Giáo án Lớp 4 - Tuần 21 - Năm học 2020-2021

KỂ CHUYỆN

KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Hiểu nội dung câu chuyện và biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện.

2. Kĩ năng:

- Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn được câu chuyện (được chứng kiến hoặc tham gia) nói về một người có khả năng hoặc sức khoẻ đặc biệt.

- Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện để kể lại rõ ý và trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.

3. Thái độ

- Giáo dục HS biết học tập và rèn luyện để phát triển tài năng

4. Góp phần bồi dưỡng các năng lực

- NL giao tiếp và hợp tác, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

*KNS: - Giao tiếp

 - Thể hiện sự tự tin

 - Ra quyết định

 - Tư duy sáng tạo

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng

- GV: + Bảng phụ viết tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện.

 + Một tờ giấy khổ rộng viết dàn ý 2 cách kể.

- HS: SGK

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, kể chuyện

- KT: đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 

docx56 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 88 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 4 - Tuần 21 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gữ: xanh um, thưa thớt dần, hiền lành, trẻ và thật khỏe mạnh.
- Cho HS làm bài. GV đưa những câu văn đã viết sẵn trên giấy khổ to trên bảng lớp cho HS nhìn lên bảng đọc và trả lời miệng.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
+ Vị ngữ trả lời cho câu hỏi gì?
Bài tập 4: Tìm từ ngữ chỉ sự vật được miêu tả.
- YC HS xác định các từ ngữ chỉ các sự vật được miêu tả trong mỗi câu.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng
+ Các từ chỉ sự vật là bộ phận nào của câu?
Bài tập 5: Đặt câu hỏi cho các từ ngữ...
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
+ Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi gì?
b. Ghi nhớ: 
- Cho HS đọc lại phần ghi nhớ.

Đáp án:
+ C1: Bên đường, cây cối xanh um.
+ C2: Nhà cửa thưa thớt dần. 
+ C3: Chúng thật hiền lành. 
+ C4: Anh trẻ và thật khỏe mạnh.
+ Vị ngữ của câu
Đáp án:
+ C1: Bên đường, cây cối thế nào?
+ C2: Nhà cửa thế nào?
+ C3: Chúng (đàn voi) thế nào?
+ C4: Anh (người quản tượng) thế nào?
+ thế nào? như thế nào?
Đáp án:
+ C1: Bên đường, cây cối xanh um.
+ C2: Nhà cửa thưa thớt dần.
+ C3: Chúng thật hiền lành.
+ C4: Anh trẻ và thật khỏe mạnh.
+ Chủ ngữ
Đáp án:
+ C1: Bên đường, cái gì xanh um?
+ C2: Cái gì thưa thớt dần?
+ C3: Những con gì thật hiền lành?
+ C4: Ai trẻ và thật khỏe mạnh ?
+ Ai? Cái gì? Con gì?
- HS đọc ghi nhớ.
3. HĐ luyện tập :(18 p)
* Mục tiêu: Xác định được bộ phận CN, VN trong câu kể tìm được (BT1, mục III); bước đầu viết được đoạn văn có dùng câu kể Ai thế nào? (BT2).
* Cách tiến hành: Cá nhân - Nhóm - Cả lớp
Bài tập 1: Đọc và trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng
Bài tập 2: Kể về các bạn trong tổ em...
- GV nhận xét và khen thưởng những HS làm bài hay.
*Lưu ý giúp đỡ HS M1+M2 xác đinh đúng câu kể Ai thế nào?
4. HĐ ứng dụng (1p)
5. HĐ sáng tạo (1p)
 Cá nhân - Nhóm 2- Chia sẻ lớp
Đ/a:
Rồi những người con cũng lớn lên và lần lượt lên đường.
Căn nhà trồng vắng.
Anh Khoa hồn nhiên, xởi lởi.
Anh Đức lầm lì, ít nói.
Còn anh Tịnh thì đĩnh đạc, chu đáo.
Cá nhân – Chia sẻ lớp
VD: Tổ em có 10 bạn. Tổ trưởng là bạn Nam. Nam thông minh và học giỏi. Bạn Na dịu dàng, xinh xắn. Bạn Hoàng nghịch ngợm nhưng rất tốt bụng. Bạn Minh thì lém lỉnh, huyên thuyên suốt ngày.
- Nắm được cấu tạo của câu kể Ai thế nào?
- Tìm câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn sau và xác định CN và VN của các câu kể đó.
Bãi ngô quê em ngày càng xanh tốt. Mới dạo nào, những cây ngô còn lấm tấm như mạ non. Thế mà chỉ ít lâu sau, ngô đã thành cây rung rung trước gió và ánh nắng. Những lá ngô rộng, dài, trổ ra mạnh mẽ, nõn nà.

