - Tuần 25

- HS đọc YC bài

- Làm bài vào vở

*Chủ ngữ và cấu tạo của CN trong từng câu như sau:

- Câu 1: Trăng (danh từ)

- Câu 2: Mặt sông (danh từ)

- Câu 3: Núi Trùm Cát (cụm danh từ)

- Câu 4: Bóng các chiến sĩ (cụm danh từ)

- Câu 5: Tiếng cười nói (cụm danh từ)

- Câu 6: Gió (danh từ)

 

 

doc26 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2399 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 4 - Tuần 25, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a chủ ngữ trong câu kể “Ai là gì?”.
- Xác định được chủ ngữ trong câu kể “Ai là gì?”, tạo được câu kể “Ai là gì?” từ những chủ ngữ đã cho.
- Yờu thớch học Tiếng Việt, ham thớch tỡm hiểu về sự phong phỳ của Tiếng Việt.
- Giáo dục HS kĩ năng: tự nhận thức, hợp tác, lắng nghe tích cực, …
II. Chuẩn bị: Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: 
- Gọi HS lên chữa bài tập.
2. Bài mới: 
HĐ1. Giới thiệu bài: Ghi tên bài
HĐ2. Phần nhận xét:
Bài 1:
- 1 em đọc nội dung bài tập, cả lớp đọc thầm các câu văn sau đó làm bài vào vở bài tập.
- GV dán băng giấy viết 4 câu kể “Ai là gì?” lên bảng.
- 4 em lên bảng gạch dưới bộ phận CN:
a. Ruộng rẫy/ là chiến trường.
Cuốc cày/ là vũ khí.
Nhà nông/ là chiến sỹ.
b. Kim Đồng và các bạn anh/ là những đội viên đầu tiên và của Đội ta.
- Chủ ngữ các câu trên do những từ ngữ nào tạo thành?
HĐ3. Phần ghi nhớ:
- Do danh từ và cụm từ tạo thành.
HĐ4. Phần luyện tập:
- 3, 4 em đọc ghi nhớ.
Bài 1: 
- Đọc yêu cầu, lần lượt thực hiện từng yêu cầu của bài tập.
- Một số HS làm bài vào phiếu.
- GV gọi HS lên dán phiếu.
- Cả lớp nhận xét.
Bài 2:
- Đọc yêu cầu suy nghĩ phát biểu ý kiến.
- GV chốt lại lời giải đúng:
* Trẻ em/ là tương lai của đất nước.
* Cô giáo/ là người Hà Nội.
* Bạn Lan/ là người Hà Nội.
* Người/ là vốn quý nhất.
Bài 3:
- Đọc yêu cầu của bài tập.
- Suy nghĩ tiếp nối nhau đặt câu.
VD: Bạn Vân/ là học sinh giỏi lớp em.
Hà Nội/ là thủ đô của cả nước ta.
Dân tộc ta/ là dân tộc anh hùng.
- GV củng cố và chấm điểm cho những HS đặt câu hay.
3. Củng cố , dặn dò: 
- Hệ thống nội dung bài
- Nhận xét giờ học. 
- Về nhà học bài. 
Toán (tiết 122):
Luyện tập
I. Mục tiêu: 
Giúp học sinh:
- Biết thực hiện phép nhân hai phân số, nhân phân số với số tự nhiên, nhân số tự nhiên với phân số.
- Rèn KN tư duy sáng tạo….
- Giáo dục HS kĩ năng: quản lí thời gian, hợp tác, giải quyết vấn đề, …
II. Chuẩn bị: GV: bảng phụ ; HS : Bảng con 
III. Các hoạt động dạy học :
1. Kiểm tra :
- Muốn nhân hai phân số ta làm như thế nào? Lấy ví dụ minh hoạ?
- Gv nx chung, ghi điểm.
- 2 Hs trả lời và lấy ví dụ. Lớp cùng làm ví dụ và nhận xét.
2. Bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài: Ghi tên bài
HĐ2. Luyện tập:
Bài 1 (133): Tính (Theo mẫu).
- Gv đàm thoại để Hs giải được mẫu sau:
;
- Có thể viết rút gọn lại:
- Muốn nhân 1 phân số với số tự nhiên ta làm ntn?
- ... Ta chỉ việc nhân tử số của phân số với số tự nhiên đó và giữ nguyên mẫu số.
- Tổ chức Hs làm bảng con:
- Mỗi phần 1 Hs lên bảng chữa bài.
- Gv cùng Hs nx chữa bài cả lớp:
