Giáo án lớp 4 - Tuần 24

I. Mục tiêu

- Biết thống kê những sự kiện lịch sử tiêu biểu của lịch sử nước ta từ buổi đầu độc lập đến thời Hậu Lê (Thế kỷ XV) (tên sự kiện, thời gian sảy ra sự kiện)

- Kể lại một trong những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ buổi đầuđộc lập đến thời Hậu Lê (Thế kỷ XV)

II. Đồ dùng dạy học:

 - Phiếu học tập, các hình trong SGK

III. Các hoạt động dạy, học:

 

doc11 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 948 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 24, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn 24
Thø hai ngµy 9 th¸ng 2 n¨m 2015
Tiết 3 (S¸ng ) KHOA HỌC
Tiết 47: ÁNH SÁNG CẦN CHO SỰ SỐNG
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học:
Những kiến thức mới cần được hình thành cho HS:
- Nhận biết được ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật truyền tới mắt.
- Nêu được thực vật cần ánh sáng để duy trì sự sống.
- Hiểu được nhờ ứng dụng các kiến thức về nhu cầu ánh sang của thực vật trong trồng trọt đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- Hiểu được mỗi loài thực vật có nhu cầu ánh sáng khác nhau và lấy được ví dụ để chứng minh điều đó
I. Mục tiêu
- Nêu được thực vật cần ánh sáng để duy trì sự sống.
- Hiểu được nhờ ứng dụng các kiến thức về nhu cầu ánh sang của thực vật trong trồng trọt đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- Rèn kĩ năng quan sát
- Hiểu được mỗi loài thực vật có nhu cầu ánh sáng khác nhau và lấy được ví dụ để chứng minh điều đó
- HS ham tìm hiểu.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Hình trong SGK, phiếu HT, HS mang đến lớp một số cây đã trồng từ tiết trước.
 III. Các hoạt động dạy, học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
+ Bóng tối xuất hiện ở đâu và khi nào? Có thể làm cho bóng của một vật thay đổi bằng cách nào?
- Nhận xét, ghi điểm.
- Một vài em trả lời
- Lớp NX, bổ sung, trao đổi.
2. Hoạt động 1: Vai trò của ánh sáng đối với sự sống của thực vật. 
- Cho HS thảo luận nhóm 4.
- Yêu cầu : Các nhóm đổi cây cho nhau để đảm bảo nhóm nào cũng có cây gieo hạt( cây đậu) và một loại cây non khác do HS trồng. Yêu cầu các nhóm quan sát kĩ và trả lời câu hỏi:
+ Em có nhận xét gì về cách mọc của cây đậu ?
+ Cây có đủ ánh sang sẽ phát triển như thế nào?
+ Cây sống ở nơi thiếu ánh sang sẽ ra sao?
+ Điều gì sẽ sảy ra với thực vật nếu không có ánh sáng?
- N4 thảo luận. Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát, trao đổi. Thư kí ghi lại kết quả trao đổi của nhóm mình.
+ Cây đậu khi mọc đều hướng về nơi có ánh sang. Thân cây nghiêng hẳn về phía có ánh sang.
+ Cây có đủ ánh sang sẽ phát triển bình thường, lá xanh thẫm, tươi.
+ Cây sống ở nơi thiếu ánh sang sẽ héo vàng, úa, chết.
+ Không có ánh sang thực vật sẽ không quang hợp được và sẽ chết.
- Cho các nhóm trình bày
- Đại diện các nhóm lần lượt trình bày kết quả từng câu.
- Nhóm khác trao đổi, nx bổ sung.
- Nhận xét chốt ý đúng : Ánh sáng rất cần cho sự sống của thực vật. Ngoài vai trò giúp cây quang hợp, ánh sáng còn ảnh hưởng đến quá trình khác của thực vật như: hút nước, thoát hơi nước, hô hấp, sinh sản. không có ánh sáng thực vật sẽ không thể tồn tại.
- Cho HS quan sát hình 2 T94 SGK và cho biết: Vì sao những bong hoa trong hình lại có tên là hoa hướng dương?
- Lắng nghe
- Quan sát và trả lời: Vì khi nở hoa quay về phía mặt trời.
3. Hoạt động 2: Tìm hiểu nhu cầu về ánh sáng của thực vật. 