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Bài 20. Thư điện tử
I. MỤC TIÊU: 
* Học xong bài này, em biết:
 1. Kiến thức:
- Học sinh có những hiểu biết về tầm quan trọng của thư điện tử.
- Biết sử dụng hộp thư điện tử.
 2. Kỹ năng:
- Sử dụng thành thạo internet gửi thư điện tử.
 3. Thái độ:
	Có thái độ nghiêm túc trong giờ học.
II. CHUẨN BỊ:
Học tại phòng máy:
- Giáo viên: Bài giảng điện tử, máy tính thực hành, phấn, đồ dùng học tập.
- Học sinh: tập, bút.	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định lớp
 - Kiểm tra máy tính và phần mềm Netop school.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Thư điện tử (Email) là gì?
- Giáo viên giới thiệu một thư điện tử và hướng dẫn cho học sinh những thông tin cần thiết được gửi qua thư điện tử một cách nhanh chóng và cũng là nơi lưu trữ thông tin cần thiết của bản thân.
Hỏi: Thư điện tử là gì? Thư điện tử khác với thư bưu chính viễn thông thường ở những điểm nào? 
..- Giáo viên nhận xét.
Hỏi: Nếu những ưu điểm của việc sử dụng thư điện tử, ghi nhận câu trả lời của em và của các bạn trong nhóm và chỗ trống sau:
..
- Giáo viên nhận xét.
Hoạt động 2: Các dịch vụ thư điện tử
- Giáo viên giới thiệu thư điện tử cho học sinh quan sát, hướng dẫn học sinh tự tìm kiếm thông tin thư điện tử ở trường, ở cha mẹ hay trên internet để trả lời cho các câu hỏi sau:
1. Thư điện tử hoạt động dựa trên internet hay trình duyệt web?
..
- Giáo viên nhận xét.
2. Hãy tìm thông tin từ internet và cho biết một số trang web cung cấp thư điện tử, điền địa chỉ trang web, đồng thời ghi nhận thêm các địa chỉ từ ý kiến của các bạn khác vào chỗ trống?
..
- Giáo viên nhận xét.
3. Theo em, những ai có thể đăng ký sử dụng hộp thư điện tử?
..
- Giáo viên nhận xét.
Hoạt động 3: Địa chỉ hộp thư điện tử
- Giáo viên giới thiệu một địa chỉ email. Địa chỉ email gồm có hai phần: tên email@tên cơ sở cung cấp dịch vụ.
Trong đó:
- Tên email: Do người dùng tự đặt ra sao cho dễ nhớ, có thể theo quy định. Không sử dụng dấu có Tiếng Việt và không có khoảng trắng giữa các ký tự.
- Tên cơ sở cung cấp dịch vụ: Là tên miền cơ sở cung cấp.
Ví dụ:
huyentram@gmail.com
huyentram@yahoo.com
huyentram@hotmail.com
..
- Giáo viên nhận xét.
Hỏi: Em hãy đánh dấu ü vào ô trống trước tên các địa chỉ hộp thư điện tử đúng.

Ngocvy4e@yahoo.com









Ngocvy.4e@yahoo.com









hoanganh4a@hotmail.com






hoang_anh_4a@hotmail.com


tuấnđạt@gmail.com









tuan.dat@gmail.com









thudietu@hcm edu vn



- Giáo viên nhận xét.
Hoạt động 4: Nhận xét
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Học sinh về nhà thực hành thêm về địa chỉ email, nhờ ba mẹ đăng ký giúp em một hộp thư điện tử để em sử dụng cho bài học sau này, em nhớ ghi lại tên hộp thư và mật khẩu để đăng nhập lần sau nhé. 