a)
b) 
c) a)
d) 
Bài 2 (133): Tính theo mẫu
- HD HS làm mẫu
- YC HS tự làm nháp
- Làm miệng
- 3 Hs lên bảng chữa bài, lớp đổi chéo nháp kiểm tra.
a. 
- GV cùng lớp NX, chốt KQ đúng: 
b) ; c) ; d) 0
=> Củng cố KT. 
- Khi nhân 1 với phân số nào thì cũng bằng phân số đó.
- Khi nhân 0 với phân số nào thì cũng bằng 0.
Bài 4a (133):
- Gv cùng Hs nx chữa bài.
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Lớp tự làm bài vào vở, 1 Hs lên bảng chữa bài. Lớp đổi chéo nháp chấm bài cho bạn.
 Hay: 
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nêu lại cách nhân phân số?
- Nx tiết học. BTVN Bài 3,4b, c, 5 sgk/133.
Kể chuyện:
Những chú bé không chết
I. Mục tiêu:
Rèn kĩ năng nói:
- Dựa vào lời kể của gv và tranh minh hoạ, Hs kể lại được câu chuyện, kết hợp lời kể cử chỉ, điệu bộ, nét mặt.
- Hiểu nội dung chuyện, trao đổi với các bạn về ý nghĩa truyện: Ca ngợi tinh thần dũng cảm, sự hi sinh cao cả của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ Tổ quốc; Biết đặt tên khác cho truyện.
Rèn kĩ năng nghe:
- Chăm chú nghe thầy cô kể chuyện, nhớ chuyện.
- Nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn.
- Giáo dục HS kĩ năng: tự nhận thức, hợp tác, lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin, …
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ, SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra :
- Kể lại việc em đã là để giúp xóm làng, đường, trường học xanh, sạch đẹp?
- 2, 3 HS kể, lớp nx.
- Gv nx chung, cho điểm.
2. Bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
HĐ2. GV kể chuyện: 
Những chú bé không chết
- Gv kể lần 1.
-Nghe giảng.
- HS nghe.
- GV kể lần 2: kết hợp chỉ tranh.
- HS nghe, theo dõi tranh và đọc phần lời dưới mỗi tranh.
HĐ3. HS kể và trao đổi ý nghĩa câu chuyện:
- Gọi HS đọc nhiệm vụ của bài kể chuyện.
- 1 hs đọc.
- YC HS kể chuyện theo N4.
- Thực hành kể theo nhóm: kể từng đoạn và kể toàn bộ câu chuyện, trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện, đặt tên khác cho truyện.
- Tổ chức HS thi kể.
- Các nhóm thi kể.
- Lớp nx, trao đổi với nhóm bạn về nội dung câu chuyện.
- Một số cá nhân thi kể.
- GV cùng hs nx, bình chọn nhóm, bạn kể hay, hấp dẫn nhất, cho điểm.
- NX theo tiêu chí: Nội dung; cách kể; cách dùng từ; ngữ điệu.
- Câu chuyện ca ngợi phẩm chất gì?
- HS nêu: Ca ngợi tinh thần dũng cảm, sự hi sinh cao cả của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ Tổ quốc; Biết đặt tên khác cho truyện.
- Tại sao truyện có tên là : Những chú bé không chết?
- HS phát biểu ý kiến.
- Đặt tên khác cho truyện?
3. Củng cố, dặn dò:
- NX tiết học. 
-VN kể chuyện cho người thân nghe. Xem bài KC tuần 26.
- Nối tiếp dặt tên truyện: VD: Những thiếu niên dũng cảm; Những thiếu niên bất tử;...
Khoa học (tiết 49):
 ánh sáng và việc bảo vệ đôi mắt
I. Mục tiêu:
- Tránh để ánh sáng quá mạnh chiếu vào mắt: không nhìn thẳng vào mặt trời, không chiếu đèn pin vào mắt nhau.
- Biết tránh không đọc, viết ở nơi ánh sáng quá yếu.
- Giáo dục HS kĩ năng: tự nhận thức, lắng nghe tích cực, hợp tác, …
