Giáo án lớp 4 - Tuần 18
I. MỤC TIÊU :
- Mức độ về kỹ năng đọc như ở Tiết 1.
- Biết đặt câu có ý nhận xét về nhân vật trong bài tập đọc đã học(BT2); bước đầu biết dùng thành ngữ thành ngữ , tục ngữ đã học phù hợp với tình huống cho trước.
- Có ý thức đọc đúng , hiểu đúng Tiếng Việt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Phiếu viết tên từng bài TĐ , HTL như tiết 1 .
- Một số tờ phiếu khổ to viết nội dung BT3 .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Khởi động : (1) Hát .
2. Bài cu : (3) Tiết 1 .
3. Bài mới : (27) Tiết 2 .
a) Giới thiệu bài :
b) Các hoạt động :
ọc tập để quan sát . - Mỗi em ghi lại kết quả quan sát vào vở nháp , sau đó chuyển thành dàn ý . - Phát biểu ý kiến : Một số em trình bày dàn ý của mình trên bảng lớp . - Cả lớp nhận xét , giữ lại dàn ý tốt nhất xem như là mẫu . - Viết bài vào vở . - Tiếp nối nhau đọc các mở bài , kết bài . - Lớp nhận xét . 4. Củng cố : (3’) - Chấm bài , nhận xét . - Giáo dục HS yêu thích việc viết văn . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Yêu cầu HS ghi nhớ những nội dung vừa học ; về nhà sửa lại dàn ý , hoàn chỉnh mở bài , kết bài viết lại vào vở . v Rút kinh nghiệm: Tiết 7 Kiểm tra : ĐỌC – HIỂU , LUYỆN TỪ VÀ CÂU ( Theo đề thống nhất chung ) Tiết 8 Kiểm tra : CHÍNH TẢ – TẬP LÀM VĂN ( Theo đề thống nhất chung ) Toán (Tiết 86) DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 9 I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: Giúp HS biết dấu hiệu chia hết cho 9 . 2. Kĩ năng: Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 trong một số tình huống đơn giản. 3. Thái độ: Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : -GV: Bảng phụ -HS : ôn lại bảng chia 9 , 3. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Luyện tập . 3. Bài mới : (27’) Dấu hiệu chia hết cho 9 . a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 9 . MT : Giúp HS nắm dấu hiệu chia hết cho 9 . - Hướng sự chú ý của HS vào cột các số chia hết cho 9 để tìm dấu hiệu . - Gợi ý HS tính nhẩm tổng các chữ số để đi dần đến dấu hiệu . - Nêu tiếp : Bây giờ ta xét xem các số không chia hết cho 9 có đặc điểm gì ? GV chốt ý : Các số có tổng chia hết cho 9 thì chia hết cho 9. Yêu cầu HS cho ví dụ Hoạt động lớp . - Chọn các số chia hết cho 9 , không chia hết cho 9 như các tiết trước . - Nêu : Các số này đều có tổng chia hết cho 9 . - Nêu dấu hiệu chia hết cho 9 như SGK , nhắc lại nhiều lần . - Nêu : Các số này đều có tổng không chia hết cho 9 . Hoạt động 2 : Thực hành . MT : Giúp HS làm được các bài tập . PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành . - Bài 1 : Nêu dấu hiệu chia hết cho9 Chốt Ý : 99,108 ,5643,29 385 - Bài 2 + Hướng dẫn cả lớp cùng làm vài số đầu + GV chốt ý đúng: 96; 7853; 5554; 1097. Hoạt động lớp . - Nêu cách làm , làm bài vào vở . - Thi đua sửa bài ở bảng . - Tương tự như bài 1 4. Củng cố : (3’) - Các nhóm cử đại diện thi đua xác định các số chia hết cho 9 : 137, 21064; 3246 , 367218 . 45099 . - Nêu lại dấu hiệu chia hết cho 9 . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Làm các bài tập 3,4. v Rút kinh nghiệm: Toán (tiết 87) DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 3 I. MỤC TIÊU : - Giúp HS biết dấu hiệu chia hết cho 3 . - Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 3 trong một số tình huống đơn giản. - Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Phấn màu . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Dấu hiệu chia hết cho 9 . - Sửa các bài tập về nhà . 