- Nêu câu hỏi lớp trao đổi:
- N2 trao đổi theo câu hỏi.
+ Tại sao có 1 số loài cây chỉ sống ở nơi rừng thưa, ...chiếu nhiều ánh sáng, còn 1 số loài cây lại chỉ sống được ở nơi rừng rậm, hang động?
+ Mỗi loài thực vật có nhu cầu ánh sáng mạnh yếu khác nhau....
+ Kể tên một số cây cần nhiều ánh sáng, một số cây cần ít ánh sáng?
+ Những cây cho quả, hạt cần nhiều ánh sáng: lúa, ngô, cam,...
+ Nêu một số ứng dụng về nhu cầu ánh sáng của cây trong kĩ thuật trồng trọt?
+ Để tận dụng đất trồng và giúp cho cây phát triển tốt người ta thường trồng xen cây ưa bóng với cây ưa sáng cùng một thửa ruộng.
- Trình bày
- Từng nhóm nêu lần lượt các câu hỏi trên và lớp nx, trao đổi, bổ sung.
- Kết luận: Tìm hiểu về nhu cầu ánh sáng của mỗi loài cây, chúng ta có thể thực hiện các biện pháp kĩ thuật trồng trọt để cây được chiếu sáng thích hợp sẽ cho thu hoạch cao.
4. Hoạt động 3: Liên hệ thực tế
- Em hãy tìm những biện pháp kĩ thuật ứng dụng nhu cầu ánh sáng khác nhau của thực vật mà cho thu hoạch cao?
- NX chốt ý đúng.
- Lắng nghe
- Khi trồng cây ăn quả cần được chiếu ánh sáng, người ta chú ý đến khoảng cách giữa các cây vừa đủ để cây có đủ ánh sáng. Phía dưới các cây có thể trồng them cây: Gừng, giềng, ngải cứu, lá lốt,
+ Trồng cây đậu tương và ngô trên cùng một thửa ruộng.
+ Trồng họ cây khoai môn dưới bong cây chuối
- NX bổ sung
5. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò:
- Đọc mục bạn cần biết. 
- NX tiết học. 
- Dặn HS chuẩn bị bài giờ sau.
- Một vài HS đọc trước lớp
- Lắng nghe và thực hiện.
Tiết 4 ( S¸ng ) LỊCH SỬ
Tiết 24: ÔN TẬP
I. Mục tiêu
- Biết thống kê những sự kiện lịch sử tiêu biểu của lịch sử nước ta từ buổi đầu độc lập đến thời Hậu Lê (Thế kỷ XV) (tên sự kiện, thời gian sảy ra sự kiện)
- Kể lại một trong những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ buổi đầuđộc lập đến thời Hậu Lê (Thế kỷ XV)
II. Đồ dùng dạy học:
 - Phiếu học tập, các hình trong SGK
III. Các hoạt động dạy, học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
+ Kể tên các tác giả và tác phẩm tiêu biểu của văn học thời Hậu Lê?
- Đọc thuộc ghi nhớ?
- Nhận xét 
- Một vài Hs nêu trước lớp
- Lớp NX bổ sung.
2.Hoạt động1: Trả lời câu hỏi 1 sgk/53. 
- Đọc yêu cầu câu hỏi 1?
+ Yêu cầu HS thảo luận và cho biết : Buổi đầu độc lập, nhà Lý đóng đô ở đâu ? Tên gọi nước ta thời kỳ đó là gì ?
- 1 em đọc.
- Lớp trao đổi theo cặp trả lời câu hỏi.
+ Nhà Lý đóng đô ở Thăng Long, tên nước là Đại Việt.
- Các nhóm NX bổ sung
- Cùng HS NX , chốt ý đúng:
3. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi 2 sgk/53. 
- Tổ chức HS trao đổi theo N4, điền phiếu.
- N4 hoạt động , làm phiếu.
- Trình bày:
- Các nhóm gắn phiếu lên bảng và cử đại diện trình bày.
Thời gian
Tên sự kiện
Năm 938
Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân
Năm 981
Kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất
Năm 1010
Nhà Lý dời đô ra Thăng Long
Năm 1075 - 1077
Kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai
Năm 1226
Nhà Trần thành lập
-1258;1285;1287-1288
Kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên
Năm 1428
Chiến thắng Chi Lăng.
- NX chốt ý đúng
4. Hoạt động 3: Thi kể về các sự kiện, nhân vật lịch sử. 
- Các nhóm nhận xét chéo
- Chủ đề cuộc thi: kể về các sự kiện, nhân vật lịch sử.
- Tự suy nghĩ chuẩn bị cho bài kể viết vào nháp.
- Kể theo nhóm đôi.
- Kể trước lớp:
- Từng HS kể, lớp trao đổi.