- Ổn định.
- Học sinh quan sát và lắng nghe.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh cả lớp dùng đồ dùng dạy học để đưa ra đáp án.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh cả lớp dùng đồ dùng dạy học để đưa ra đáp án.
- Học sinh quan sát và lắng nghe.
- Học sinh tự thực hành và trao đổi kết quả với bạn cùng lớp.
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh quan sát và lắng nghe.
- Học sinh tự tìm hiểu và trao đổi kết quả với bạn.
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh quan sát và lắng nghe.
- Học sinh tự tìm hiểu và trao đổi kết quả với bạn.
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh quan sát và lắng nghe.
- Học sinh tự tìm hiểu và trao đổi kết quả với bạn.
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh quan sát và lắng nghe.
- Học sinh tự tìm hiểu và trao đổi kết quả với bạn.
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh cùng bạn tự đánh giá.
- Quan sát và lắng nghe.
Thứ tư ngày 3 tháng 2 năm 2021
TOÁN
Tiết 103: QUY ĐỒNG MẪU SỐ CÁC PHÂN SỐ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Biết thế nào là quy đồng mẫu số các phân số
 2. Kĩ năng
- Thực hiện quy đồng mẫu số các phân số (trong trường hợp 2 mẫu số không chia hết cho nhau)
3. Thái độ
- Tích cực, tự giác học bài, trình bày bài sạch sẽ, khoa học
4. Góp phần phát triển các kĩ năng
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
* BT cần làm: Bài 1, bài 2
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
 - GV: + Máy vi tính, máy chiếu.
 + Phiếu học tập (dùng cho hoạt động 1) có nội dung như sau:
Phiếu học tập
 - HS: Sách, bút
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát, hỏi - đáp, thảo luận nhóm.
- KT: 	đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động (3p)
1. Trong các phân số sau, phân số nào bằng phân số ?
A. B. C. 
- Hỏi củng cố:
+ Tại sao bạn không chọn đáp án A, B?
+Vậy em đã làm thế nào để tìm ra ?
 2. Trong các phân số sau, phân số nào bằng phân số ?
A. B. C. 
- GV hỏi củng cố:
+ Tại sao bạn không chọn đáp án B, C?
+Bạn đã làm thế nào để tìm ra ?
- Gọi HS nhắc lại tính chất cơ bản của phân số.
- GV nhận xét chung, dẫn vào bài mới
- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét.
1. Chọn đáp án. C
+ Vì:
A: Nhân mẫu số với 2 nhưng giữ nguyên tử số.
B: Tử số nhân với 9 nhưng mẫu số lại nhân với 2.
+ Nhân cả tử số và mẫu số với 5.
2. Chọn đáp án. A
+ Vì:
B: Giữ nguyên mẫu số, chia tử số cho 3.
C: Giữ nguyên tử số, chia mẫu số cho 3.
+ Chia cả tử số và mẫu số cho 3.
- 1 HS nhắc lại.
 