3. Bài mới : (27’) Dấu hiệu chia hết cho 3 . a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Hướng dẫn để HS tìm ra dấu hiệu chia hết cho 3 . MT : Giúp HS nắm dấu hiệu chia hết cho 3 . PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải . - Yêu cầu HS chú ý tới cột các số chia hết cho 3 để tìm dấu hiệu . - Cho HS xét các số không chia hết cho 3 Hoạt động lớp . - Chọn các số chia hết cho 3 , không chia hết cho 3 như các tiết trước . - Nêu : Các số này đều có tổng chia hết cho 3 . - Nêu dấu hiệu chia hết cho 3 như SGK , nhắc lại nhiều lần . - Nêu : Các số này đều có tổng không chia hết cho 3 . Hoạt động 2 : Thực hành . MT : Giúp HS làm được các bài tập . PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành . - Bài 1 : -GV chốt kết quả đúng. - Bài 2 : -GV chốt kết quả đúng. Hoạt động lớp . - Nêu đề bài , cách làm , sau đó tự làm vào vở . - Thi đua sửa bài ở bảng: 231; 1872; 92313. - Tự làm bài , sau đó chữa bài : 96; 502; 6823; 555523; 641311. 4. Củng cố : (3’) - Các nhóm cử đại diện thi đua nêu các số chia hết cho 3 ở bảng . - Nêu lại dấu hiệu chia hết cho 3 . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Làm các bài tập tiết 88 sách BT . v Rút kinh nghiệm: Toán (tiết 89) LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU : - Củng cố về các dấu hiệu chia hết cho 2 , 3, 5 , 9 . - Vận dụng dấu hiệu chia hết để viết số chia hết cho 2 , 3 , 5 , 9 và giải toán . - Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Phấn màu . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Luyện tập . 3. Bài mới : (27’) Luyện tập chung . a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Thực hành . MT : Giúp HS làm được các bài tập . PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành . - Bài 1 : - Bài 2 : - Bài 3 : Hoạt động lớp . - Tự làm vào vở , sau đó chữa bài . a) Nêu cách làm , sau đó tự làm vào vở . b) Nêu cách làm , có thể nêu nhiều cách khác nhau , sau đó tự làm vào vở . c) Nêu cách làm , sau đó tự làm vào vở . - Tổ chức thi đua chữa bài ở bảng . - Tự làm vào vở rồi kiểm tra chéo lẫn nhau . Hoạt động 2 : Thực hành (tt) . MT : Giúp HS làm được các bài tập . PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành . - Bài 4 : - Bài 5 : Hoạt động lớp . - Tính giá trị của từng biểu thức , sau đó xem xét kết quả là số chia hết cho những số nào trong 2 , 5 . a) Chia hết cho 5 . b) Chia hết cho 2 . c) Chia hết cho 2 và 5 . d) Chia hết cho 5 . - Đọc đề , cùng nhau phân tích , thảo luận - Thi đua nhau nêu kết quả đúng . - Cả lớp nhận xét . 4. Củng cố : (3’) - Các nhóm cử đại diện thi đua xác định các số chia hết cho 2 , 5 , 9 , 3 ở bảng - Nêu lại các dấu hiệu chia hết đã học . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Làm các bài tập tiết 90 sách BT . v Rút kinh nghiệm: Toán (tiết 88) LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU : - Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9, 3, vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5, vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 3 trong một số tình huống đơn giản. - Thực hiện thành thạo các bài tập . - Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Phấn màu . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Dấu hiệu chia hết cho 3 . - Yêu cầu HS lần lượt nêu các dấu hiệu chia hết cho 2 , 3 , 5, 9 ; nêu ví dụ rồi giải thích . - Gợi ý để HS ghi nhớ : + Căn cứ vào chữ số tận cùng bên phải : Dấu hiệu chia hết cho 2 , 5 . + Căn cứ vào tổng các chữ số : Dấu hiệu chia hết cho 3 , 9 . 