Giáo án lớp 4 - Tuần 2
I. MỤC TIÊU :
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện , trao đổi được cùng với các bạn về ý nghĩa câu chuyện : Con người cần thương yêu , giúp đỡ lẫn nhau .
- Kể lại được bằng ngôn ngữ và cách diễn đạt của mình câu chuyện thơ “ Nàng tiên Oc ” đã đọc .
- Biết thương yêu , giúp đỡ mọi người .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh minh họa truyện SGK .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Khởi động : (1) Hát .
2. Bài cu : (3) Sự tích hồ Ba Bể .
2 em nối tiếp nhau kể lại câu chuyện “ Sự tích hồ Ba Bể ” . Sau đó nêu ý nghĩa truyện .
3. Bài mới : (27) Kể chuyện đã nghe , đã đọc .
a) Giới thiệu bài :
Trong tiết hôm nay , các em sẽ đọc một truyện cổ tích bằng thơ có tên gọi “ Nàng tiên Oc” . Sau đó , các em sẽ kể lại câu chuyện đó bằng lời của mình , không lặp lại hoàn toàn lời thơ trong bài .
b) Các hoạt động :
ùp đơn vị gồm 3 hàng : đơn vị , chục , trăm ; lớp nghìn gồm 3 hàng : nghìn , chục nghìn , trăm nghìn . Vị trí của từng chữ số theo hàng và lớp . Giá trị của từng chữ số theo vị trí của chữ số đó ở từng hàng , từng lớp . - Nêu được tên hàng , lớp của các số . - Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Bảng phụ kẻ sẵn phần đầu bài học . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Luyện tập . - Sửa các bài tập về nhà . 3. Bài mới : (27’) Hàng và lớp . a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Giới thiệu lớp đơn vị , lớp nghìn . MT : Giúp HS nắm lớp đơn vị , lớp nghìn và các hàng trong mỗi lớp . PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải . - Giới thiệu : Hàng đơn vị , hàng chục , hàng trăm hợp thành lớp đơn vị ; hàng nghìn , hàng chục nghìn , hàng trăm nghìn hợp thành lớp nghìn . - Đưa bảng phụ đã kẻ sẵn rồi cho HS nêu như đã giới thiệu ở trên . - Viết số 321 vào cột “Số” trong bảng phụ rồi cho HS lên bảng viết từng chữ số vào các cột ghi hàng . - Tiến hành tương tự như vậy với các số : 654 000 và 654 321 . - Lưu ý : Khi viết các chữ số vào cột ghi hàng nên viết theo các hàng từ nhỏ đến lớn ( từ phải sang trái ) . Khi viết các số có nhiều chữ số nên viết sao cho khoảng cách giữa hai lớp hơi rộng hơn một chút . Hoạt động lớp . - Nêu tên các hàng đã học rồi sắp xếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn . Hoạt động 2 : Thực hành . MT : Giúp HS làm đúng các bài tập . PP : Động não , đàm thoại , thực hành . - Bài 1 : miệng - Bài 2 a: Miệng a) Viết số : 46 307 lên bảng . Chỉ lần lượt vào các chữ số 7 , 0 , 3 , 6 , 4 yêu cầu HS nêu tên các hàng tương ứng . - Bài 2 b: trò chơi - Bài 3 : - Bài 4 a, b: - Bài 5 a: Hoạt động lớp . - Quan sát và phân tích mẫu trong SGK . - Nêu kết quả các phần còn lại . a) Nêu : Trong số 46 307 , chữ số 3 thuộc hàng trăm , lớp đơn vị . Làm tiếp các ý còn lại , sau đó chữa bài . b) Nêu lại mẫu rồi tự làm các phần còn lại vào vở . Sau đó thống nhất kết quả . - Tự làm theo mẫu . - Tự làm bài rồi chữa bài . - Quan sát mẫu rồi tự làm bài , sau đó chữa bài . 4. Củng cố : (3’) - Nêu lại các hàng , lớp của số . 5. Dặn dò : (1’) - Làm các bài tập: bài 4 c, d và bài 5 b, c/ 11 - Chuẩn bị : Các số có nhiều chữ số. v Rút kinh nghiệm: Toán (tiết 9) SO SÁNH CÁC SỐ CÓ NHIỀU CHỮ SỐ I. MỤC TIÊU : - Giúp HS : Nhận biết các dấu hiệu và cách so sánh các số có nhiều chữ số . Củng cố cách tìm số lớn nhất , bé nhất trong một nhóm các số . - Xác định được số lớn nhất , số bé nhất có 3 chữ số ; số lớn nhất , số bé nhất có 6 chữ số . - Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Phấn màu . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Hàng và lớp . - Sửa các bài tập về nhà . 