Giáo án lớp 4 - Tuần 19

I. MỤC TIÊU :

- Hiểu các từ ngữ mới trong bài : Cầu Khây , tinh thông , yêu tinh . Hiểu nội dung truyện ( phần đầu ) : Ca ngợi sức khỏe , tài năng , lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của 4 anh em Cẩu Khây .

- Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tài năng, sứ khỏe của bốn cậu bé.

 - Giáo dục HS có ý thức làm việc nghĩa .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Tranh minh họa bài đọc SGK .

 - Bảng phụ ghi câu , đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc .

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 1. Khởi động : (1) Hát .

 2. Bài cu : (3) Tiết 1 .

 3. Bài mới : (27) Bốn anh tài .

 a) Giới thiệu bài :

 b) Các hoạt động :

 

doc53 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1047 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 19, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
S nắm biểu tượng về đơn vị đo diện tích ki-lô-mét vuông .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Giới thiệu : Để đo diện tích lớn như diện tích thành phố , khu rừng  người ta thường dùng đơn vị đo diện tích ki-lô-mét vuông .
- Dựa vào ĐDDH có hình ảnh là một hình vuông cạnh dài 1 km , giúp HS quan sát , hình dung về diện tích của khu rừng hoặc cánh đồng đó . Từ đó , GV giới thiệu : Ki-lô-mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh dài 1 km .
- Giới thiệu cách đọc , viết đơn vị km2 .
- Giới thiệu : 1 km2 = 1 000 000 m2 .
Hoạt động lớp .
- Theo dõi , trả lời khi cần .
Hoạt động 2 : Thực hành .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 , 2 : 
+ Chữa bài và kết luận chung . Nhấn mạnh các lỗi thường gặp khi đọc , viết hoặc đổi các đơn vị đo diện tích cho HS .
+ Lưu ý các phép chuyển đổi đơn vị đo diện tích ở cột đầu tiên và cột thứ hai của bài 2 nói lên quan hệ giữa các đơn vị km2 với m2 và m2 với dm2 .
- Bài 4 : 
+ Gợi ý hướng giải bài toán :
@ Để đo diện tích phòng học , người ta thường sử dụng đơn vị nào ?
@ Đo diện tích một quốc gia thường sử dụng đơn vị nào ?
@ Từ đó gợi ý đổi các số đo theo đơn vị đo thích hợp để so sánh và tìm đáp số của bài toán .
Hoạt động lớp .
- Đọc kĩ từng câu của bài rồi tự làm . Sau đó , trình bày kết quả .
- Những em khác nhận xét .
- Đọc kĩ đề bài và tự làm bài .
a) Diện tích phòng học là 40 m2 .
b) Diện tích nước VN là 330 991 km2 .
 4. Củng cố : (3’)
	- Các nhóm cử đại diện thi đua đổi các số đo ở bảng .
	- Nêu lại định nghĩa về ki-lô-mét vuông .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Làm bài tập 3.
v Rút kinh nghiệm:
Toán (tiết 92)
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU :
	- Chuyển đổi được các số đo diện tích .
 - Đọc được thông tin trên biểu đồ cột.
	- Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Phấn màu .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Ki-lô-mét vuông .
	- Sửa các bài tập về nhà .
 3. Bài mới : (27’) Luyện tập .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS làm bài tập
MT : Giúp HS biết chuyển đổi đơn vị.
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 : 
Hoạt động lớp .
- Đọc kĩ từng câu của bài rồi tự làm bài .
- Trình bày kết quả .
- Lớp nhận xét , kết luận .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập (tt) .
MT : Giúp HS biết đọc thông tin trên biểu đồ cột.
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 3 : 
- Bài 5 : 
+ Hướng dẫn HS đọc biểu đồ rồi trả lời các câu hỏi .
Hoạt động lớp .
- Đọc kĩ bài toán và tự giải .
- Trình bày bài giải .
- Cả lớp nhận xét , kết luận .
- Đọc kĩ từng câu của bài toán và quan sát kĩ biểu đồ mật độ dân số để tự tìm ra câu trả lời .
- Trình bày bài giải .
a) Hà Nội là thành phố có mật độ dân số lớn nhất .