3. Bài mới : (27’) Luyện tập . a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Thực hành . MT : Giúp HS làm được các bài tập . PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành . - Bài 1 : - Bài 2 : Hoạt động lớp . - Tự làm vào vở . - Khi chữa bài , cần thống nhất kết quả đúng . - Tự làm bài , sau đó chữa bài . Hoạt động 2 : Thực hành (tt) . MT : Giúp HS làm được các bài tập . PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành . - Bài 3 : - Bài 4 : + Giúp HS xác định hướng làm bài . Hoạt động lớp . - Tự làm bài rồi kiểm tra chéo lẫn nhau . a) Đ b) S c) S d) Đ - Nêu đề bài , suy nghĩ để nêu cách làm . - Làm bài vào vở rồi chữa bài . 4. Củng cố : (3’) - Các nhóm cử đại diện thi đua xác định số chia hết cho 2 , 3 , 5 , 9 ở bảng . - Nêu lại các dấu hiệu chia hết đã học . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Làm các bài tập tiết 89 sách BT . Khoa học (tiết 35) KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ CHÁY I. MỤC TIÊU : - Biết làm thí nghiệm để chứng tỏ: Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi để duy trì sự cháy được lâu hơn ; muốn sự cháy diễn ra liên tục , không khí phải được lưu thông . - Nêu ứng dụng thực tế liên quan đếnvai trò của không khí đối với sự cháy: thổi bếp lửa cho lửa cháy to hơn, dập tắt lửa khi có hỏa hoạn, - Yêu thích tìm hiểu khoa học . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Hình trang 70 , 71 SGK . - Chuẩn bị đồ dùng thí nghiệm theo nhóm : + Hai lọ thủy tinh , 2 cây nến bằng nhau . + Một lọ thủy tinh không đáy , nến , đế kê . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Kiểm tra học kì I . 3. Bài mới : (27’) Không khí cần cho sự cháy . a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Tìm hiểu vai trò của ô-xi đối với sự cháy . MT : Giúp HS làm được thí nghiệm chứng minh : càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi để duy trì sự cháy được lâu hơn . PP : Trực quan , thực hành , đàm thoại . - Chia nhóm , đề nghị nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng để làm những thí nghiệm này . - Cho điểm toàn nhóm - Giúp HS rút ra kết luận chung sau thí nghiệm , giảng về vai trò của khí ni-tơ : giúp cho sự cháy trong không khí xảy ra không quá nhanh , quá mạnh . - Kết luận : Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi để duy trì sự cháy lâu hơn . Nói cách khác , không khí có ô-xi nên cần không khí để duy trì sự cháy . Hoạt động nhóm . - Đọc mục Thực hành SGK để biết cách làm . - Các nhóm làm thí nghiệm như chỉ dẫn SGK và quan sát sự cháy của các ngọn nến . - Thư kí của nhóm ghi lại kết quả các thí nghiệm . - Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình . Hoạt động 2 : Tìm hiểu cách duy trì sự cháy và ứng dụng trong cuộc sống . MT : Giúp HS làm được thí nghiệm chứng minh : Muốn sự cháy diễn ra liên tục , không khí phải được lưu thông . Nêu ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của không khí đối với sự cháy . PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành . - Chia nhóm , đề nghị các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị đồ dùng để làm thí nghiệm này . - Kết luận : Để duy trì sự cháy , cần liên tục cung cấp không khí . Nói cách khác , không khí cần được lưu thông . Hoạt động nhóm . - Đọc mục thực hành thí nghiệm SGK để biết cách làm . - Các nhóm làm thí nghiệm như mục I SGK , nhận xét kết quả . - Tiếp tục làm thí nghiệm như mục II SGK và thảo luận , giải thích nguyện nhân làm cho ngọn lửa cháy liên tục sau khi lọ thủy tinh không đáy được kê lên đế không kín . - Liên hệ đến việc làm thế nào để dập tắt ngọn lửa . - Đại diện các nhóm trình bày kết quả lam việc của nhóm mình . 4. Củng cố : (3’) - Nêu ghi nhớ SGK . - Giáo dục HS yêu thích tìm hiểu khoa học . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Học thuộc ghi nhớ ở nhà . v Rút kinh nghiệm: Khoa học (tiết 36) KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ SỐNG I. MỤC TIÊU : - Giúp HS biết không khí cần cho sự sống . - Nêu được con người , động , thực vật phải có không khí để thở thì mới sống đươc. - GDMT: Mối quan hệ giữa con người với môi trường: con ngưới cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Hình trang 72 , 73 SGK . - Sưu tầm các hình ảnh về người bệnh được thở bằng ô-xi . - Hình ảnh hoặc dụng cụ thật để bơm không khí vào bể cá . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Không khí cần cho sự cháy . 3. Bài mới : (27’) Không khí cần cho sự sống . a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Tìm hiểu vai trò của không khí đối với con người . MT : Giúp HS nêu được dẫn chứng để chứng minh con người cần không khí để thở . Xác định được vai trò của khíô-xi trong không khí đối với sự thở và việc ứng dụng kiến thức này trong đời sống . PP : Trực quan , thực hành , đàm thoại . Hoạt động lớp . - Cả lớp làm theo hướng dẫn ở mục Thực hành SGK , phát biểu , nhận xét . - Nín thở , mô tả lại cảm giác của mình . - Dựa vào tranh , ảnh , dụng cụ để nêu lên vai trò của không khí đối với đời sống con người và những ứng dụng của kiến thức này trong y học và đời sống . Hoạt động 2 : Tìm hiểu vai trò của không khí đối với thực vật , động vật . MT : Giúp HS nêu được dẫn chứng để chứng minh động vật , thực vật đều cần không khí để thở . PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải . - Kể cho HS nghe : Từ thời xưa , các nhà bác học đã làm thí nghiệm phát hiện vai trò của không khí đối với đời sống động vật bằng cách nhốt một con chuột bạch vào trong một chiếc bình thủy tinh kín có đủ thức ăn , nước uống . Khi chuột thở hết ô-xi trong bình , nó bị chết , mặc dù thức ăn , nước uống vẫn còn . - Tiếp tục giảng : Không nên để hoa tươi , cây cảnh trong phòng ngủ đóng kín cửa . Vì cây hô hấp thải ra khí các-bô-níc , hút khí ô-xi làm ảnh hưởng đến hô hấp của con người . Hoạt động lớp . - Quan sát hình 3 , 4 và trả lời câu hỏi : tại sao sâu bọ và cây trong bình bị chết ? Hoạt động 3 : Tìm hiểu một số trường hợp phải dùng bình ô-xi . MT : Giúp HS xác định vai trò của khí ô-xi đối với sự thở và việc ứng dụng kiến thức này trong đời sống . PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải . - Kết luận : Người , động thực vật muốn sống được cần có ô-xi để thở . Hoạt động lớp , nhóm đôi . - Quan sát hình 5 , 6 theo nhóm đôi . - 2 em quay lại với nhau , chỉ hình và nói : tên dụng cụ giúp người thợ lặn có thể lặn lâu dưới nước , tên dụng cụ giúp nước trong bể cá có nhiều không khí hòa tan . - Vài em trình bày kết quả quan sát . - Thảo luận các câu hỏi : + Nêu ví dụ chứng tỏ không khí cần cho sự sống của người , động và thực vật . + Thành phần nào trong không khí quan trọng nhất đối với sự thở ? + Trong trường hợp nào , người ta phải thở bằng bình ô-xi ? ( Những người thợ lặn , thợ làm việc trong hầm lò , người bị bệnh nặng cần cấp cứu ) 4. Củng cố : (3’) - Nêu ghi nhớ SGK . - Giáo dục môi trường. 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Học thuộc ghi nhớ ở nhà . Lịch sử KIỂM TRA HỌC KÌ I ( Theo đề thống nhất chung ) Địa lí KIỂM TRA HỌC KÌ I ( Theo đề thống nhất chung ) Đạo đức ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH KĨ NĂNG CUỐI KÌ I SINH HOẠT LỚP(Tuần 18) I.Mục tiêu: - Tổng kết kết quả hoạt động của tuần qua. - Phổ biến nội dung và phương hướng hoạt động của tuần tới. II. Nội dung: 1/ Nhận xét kế hoạch hoạt động của tuần qua. Tổ trưởng của các tổ báo cáo kết quả các mặt hoạt động của tuần qua. Lớp trưởng báo cáo kết quả chung. GV nhận