Giáo án Lớp 4 - Tuần 23, Thứ 4 - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Văn Phường

A/ KTBC: Con vịt xấu xí

 Gọi HS kể lại 1-2 đoạn của câu chuyện Con vịt xấu xí, nói ý nghĩa câu chuyện.

Nhận xét, cho điểm.

B/ Dạy bài mới:

1) Giới thiệu bài: Các em đã được nghe, được đọc nhiều truyện ca ngợi cái đẹp, phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp với cái xấu, cái thiện với cái ác. Tiết KC hôm nay giúp các em kể những câu chuyện đó. Chúng ta sẽ biết ai là người chọn được câu chuyện hay, ai kể chuyện hấp dẫn nhất trong tiết học hôm nay.

2) HD hs kể chuyện

a) HD hs tìm hiểu yêu cầu của bài tập

- Gọi hs đọc đề bài

- Gạch dưới: được nghe, được đọc ca ngợi cái đẹp , cuộc đấu tranh.

- Gọi hs đọc gợi ý SGK/47

- Y/c hs quan sát tranh minh họa và cho biết tranh minh họa cho câu chuyện nào?

- Nhắc HS: Trong các truyện được nêu làm ví dụ, truyện Con vịt xấu xí, Cây khế, Gà Trống và Cáo có trong SGK, những truyện khác ở ngoài SGK, các em phải tự tìm đọc. Nếu không tìm được câu chuyện ngoài SGK, các em có thể kể truyện đã học, nhưng các em sẽ không được điểm cao bằng những bạn tự tìm được truyện.

- Gọi HS nối tiếp nhau giới thiệu tên câu chuyện của mình, nhân vật trong truyện.

b) HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện

- Nhắc HS: KC phải có đầu có cuối để các bạn hiểu được. Có thể kết thúc theo lối mở rộng: nói thêm về tính cách của nhân vật và ý nghĩa truyện để các bạn cùng trao đổi. Với những truyện khá dài, các em có thể kể 1-2 đoạn.

- Các em hãy kể chuyện cho nhau nghe trong nhóm đôi và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.

- Tổ chức cho hs thi kể trước lớp

- Ghi tên hs tham gia, tên câu chuyện

- Y/c hs trao đổi về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa của câu chuyện.

- Cùng hs nhận xét về nội dung, cách kể, khả năng hiểu truyện.

C/ Củng cố, dặn dò:

- Gọi hs nêu tên câu chuyện em thích nhất.

- Khen những hs kể tốt, tìm được truyện ngoài SGK.

 Tích hợp TT HCM (Bộ phận): Bc Hồ yu quý thiếu nhi v cĩ những hnh động cao đẹp với các cháu thiếu nhi.(Kể những câu chuyện đ học về tình cảm yu cảm yu mến cuả Bc Hồ. (Cu chuyện quả to của Bc Hồ, thư chú Nguyễn).

- Về nhà tiếp tục luyện kể câu chuyện vừa kể ở lớp cho người thân nghe.

- Chuẩn bị bài sau; KC được chứng kiến hoặc tham gia.

 

