Giáo án lớp 4 - Tuần 16 (buổi sáng)

I. Mục tiêu:

- Thực hiện phép chia cho số có hai chữ số trong trường hợp có chữ số 0 ở thương.

- Có ý thức học tập.

II. Đồ dùng dạy học :

- Phiếu BT

III. Các hoạt động dạy học :

 

doc43 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1044 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 16 (buổi sáng), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
úng.
- Nhắc lại.
Bài 2.
- Đọc yêu cầu.
- Làm mẫu: b.Tả chiếc bút em đang dùng.
- Em có một chiếc bút bi rất đẹp. Chiếc bút dài, mùa xanh biếc.
- Y/C h/s viết 3-5 câu kể theo 1 trong 4 đề bài sgk. 
- Làm bài cá nhân vào nháp, một số em làm phiếu.
- Trình bày:
- Lần lượt hs nêu miệng, dán phiếu.
- Cùng hs nx, chung.
5. Củng cố, dặn dò.
- Nx tiết học.
- Dặn HS: Ôn lại bài
Tiết 3 Chính tả (Nghe - viết).
Tiết 16 Kéo co.
I. Mục tiêu:
- Nghe- viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài Kéo co.
- Tìm và viết đúng những tiếng có âm, vần dễ viết lẫn (r/d/gi) đúng với nghĩa đã cho.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ. 
III. Các hoạt động dạy, học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Viết: Trốn tìm, cắm trại, chọi dế, trung thu, ...
- Hát
- 2 HS lên bảng viết, lớp viết nháp.
- Cùng hs nx, chốt từ viết đúng.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Nêu MĐ,YC.
b. Hướng dẫn học sinh nghe, viết.
- Đọc đoạn văn viết trong bài Kéo co: Hội làng Hữu Trấp...chuyển bại thành thắng.
- 1 hs đọc, lớp theo dõi.
- Đọc thầm tìm từ khi viết còn dễ viết sai.
- Cả lớp đọc thầm. Tìm từ viết sai, lớp luyện viết nháp, 1 số em lên bảng viết. 
- Nhắc hs lưu ý cách trình bày bài, chú ý danh từ riêng.
- Đọc bài:
- Gấp vở viết bài.
- Đọc toàn bài.
- Soát lỗi.
- Chấm bài
- Đổi chéo vở soát lỗi.
- Cùng hs nx chung.
4. Luyện tập.
Bài tập 2a.
- Đọc thầm yc của bài, làm vở BT, một số hs làm phiếu.
- Trình bày :
- Tiếp nối nhau nêu kết quả, dán phiếu.
- Cùng hs nx, chốt lời giải đúng.
- Đọc lời giải đúng.
5. Củng cố, dặn dò.
- Gv nx tiết học.
- Dặn HS: Ôn lại bài
a. + Nhảy dây
 + Múa rối
 + Giao bóng ( đối với bóng bàn, bóng chuyền)
Tiết 4 Tập làm văn
Tiết 32 Luyện tập miêu tả đồ vật
I. Mục tiêu:
- Dựa vào dàn ý đã lập trong bài TLV tuần 15, HS viết được một bài văn miêu tả đồ chơi mà em thích với đủ 3 phần : mở bài, thân bài, kết bài.
- Có ý thức học tập.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ.
II. Các hoạt động dạy, học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
Giới thiệu một trò chơi hoặc lẽ hội ở quê em?
- Hát
- 2 HS giới thiệu, lớp nx.
- NX chung
3. Luyện tập:
a. Giới thiệu bài. Nêu MĐ, YC.
b. Chuẩn bị bài viết:
Đề bài: Tả một đồ chơi mà em thích.
- Đọc đề bài.
- Đọc 4 gợi ý trong sgk/ 162.
- 4 HS đọc.
- Đọc dàn ý của mình tuần trớc?
- 2 HS đọc, lớp đọc thầm lại.
 Chọn mở bài trực tiếp hay gián tiếp?
- 1 số HS trình bày mở bài trực tiếp, gián tiếp.