xét chung. * Chuyên cần: Đi học tương đối đầy đủ,nghỉ học có xin phép. * Học tập: Đa số các em đều tiến bộ trong học tập.Bên cạnh một số em thường xuyên không thuộc bài: Kiều, Phong, Đức + Băng, Huy, Thìn,..hay nói chuyện trong giờ học. * Tác phong đạo đức: Nghiêm túc,mặc đồng phục đúng qui định. * Vệ sinh: Đa số các em đầu tóc gọn gàng. * Các mặt khác: Đa số các em chưa đóng tiền đầu năm. 2/ Nội dung và phương hướng hoạt động của tuần qua. * Chuyên cần: Đến lớp đúng giờ,đi học đều, nghỉ học phải xin phép. * Học tập: Học bài và làm bài trước khi đến lớp. * Tác phong đạo đức : Tiếp tục kiểm tra và nhắc nhở HS đầu tóc, quần áo gọn gàng, sạch sẽ trước khi đến lớp. * Vệ sinh: Aên mặc gọn gàng khi đến lớp. * Các mặt khác: - Đóng tiền đầu năm đầy đủ. - Duy trì phong trào ca hát đầu giờ. - Vận động HS ủng hộ tạc tượng anh hùng Huỳnh Việt Thanh, tặng hoa kiểng cho lớp. - Phụ đạo HS yếu. - Nhắc nhở HS rửa tay theo 6 bước, thực hành tiết kiệm điện nước,bỏ rác đúng quy định. - Phát động phong trào nhịn quà sáng giúp bạn vượt khó. - Thông báo kết quả thi HKI. Kĩ thuật (tiết 35) THỬ ĐỘ NẢY MẦM CỦA HẠT GIỐNG RAU , HOA I. MỤC TIÊU : - Biết được mục đích của việc thử độ nảy mầm của hạt giống . - Thực hiện được các thao tác thử độ nảy mầm của hạt giống . - Có ý thức làm việc cẩn thận , ngăn nắp , đúng quy trình . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Mẫu : Đĩa hạt giống đã thử độ nảy mầm . - Vật liệu và dụng cụ : + Hạt giống . + Giấy thấm nước , bông hoặc vải mềm . + Đĩa đựng hạt . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Làm đất , lên luống để gieo trồng rau , hoa . - Nêu lại ghi nhớ bài học trước . 3. Bài mới : (27’) Thử độ nảy mầm của hạt giống rau , hoa . a) Giới thiệu bài : Trước khi gieo trồng , người ta phải tiến hành kiểm tra hạt giống xem nó tốt hay xấu bằng cách thử độ nảy mầm của hạt . Đây là khâu chuẩn bị rất cần thiết cho việc gieo trồng . Tại sao phải thử độ nảy mầm của hạt và cách thử ra sao ? Để giải đáp câu hỏi đó , hôm nay , chúng ta sẽ học bài Thử độ nảy mầm của hạt giống rau , hoa . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS quan sát , nhận xét mẫu . MT : Giúp HS nêu được những đặc điểm của mẫu . PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại . - Nêu vấn đề : Thế nào là thử độ nảy mầm của hạt giống ? - Giới thiệu mẫu thử độ nảy mầm của hạt để HS dựa vào đó trả lời . - Nhận xét , giải thích : Hạt giống nảy mầm được khi có đủ điều kiện về độ ẩm , nhiệt độ . Việc đem hạt giống gieo vào nơi có độ ẩm , nhiệt độ thích hợp cho hạt nảy mầm để theo dõi , quan sát thời gian hạt nảy mầm , số hạt nảy mầm được gọi là thử độ nảy mầm của hạt giống . - Hỏi : Tại sao phải thử độ nảy mầm của hạt giống ? - Nhận xét , kết luận : Thử độ nảy mầm của hạt giống để biết hạt giống tốt hay xấu . Nếu hạt giống tốt thì thời gian nảy mầm nhanh , số hạt nảy mầm nhiều , mầm mập , khỏe . Ngược lại , hạt giống xấu thì số hạt nảy mầm ít , nảy mầm không đều , mầm nhỏ , yếu . Qua kiểm tra , nếu thấy hạt giống xấu , sẽ không đem gieo nữa . Nếu đem gieo sẽ gây lãng phí hạt giống , công sức , thời gian , không kịp thời vụ ; cây phát triển kém , năng suất thấp . Hoạt động lớp . - Dựa vào mẫu để nêu những vật liệu và dụng cụ cần chuẩn bị khi thử độ nảy mầm của hạt . Hoạt động 2 : Hướng dẫn thao tác kĩ thuật . MT : Giúp HS nắm kĩ thuật thử độ nảy mầm của hạt giống . PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại . - Nhận xét , làm mẫu từng bước trong quy trình thử độ nảy mầm . Chú ý hướng dẫn kĩ từng bước và giải thích rõ các yêu cầu kĩ thuật phải đảm bảo
File đính kèm:
- Tuan 18.doc