2. Hình thành kiến thức (15p)
* Mục tiêu: Biết thế nào là quy đồng mẫu số các phân số
* Cách tiến hành: Cá nhân – Lớp
*Hoạt động 1: Tìm hiểu ví dụ:
- GV chiếu ví dụ SGK, gọi HS đọc, xác định yêu cầu của đề.
- GV yêu cầu HS vận dụng tính chất cơ bản của phân số để hoàn thành phiếu bài tập sau
(Nội dung phiếu như ở phần đồ dùng dạy học).
- GV chốt kết quả, khen ngợi/ động viên HS.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách làm, kết hợp chiếu kết quả.
- GV rút ra nhận xét:
+ Em đã tìm được phân số nào bằng phân số ?
+ Em đã tìm được phân số nào bằng phân số ?
+ Em có nhận xét gì về mẫu số của 2 phân số này? (Kết hợp hiệu ứng mẫu số)
- GV kết luận: Hai phân số và đã được quy đồng mẫu số thành hai phân số và ; 15 gọi là mẫu số chung của 2 phân số và .
*Hoạt động 2: Hướng dẫn cách quy đồng mẫu số các phân số:
VD: Quy đồng MS 2 phân số : và 
* Hướng dẫn HS nhận xét và rút ra cách quy đồng (như SGK) 
- GV gọi HS phát biểu quy tắc.
- Nhận xét, khen ngợi, chốt: Thực chất của việc quy đồng mẫu số các phân số là sử dụng tính chất cơ bản của phân số làm cho 2 phân số có mẫu số bằng nhau.
* Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2 
- HS đọc, xác định yêu cầu của đề.
- HS thảo luận nhóm đôi – Chia sẻ lớp
+ Để tìm được phân số bằng phân số thì nhân cả tử số và mẫu số của phân số với cùng một số tự nhiên khác 0.
+ Để tìm được phân số bằng phân số em thì nhân cả tử số và mẫu số của phân số với cùng một số tự nhiên khác 0.
+ Để 2 PS mới có cùng MS thì PS có thể nhân cả TS và MS với 5, PS nhân cả TS và MS với 3
- HS hoàn thành phiếu học tập cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 – Chia sẻ lớp
Đáp án:
+ Phân số 
+ Phân số 
+ Hai phân số và đều có mẫu số là 15.
- HS nhắc lại.
- HS trình bày lại cách quy đồng 
- HS nêu quy tắc. (SGK trang 115)
- Lắng nghe
- HS lấy VD về quy đồng MS các phân số và thực hành.
3. HĐ thực hành (18p)
* Mục tiêu: Thực hiện quy đồng được mẫu số các phân số
* Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm – Lớp
Bài 1:
- Chiếu nội dung bài tập.
- Gọi HS đọc đề bài.
- GV nhận xét, chốt, khen ngợi/ động viên.
- Chốt lại cách quy đồng MS các PS
+ Ta có thể chọn MSC ở phần a là bao nhiêu để kết quả quy đồng gọn gàng hơn?
Bài 2: HS chơi trò chơi.
- GV nhận xét, đánh giá bài làm trong vở của HS
 Lưu ý GV giúp đỡ HS M1+M2 quy đồng được phân số.
4. Hoạt động ứng dụng (1p)
5. Hoạt động sáng tạo (1p)
- Làm cá nhân - Chia sẻ nhóm 2 – Lớp
Đáp án: 
a. Ta có:
b.Ta có:
c. Ta có:
+ MSC: 12
- HS làm cá nhân vào vở - Chia sẻ lớp
a.Ta có:
b. Ta có:
c. Ta có:
- Ghi nhớ cách quy đồng MS các PS
BTPTNL: Viêt các phân số sau đây thành các phân số có mẫu số là 10:
ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Hiểu nội dung câu chuyện và biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện.
2. Kĩ năng:
- Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn được câu chuyện (được chứng kiến hoặc tham gia) nói về một người có khả năng hoặc sức khoẻ đặc biệt.
- Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện để kể lại rõ ý và trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
3. Thái độ
- Giáo dục HS biết học tập và rèn luyện để phát triển tài năng
4. Góp phần bồi dưỡng các năng lực
- NL giao tiếp và hợp tác, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
*KNS: - Giao tiếp
 - Thể hiện sự tự tin
 - Ra quyết định
 - Tư duy sáng tạo
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: + Bảng phụ viết tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện.
 + Một tờ giấy khổ rộng viết dàn ý 2 cách kể.
- HS: SGK
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, kể chuyện
- KT: đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:(5p)
+ Kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc về người có tài năng hoặc sức khoẻ
+ Nêu ý nghĩa câu chuyện
- Gv dẫn vào bài.

- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét
+ 1 HS kể
2. Tìm hiểu, lựa chọn câu chuyện phù hợp (8p)
* Mục tiêu: Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn được câu chuyện (được chứng kiến hoặc tham gia) nói về một người có khả năng hoặc sức khoẻ đặc biệt 
* Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm-Lớp
Đề bài: Kể chuyện về một người có khả năng hoặc có sức khỏe đặc biệt mà em biết.
- Cho HS nói về nhân vật mình chọn kể.
- GV lưu ý HS: Khi kể các em nhớ kể có đầu, có cuối và phải xưng tôi hoặc em. Em phải là nhân vật trung tâm chuyện ấy.