doc7 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 439 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 4 - Tuần 23, Thứ 4 - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Văn Phường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ tư, ngày 24 tháng 02 năm 2016
Toán
Phép cộng phân số
I/ Mục tiêu:
Biết cộng hai phân sô cùng mẫu số.(Họ sinh làm bài 1, 3).
II/ Đồ dùng dạy-học:
 - SGK, bảng con.
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trị
A/ Giới thiệu bài: Tiết toán hôm nay, cô sẽ giúp các em biết cách cộng hai phân số cùng mẫu.
B/ Tiến trình hoạt động:
1) HD hs thực hành trên băng giấy
- YC hs lấy băng giấy và gấp đôi băng giấy 3 lần để chia băng giấy thành 8 phần bằng nhau.
- Băng giấy được chia thành mấy phần bằng nhau?
- Lần thứ nhất bạn Nam tô màu mấy phần băng giấy?
- YC hs tô màu băng giấy.
- Lần thứ hai bạn Nam tô màu mấy phần băng giấy? 
- YC hs tô màu băng giấy?
- Bạn Nam đã tô màu mấy phần bằng nhau?
- Hãy đọc phân số chỉ phần băng giấy mà bạn Nam đã tô màu?
Kết luận: Cả hai lần bạn Nam tô màu được tất cả là băng giấy. 
2) HD hs cách cộng hai phân số cùng mẫu
- Muốn biết bạn Nam tô màu tất cả mấy phần băng giấy chúng ta làm phép tính gì?
- Ba phần tám băng giấy thêm hai phần tám băng giấy bằng mấy phần băng giấy?
- Vậy ba phần tám cộng hai phần tám bằng bao nhiêu? 
- Ghi bảng: 
- Em có nhận xét gì về tử số của hai phân số so với tử số của phân số trong phép cộng? 
- Mẫu số của hai phân số và như thế nào so với mẫu số của phân số ? 
- Từ đó ta có phép công các phân số như sau: 
- Muốn công hai phân số có cùng mẫu số ta làm như thế nào?
- Cho hs tính: 
3) Thực hành: 
Bài 1: Y/c hs thực hiện vào B 
Bài 2: Gọi hs nhắc lại tính chất giao hoán của phép cộng các số tự nhiên
- Phép cộng các phân số cũng có tính chất giao hoán, tính chất giao hoán của phép cộng các phân số như thế nào? Các em cùng tìm hiểu ở BT2
- Viết phép cộng : lên bảng, gọi 2 hs lên bảng thực hiện, cả lớp thực hiện vào vở nháp. 
- Em có nhận xét gì về kết quả của 2 phép cộng trên? 
- Từ đó ta rút ra được điều gì?
- Từ kết luận trên, bạn nào phát biểu được tính chất giao hoán của phép công? 
- Gọi vài hs nhắc lại.
Bài 3: Gọi hs đọc bài toán.
- Muốn biết cả hai ô tô chuyển được bao nhiêu phần số gạo trong kho chúng ta làm thế nào? 
- Gọi 1 hs lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào vở nháp.
- HS nhận xét, GV kết luận bài giải đúng
- YC hs đổi vở nhau kiểm tra.
C/ Củng cố, dặn dò:
- Muốn công hai phân số cùng mẫu số ta làm sao?
- Bài sau: Phép công phân số (tt) 
- Nhận xét tiết học. 
- Lắng nghe.
- HS thực hành. 
- 8 phần bằng nhau. (CHT)
- Lần thứ nhất Nam tô màu băng giấy. 
(HT)
- HS tô màu. 
- Lần thứ hai tô màu băng giấy. (CHT)
- HS tô màu. 
- 5 phần bằng nhau. (CHT) 
- Bạn Nam đã tô màu băng giấy.
- Lắng nghe.
- Làm phép tính cộng. 
- Bằng năm phần tám băng giấy. 
- Bằng năm phần tám.
- Nêu: 3 + 2 = 5. (CHT)
- Ba phân số có mẫu số bằng nhau.
- HS thực hiện lại phép cộâng. 
- Ta cộng hai tử số và giữ nguyên mẫu số. 
- Vài hs nhắc lại.
- 1 hs nêu: (HT)
- HS làm vào Bc, 1 hs đọc kết quả. 
a) (HT)
b)= (CHT)
c)(CHT)
d) (CHT)
- HS nêu cách hai phân số cùng mẫu 
- Khi ta đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng đó không thay đổi.