- Viết từng đoạn thân bài (mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn)
- Đọc thầm lại mẫu.
- Lu ý câu mở đầu đoạn trong mẫu:
- 1,2 HS làm mẫu câu mở đầu đoạn bài của mình.
+VD: Gấu bông của em trông rất đáng yêu.
- Chọn cách kết bài?
- Một vài hs nêu cách kết bài mình chọn theo cách mở rộng hay không mở rộng.
c. HS viết bài:
- Viết bài vào vở.
4. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS: Ôn lại bài
Thứ sáu ngày 5 tháng 12 năm 2014
Tiết 1 Toán
Tiết 80 Chia cho số có ba chữ số (tiếp)
Những kiến thức học sinh đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới cần được hình thành cho học sinh
- Biết thực hiện phép chia cho số có một, hai, ba chữ số 
 - Thực hiện phép chia số có năm chữ số cho số có ba chữ số.( chia hết và chia có dư).
I. Mục tiêu: 
- Thực hiện phép chia số có năm chữ số cho số có ba chữ số.( chia hết và chia có dư).
- Có ý thức học tập.
II. Đồ dùng dạy học : 
- Hát
III. Các hoạt động dạy, học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định tổ chức. 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Chữa bài 1 
- Hát
- 2 HS lên bảng làm, lớp đổi chéo vở KT
- Cùng hs nx, chữa bài.
3. Bài mới:
HĐ1. Trường hợp chia hết:
41 535 : 195 = ?
- 1 HS lên bảng tính, lớp làm bài vào nháp
- Đặt tính và tính từ tính từ phải sang trái.
 41535 195
 0253 
 0585 213
 000
(3 lần hạ để chia)
- Cùng hs nêu cách ước lượng:
- Nêu
HĐ2. Trường hợp chia có dư.
80120 : 245 = ?
(Làm tương tự như trên)
- Chú ý: Số dư nhỏ hơn số chia.
4. Luyện tập:
Bài 1. Đặt tính rồi tính:
- 2 HS lên bảng tính, lớp làm bài vào nháp.
- Chữa bài.
- Kq: a/203; b/ 435 (d 5)
Bài 2. Tìm x:
 Nêu qui tắc tìm thừa số chưa biết, tìm số chia chưa biết?
- 1-2 HS nêu.
- Làm bài:
- Cả lớp làm bài vào vở, 1 Hs lên bảng chữa bài.
b. 89658 : X = 293
 X = 89658:293
 X = 306
- Cùng hs nx, chữa bài.
Bài 3. 
- Đọc yêu cầu, tóm tắt bài toán và giải bài vào vở, 2 HS lên bảng chữa bài.
- Tóm tắt:
305 ngày: 49 410 sản phẩm
1 ngày : ... sản phẩm?
Bài giải
Trung bình mỗi ngày nhà máy sản xuất là:
49 410 : 305 = 162 (sản phẩm)
Đáp số: 162 sản phẩm.
- Chấm, cùng hs nx chữa bài.
5. Củng cố, dặn dò:
- NX tiết học. 
- Dặn HS: Ôn lại bài
 Tuần 15 
Thứ hai ngày 2 tháng 12 năm 2013
Tiết1: toán
Luyện tập.
I. Mục tiêu: Giúp học sinh :
- Củng cố cách thực hiện phép chia cho số có hai chữ số. 
- Vận dụng làm được các bài tập.
* Ngồi nghe và chép bài trên bảng.
II. Đồ dùng dạy- học:
III. Các hoạt động dạy - học :
HĐ của GV
1. ổn định tổ chức:
2. Bài cũ:
3. Luyện tập:
a. Chữa bài tập trong VBT.
- Chữa bài cho HS.
b. Bài tập:
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
16075 : 32 56088 : 23
 45123 : 19 53878 : 17
- Nhận xét chữa bài cho HS.
Bài 2: Có 90 hộp đựng số bút như nhau. Từ mỗi hộp đó người ta lấy ra 2 bút thì số bút còn lại trong 90 hộp đúng bằng số bút có trong 75 hộp nguyên ban đầu. Hỏi mỗi hộp nguyên ban đầu có bao nhiêu bút?