- Cùng HS bình chọn và khen HS kể hấp dẫn.
- NX bình chọn bạn kể hay.
5. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò 
- Nx tiết học. 
- Về xem trước bài giờ sau.
- Lắng nghe và thực hiện.
Thø t­ ngµy 11 th¸ng 2 n¨m 2015
Tiết 3 ( S¸ng ) KHOA HỌC
Tiết 48: ÁNH SÁNG CẦN CHO SỰ SỐNG ( Tiếp theo)
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học:
Những kiến thức mới cần được hình thành cho HS:
- Ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật truyền tới mắt
- Nêu được vai trò của ánh sáng
+ Đối với đời sống con người: có thức ăn, sưởi ấm, sức khỏe
+ Đối với ĐV: di chuyển, kiếm ăn, tránh kẻ thù.
I. Mục tiêu
- Nêu được vai trò của ánh sáng
+ Đối với đời sống con người: có thức ăn, sưởi ấm, sức khỏe
+ Đối với ĐV: di chuyển, kiếm ăn, tránh kẻ thù.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Tranh trong SGK, phiếu HT
III. Các hoạt động dạy, học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
+ Điều gì xảy ra với thực vật nếu không có ánh sáng?
+ Lấy ví dụ chứng tỏ mỗi loài thực vật có nhu cầu ánh sáng khác nhau?
- Một vài HS nêu
- Lớp NX bổ sung.
- GV nx chung, ghi điểm.
2. Hoạt động 1: Vai trò của ánh sáng đối với đời sống con người. 
- Cho HS thảo luận nhóm.
+ Ánh sáng có vai trò như thế nào đối với sự sống của con người ?
+ Vai trò của ánh sáng đối với sức khỏe của con người ?
+ Cuộc sống của con người sẽ ra sao nếu thiếu ánh sáng mặt trời?
+ Ánh sáng có vai trò như thế nào đối với sự sống của con người?
- Cho các nhóm trình bày
- Thảo luận nhóm 4, trao đổi thảo luận ghi vào phiếu.
+ Ánh sáng giúp ta nhìn thấy được mọi vật, phân biệt được màu sắc, phân biệt được kẻ thừ, phân biệt được các loại thức ăn, nước uống, nhìn thấy được các hình ảnh của cuộc sống
+ Ánh sáng giúp con người khỏe mạnh, có thức ăn, sưởi ấm cho cơ thể,
+ Nếu không có ánh sáng mặt trời thì trái đất sẽ tối đen như mực. Con người sẽ không thể nhìn thấy mọi vật, không tìm thấy thức ăn, nước uống, kể thù sẽ tấn công. Bệnh tật làm cho con người yếu đuối và chết.
+ Ánh sáng tác động lên chúng ta suốt cả cuộc đời. Nó giúp chúng ta có thức ăn , sưởi ấm và cho ta sức khỏe. Nhờ ánh sáng mà chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên.
- Dán phiếu lên bảng và nêu miệng.
- Các nhóm NX bổ sung
- Kết luận: Tất cả các sinh vật trên trái đất đều sống nhờ vào năng ượng từ ánh sáng mặt trời. Án sáng mặt trời chiếu xuống mặt đất gồm nhiều loại tia sáng khác nhau. Trong đó có một loại tia sáng có thể tổng hợp Vi-ta-minD giúp cho răng và xương chắc , cứn hơn. Giúp trẻ tránh được bệnh còi xương. Tuy nhiên cơ thể chỉ cần một lượng nhở loại tia này. Nếu quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới cơ thể. 
- Cho HS nêu mục bạn cần biết sgk/96.
- Lắng nghe
- Vài em nêu.
3. Hoạt động 2: Vai trò của ánh sáng đối với đời sống động vật. 
- Tổ chức Hs trao đổi thao luận theo nhóm 4, phát phiếu cho các nhóm
- N4 thảo luận theo phiếu.
- Các nhóm thảo luận ghi vào phiếu
+ Kể tên một số động vật mà bạn biết? Chúng cần ánh sáng để làm gì?
- Các nhóm tự kể.
+ Kể tên 1 số động vật kiếm ăn vào ban ngày, ban đêm?
- Ăn ngày: gà, vịt, trâu, bò, hươu, nai,..
- Ăn đêm: sư tử, chó sói, mèo, chuột, cú,...
+ Có nhận xét gì về nhu cầu ánh sáng của động vật ?
- Mắt của động vật kiếm ăn ban ngày có khả năng nhìn và phân biệt được hình dạng, kích thước và màu sắc của các vật. Vì vậy chúng cần ánh sáng để tìm kiếm thức ăn và phát hiện ra những nguy 