b) Mật độ dân số ở TPHCM gấp khoảng 2 lần mật độ dân số ở Hải Phòng .
- Cả lớp nhận xét , kết luận .
 4. Củng cố : (3’)
	- Chấm bài , nhận xét .
	- Các nhóm cử đại diện thi đua đổi các số đo diện tích ở bảng .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Làm các bài tập 2,4.
v Rút kinh nghiệm:
Toán (tiết 93)
HÌNH BÌNH HÀNH
I. MỤC TIÊU :
	- Giúp HS hình thành biểu tượng về hình bình hành .
	- Nhận biết được đặc điểm hình bình hành và một số đặc điểm của nó.
	- Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- GV : Bảng phụ có vẽ sẵn một số hình : vuông , chữ nhật , bình hành , tứ giác 
	- HS : Giấy kẻ ô li .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Luyện tập .
 3. Bài mới : (27’) Hình bình hành .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Giới thiệu hình bình hành .
MT : Giúp HS nắm biểu tượng về hình bình hành , nhận biết một số đặc điểm của hình bình hành .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Giới thiệu tên gọi : hình bình hành .
- Gợi ý để HS tự phát hiện các đặc điểm của hình bình hành thông qua việc đo độ dài các cặp cạnh đối diện để giúp HS thấy hình bình hành có 2 cặp cạnh đối diện bằng nhau .
- Đưa bảng phụ vào cho HS quan sát .
Hoạt động lớp .
- Quan sát hình vẽ trong SGK rồi nhận xét hình dạng của hình , từ đó hình thành biểu tượng về hình bình hành .
- Phát biểu : Hình bình hành có 2 cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau .
- Tự nêu một số ví dụ về các đồ vật trong thực tiễn có hình dạng là hình bình hành và nhận dạng một số hình vẽ trên bảng phụ .
Hoạt động 2 : Thực hành .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 : 
+ Chữa bài và kết luận .
- Bài 2 : 
+ Giới thiệu các cặp cạnh đối diện của hình tứ giác ABCD .
Hoạt động lớp .
- Nhận dạng hình và trả lời câu hỏi .
- Đọc đề , tóm tắt , giải rồi sửa bài .
- Nhận dạng và nêu được : Hình bình hành MNPQ có các cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau .
 4. Củng cố : (3’)
	- Chấm bài , nhận xét .
	- Các nhóm cử đại diện thi đua nêu lại các đặc điểm của hình bình hành .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Làm bài tập 3.
v Rút kinh nghiệm:
Toán (tiết 94)
DIỆN TÍCH HÌNH BÌNH HÀNH
I. MỤC TIÊU :
	- Giúp HS hình thành công thức tính diện tích của hình bình hành .
	- Biết cách tính diện tích hình bình hành.
	- Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- GV : Các mảnh bìa có hình dạng như hình vẽ trong SGK .
	- HS : Giấy kẻ ô vuông , thước kẻ , ê-ke , kéo .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Hình bình hành .
	- Sửa các bài tập về nhà .
 3. Bài mới : (27’) Diện tích hình bình hành .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Hình thành công thức tính diện tích của hình bình hành .
MT : Giúp HS nắm công thức tính diện tích của hình bình hành .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Vẽ hình bình hành ABCD ở bảng . Vẽ AH vuông góc với DC rồi giới thiệu DC là đáy của hình bình hành ; độ dài AH là chiều cao của hình bình hành .
- Đặt vấn đề : Tính diện tích hình bình hành ABCD .
- Gợi ý để HS có thể kẻ được đường cao AH của hình bình hành ; sau đó cắt phần tam giác ADH và ghép lại để được hình chữ nhật ABIH .
- Yêu cầu HS nhận xét về diện tích hình bình hành và hình chữ nhật vừa tạo thành 
- Kết luận và ghi công thức tính diện tích hình bình hành ở bảng .
Hoạt động lớp .
- Nhận xét mối quan hệ giữa các yếu tố của 2 hình để rút ra công thức tính diện tích hình bình hành .
Hoạt động 2 : Thực hành .
MT : Giúp HS tính được diện tích hình bình hành.
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 : 
- Bài 3 : 
Hoạt động lớp .
- Tự làm vào vở .
- 3 em đọc kết quả .