 - Thu bài chấm.
- Chữa bài và nhận xét.
HĐ của HS
Làm bài trong vở bài tập.
- Lên bảng chữa bài – nhận xét.
Tự làm rồi chữa.
- Đọc y/c của bài.
- Làm bài vào vở.
Bài giải.
Số bút lấy ra từ 90 hộp là:
2 x 90 = 180( bút)
Số bút lấy ra này đúng bằng số bút có trong số hộp nguyên là:
90 – 75 = 15( hộp)
Số bút trong mỗi hộp nguyên là:
180 : 15 = 12( bút)
Đáp số: 12 bút
4. Củng cố - dặn dò:
- NX giờ học.
- Về nhà ôn bài + chuẩn bị bài giờ sau.
 _______________________
Tiết3: Tiếng việt
Luyện viết, đọc .
I. Mục tiêu
- HS rèn luyện kĩ năng viết đúng, nhanh và viết đẹp một đoạn trong bài.
- HS biết trình bày một đoạn phù hợp với tiết học và đọc được đoạn vừa viết.
- HS yêu thích Tiếng Việt.
* Viết và được 2-3 câu.
II. Đồ dùng dạy- học:
III. Các hoạt động dạy- học:
HĐ của GV
1. ổn định tổ chức:
2. Bài cũ:
3. Luyện tập:
- Y/C HS mở SGK và đọc bài trong sách " Chiếc áo búp bê".
- Bài văn nói lên điêù gì?
- Nêu cách trình bày bài văn?
- Y/C HS luyện viết bài theo đúng mẫu chữ, cỡ chữ .
- Theo dõi HS viết bài, nhắc và uốn nắn những HS ngồi sai tư thế, viết chưa đúng mẫu
- Luện đọc đoạn vừa viết.
4. Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS chăm chú viết bài
- Thu bài về nhà chấm
- VN luyện viết nhiều để nâng cao tốc độ viết
HĐ của HS
- 1HS đọc, cả lớp theo dõi
- Cho thấy cô bé rất yêu đồ chơi của mình côi đồ chơi như chính côn người...
- Chữ đầu dòng viết hoa, sau dấu chấm cũng viết hoa.
 - HS viết bài vào vở
- Tự đọc và soát bài
- Luyện đọc theo cặp
- Thi đọc.
_______________________
 Thứ ba ngày 3 tháng 12 năm 2013
Tiết1: Toán
Luyện tập 
I. Mục tiêu: Giúp học sinh :
- Củng cố về phép chia cho số có hai chữ số trong trường hợp thương có chữ số 0.
- Bước đầu biết vận dụng trong thực hành tính.
* Ngồi nghe và chép bài tập trên bảng.
II. Đồ dùng dạy- học:
 Phiếu BT.
III. Các hoạt động dạy- học:
HĐ của GV
1. ổn định tổ chức:
2. Bài cũ:
3. Luyện tập:
a. Chữa bài tập trong VBT:
- Chữa bài tập cho HS.
 b. Bài luyện tập:
Bài 1. Đặt tính rồi tính.
a. 6032 : 58 b. 3995 : 17
c. 4480 : 32 d. 3080 : 25
- Nhận xét chữa bài cho HS
Bài 2. Tìm số bị chia và số chia bé nhất để phép chia có thương là 123 và số dư là 44.
Chữa bài và nhận xét.
HĐ của HS
- Làm bài tập trong vở bài tập.
- Lên chữa bài trên bảng
- Nhận xét bổ sung bài cho bạn.
Làm bài rồi chữa.
Đọc và xác định y/c của đề bài.
Làm vào vở.
1 em lên bảng làm bài.
Bài giải.
Vì số dư là 44 nên số chia bé nhất là .
44 + 1 = 45
Số bị chia là:
123 x 45 + 44 = 5579
 Đáp số: SBC: 5579; 
 SC: 45
4. Củng cố – dặn dò:
- GV củng cố lại bài.
- Nhận xét giờ học.