II. Chuẩn bị :
- Sưu tầm tranh, ảnh về các trường hợp ánh sáng quá mạnh không được chiếu thẳng vào mắt; đọc, viết ở nới ánh sáng không hợp lí.
III. Các hoạt động dạy học :
1. Kiểm tra:
- Nêu vai trò của ánh sáng đối với đời sống con người, động vật?
- 2 Hs nêu.
- Gv nx chung, ghi điểm.
2. Bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài: ghi tên bài
HĐ2. Những trường hợp ánh sáng quá mạnh không được nhìn trực tiếp vào nguồn sáng:
- Tổ chức hs thảo luận theo N2:
- N2 thảo luận:
- Dựa vào các hình trong sgk, kết hợp hiểu biết, nêu những trường hợp ánh sáng quá mạnh có hại cho mắt.
- Hs tìm hiểu và ghi vào nháp.
- Trình bày:
- Lần lượt hs nêu, lớp trao đổi, bổ sung.
- Chiếu đèn thẳng vào mắt; mặt trời chiếu thẳng vào mắt; hàn,xì ... không có kính bảo hiểm; bóng điện chiếu thẳng vào mắt....
- Gv nx chung và giải thích: mắt có 1 bộ phân tương tự như kính lúp. Khi nhìn trực tiếp vào mặt trời, ánh sáng tập trung lại ở đáy mắt có thể làm tổn thương mắt.
HĐ3. Một số việc nên / không nên làm để đảm bảo đủ ánh sáng khi đọc, viết.
- Tổ chức hs trao đổi N3:
- N3 thảo luận.
- Quan sát tranh, ảnh, hình sgk/98,99 và trả lời: Nêu trường hợp cần tránh để không gây hại cho mắt?
- nên đặt đèn chiếu sáng ở phía tay phải?
- Trường hợp cần tránh: học đọc sách ở nơi ánh sáng quá mạnh hay quá yếu; nhìn lâu vào tivi; máy tính;
- ...tay che ánh sáng từ đèn phát ra làm ảnh hưởng tới độ ánh sáng cho việc học.
- Em có đọc viết dưới ánh sáng quá yếu bao giờ không?
- Hs lần lượt trả lời: thỉnh thoảng, 
thường xuyên hay không bao giờ.
- Em đọc viết dưới ánh sáng quá yếu khi nào?
- Hs nêu...
- Em làm gì để tránh việc đọc, viết dưới ánh sáng quá yếu?
- Hs trả lời...
* Kết luận: Mục bạn cần biết sgk/99.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nx tiết học. Vn học thuộc bài, chuẩn bị theo nhóm cho bài 50: 1phích 
nước sôi, nước đá, nhiệt kế, 3 chiếc cốc.
Buổi chiều:
Toán:
Ôn luyện
I. Mục tiờu: Giỳp HS :
- Củng cố về cỏch thực hiện phộp cộng cỏc phõn số qua làm một số bài tập cú liờn quan.
- Vận dụng làm bài tập nhanh ,đỳng.
- Giáo dục HS kĩ năng: quản lí thời gian, đặt mục tiêu, tư duy, …
II. Chuẩn bị: Sỏch Luyện giải toỏn 4
III. Cỏc hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
2. Bài mới: 
HĐ1. Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
HĐ2. HDHS làm bài tập:
Bài 1: (Bài 1- trang 37 )
 - Cho HS đọc đề bài 
 - Yờu cầu HS tự làm.
 - Cho HS chữa bài, nhận xột 
 Củng cố cho HS về cỏch thực hiện
- 1 HS đọc
- Làm nhỏp – 2 HS lờn bảng làm 
a) ; 
b) ; 
Bài 2: (Bài 2 - trang 37)
- Cho HS đọc đề bài 
 -Yờu cầu HS tự làm.
 - Cho HS chữa bài, nhận xột 
- 1 HS đọc và nờu 
- Làm bài vào vở
a) 
...
Bài 3: (Bài 4 - trang 37)
- Cho HS đọc bài và phõn tớch bài toỏn
- YC HS làm bài vào vở
- Gọi HS chữa bài, nhận xột - Củng cố cỏch làm
- GV chấm một số bài, nhận xột 
- 1 HS đọc và nờu
- Làm bài vào vở – 1 HS làm bảng phụ. 
Giải :
Sau hai giờ xe ụ tụ đú đi được :
 (quóng đường)
 Đỏp số : quóng đường
3. Củng cố, dặn dũ : 