hiểm cần tránh.
- Mắt của động vật kiếm ăn ban đêm không phân biệt được màu sắc mà chỉ phân biệt được ánh sáng tối, trắng, đen để phát hiện con mồi trong đêm tối.
- Trình bày
- Lần lượt các nhóm nêu từng câu.
- Lớp NX trao đổi.
- NX, thống nhất ý kiến đúng
- Kết luận: Loài vật cần ánh sáng để dị chuyển, tìm thức ăn, nước uống, phát hiện ra những nguy hiểm cần tránh. Ánh sáng và thời gian chiếu còn ảnh hưởng đến sự sinh sản của một số loài động vật. Trong thực tế người ta áp dụng nhu cầu về ánh sáng khác nhau của động vật để có những biện pháp kĩ thuật đem lại hiệu quả kinh tế cao.
- Cho HS đọc mục bạn cần biết sgk/97
- Lắng nghe
- Một vài HS đọc trước lớp.
4. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò 
- Nx tiết học. 
- Về nhà học thuộc bài, chuẩn bị tranh ảnh các trường hợp ánh sáng quá mạnh không được để chiếu thẳng vào mắt, cách đọc viết ở nới ánh sáng không hợp lí.
- Lắng nghe và thực hiện.
Tiết 2 ( ChiÒu ) ĐỊA LÍ
Tiết 24: THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học:
Những kiến thức mới cần được hình thành cho HS:
- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của TP Hồ Chí Minh
- Chỉ được vị trí của TP Hồ Chí Minh trên bản đồ (lược đồ).
I. Mục tiêu
- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của TP Hồ Chí Minh:
+ Vị trí: nằm ở ĐBNB, ven sông Sài Gòn.
+ Thành phố lớn nhất cả nước.
+ Trung tâm KT, VH, KH lớn: Các SP của TP đa dạng; hoạt động thương mại rất phát triển.
- Chỉ được vị trí của TP Hồ Chí Minh trên bản đồ (lược đồ)
II. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ : Hành chính, giao thông Việt Nam. 
- Tranh, ảnh về TPHCM (sưu tầm).
III. Các hoạt động dạy, học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
+ Vì sao ở ĐBNB có công nghiệp phát triển nhất nước ta?
+ Mô tả chợ nổi trên sông ở ĐBNB?
- Nhận xét chung, ghi điểm.
- Một vài HS trả lời
- Lớp NX , bổ sung.
2. Hoạt động 1: Thành phố lớn nhất nước ta.
Treoi lược đồ thành phố Hồ Chí Minh và giới thiệu thành phố Hồ Chí Minh.
- Cho HS lên chỉ.
- Quan sát lắng nghe
- Một vài HS chỉ lại
- Tổ chức HS trao đổi theo N4
- N4 thảo luận
+ Dựa vào bản đồ, tranh ảnh nói về TPHCM :
+ Thành phố đã có bao nhiêu tuổi?
+ Trước đây thành phố Hồ Chí Minh có tên gọi là gì ?
+ Thành phố được mang tên Bác từ năm nào?
+ Khoảng 300 tuổi.
+ Sài Gòn, Gia Định
+ Năm 1976.
+ Phát phiếu học tập và yêu cầu HS dựa vào lược đồ để hoàn thành:
Thành phố Hồ Chí Minh
Dòng sông nào chảy qua thành phố?
Thành phố, tỉnh nào tiếp giáp với thành phố Hồ Chí Minh
Phía đông của thành phố tiếp giáp với gì?
Từ thành phố đi tới các noi bằng những loại đường giao thông nào?
Nhận phiếu và hoàn tành
Thành phố Hồ Chí Minh
Dòng sông nào chảy qua thành phố?
Sông Sài Gòn
Thành phố, tỉnh nào tiếp giáp với thành phố Hồ Chí Minh
Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Long An , Tiền Giang.
Phía đông của thành phố tiếp giáp với gì?
Biển Đông
Từ thành phố đi tới các noi bằng những loại đường giao thông nào?
Đường ô tô, đường sắt, đường hàng không, đường thủy
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Yêu cầu HS và bảng số liệu thống kê sgk/128 thảo luận câu hỏi sau:
+ Diện tích thành phố Hồ Chí Minh là bao nhiêu?
+ Hãy sắp xếp thứ tự các thành phố theo thứ tự diện tích từ lớn nhất đến bé nhất.
- NX kết luận: Thành phố Hồ Chí Minh nằm bên sông Sài Gòn. Với lịch sử hình thành hơn 300 năm thành phố Hồ Chí Minh được coi là một thành phố trẻ.