- Cả lớp nhận xét , kết luận .
- Nêu yêu cầu BT rồi tự làm bài .
- Trình bày bài giải .
GIẢI
 Đổi : 4 dm = 40 cm
 Diện tích hình bình hành :
 40 x 34 = 1360 (cm2)
 Đáp số : 1360 cm2 
 4. Củng cố : (3’)
	- Các nhóm cử đại diện thi đua tính diện tích hình bình hành ở bảng .
	- Nêu lại cách tính diện tích hình bình hành .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Làm bài tập 2.
v Rút kinh nghiệm:
Toán (tiết 95)
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU :
	- Nhận biết đặc điểm của hình bình hành.
	- Tính được diện tich,chu vi của hình bình hành.
	- Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Phấn màu .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Diện tích hình bình hành .
	- Sửa các bài tập về nhà .
 3. Bài mới : (27’) Luyện tập .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Củng cố cách tính diện tích hình bình hành .
MT : Giúp HS vận dụng cách tính diện tích hình bình hành vào việc giải các bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 : 
- Bài 2 : 
Hoạt động lớp .
- Nhận dạng các hình : chữ nhật , bình hành , tứ giác ; sau đó nêu tên các cặp cạnh đối diện trong từng hình .
- Vận dụng công thức tính diện tích hình bình hành khi biết độ dài đáy và chiều cao rồi viết kết quả vào các ô trống tương ứng .
- Cả lớp tự làm bài , 2 em đọc kết quả từng trường hợp .
- Những em khác nhận xét , kết luận .
Hoạt động 2 : Giới thiệu cách tính chu vi hình bình hành .
MT : Giúp HS nắm cách tính chu vi hình bình hành và vận dụng được vào các bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 3 : Vẽ hình bình hành ở bảng , giới thiệu cạnh của hình bình hành lần lượt là a , b rồi viết công thức tính chu vi hình bình hành : P = ( a + b ) x 2 
Hoạt động lớp .
- Một số em đọc lại công thức trên .
- Phát biểu : Muốn tính chu vi hình bình hành , ta lấy tổng độ dài hai cạnh nhân với 2 .
- Aùp dụng tính tiếp phần a , b .
 4. Củng cố : (3’)
	- Các nhóm cử đại diện thi đua tính chu vi , diện tích hình bình hành ở bảng .
	- Nêu lại cách tính chu vi , diện tích hình bình hành .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Làm bài tập 4.
v Rút kinh nghiệm:
Khoa học (tiết 37)
TẠI SAO CÓ GIÓ ?
I. MỤC TIÊU :
	- Làm thí nghiệm để nhận ra không khí chuyển động tạo thành gió.
	- Giải thích được nguyên nhân gây ra gió.
	- Yêu thích tìm hiểu khoa học .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Hình trang 74 , 75 SGK .
	- Chong chóng đủ cho mỗi HS .
	- Mỗi nhóm chuẩn bị :
	+ Hộp đối lưu như SGK .
	+ Nến , diêm , miếng giẻ hoặc vài nén hương .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Không khí cần cho sự sống .
 3. Bài mới : (27’) Tại sao có gió ?
 a) Giới thiệu bài : 
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Chơi chong chóng .
MT : Giúp HS biết làm thí nghiệm chứng minh không khí chuyển đọng tạo thành gió .
PP : Trực quan , thực hành , đàm thoại .
- Kiểm tra việc mang chong chóng của cả lớp .
- Kiểm tra bao quát hoạt động của các nhóm .
- Kết luận : Khi ta chạy , không khí xung quanh ta chuyển động , tạo ra gió . Gió thổi làm chong chóng quay . Gió thổi mạnh làm chong chóng quay nhanh . Gió thổi yếu làm chong chóng quay chậm . Không có gió tác động thì chong chóng không quay .
Hoạt động nhóm .
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn mình chơi chong chóng ngoài sân rồi tìm hiểu trong quá trình chơi :
+ Khi nào chong chóng không quay ?
+ Khi nào chong chóng quay ?
+ Khi nào chong chóng quay nhanh , quay chậm ?
- Các nhóm tuyên dương chong chóng của bạn nào quay nhanh nhất và cùng nhau phát hiện xem tại sao chong chóng của bạn đó quay nhanh :
+ Do chong chóng tốt ?
+ Do bạn đó chạy nhanh nhất ?