3. Bài mới : (27’) So sánh các số có nhiều chữ số . a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : So sánh các số có nhiều chữ số . MT : Giúp HS nắm cách so sánh số có nhiều chữ số . PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành . a) So sánh 99 578 và 100 000 : - Viết lên bảng : 99 578 100 000 , yêu cầu HS viết dấu thích hợp vào chỗ chấm rồi giải thích vì sao lại chọn dấu đó . - Nhắc nhở : Để chọn dấu hiệu dễ nhận biết nhất , ta căn cứ vào số chữ số ở mỗi số . b) So sánh : 693 251 và 693 500 : - Viết lên bảng : 693 251 693 500 , yêu cầu HS viết dấu thích hợp vào chỗ chấm rồi giải thích vì sao lại chọn dấu đó Hoạt động lớp . - Nêu lại nhận xét : Trong hai số , số nào có số chữ số ít hơn thì số đó bé hơn . - Nêu nhận xét chung : Khi so sánh hai số có cùng số chữ số , bao giờ cũng bắt đầu từ cặp chữ số đầu tiên ở bên trái , nếu chữ số nào lớn hơn thì số tương ứng sẽ lớn hơn , nếu chúng bằng nhau thì ta so sánh đến cặp chữ số ở hàng tiếp theo Hoạt động 2 : Thực hành . MT : Giúp HS làm đúng các bài tập . PP : Động não , đàm thoại , thực hành . - Bài 1 : trò chơi - Bài 2 : - Bài 4 c, d: Hoạt động lớp . - Tự làm bài . Thống nhất dấu cần viết vào chỗ chấm , giải thích vì sao chọn dấu đó . - Tự làm bài , sau đó chữa bài . - Tự làm bài , sau đó thống nhất kết quả . - Tự làm , phát hiện số lớn nhất , bé nhất bằng cách nêu số cụ thể , không giải thích lí luận . 4. Củng cố : (3’) - Nêu lại cách so sánh các số có nhiều chữ số . 5. Dặn dò : (1’) - Làm các bài tập: bài 3 ; bài 4 a, b / 13 - Chuẩn bị: Triệu và lớp triệu. v Rút kinh nghiệm: Toán (tiết 10) TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU I. MỤC TIÊU : - Giúp HS : Biết về hàng triệu , chục triệu , trăm triệu và lớp triệu . Nhận biết được thứ tự các số có nhiều chữ số đến lớp triệu . Củng cố thêm về lớp đơn vị , lớp nghìn , lớp triệu . - Nêu được tên các hàng trong lớp triệu và các lớp khác . - Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Phấn màu . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) So sánh các số có nhiều chữ số . - Sửa các bài tập về nhà . 3. Bài mới : (27’) Triệu và lớp triệu . a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Giới thiệu lớp triệu gồm các hàng : triệu , chục triệu , trăm triệu . MT : Giúp HS nắm lớp triệu và các hàng trong lớp này . PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành . - Viết số 653 720 , yêu cầu HS nêu rõ từng chữ số thuộc hàng nào , lớp nào . - Yêu cầu 1 em lên bảng lần lượt viết số : 1000 , 10 000 , 100 000 ; rồi viết tiếp số 10 trăm nghìn . - Giới thiệu : 10 trăm nghìn gọi là 1 triệu , viết là 1 000 000 . - Giới thiệu tiếp : 10 triệu còn gọi là 1 chục triệu ; 10 chục triệu còn gọi là 1 trăm triệu . - Giới thiệu tiếp : Hàng triệu , chục triệu , trăm triệu hợp thành lớp triệu . Hoạt động lớp . - Nêu tổng quát : Lớp đơn vị gồm những hàng nào ? Lớp nghìn gồm những hàng nào ? - Đếm số 1 triệu có tất cả bao nhiêu chữ số 0 . - Ghi lần lượt ở bảng : 10 000 000 , 100 000 000 . - Nêu lại : Lớp triệu gồm các hàng : triệu , chục triệu , trăm triệu . - Nêu lại các hàng , các lớp từ bé đến lớn Hoạt động 2 : Thực hành . MT : Giúp HS làm đúng các bài tập . PP : Động não , đàm thoại , thực hành . - Bài 1 : Miệng - Bài 2 : Trò chơi - Bài 3 (bên trái): - Bài 4 c, d: Trò chơi Hoạt động lớp . - Đếm thêm 1 triệu từ 1 triệu đến 10 triệu - Đếm thêm 10 triệu từ 10 triệu đến 100 triệu . - Đếm thêm 100 triệu từ 100 triệu đến 900 triệu . - Quan sát mẫu , sau đó tự làm bài . Có thể làm theo cách chép lại các số , chỗ nào có chỗ chấm thì vết luôn số thích hợp - Làm ở bảng 1 ý ; làm vào vở các ý còn lại . - Phân tích mẫu , sau đó tự làm các phần còn lại . 