- Hệ thống kiến thức
- Nhận xột giờ
Tiếng Việt:
Ôn luyện
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Tìm được các từ ghép, biết phân biệt từ ghép có trong đoạn văn.
- Tìm được bộ phận CN trong câu kể Ai thế nào? CN đó do danh từ hay cụm danh từ tạo thành.
- HS biết cảm thụ một đoạn văn
- HS biết viết một bài văn miêu tả một cây ăn quả.
- Giáo dục HS yêu môn học.
- Giáo dục HS kĩ năng: quản lí thời gian, đặt mục tiêu, tư duy, …
II. Chuẩn bị: Sách bồi dưỡng TV lớp 4
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: Kết hợp trong giờ học.
2. Bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
HĐ2. HD HS làm bài tập:
Bài 1: Sách bồi dưỡng TV(T29)
- GV chép đề bài lên bảng
a) Tìm các từ ghép có tiếng đẹp đứng trước hoặc sau.
b) Xếp các từ ghép tìm được thành hai nhóm: từ ghép có nghĩa tổng hợp và từ ghép có nghĩa phân loại.
- Y/c HS làm bài, chữa bài, nhận xét
Bài 2: Sách bồi dưỡng TV(T29)
- GV chép đề bài lên bảng 
Gạch dưới CN của từng câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn sau. CN do danh từ hay cụm danh từ tạo thành?
 Trăng càng lên. Mặt sông lấp loáng ánh vàng. Núi Trùm Cát đứng sừng sững bên bờ sông thành một khối tím thẫm uy nghi trầm mặc. Bóng các chiến sĩ đổ dài trên bãi cát. Tiếng cười nói ồn ã. Gió thổi mát lộng.
- Cho HS làm bài vào vở
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 3: Sách bồi dưỡng TV (T29)
- GV chép đề bài lên bảng 
Tả bãi ngô đến kì thu hoạch, nhà văn Nguyễn Hồng viết:
Trời nắng chang chang, tiếng tu hú gần xa ran ran. Hoa ngô xơ xác như cỏ may. Lá ngô quắt lại rủ xuống. Những bắp ngô đã mập và chắc, chỉ còn chờ tay người đến bẻ mang về.
 Theo em, cách dùng từ ngữ, hình ảnh của tác giả trong đoạn văn trên có những điểm gì nổi bật? 
- HD HS: Chú ý những từ ngữ, hình ảnh nổi bật trong đoạn văn
- Cho HS làm bài
- HS đọc bài, nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống nội dung bài
- Nhận xét giờ học.
- HS đọc y/c bài 
- Làm bài vào vở
a) Từ ghép có tiếng đẹp (tiếng đẹp đứng trước hoặc sau)
- Từ ghép có nghĩa tổng hợp: đẹp tươi, tươi đẹp, tốt đẹp, xinh đẹp.
- Từ ghép có nghĩa phân loại: đẹp trời, đẹp lòng, đẹp ý, đẹp trai, đẹp lão, làm đẹp, …
- HS đọc YC bài
- Làm bài vào vở
*Chủ ngữ và cấu tạo của CN trong từng câu như sau:
- Câu 1: Trăng (danh từ)
- Câu 2: Mặt sông (danh từ)
- Câu 3: Núi Trùm Cát (cụm danh từ)
- Câu 4: Bóng các chiến sĩ (cụm danh từ)
- Câu 5: Tiếng cười nói (cụm danh từ)
- Câu 6: Gió (danh từ)
- HS đọc và tự làm bài:
+ Từ láy gợi tả sự vật, âm thanh một cách sinh động: (nắng ) chang chang, (tiếng tu hú) ran ran, (hoa ngô) xơ xác
+ Hình ảnh gợi tả sự vật một cách hấp dẫn: 
hoa ngô xơ xác như cỏ may; lá ngô quắt lại rủ xuống; bắp ngô đã mập và chắc.
 Ngoài ra, cách dùng nhiều từ láy => nhịp điệu câu văn nhẹ nhàng, hấp dẫn 
Ngày soạn: 26 / 2 / 2014
Ngày dạy: Thứ tư ngày 5 tháng 3 năm 2014
Tập đọc:
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
I. Mục tiêu:
- Đọc lưu loát toàn bài. Đọc đúng nhịp thơ. Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng đọc vui, hóm hỉnh, thể hiện tinh thần dũng cảm, lạc quan của các chiến sĩ lái xe.
- Hiểu ý nghĩa bài thơ: Qua hình ảnh độc đáo những chiếc xe không kính vì bom giật bom rung, tác giả ca ngợi tinh thần dũng cảm, lạc quan của các chiến sĩ lái xe trong những năm tháng chống Mĩ cứu nước.
- HTL bài thơ.
- Giáo dục HS kĩ năng: lắng nghe tích cực, tự nhận thức, kiểm soát cảm xúc, …
II. Chuẩn bị:
- ảnh minh hoạ bài đọc, SGK, bảng phụ ghi nội dung HD luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
- Gọi HS đọc truyện : Khuất phục tên cướp biển theo cách phân vai và nêu ND bài đọc.
- 3 HS đọc, lớp trao đổi nội dung bài.
- Lớp nx.
- Gv nx chung, cho điểm.
2. Bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
HĐ2. HD luyện đọc:
- Nghe giảng.
- Gọi HS khá đọc toàn bài
- 1 HS khá đọc , lớp theo dõi và chia đoạn.
- Chia bài thành 4 đoạn: Mỗi khổ thơ là một đoạn.
- GV theo dõi kết hợp sửa lỗi phát âm sai 
- Hướng dẫn đọc ngắt giọng một số câu thơ và giải nghĩa từ.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- Nối tiếp nhau đọc từng đoạn 2- 3 lượt:
+ Luyện đọc phát âm từ khó.
+ Nêu cách đọc ngắt giọng một số câu thơ và luyện đọc.
+ 1 HS đọc mục chú giải, lớp theo dõi.
- Luyện đọc bài theo cặp.
- 1, 2 em đọc cả bài.
- Lớp theo dõi.
HĐ3. Tìm hiểu bài: 
- Đọc thầm 3 khổ thơ đầu trả lời:
- Những hình ảnh nào trong bài nói lên tinh thần dũng cảm và lòng hăng háicủa các chiến sĩ lái xe?
- ... Bom giật, bom rung, kính vớ đi rồi, ung dung buồng lái ta ngồi, nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng; Không có kính, ừ thì ướt áo, mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời, chưa cần thay, lái trăm cây số nữa...
- Đọc lướt khổ thơ 4 trả lời:
- Tình đồng chí đồng đội của các chiến sĩ được thể hiện trong những câu thơ nào?
- ...Gặp bạn bè ...vỡ đi rồi. Thể hiện tình đồng chí đồng đội thắm thiết giữa những người chiến sĩ lái xe ở chiến trường đầy khói lửa bom đạn.
- Hình ảnh những chiếc xe không có kính vẫn băng băng ra trận giữa bom đạn của kẻ thù gợi cho em cảm nghĩ gì?
- Đọc lướt toàn bài và trả lời:
- Các chú bộ đội lái xe dũng cảm, tuy vất vả nhưng các chú vẫn lạc quan yêu đời, coi thường khó khăn bất chấp kẻ thù.
- Nêu ý chính bài thơ?
+ Tinh thần dũng cảm lạc quan của các chiến sĩ lái xe trong những năm chống Mĩ cứu nước.
HĐ4.Đọc diễn cảm và HTL bài thơ:
- Gọi HS đọc tiếp nối toàn bài thơ.
- 4 HS đọc.
- Tìm giọng đọc từng khổ thơ?
- Đọc diễn cảm toàn bài; nhập vai đọc với giọng của những chiến sĩ lái xe nói về bản thân mình:
+ Khổ 1: 2 dòng đầu giọng kể bình thản, 2 dòng sau giọng ung dung.
+ Khổ 2: Nhấn giọng: gió vào xoa mắt đắng, con đường chạy thẳng vào tim, sao trời, cánh chim như sa, như ùa vào buồng lái.
+ Khổ 3: Giọng vui, nhấn giọng: ừ thì ướt áo, mưa tuôn, mưa xối, chưa cần thay mau khô thôi.
+ Khổ 4: giọng nhẹ nhàng tình cảm.
- HS luyện đọc diễn cảm khổ thơ 1,3:
+ GV đọc mẫu.
- Theo dõi và nêu cách đọc khổ 1,3.
+ Tổ chức HS luyện đọc:
- Đọc theo cặp.