- 1 HS đọc to, lớp theo dõi trong SGK.
- HS gạch chân các từ ngữ quan trọng
- 3 HS đọc tiếp nối 3 gợi ý.
- HS lần lượt nói về nhân vật đã chọn.

3. Thực hành kể chuyện – Nêu ý nghĩa câu chuyện:(20- 25p)
* Mục tiêu: Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện để kể lại rõ ý và trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
+ HS M1+M2 kể được câu chuyện đúng YC
+ HS M3+ M4 kể được câu chuyện đúng YC kết hợp được điệu bộ, giọng nói,..
* Cách tiến hành: Cá nhân - Nhóm- Lớp
a. Đọc dàn ý bài kể chuyện (GV đã viết trên bảng phụ).
- GV lưu ý HS: Khi kể các em cần kể có đầu, có đuôi, biết kết hợp lời kể với động tác, điệu bộ, cử chỉ.
 b. HS kể chuyện
- GV theo dõi các nhóm kể chuyện.
- GV mở bảng phụ đã viết sẵn tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện (như những tiết trước)
- GV khuyến khích HS đặt câu hỏi cho bạn
4. Hoạt động ứng dụng (1p)
5. Hoạt động sáng tạo (1p)
 - 1 HS đọc. Lớp quan sát. lắng nghe
- Từng cặp HS kể.
- Trao đổi với nhau về ý nghĩa của câu chuyện.
- HS kể trước lớp
- HS đặt câu hỏi. VD:
+ Nhân vật của bạn có tài năng gì đặc biệt?
+ Chi tiết nào trong truyện làm bạn nhớ nhất?
+ Bạn học được điều gì qua câu chuyện đó?
- Lớp nhận xét, đánh giá câu chuyện theo các tiêu chí đã đề ra
- Kể lại câu chuyện cho người thân nghe
- Sưu tầm các câu chuyện khác cùng chủ đề.

ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
ĐẠO ĐỨC
LỊCH SỰ VỚI MỌI NGƯỜI (tiết 1)
I.MỤC TIÊU: 	
 1. Kiến thức
- Biết thế nào là lịch sự với mọi người
- Biết ý nghĩa của việc cư xử lịch sự với mọi người.
2. Kĩ năng
- Nêu được ví dụ về cư xử lịch sự với mọi người.
- Chọn lựa được những việc làm thể hiện ứng xử lịch sự với mọi người.
3. Thái độ
- Biết cư xử lịch sự với những người xung quanh.
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, sáng tạo
* KNS: - Thể hiện sự tự trọng và tôn trọng người khác
 - Ứng xử lịch sự với mọi người
 - Ra quyết định lựa chọn hành vi và lời nói phù hợp trong tình huống
 - Kiểm soát khi cần thiết
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: Các tấm bìa xanh, đỏ, vàng. Một số đồ dùng cho trò chơi đóng vai.
- HS: SGK, SBT
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, trò chơi, đóng vai.
- KT: động não, tia chớp, chia sẻ nhóm 2
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: (2p)
+ Vì sao phải kính trọng, biết ơn người lao động?
- Nhận xét, chuyển sang bài mới
-TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét
- HS nêu