- 2 hs lên bảng thực hiện. 
- Bằng nhau 
.
- Khi ta đổi chỗ hai phân số trong một tổng thì tổng của chúng không thay đổi. 
- Vài hs nhắc lạ. 
- 1 hs đọc to trước lớp.
- Chúng ta thực hiện phép cộng số gạo hai ô tô chuyển. 
- Tự làm bài
 Cả hai ô tô chuyển được là:
 (số gạo trong kho)
 Đáp số: số gạo trong kho. (Nộp vở).
- Đổi vở nhau kiểm tra 
- 1 hs nêu trước lớp
Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
 Đề bài: Kể một câu chuyện em đã được nghe, được đọc ca ngợi cái đẹp hay phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp với cái xấu, cái thiện với cái ác.
I/ Mục tiêu:
Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn chuyện) đã nghe, đã đọc ca ngợi cái đẹp hay phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện và cái ác.
Hiểu được nội dung chính của cau chuyện (đoạn truyện) đã kể.
Tích hợp TT HCM (Bộ phận): Bác Hồ yêu quý thiếu nhi và cĩ những hành động cao đẹp với các cháu thiếu nhi.(Kể những câu chuyện đã học về tình cảm yêu cảm yêu mến cuả Bác Hồ. (Câu chuyện quả táo của Bác Hồ, thư chú Nguyễn)).
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Bảng lớp viết đề bài
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trị
A/ KTBC: Con vịt xấu xí
 Gọi HS kể lại 1-2 đoạn của câu chuyện Con vịt xấu xí, nói ý nghĩa câu chuyện. 
Nhận xét, cho điểm.
B/ Dạy bài mới:
1) Giới thiệu bài: Các em đã được nghe, được đọc nhiều truyện ca ngợi cái đẹp, phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp với cái xấu, cái thiện với cái ác. Tiết KC hôm nay giúp các em kể những câu chuyện đó. Chúng ta sẽ biết ai là người chọn được câu chuyện hay, ai kể chuyện hấp dẫn nhất trong tiết học hôm nay. 
2) HD hs kể chuyện
a) HD hs tìm hiểu yêu cầu của bài tập
- Gọi hs đọc đề bài
- Gạch dưới: được nghe, được đọc ca ngợi cái đẹp , cuộc đấu tranh.
- Gọi hs đọc gợi ý SGK/47
- Y/c hs quan sát tranh minh họa và cho biết tranh minh họa cho câu chuyện nào? 
- Nhắc HS: Trong các truyện được nêu làm ví dụ, truyện Con vịt xấu xí, Cây khế, Gà Trống và Cáo có trong SGK, những truyện khác ở ngoài SGK, các em phải tự tìm đọc. Nếu không tìm được câu chuyện ngoài SGK, các em có thể kể truyện đã học, nhưng các em sẽ không được điểm cao bằng những bạn tự tìm được truyện.
- Gọi HS nối tiếp nhau giới thiệu tên câu chuyện của mình, nhân vật trong truyện.
b) HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- Nhắc HS: KC phải có đầu có cuối để các bạn hiểu được. Có thể kết thúc theo lối mở rộng: nói thêm về tính cách của nhân vật và ý nghĩa truyện để các bạn cùng trao đổi. Với những truyện khá dài, các em có thể kể 1-2 đoạn. 
- Các em hãy kể chuyện cho nhau nghe trong nhóm đôi và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. 
- Tổ chức cho hs thi kể trước lớp
- Ghi tên hs tham gia, tên câu chuyện
- Y/c hs trao đổi về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa của câu chuyện. 
- Cùng hs nhận xét về nội dung, cách kể, khả năng hiểu truyện.
C/ Củng cố, dặn dò:
- Gọi hs nêu tên câu chuyện em thích nhất. 
- Khen những hs kể tốt, tìm được truyện ngoài SGK.
 Tích hợp TT HCM (Bộ phận): Bác Hồ yêu quý thiếu nhi và cĩ những hành động cao đẹp với các cháu thiếu nhi.(Kể những câu chuyện đã học về tình cảm yêu cảm yêu mến cuả Bác Hồ. (Câu chuyện quả táo của Bác Hồ, thư chú Nguyễn).