 ______________________
Tiết2: Tiếng việt
ôn luyện từ và câu, tập làm văn
I. Mục tiêu:
 - Củng cố thêm cho các em một số từ ngữ về đồ chơi, trò chơi.
 - Luyện viết được một đoạn văn tả về một đò chơi em thích .
 * Ngồi nghe và ghi được đầu bài.
II. Đồ dùng dạy - học: 
 Phiếu bài tập
III. Các hoạt động dạy- học:
HĐ của GV
1. ổn định tổ chức:
2. Bài cũ:
3. Luyện tập:
a. Chữa bài tập trong VBT:
Y/C HS tự làm bài.
- Chữa bài cho HS
 b. Bài tập.
1. Nêu các trò chơi: Rèn luyện sức mạnh, rèn sự khéo léo, rèn luyện chí tuệ mà em biết.
NX chữa bài cho HS.
2.Viết một đoạn văn ngắn 4-5 câu tả một đồ chơi em thích.
- Đề bài y/c gì?
- Y/C HS là bài vào vở.
- Theo dõi, giúp đỡ HS còn lúng túng
- Nhận xét bài cho HS.
4. Củng cố- Dặn dò:
- Nhận xét tiết học
HĐ của HS
- Tự làm bài rồi chữa
- 1 HS đọc đề bài- cả lớp theo dõi
Làm vào vở rồi chữa
1 em đọc đề bài.
Trả lời.
 Làm vào vở.
- Vài HS lên trình bày.
- Nhận xét phần bài làm của bạn
- HS nghe
 _______________________ 
 Thứ năm ngày 5 tháng 12 năm 2013
Tiết2: Toán.
luyện tập
I. Mục tiêu: giúp HS:
 - Củng cố cách chia cho số có ba chữ số.
 - Vận dụng kiến thức đã học để làm tốt bài tập.
* Ngồi nghe và chép được bài trên bảng.
II. Đồ dùng dạy- học: 
 Phiếu BT
III. Các hoạt động dạy- học:
HĐ của GV
1. ổn định tổ chức:
2. Bài cũ:
3. Luyện tập:
a. Chữa bài tập trong VBT:
- Chữa bài tập cho HS.
 b. Bài luyện tập:
Bài 1. Đặt tính rồi tính.
a. 4485 : 321 b. 3978 : 217
c. 5467 : 123 d. 1234 : 254
- Nhận xét chữa bài cho HS
Bài 2. Người ta phải dùng 264 can để đựng hết 924 lít dầu. Hỏi trung bình mỗi can đựng bao nhiêu lít dầu?
- Chữa bài cho HS
HĐ của HS
- Làm bài tập trong vở bài tập.
- Lên chữa bài trên bảng
- Nhận xét bổ sung bài cho bạn.
Làm bài rồi chữa.
Đọc và xác định y/c của đề bài.
Làm vào vở.
1 em lên bảng làm bài.
4. Củng cố – dặn dò:
GV củng cố lại bài.
Nhận xét giờ học.
 ___________________
Thứ sáu ngày 6 tháng 12 năm 2013
Tiết1: Đạo đức
Bài 16 : Yêu lao động (tiết 1)
I. Mục tiêu:
	- Giúp học sinh :
	+Nêu được ích lợi của lao động.
	+ Tích cực tham gia các công việc lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân.
 + Không đồng tình với những biểu hiện lười lao động.
 - GDHS có kĩ năng xác định giá trị của lao động, Biết quản lí thời gian để tham gia làm những việc vừa sức.
* Ngồi nghe và ghi được đầu bài.
II. Đồ dùng dạy học:
	 - Phiếu học tập hoạt động 2 BT1.
III. Các hoạt động dạy học.
HĐ của GV
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
Đọc thuộc lòng ghi nhớ của bài?
HĐ của HS
- 1, 2 HS đọc.
 Đọc, hát bài hát về công lao của thầy, cô giáo?
- 2, 3 HS đọc, hát..
- Cùng hs nx chung, đánh giá.
3. Bài mới:
HĐ 1: Đọc truyện: Một ngày của Pê-chi-a.