+ Giải thích tại sao khi bạn chạy nhanh , chong chóng lại quay nhanh ?
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả việc chơi chong chóng của nhóm mình và giải thích :
+ Tại sao chong chóng quay ?
+ Tại sao chong chóng quay nhanh , quay chậm ?
Hoạt động 2 : Tìm hiểu nguyên nhân gây ra gió .
MT : Giúp HS biết giải thích tại sao có gió .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Chia nhóm và đề nghị nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng đẻ làm những thí nghiệm này .
- Kết luận : Không khí chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng . Sự chênh lệch nhiệt độ của khong khí là nguyên nhân gây ra sự chuyển động của khong khí . Khong khí chuyển động tạo thành gió .
Hoạt động nhóm .
- Đọc mục Thực hành SGK để biết cách làm .
- Các nhóm làm thí nghiệm và thảo luận theo các câu hỏi gợi ý SGK .
- Đại diện các nhóm trình bày kết qủa làm việc của nhóm mình .
Hoạt động 3 : Tìm hiểu nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí trong tự nhiên .
MT : Giúp HS giải thích được tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền và ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Kết luận : Sự chênh lệch nhiệt độ vào ban ngày và ban đêm giữa biển và đất liền đã làm cho chiều gió thay đổi giữa ngày và đêm .
Hoạt động nhóm đôi .
- Các nhóm quan sát , đọc thông tin ở mục Bạn cần biết SGK và những kiến thức đã thu được qua hoạt động 2 để giải thích câu hỏi : Tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền và ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển ?
- Mỗi cặp thay nhau hỏi và chỉ vào hình để làm rõ câu hỏi trên .
- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình .
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu ghi nhớ SGK . 
	- Giáo dục HS yêu thích tìm hiểu khoa học .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Học thuộc ghi nhớ ở nhà .
Khoa học (tiết 38)
GIÓ NHẸ , GIÓ MẠNH . PHÒNG CHỐNG BÃO
I. MỤC TIÊU :
	- Nêu được một số tác hại của bão: thiệt hại về người và của.
	- Nêu cách phòng chống: Theo dddõi bản tin thời tiết
	- Mối quan hệ giữa con người và môi trường: con người cần đến khơng khí, thức ăn, nước uống từ môi trường.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Hình trang 76 , 77 SGK .
	- Phiếu học tập đủ dùng cho mỗi nhóm .
	- Sưu tầm các hình vẽ , tranh ảnh về các cấp gió , những thiệt hại do giông , bão gây ra .
	- Sưu tầm hoặc ghi lại những bản tin thời tiết có liên quan đến gió bão .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Tại sao có gió ?
 3. Bài mới : (27’) Gió nhẹ , gió mạnh . Phòng chống bão .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Tìm hiểu về một số cấp gió .
MT : Giúp HS phân biệt được gió nhẹ , gió khá mạnh , gió to , gió dữ .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Giới thiệu về người đầu tiên nghĩ ra cách phân chia sức gió thổi thành 13 cấp độ , kể cả cấp 0 ( lặng gió ) .
- Chia lớp thành các nhóm nhỏ , phát phiếu học tập cho các nhóm .
- Chữa bài theo nội dung đã soạn sẵn về các cấp gió SGV trang 141 .
Hoạt động nhóm .
- Các nhóm quan sát hình vẽ và đọc các thông tin ở trang 76 SGK rồi hoàn thành bài tập trong phiếu .
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc theo yêu cầu của phiếu học tập .
- Đại diện các nhóm trình bày .
Hoạt động 2 : Thảo luận về sự thiệt hại của bão và cách phòng chống bão .
MT : Giúp HS nói về những thiệt hại do dông , bão gây ra và cách phòng chống bão .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
Hoạt động nhóm .
- Quan sát hình 5 , 6 và nghiên cứu mục BaÏn cần biết để trả lời các câu hỏi :
+ Nêu các dấu hiệu đặc trưng cho bão .