- Về nhà tiếp tục luyện kể câu chuyện vừa kể ở lớp cho người thân nghe. 
- Chuẩn bị bài sau; KC được chứng kiến hoặc tham gia.
- 2 HS kể lại 1-2 đoạn của câu chuyện 
 Ý nghĩa: Phải biết nhận ra cái đẹp của người khác, biết yêu thương người khác. (HT)
 + Thiên nga là loài chim đẹp nhất trong vương quốc các loài chim nhưng lại bị các bạn vịt xem là xấu xí. (HT)
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc đề bài .
- Theo dõi.
- 2 hs nối tiếp nhau đọc gợi ý 2,3.
- Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn, Cây tre trăm đốt. (CHT)
- Lắng nghe. 
- Tôi muốn kể với các bạn câu chuyện "Nàng công chúa và hạt đậu" của An-đéc-xen. Nàng công chúa này có thể cảm nhận được một vật nhỏ như hạt đậu dưới hai mươi mốt lần đệm.
- Tôi muốn kể câu chuyện về một cô bé bị dì ghẻ đối xử rất ác nhưng cuối cùng đã được hưởng hạnh phúc, luôn được mười hai tháng đến thăm. Câu chuyện này có tên là "Mười hai tháng",... (HT)
- Lắng nghe. 
- Thực hành kể chuyện trong nhóm đôi.
- Vài hs thi kể trước lớp.
- Theo dõi. 
. Bạn thích chi tiết nào nhất trong truyện?
. Bạn thích nhân vật nào trong truyện? Vì sao bạn thích nhân vật ấy?
. Nếu gặp nhận vật chính ngoài đời, bạn sẽ nói điều gì với nhân vật?
. Câu chuyện bạn kể có ý nghĩa gì? 
. Qua câu chuyện, bạn muốn nói với các bạn điều gì?
- Nhận xét.
- Bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể hấp dẫn nhất. 
- Vài hs nêu tên câu chuyện mình thích.
- Lắng nghe, thực hiện. 
Tập đọc
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
I/ Mục tiêu:
Biết đọc diễn cảm một đoạn thơ trong bài với gọng nhẹ nhàng, cĩ cảm xúc.
Hiểu ND: Ca ngợi tình yêu nước, yêu con sâu sắc của người phụ nữ Tà-ơi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. (trả lời được các CH ; thuộc một khổ thơ trong bài).
II/ Các hoạt động dạy-học:
 - Tranh minh hoạ SGK.
II/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trị
A/ KTBC: Hoa học trò
1) Tại sao tác giả gọi hoa phượng là "Hoa học trò"
2) Màu hoa phượng thay đổi như thế nào theo thời gian? 
- Nhận xét, cho điểm.
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ sáng tác trong những năm kháng chiến chống Mĩ gian khổ. Người mẹ trong bài thơ là một người phụ nữ dân tộc Tà-ôi. Thông qua lời ru của người mẹ, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm muốn nói lên vẻ đẹp của tâm hồn người mẹ yêu con, yêu cách mạng. 
2) HD đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:
- Gọi hs nối tiếp nhau đọc bài thơ
+ Lượt 1: luyện phát âm: a-kay, lún sân, Ka-lưi,
+ Lượt 2: Giải nghĩa từ: lưng đưa nôi, tim hát thành lời, A-kay. 
- Giải thích thêm: Tà-ôi là một dân tộc thiểu số ở vùng núi phía Tây Thừa thiên - Huế. 
. Tai: tên em bé dân tộc Tà-ôi.
. Ka-lủi: tên một ngọn núi phía Tây Thừa Thiên-Huế. 
- HD hs nghỉ hơi đúng giữa các dòng thơ:
 Mẹ giã gạo / mẹ nuôi bộ đội
 Nhịp chày nghiêng, / giấc ngủ em nghiêng
 Mồ hôi mẹ rơi / má em nóng hổi
 Vai mẹ gầy / nhấp nhô làm gối
 Lưng đưa nôi / và tim hát thành lời...
- Bài thơ được đọc với giọng như thế nào? 
- Y/c hs luyện đọc trong nhóm 2
- Gọi hs đọc cả bài 
- GV đọc diễn cảm 