 	+) Mục tiêu: HS đọc truyện, trả lời các câu hỏi về nội dung truyện
 +) Cách tiến hành:
- Đọc truyện:
- 1, 2 HS đọc, lớp theo dõi.
- Tổ chức thảo luận nhóm 3 câu hỏi SGK/25.
- Thảo luận nhóm đôi.
- Trình bày:
- Đại diện các nhóm trình bày lần lượt từng câu, lớp nx, trao đổi.
- NX chung, chốt ý.
	=> Kết luận: Cơm ăn, áo mặc, sách vở, ...
- Đọc phần ghi nhớ:
- 2,3 HS đọc.
HĐ 2: Thảo luận nhóm bài tập 1
+) Mục tiêu: Tìm những biểu hiện của yêu lao động và lười lao động.
+) Cách tiến hành:
- Tổ chức hs thảo luận nhóm 4.
Cả lớp làm nháp, 2 nhóm làm phiếu khổ to.
- Trình bày:
- Lần lượt các đại diện nhóm thực hiện
- Cùng hs nhận xét, chốt ý đúng.
Kết quả. 
Yêu lao động
Lười lao động
- Làm bài và học thuộc bài rồi mới đi chơi
- Không học bài, không làm bài.
- Luôn luôn hoàn thành mọi việc khi bố, mẹ, thầy cô giáo giao cho.
- ỷ lại chờ người khác làm cho
HĐ 3: Đóng vai bài tập 2. 
+) Mục tiêu:	HS biết đóng vai, biết xử lý theo tình huống các vai đóng.	
+) Cách tiến hành:
- Đọc tình huống sgk.
- 2 HS đọc.
- Thảo luận nhóm 5:
- Các nhóm chọn tình huống, chọn bạn 
đóng vai và thảo luận theo tình huống đã đóng.
- Trình bày:
- 2 nhóm đóng 2 tình huống
 Cách ứng xử trong mỗi tình huống như vậy đã phù hợp chưa? Vì sao?
- Trả lời.
- Em khác đưa ra cách cư xử khác.
NX và chốt cách cư xử đúng, hay.
4. Hoạt động tiếp nối: 
	- Chuẩn bị bài tập 3,4,5,6 SGK.
______________________________
Tiết 3: Sinh hoạt lớp
 Nhận xét tuần 16
I. yêu cầu:
- HS nhận ra những ưu điểm và tồn tại trong mọi hoạt động ở tuần 16.
- Biết phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại còn mắc.
II. Lên lớp:
1.Nhận xét chung:
	- Duy trì tỷ lệ chuyên cần cao.
- Đi học đúng giờ, xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn.
	- Thực hiện tốt nề nếp của trường, lớp.
- Việc học bài và chuẩn bị bài có tiến bộ.
- Chữ viết có tiến bộ.
- Giữ vệ sinh lớp học. Thân thể sạch sẽ.
Kn tính toán có nhiều tiến bộ.
Tồn tại:
	- 1 số em nam ý thức tự quản và tự rèn luyện còn yếu.
	- Lười học bài và làm bài:
Đi học quên đồ dùng.
 - Còn hay gây mất đoàn kết với các bạn lớp khác.
2. Phương hướng tuần 16:
	- Phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại của tuần 16
- Tiếp tục rèn chữ và kỹ năng tính toán cho 1 số học sinh.
- Tích cực ôn tập để chuẩn bị cho kiểm tra học kì
 _______________________
Tiết2: Tiếng việt
Luyện Đọc.
I.Mục tiêu: Giúp HS:
 - Củng cố cách đọc và đọc lưu loát được bài văn. Không đọc sai, đọc thừa hay đọc thiếu tiếng trong bài.
 - Đọc đúng các từ khó trong bài.
 - Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho HS khá.
* Đọc được một vài câu.
II. Các hoạt động dạy – học:
HĐ của GV
1. ổn định tổ chức:
2. Bài cũ:
3. Luyện tập:
a. Củng cố nội dung bài:
- Trong bài tác giả nhắc đến trò chơi kéo co của những làng nào?