4. Củng cố : (3’) - Nêu lại tên các hàng trong lớp triệu . 5. Dặn dò : (1’) - Làm các bài tập: bài 3 (bên phải), 4a, b/ 13 - Chuẩn bị: Triệu và lớp triệu (tt) v Rút kinh nghiệm: Khoa học (tiết 3) TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI (tt) I. MỤC TIÊU : - Nắm được quá trình trao đổi chất ở người . - Kể tên những biểu hiện bên ngoài của quá trình trao đổi chất và những cơ quan thực hiện quá trình đó . Nêu được vai trò của cơ quan tuần hoàn trong quá trình trao đổi chất xảy ra ở bên trong cơ thể . Trình bày được sự phối hợp hoạt động của các cơ quan tiêu hóa , hô hấp , tuần hoàn , bài tiết trong việc thực hiện sự trao đổi chất ở bên trong và bên ngoài cơ thể . - Có ý thức giữ gìn vệ sinh , bảo vệ môi trường trong sạch . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Hình trang 8 , 9 SGK . - Phiếu học tập . - Bộ đồ chơi “ Ghép chữ vào chỗ trong sơ đồ ” . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Trao đổi chất ở người . - Nêu lại ghi nhớ bài học trước . 3. Bài mới : (27’) Trao đổi chất ở người (tt) . a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Xác định những cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất ở người . MT : Giúp HS kể tên những biểu hiện bên ngoài của quá trình trao đổi chất và những cơ quan thực hiện quá trình đó . Nêu được vai trò của cơ quan tuần hoàn trong quá trình trao đổi chất xảy ra ở bên trong cơ thể . PP : Động não , giảng giải , đàm thoại . - Kiểm tra và giúp đỡ các nhóm . - Ghi tóm tắt nội dung HS trình bày ở bảng . - Giảng về vai trò của cơ quan tuần hoàn trong việc thực hiện quá trình trao đổi chất diễn ra ở bên trong cơ thể . - Kết luận : @ Những biểu hiện bên ngoài của quá trình trao đổi chất và các cơ quan thực hiện quá trình đó là : + Trao đổi khí : Do cơ quan hô hấp thực hiện ; lấy khí ô-xi , thải ra khí các-bô-níc + Trao đổi thức ăn : Do cơ quan tiêu hóa thực hiện ; lấy nước và thức ăn có chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể , thải chất cặn bã . + Bài tiết : Do cơ quan bài tiết nước tiểu và da thực hiện . @ Nhờ có cơ quan tuần hoàn mà máu đem các chất dinh dưỡng và ô-xi tới tất cả các cơ quan của cơ thể và đem các chất thải , chất độc từ các cơ quan của cơ thể đến các cơ quan bài tiết để thải chúng ra ngoài ; đem khí các-bô-níc đến phổi để thải ra ngoài . Hoạt động lớp , nhóm đôi . - Quan sát và thảo luận theo cặp : + Chỉ vào từng hình , nói tên và chức năng của từng cơ quan . + Trong số những cơ quan đó , cơ quan nào trực tiếp thực hiện qua trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường ? - Đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình . Hoạt động 2 : Tìm hiểu mối quan hệ giữa các cơ quan trong việc thực hiện sự trao đổi chất ở người . MT : Giúp HS trình bày được sự phối hợp hoạt động của các cơ quan tiêu hóa , hô hấp , tuần hoàn , bài tiết trong việc thực hiện sự trao đổi chất ở bên trong và bên ngoài cơ thể . PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại . - Kết luận : Nhờ có cơ quan tuần hoàn mà quá trình trao đổi chất diễn ra ở bên trong cơ thể được thực hiện . Nếu một trong các cơ quan hô hấp , bài tiết , tuần hoàn , tiêu hóa ngừng hoạt động thì sự trao đổi chất sẽ ngừng và cơ thể sẽ chết . Hoạt động lớp , nhóm đôi . - Xem sơ đồ trang 9 SGK để tìm các từ còn thiếu cần bổ sung vào cho hoàn chỉnh và tập trình bày mối liên hệ giữa các cơ quan trong quá trình trao đổi chất . - Một số em lên nói về vai trò của từng cơ quan trong quá trình trao đổi chất . - Suy nghĩ và trả lời các câu hỏi : + Hằng ngày , cơ thể người phải lấy những gì từ môi trường và thải ra môi trường những gì ? + Nhờ cơ quan nào mà quá trình trao đổi chất ở bên trong cơ thể được thực hiện ? + Điều gì sẽ xảy ra nếu một trong các cơ quan tham gia vào quá trình trao đổi chất ngừng hoạt động ? 