b) Tìm hiểu bài:
- Em hiểu thế nào là "những em bé lớn trên lưng mẹ"?
- Người mẹ làm những công việc gì?
- Những công việc người mẹ làm có ý nghĩa như thế nào?
- Tìm những hình ảnh đẹp nói lên tình yêu thương và niềm hi vọng của người mẹ đối với con.
- Theo em, cái đẹp thể hiện trong bài thơ này là gì? 
c) HD đọc diễn cảm và HTL:
- Gọi hs nối tiếp nhau đọc lại 2 khổ thơ.
- YC hs lắng nghe, tìm những từ ngữ cần nhấn giọng trong bài
- Kết luận giọng đọc đúng, nhấn giọng những từ ngữ gợi tả: đừng rời, nghiêng, nóng hổi, nhấp nhô, trắng ngần, lún sân.
- HD hs luyện đọc diễn cảm 1 đoạn.
 Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi
 Em ngủ cho ngoan / đừng rời lưng mẹ
 Mẹ giã gạo / mẹ nuôi bộ đội
 Nhịp chày nghiêng, / giấc ngủ em nghiêng
 Mồ hôi mẹ rơi / má em nóng hổi 
 Vai mẹ gầy / nhấp nhô làm gối 
+ GV đọc mẫu
+ Y/c hs luyện đọc theo cặp
+ Tổ chức cho hs thi đọc diễn cảm trước lớp.
- Cùng hs nhận xét, tuyên dương bạn đọc hay.
- Y/c hs nhẩm HTL 1 khổ thơ mình thích. 
- Tổ chức cho hs thi đọc thuộc lòng trước lớp. 
- Cùng hs nhận xét, tuyên dương bạn thuộc nhất
C/ Củng cố, dặn dò:
- Bài thơ nói lên điều gì? 
- Kết luận nội dung đúng. (mục I) 
- Giáo dục: Kính yêu mẹ, vâng lời mẹ. 
- Về nhà tiếp tục luyện thuộc lòng cả bài
- Bài sau: Vẽ về cuộc sống an toàn.
- 2 hs đọc và TLCH:
1) Vì phượng là loài cây rất gần gũi, quan thuộc với học trò. Phượng thường được trồng trên các sân trường và nở vào mùa thi của học trò. Thấy màu hoa phượng, học trò nghĩ đến kì thi và những ngày nghỉ hè. Hoa phượng gắn với kỉ niệm của rất nhiều học trò về mái trường. (HT)
2) Lúc đầu, màu hoa phượng là màu đỏ còn non. Có mưa, hoa càng tươi dịu. Dần dần số hoa tăng lên, màu cũng đậm dần, rồi hòa với mặt trời chói lọi, màu phượng rực lên. (HT)
- Lắng nghe.
-2 hs nối tiếp nhau đọc bài thơ. (CHT)
- Luyện phát âm cá nhân.
- Lắng nghe, giải nghĩa.
- Lắng nghe, ghi nhơ.ù
- Chú ý nghỉ hơi đúng các dòng thơ.
- Giọng âu yếm, dịu dàng, đầy tình thương yêu. 
- Luyện đọc trong nhóm 2.
- 1 hs đọc cả bài.
- Lắng nghe. 
- Phụ nữ miền núi đi đâu, làm gì cũng thường địu con theo. Những em bé có lúc ngủ cũng nằm trên lưng mẹ, nên ta nói: các em lớn trên lưng mẹ. (HT)
- Người mẹ nuôi con khôn lớn, người mẹ giã gạo nuôi bộ đội, tỉa bắp trên nương. (HT)
- Những công việc mẹ làm góp phần vào công cuộc chống Mĩ cứu nước của toàn dân tộc. (HT)
. Tình yêu của mẹ với con: Lưng đưa nôi, tim hát thành lời - Mẹ thương a-kay - mặt trời của mẹ nằm trên lưng. (HT)
- Hi vọng của mẹ với con: Mai sau con lớn vung chày lún sân. 
- Là tình yêu của mẹ đối với con, đối với cách mạng. (HT)
- 2 hs nối tiếp nhau đọc. 
- Trả lời theo sự hiểu.
- Lắng nghe. 
 Lưng đưa nôi / và tim hát thành lời:
 Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi
 Mẹ thương a-kay, mẹ thương bộ đội
 Con mơ cho mẹ / hạt gạo trắng ngần 
 Mai sau con lớn / vung chày lún sân...
- Lắng nghe
- Luyện đọc theo cặp
- Vài hs thi đọc 
- Nhận xét
- Tự nhẩm thuộc lòng 
- Vài hs thi đọc thuộc lòng trước lớp
- HS trả lời theo sự hiểu 
- Vài hs đọc lại 
- HS trả lời: : Ca ngợi tình yêu nước, yêu con sâu sắc của người phụ nữ Tà-ơi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Lắng nghe.

File đính kèm:

  • doc23-4.doc