- Trò chơi kéo co đem lại niềm vui như thế nào? 
 b. Luyện đọc bài.
Giúp đỡ các em đọc còn yếu.
 4. Củng cố- dặn dò:
 - Về nhà luyện đọc lại bài.
 - Nhận xét giờ học.
HĐ của HS
1 HS đọc cả bài.
- Trả lời câu hỏi.
- Trao đổi để trả lời.
- Luyện đọc theo cặp.
- Thi đọc bài.
Đọc bài – nhận xét
Tiết 3: Đạo đức
Bài 16 : Yêu lao động (tiết 1)
I. Mục tiêu:
	- Giúp học sinh :
	+Nêu được ích lợi của lao động.
	+ Tích cực tham gia các công việc lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân.
 + Không đồng tình với những biểu hiện lười lao động.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Phiếu học tập hoạt động 2 BT1.
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
 Đọc thuộc lòng ghi nhớ của bài?
- 1, 2 HS đọc.
 Đọc, hát những bài thơ, hát em sáng tác hay sưu tầm nói về công lao của thầy, cô giáo?
- 2, 3 HS đọc, hát..
- Gv cùng hs nx chung, đánh giá.
3. Bài mới:
a. Hoạt động 1: Đọc truyện: Một ngày của Pê-chi-a.
 	+) Mục tiêu: HS đọc truyện, trả lời các câu hỏi về nội dung truyện
 +) Cách tiến hành:
- Đọc truyện:
- 1, 2 HS đọc, lớp theo dõi.
- Tổ chức thảo luận nhóm 3 câu hỏi SGK/25.
- Thảo luận nhóm đôi.
- Trình bày:
- Đại diện các nhóm trình bày lần lượt từng câu, lớp nx, trao đổi.
- Gv nx chung, chốt ý.
* Kết luận: Cơm ăn, áo mặc, sách vở, ...đều là sản phẩm của lao động. Lao động đem lại cho con người niềm vui và giúp cho con người sống tốt hơn.
- Đọc phần ghi nhớ:
- 2,3 Hs đọc.
b. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm bài tập 1
* Mục tiêu: Tìm những biểu hiện của yêu lao động và lười lao động.
* Cách tiến hành:
- Tổ chức hs thảo luận nhóm 4.
- Cả lớp làm nháp, 2 nhóm làm phiếu khổ to.
- Trình bày:
- Lần lượt các đại diện nhóm nêu miệng, 2 nhóm dán phiếu.
- Gv cùng hs nhận xét, chốt ý đúng.
Yêu lao động
Lười lao động
- Làm bài và học thuộc bài rồi mới đi chơi
- Không học bài, không làm bài.
- Luôn luôn hoàn thành mọi việc khi bố, mẹ, thầy cô giáo giao cho.
....
- ỷ lại chờ người khác làm cho.
.... 
c. Hoạt động 3: Đóng vai bài tập 2. 
* Mục tiêu:	Hs biết đóng vai, biết xử lý theo tình huống các vai đóng.	
	* Cách tiến hành:
- Đọc tình huống sgk.
- 2 Hs đọc.
- Thảo luận nhóm 5:
- Các nhóm chọn tình huống, chọn bạn đóng vai và thảo luận theo tình huống đã đóng.
- Trình bày:
- 2 nhóm đóng 2 tình huống, lớp trao đổi theo tình huống.
? Cách ứng xử trong mỗi tình huống như vậy đã phù hợp chưa? Vì sao?
- Hs trả lời.
- Hs khác đưa ra cách cư xử khác.
- Gv nx và chốt cách cư xử đúng, hay.
4. Hoạt động tiếp nối: 
	- Chuẩn bị bài tập 3,4,5,6 SGK.
Tiết 4: Kể chuyện
Bài 16: Kể chuyện được chứng kiến
 hoặc tham gia.
I. Mục đích, yêu cầu.
- Rèn kĩ năng nói:
	+ Hs chọn được một câu chuyện về đồ chơi của mình hoặc của các bạn xung quanh. Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện. Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
	+ Lời kể tự nhiên, chân thực, có thể kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ.