4. Củng cố : (3’) - Giáo dục HS có ý thức giữ gìn vệ sinh , bảo vệ môi trường trong sạch . 5. Dặn dò : (1’) - Xem trước bài “ Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn . Vai trò của chất bột đường ” . v Rút kinh nghiệm: Khoa học (tiết 4) CÁC CHẤT DINH DƯỠNG CÓ TRONG THỨC ĂN VAI TRÒ CỦA CHẤT BỘT ĐƯỜNG I. MỤC TIÊU : - Biết các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chất bột đường . - Sắp xếp các thức ăn hàng ngày vào nhóm thức ăn có nguồn gốc động vật hay thực vật . Phân loại thức ăn dựa vào những chất dinh dưỡng có nhiều trong thức ăn đó . Nói tên và vai trò của những thức ăn chứa chất bột đường ; nhận ra nguồn gốc của những thức ăn chứa chất bột đường . - Có ý thức ăn uống đủ chất dinh dưỡng . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Hình trang 10 , 11 SGK . - Phiếu học tập . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Trao đổi chất ở người (tt) . - Nêu lại ghi nhớ bài học trước . 3. Bài mới : (27’) Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn . Vai trò của chất bột đường a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Tập phân loại thức ăn . MT : Giúp HS biết sắp xếp các thức ăn hàng ngày vào nhóm thức ăn có nguồn gốc động vật hay thực vật . Phân loại thức ăn dựa vào những chất dinh dưỡng có nhiều trong thức ăn đó . PP : Động não , giảng giải , đàm thoại . - Kết luận : Người ta có thể phân loại thức ăn theo các cách sau : + Theo nguồn gốc : động vật hay thực vật + Theo lượng các chất dinh dưỡng chứa nhiều hay ít trong thức ăn đó . ( bột đường , đạm , béo , vi-ta-min , chất khoáng ) Hoạt động lớp , nhóm đôi . - Mở SGK và cùng nhau trả lời 3 câu hỏi . Từng nhóm sẽ nói với nhau về tên các thức ăn , đồ uống thường dùng hàng ngày . Sau đó , hoàn thành bảng sau : Tên thức ăn , đồ uống Nguồn gốc Rau cải Đậu cô ve Bí đao Lạc Thịt gà Sữa Nước cam Cá Cơm Thịt lợn Tôm - Đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình . Hoạt động 2 : Tìm hiểu vai trò của chất bột đường . MT : Giúp HS nói tên và vai trò của những thức ăn có nhiều chất bột đường . PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại . - Nhận xét , bổ sung nếu câu trả lời của HS chưa hoàn chỉnh . - Kết luận : Chất bột đường là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể . Nó có nhiều ở gạo , ngô , bột mì , một số loại củ . Đường ăn cũng thuộc loại này . Hoạt động lớp , nhóm đôi . - Từng nhóm nói với nhau tên các thức ăn chứa nhiều chất bột đường có trong hình SGK và vai trò của chất này ở mục “Bạn cần biết” . - Suy nghĩ và trả lời các câu hỏi : + Nói tên những thức ăn giàu chất bột đường có trong các hình SGK . + Kể tên các thức ăn chứa chất bột đường mà các em ăn hàng ngày . + Kể tên các thức ăn chứa chất bột đường mà em thích ăn . + Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường . Hoạt động 3 : Xác định nguồn gốc của các thức ăn chứa nhiều chất bột đường . MT : Giúp HS nhận ra các thức ăn chứa nhiều chất bột đường đều có nguồn gốc từ thực vật . PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại . - Phát phiếu học tập cho HS . - Kết luận : Các thức ăn chứa nhiều chất bột đường đều có nguồn gốc từ thực vật . Hoạt động lớp , cá nhân . - Làm việc với phiếu học tập : Tên thức ăn Từ loại cây nào ? Gạo Ngô Bánh quy Bánh mì Mì sợi Chuối Bún Khoai lang Khoai tây - Một số em trình bày kết quả làm việc với phiếu học tập trước lớp . - Nhận xét , bổ sung . 4. Củng cố : (3’) - Giáo dục HS có ý thức ăn uống đủ chất dinh dưỡng . 