+ Gọi HS thi đọc diễn cảm.
- Đọc cá nhân, đọc theo cặp .
- GV cùng hs nx, bình chọn hs đọc tốt, GV cho điểm.
- HD HS HTL bài thơ:
- Cả lớp đọc nhẩm bài thơ.
- Gọi HS thi đọc thuộc lòng từng khổ và cả bài thơ.
- hs thi đọc, lớp nx.
- Gv nx ghi điểm.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nêu nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- VN tiếp tục HTL bài thơ và chuẩn bị bài sau.
Toán (tiết 123):
Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Bước đầu nhận biết một số tính chất của phép nhân phân số: Tính giao hoán, kết hợp, nhân một tổng với một số.
- Bước đầu viết vận dụng các tính chất trên trong trường hợp đơn giản.
- Giáo dục HS ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
- Giáo dục HS kĩ năng: quản lí thời gian, hợp tác, giải quyết vấn đề, …
II. Chuẩn bị:
- SGK, bản phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:	
- YC điền dấu >; <; = vào chỗ chấm.
 ; 
- NX, cho điểm.
- 2 HS làm bảng lớp, lớp làm nháp : NX, chữa bài.
2. Bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
- Nghe giảng.
HĐ2. Giới thiệu một số tính chất của phép nhân phân số:
Bài 1a):
* Tính giao hoán:
- GV ghi lên bảng 2 biểu thức:
- 2 em lên bảng tính sau đó so sánh kết quả.
 Vậy: 
=> Rút ra tính chất (SGK trang 134)
- 2 HS đọc, lớp theo dõi.
* Tính chất kết hợp:
- Thực hiện tương tự phần a.
=>Rút ra tính chất kết hợp (SGK trang 134)
- 2 HS đọc lại.
* Tính chất một tổng hai PS nhân với PS thứ ba:
- Viết lên bảng hai BT sau đó YC HS tính giá trị hai BT:
- Làm nháp và bảng lớp ( như SGK)
Làm thế nào để từ BT có được BT ?
- Trả lời.
=> Tính chất (SGK )
- Nêu lại.
HĐ3. Thực hành:
Bài b): Tính bằng hai cách. 
- Đọc yêu cầu và tự làm.
- 2 HS lên bảng làm.
- GV cùng cả lớp chữa bài:
 Cách 1: 
 Cách 2: …..
+ áp dụng tính chất nào để tính?
- Trả lời.
+ Hãy chọn cách thuận tiện hơn trong hai cách em làm?
- Nêu cách tính thuận tiện.
Bài 2: 
- YC HS đọc đề bài, tóm tắt và giải.
- Chấm một số bài và chữa bài.
- Đọc đề bài và tự giải.
- 1 em lên bảng làm, lớp làm nháp.
 Bài giải
 Chu vi của hình chữ nhật là:
 (m)
 Đáp số: m
Bài 3: 
- YC HS ltự làm bài.
- Làm vở và bảng lớp.
- GV chấm một số bài và chữa bài.
 Bài giải
 May 3 chiếc túi hết số mét vải là:
 x 3 = 2 (m)
 Đáp số: 2 m
3. Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống KT bài học.
- Nhận xét giờ học. 
- Về nhà học bài và làm bài tập
Tập làm văn:
Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả cây cối
I. Mục tiêu:
- Dựa trên những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối, HS luyện tập viết một số đoạn văn hoàn chỉnh.
- Giáo dục HS kĩ năng: tư duy sáng tạo, giao tiếp, tự nhận thức, quản lí thời gian…
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: 
- Nêu ghi nhớ của bài văn miêu tả cây cối.
2. Bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài: Ghi tên bài
HĐ2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài tập: Viết phần thân bài cho bài văn tả một cây bóng mát (hoặc cây ăn quả, cây hoa) mà em yêu thích.