+ Nêu tác hại do bão gây ra và một số cách phòng chống bão . Liên hệ thực tế địa phương .
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả kèm hình vẽ , tranh ảnh về các cấp gió ; về những thiệt hại do dông , bão gây ra và các bản tin thời tiết có liên quan đến gió bão sưu tầm được .
Hoạt động 3 : Trò chơi Ghép chữ vào hình .
MT : Củng cố hiểu biết của HS về cấp độ của gió : gió nhẹ , gió khá mạnh , gió to , gió dữ .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Đưa 4 hình minh họa các cấp độ của gió trang 76 đã vẽ sẵn kèm lời ghi chú vào các phiếu rời .
Hoạt động nhóm .
- Các nhóm thi nhau gắn chữ vào hình cho phù hợp . Nhóm nào làm nhanh và đúng là thắng cuộc .
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu ghi nhớ SGK . 
	- Giáo dục HS yêu thích tìm hiểu khoa học .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Học thuộc ghi nhớ ở nhà .
v Rút kinh nghiệm:
Lịch sử (tiết 15)
NƯỚC TA CUỐI THỜI TRẦN
I. MỤC TIÊU : 
	- Nắm được một số sự kiện về sự suy yếu của nhà Trần.Hoàn cảnh Hồ Quí Ly truất ngôi vua Trần, lập nên nhà Hồ.
	- Trình bày được các sự kiện trong bài học .
	- Yêu thích tìm hiểu kịch sử nước nhà .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Phiếu học tập .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên .
 3. Bài mới : (27’) Nước ta cuối thời Trần .
 a) Giới thiệu bài : 
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : 
MT : Giúp HS nắm được các biểu hiện suy yếu của nhà Trần giữa thế ki XIV .
PP : Thực hành , trực quan , đàm thoại .
- Phát phiếu học tập cho các nhóm với nội dung sau :
Vào nửa sau thế kỉ XIV :
+ Vua quan nhà Trần sống như thế nào ?
+ Những kẻ có quyền thế đối xử với dân ra sao ?
+ Cuộc sống của nhân dân như thế nào ?
+ Thái độ phản ứng của nhân dân với triều đình ra sao ?
+ Nguy cơ ngoại xâm như thế nào ?
Hoạt động nhóm .
- Các nhóm làm bài trên phiếu .
- Đại diện các nhóm trình bày tình hình nước ta dưới thời nhà Trần từ nửa sau thế kỉ XIV .
Hoạt động 2 : 
MT : Giúp HS nắm được sự kiện nhà Hồ thay nhà Trần trị vì đất nước .
PP : Giảng giải , đàm thoại , trực quan .
- Tổ chức cho HS thảo luận 3 câu hỏi :
+ Hồ Quý Ly là người như thế nào ?
+ Oâng đã làm gì ?
+ Hành động truất quyền vua của Hồ Quý Ly có hợp lòng dân không ? Vì sao ?
Hoạt động lớp .
- Hành động truất quyền vua là hợp lòng dân vì các vua cuối thời nhà Trần chỉ lo ăn chơi sa đọa , làm cho tình hình đất nước ngày càng xấu đi và Hồ Quý Ly đã có nhiều cải cách tiến bộ .
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu ghi nhớ SGK .
	- Giáo dục HS yêu thích tìm hiểu lịch sử nước nhà .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Học thuộc ghi nhớ ở nhà .
v Rút kinh nghiệm:
Địa lí (tiết 16)
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
I. MỤC TIÊU :
	- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hải Phòng .
	- Chỉ được thành phố Hải Phòng trên bản đồ(lược đồ).
	- Có ý thức tìm hiểu về các thành phố cảng .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Các bản đồ : hành chính , giao thông VN , Hải Phòng .
	- Tranh , ảnh về Hải Phòng .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Thủ đô Hà Nội .
 3. Bài mới : (27’) Thành phố Hải Phòng .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Hà Nội – thành phố cảng .
MT : Giúp HS xác định được vị trí Hải Phòng trên bản đồ VN , các hoạt động ở cảng Hải Phòng .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Các nhóm quan sát bản đồ hành chính , giao thông VN ; tranh , ảnh thảo luận theo gợi ý : 
+ Thành phố Hải Phòng nằm ở đâu ?
+ Trả lời các câu hỏi mục I SGK .
+ Hải Phòng có những điều kiện tự nhiên thuận lợi nào để trở thành một cảng biển ?

File đính kèm:

  • docTuan 19.doc
Giáo án liên quan