5. Dặn dò : (1’) - Xem trước bài “ Vai trò của chất đạm và chất béo ” . v Rút kinh nghiệm: Lịch sử và Địa lí (tiết 3) LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ (tt) I. MỤC TIÊU : - HS biết : Trình tự các bước sử dụng bản đồ . - Xác định được 4 hướng chính trên bản đồ theo quy ước . Tìm một số đối tượng địa lí dựa vào bảng chú giải của bản đồ . - Yêu thích tìm hiểu bản đồ . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Bản đồ Địa lí tự nhiên VN . - Bản đồ hành chính VN . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Làm quen với bản đồ . - Nêu lại ghi nhớ bài học trước . 3. Bài mới : Làm quen với bản đồ (tt) . a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : MT : Giúp HS nắm các nội dung bản đồ thể hiện . PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành . - Yêu cầu HS dựa vào kiến thức của bài trước , trả lời các câu hỏi sau : + Tên bản đồ cho ta biết điều gì ? + Dựa vào bảng chú giải ở hình 3 để đọc các kí hiệu của một số đối tượng địa lí . + Chỉ đường biên giới phần đất liền của VN với các nước láng giềng trên hình 3 và giải thích tại sao lại biết đó là biên giới quốc gia ? - Giúp HS nêu được các bước sử dụng bản đồ như SGK . Hoạt động lớp . - Đại diện một số em trả lời các câu hỏi trên và chỉ đường biên giới phần đất liền của VN trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN hoặc bản đồ hành chính VN treo tường . Hoạt động 2 : Thực hành theo nhóm . MT : Giúp HS thực hành theo yêu cầu SGK . PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành . - Hoàn thiện câu trả lời của các nhóm . Hoạt động nhóm . - Các nhóm lần lượt làm các bài tập a , b SGK . - Đại diện các nhóm trình bày trước lớp kết quả làm việc của nhóm . - Các nhóm khác sửa chữa , bổ sung nếu thấy câu trả lời của bạn chưa đầy đủ và chính xác . Hoạt động 3 : MT : Giúp HS tiếp tục thực hành các bài tập SGK . PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành . - Treo bản đồ hành chính VN lên bảng , yêu cầu : - Chú ý hướng dẫn HS cách chỉ . Hoạt động lớp . + 1 em lên bảng đọc tên bản đồ và chỉ các hướng B , N , Đ , T . + 1 em lên chỉ vị trí của tỉnh ( thành phố ) mình đang sống trên bản đồ . + 1 em nêu tên những tỉnh ( thành phố ) giáp với tỉnh ( thành phố ) của mình . 4. Củng cố : (3’) - Giáo dục HS yêu thích tìm hiểu bản đồ . 5. Dặn dò : (1’) - Tập đọc các bản đồ ở nhà . v Rút kinh nghiệm: Địa lí (tiết 1) DÃY NÚI HOÀNG LIÊN SƠN I. MỤC TIÊU : - HS biết : Dựa vào lược đồ , bản đồ , tranh , ảnh , bảng số liệu để tìm ra kiến thức . - Chỉ vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn trên lược đồ và bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam . Trình bày một số đặc điểm của dãy núi Hoàng Liên Sơn . Mô tả đỉnh núi Phan-xi-păng . - Tự hào về cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước VN . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Bản đồ Địa lí tự nhiên VN . - Tranh , ảnh về dãy núi Hoàng Liên Sơn và đỉnh núi Phan-xi-păng . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Không có . 3. Bài mới : (27’) Dãy núi Hoàng Liên Sơn . a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : MT : Giúp HS nắm các đặc điểm địa hình của dãy núi Hoàng Liên Sơn . PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành . - Chỉ vị trí dãy núi Hoàng Liên Sơn trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN treo tường và yêu cầu HS dựa vào kí hiệu , tìm vị trí của dãy núi này ở hình 1 SGK . - Sửa chữa và giúp HS hoàn chỉnh phần trình bày . Hoạt động cá nhân . - Dựa vào lược đồ hình 1 SGK và nội dung mục 1 SGK trả lời các câu hỏi : + Kể tên những dãy núi chính ở phía bắc nước ta ; trong những dãy núi
File đính kèm:
- Tuan 02.doc