- Đọc và phân tích bài.
- Trong phần thân bài em cần tả những gì ? 
+ Tả bao quát, tả từng bộ phận của cây hoặc tả cây theo từng mùa, từng thời kì phát triển.
- Mỗi đoạn ta cần trình bày nội dung ntn ?
- Trình bày 1 nội dung nhất định
- YC HS nêu cây mình chọn tả.
- Nối tiếp nêu.
- YC HS luyện tập viết phần thân bài cho cây mình lựa chọn.
- HS làm bài vào vở.
- Nối nhau đọc bài đã hoàn chỉnh.
- GV và cả lớp nhận xét.
- Chọn 2 - 3 bài đã viết hoàn chỉnh viết tốt đọc mẫu trước lớp, chấm điểm.
3. Củng cố , dặn dò:
- Nêu ND bài.
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà học bài, tập viết lại đoạn văn.
Kĩ thuật (tiết 25):
Chăm sóc rau, hoa (tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết mục đích , tác dụng cách tiến hành một số công việc chăm sóc cây rau, hoa.
- Làm được một số công việc chăm sóc cây rau, hoa.
- Có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây rau, hoa.
- Giáo dục HS kĩ năng: Quản lí thời gian, đạt mục tiêu, …
II. Chuẩn bị :
- Vườn rau, hoa nhà trường. Cuốc, bình tưới nước.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
- Nêu cách chăm sóc rau hoa ? (1, 2 HS nêu)
2. Bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài: Ghi tên bài
HĐ2. Học sinh thực hành chăm sóc rau, hoa: 
a) Ôn lại lí thuyết
* Tưới nước cho cây: 
- Hãy nêu mục đích của vịêc tưới nước cho cây?
- Cách tiến hành tưới nước cho cây?
* Làm cỏ:
- Hãy nêu mục đích của vịêc làm cỏ cho cây rau, hoa?
- Cách tiến hành vịêc làm cỏ cho cây rau, hoa?
- Cung cấp nước giúp cho hạt nảy mầm, hoà tan các chất dinh dưỡng trong đất cho cây hút và giúp cây sinh trưởng và phát triển thuận lợi.
- Một học sinh nêu lại.
- Vì cỏ dại hút tranh nước, chất dinh dưỡng và che khuất ánh sáng của cây rau, hoa. Nên ta phảI làm cỏ cho cây rau, hoa.
- Một học sinh nêu lại
b) Thực hành:
- GV kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của học sinh.
- GV phân công vị trí và giao nhiệm vụ thực hành cho HS
HĐ3. Đánh giá kết quả học tập:
- HS thực hành chăm sóc rau, hoa.
- HS thu dọn dụng cụ, cỏ dại và vệ sinh dụng cụ lao động.
- GV gợi ý HS tự đánh giá công việc của mình và các bạn.
- GV nhận xét kết quả học tập của HS
- HS nhận xét
- HS vệ sinh chân tay, dụng cụ.
3. Củng cố, dặn dò: 
- NX tinh thần, thái độ học tập của học sinh. 
- Chuẩn bị tiết sau thực hành.
Thể dục (tiết 49):
Trò chơi: chạy tiếp sức ném bóng vào rổ
I. Mục tiêu:
- Trò chơi: Chạy tiếp sức ném bóng vào rổ. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.
- Giáo dục HS ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
- Giáo dục HS kĩ năng: hợp tác, ứng phó với căng thẳng, …
II. Chuẩn bị:
- Sân trường, còi, bóng 
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Định lượng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Phần mở đầu:
4-5’
- ổn định tổ chức.
- Nhận lớp, phổ biến nọi dung , yêu cầu giờ học.
- Tập hợp, điểm số, báo cáo sĩ số.
- Khởi động.
- Tổ chức HS khởi động.
- Chạy chậm một hàng dọc xun

File đính kèm:

  • docTuan25D.doc