2. Bài mới (30p)
* Mục tiêu: - Biết ý nghĩa của việc cư xử lịch sự với mọi người.
 - Nêu được ví dụ về cư xử lịch sự với mọi người..
* Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm-Lớp
HĐ1: Tìm hiểu câu chuyện 
 “Chuyện ở tiệm may” – SGK – T: 31
- GV cho HS xem tiểu phẩm dựng từ câu chuyện do HS đóng.
- Yêu cầu trả lời các câu hỏi
+ Bạn Trang có hành động thế nào với cô thợ may?
+ Bạn Hà có hành động thế nào với cô thợ may?
+ Em có nhận xét gì về cách cư xử của bạn Trang, bạn Hà trong câu chuyện?
+ Nếu em là bạn của Hà, em sẽ khuyên bạn điều gì? Vì sao?
- GV kết luận: 
+ Trang là người lịch sự vì đã biết chào hỏi mọi người, ăn nói nhẹ nhàng, biết thông cảm với cô thợ may 
+ Hà nên biết tôn trọng người khác và cư xử cho lịch sự.
+ Biết cư xử lịch sự sẽ được mọi người tôn trọng, quý mến.
HĐ2: Chọn lựa hành vi 
(Bài tập 1- SGK/32):
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận cho các nhóm. 
Nhóm 1: Một ông lão ăn xin vào nhà Nhàn. Nhàn cho ông một ít gạo rồi quát: "Thôi, đi đi!"
Nhóm 2: Trung nhường ghế trên ôtô buýt cho một phụ nữ mang bầu.
Nhóm 3: Trong rạp chiếu bóng, mấy bạn nhỏ vừa xem phim, vừa bình phẩm và cười đùa.
Nhóm 4: Do sơ ý, Lâm làm một em bé ngã. Lâm liền xin lỗi và đỡ bé dậy.
Nhóm 5: Nam đã bỏ một con sâu vào cặp sách của bạn Nga.
- GV kết luận: 
+ Các hành vi, việc làm b, d là đúng.
+ Các hành vi, việc làm a, c, đ là sai.
Bài tập 2 (trang 33)
- GV kết luận: Cần giữ phép lịch với mọi người ở mọi lúc, mọi nơi để thể hiện mình là người lịch sự
3. HĐ ứng dụng (1p)
- Vì sao cần lịch sự với nọi người?
4. HĐ sáng tạo (1p)
Nhóm 2 – Lớp
- Cả lớp quan sát
+ Chào hỏi lễ phép, thông cảm khi cô bị ốm chưa may xong áo.
+ To tiếng với cô thợ may: "Cô làm ăn thế à?....đúng ngày ấy chứ!"
+ Cách cư của bạn Trang thể hiện tôn trọng, lịch sự còn bạn Hà thì chưa.
+ Khuyên bạn thông cảm/ Khuyên bạn xin lỗi cô,...
- Lắng nghe – HS đọc nội dung phần bài học
- Lấy VD về biểu hiện tôn trọng và không tôn trọng người lao động.
- HS thảo luận nhóm 6 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
+ HS dựng lại tình huống
+ Chọn lựa hành vi, việc làm đúng và giải thích tại sao
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
- HS nêu những việc làm đúng, sai mà mình hay các bạn cũng đã làm
- HS nêu quan điểm cá nhân – Chia sẻ trước lớp
Đáp án: Các ý kiến nên đồng tình: ý c, d
- Lắng nghe
- Nêu một số biểu hiện của phép lịch sự khi giao tiếp

ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TẬP ĐỌC
BÈ SUÔI SÔNG LA
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Hiểu ND: Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông La và sức sống mạnh mẽ của con người Việt Nam (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
2. Kĩ năng
- Đọc trôi trảy, rành mạch bài tập đọc. Biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. Học thuộc lòng bài thơ
3. Thái độ
- Yêu quý cảnh vật và con người Việt Nam
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
 * BVMT: Qua câu hỏi 1 HS cảm nhận được vẽ đẹp của thiên nhiên đất nước, thêm yêu quý môi trường thiên nhiên, có ý thức BVMT.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to) 
 Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc
- HS: SGK
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp: Quan sát, hỏi - đáp, đóng vai.
- Kĩ thuật: Làm việc nhóm, chia sẻ, động não, tia chớp
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (3p)
+ Đọc bài: Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa
+ Giáo sư Trần Đại Nghĩa đã có những đóng góp gì cho kháng chiến?
- GV dẫn vào bài mới – Ghi tên bài

- TBHT điều khiển các bạn chơi trò chơi Hộp quà bí mật
+ 1 HS đọc
+ Ông đã nghiên cứu chế tạo vũ khí phục vụ cho kháng chiến...

2. Luyệ

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_4_tuan_21_nam_hoc_2020_2021.docx
Giáo án liên quan