- Thảo luận nhóm đôi
- Trình bày kết quả.
Thành phố
Diện tích km2
Thành phố Hồ Chí Minh
2090
Hải Phòng
1503
Đà Nẵng
1247
Hà Nội
921
Nhóm khác NX bổ sung.
Lắng nghe
3. Hoạt động 2: Trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học lớn. 
- Tổ chức cho HS đọc gsk, kết hợp quan sát tranh ảnh và hiểu biết thảo luận theo N4 với những yêu cầu sau :
- Đọc sgk và quan sát tranh để tìm ý trả lời.
- Tìm các dẫn chứng thể hiện TPHCM là trung tâm kinh tế lớn cả nước?
+ Kể tên các ngành công nghiệp của thành phố
+ Kể tên các siêu thị, chợ lớn
+ Kể tên các cảng biển sân bay đầu mối giao thông
- Tìm dẫn chững chứng minh thành phố HCM là trung tâm khoa học lớn:
+ Kể tên các trường đại học lớn
+ Kể tên các trung tâm, viện nghiên cứu
- Tìm dẫn chững chứng minh thành phố HCM là trung tâm văn hóa ?
- NX kết luận: TP HCM là thành phố và trung tâm công nghiệp nhất của cả nước. Các sản phẩm công nghiệp của thành phố rất đa dạng và được tiêu thụ ở nhiều nơi trong nước và xuất khẩu. TP cũng là rung tâm khoa học, văn hóa lớn của cả nước.
- TPHCM là trung tâm kinh tế lớn cả nước:
+ điện, luyện kim , cơ khí, điện tử, hóa chất, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may
+ Chợ Bến Thành, chợ Tân Bình, siêu thị Metro
+Cảng Sài Gòn, sân bay Tân Sơn Nhất.
+ Đại học quốc gia TP HCM, đại học kỹ thuật, ĐH y, dược.
+ Viện nghiên cứu bệnh viện nhiệt đới
+ Bảo tàng chiến tích chiến tranh, khu lưu niệm Bác Hồ, bảo tàng Tôn Đức Thắng, nhà hát lớn thành phố, công viên đầm sen, khu du lịch suối tiên..
- Các nhóm trình bày
- Lắng nghe
4. HĐ3: Củng cố, dặn dò 
- Cho HS đọc bài học trong SGK
- Nx tiết học. 
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài: 
Cần Thơ.
- Một vài HS đọc trước lớp.
- Nghe và thực hiện
Tiết 3 ( ChiÒu ) KĨ THUẬT
Tiết 24: CHĂM SÓC RAU, HOA 
I. Mục tiêu
- HS biết được mục đích, tác dụng, cách tiến hành một số việc chăm sóc rau, hoa
- Biết tiến hành một số công việc chăm sóc rau, hoa
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh, ảnh một số loại cây rau, hoa tốt và chưa tốt.
- Mẫu một số loại phân bón.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1- Ổn định lớp:
2- Kiểm tra bài cũ:
+ Tại sao phải bón phân cho cây rau, hoa?
+ Nêu cách bón phân cho rau, hoa?
- Hát
- Một vài HS nêu 
- Lớp NX bổ sung.
- NX đánh giá.
3- Bài mới:
- Giới thiệu bài: 
HĐ1: Mục đích của việc chăm sóc rau, hoa.
- Quan sát hình minh họa 2 củ su hào được chăm sóc khác nhau và mẫu vật thật
- HS nêu nhận xét
+ Tại sao cây được chăm sóc tốt hơn lại cho củ to hơn?
- Vì nó được cung cấp đủ chất dinh dưỡng để phát triển
+ Để có năng xuất cao trong việc trồng rau, hoa ta phải chăm sóc ntn?
- Phải làm cỏ, vun xới và bón phân cho cây đầy đủ
HĐ 2: Một số cách chăm sóc rau, hoa
+ Ở nhà em thường tưới nước cho cây rau, hoa vào khi nào?
+ Em làm cỏ cho cây rau, hoa như thế nào?
+ Nhà em có bón phân cho rau không? Bón những loại phân nào?
+ HDHS một số cách bón phân cho rau, hoa (Mượn vườn nhà dân cạnh trường)
+ Cách tưới nước
+ Cách vun xới
+ Cách bón phân 
+ Vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối
+ Nhổ cỏ hoặc lấy cuốc xới
+ HS trả lời 
- Quan sát GV làm và thực hành 
4. Củng cố, dặn dò:
- Cho HS đọc ghi nhớ trong SGK
- Nhận xét giờ học.
- Nhắc HS chuẩn bị giờ sau học tiếp
Lắng nghe và thực hiện.

File đính kèm:

  • doctuan 24 day thay.doc