- Rèn kĩ năng nghe: Chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức.
2, Kiểm tra bài cũ:
? Kể câu chuyện các em đã được đọc hay được nghe có nhân vật là những đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi?
- 2 Hs kể.
- Gv cùng hs nx, trao đổi về nội dung câu chuyện bạn kể.
3, Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- Gv kiểm tra sự chuẩn bị chuyện của hs.
b. Phân tích đề:
- Đọc đề bài trong sgk.
- Gv viết đề bài và hỏi hs để gạch chân những từ quan trọng trong đề bài:
	* Đề bài: Kể một câu chuyện liên quan đế đồ chơi của em hoặc của các bạn xung quanh.
- Chú ý: Câu chuyện của mỗi em phải là chuyện có thực, liên quan đế đồ chơi, nhân vật trong câu chuyện phải là em hoặc bạn bè.
c. Gợi ý kể chuyện:
- Đọc nối tiếp gợi ý sgk.
- Hs có thể chọn 1 trong 3 hướng để kể. Khi kể nên dùng từ xưng hô - tôi kể cho bạn cùng bàn nghe.
- Hs lần lượt nói hướng xây dựng cốt truyện của mình.
d. Thực hành kể chuyện, trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Kể chuyện theo cặp:
- 2 Hs cùng bàn kể cho nhau nghe.
- Thi kể:
- Cá nhân kể, nêu ý nghĩa câu chuyện.
- Gv cùng hs trao đổi về câu chuyện bạn vừa kể.
- Nhận xét về: nội dung, cách kể, cách dùng từ, ngữ điệu.
- Gv cùng hs bình chọn câu chuyện hay, hấp dẫn nhất.
4. Củng cố, dặn dò:
	- Nx tiết học. Vn kể lại chuyện cho người thân nghe.
	- Xem trước nội dung bài kể chuyện: Một phát minh nho nhỏ. 
Tiết 5: Địa lí
Bài 15: Thủ đô Hà Nội
I. Mục tiêu:
	Học xong bài này:
Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hà Nội: 
+ Thành phố lớn ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ.
+ Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hoá, khoa học và kinh tế lớn của đất nước.
- Chỉ được thủ đô Hà Nội trên bản đồ ( lược đồ).
II.Đồ dùng dạy học.
	- Bản đồ hành chính, bản đồ giao thông Việt Nam ( TBDH).
	- Tranh ảnh về HN do Gv & Hs sưu tầm.
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức.
2, Kiểm tra bài cũ:
? Đọc thuộc phần ghi nhớ của bài 14?
? Kể tên một số nghề thủ công của người dân ĐBBB?
- 2 hs trả lời.
- Gv cùng hs nx chung.
3, Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hoạt động 1: Hà Nội - thành phố lớn ở trung tâm ĐBBB.
	* Mục tiêu: - Xác định vị trí thủ đô Hà Nội trên bản đồ hành chính VN.
 	- Biết được những đường giao thông từ HN. Phương tiện giao thông từ LC đến HN.
	* Cách tiến hành:
- Tổ chức cho hs quan sát bản đồ hành chính VN.
- Cả lớp quan sát.
? Chỉ vị trí thủ đô Hà Nội?
? Hà Nội giáp với những tỉnh nào? 
? Từ HN đến các tỉnh và nơi khác bằng phương tiện gì?
- Lần lượt hs chỉ.
- Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Tây, Vĩnh Phúc.
- Đường ôtô, sông, sắt, hàng không.
? Từ thành phố LC đến HN bằng những phương tiện nào?
- ôtô, xe lửa, tàu thuỷ.
 * Kết luận: HN là thủ đô của cả nước. Từ HN có thể đến nơi khác bằng nhiều phương tiện khác nhau.HN được coi là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước.
c. Hoạt động2: HN- thành phố cổ đang ngày càng phát triển.
	* Mục tiêu: - Hà Nội được chọn làm kinh đô của nước ta từ năm 1010.
	 - Một số tên gọi khác của HN.Một vài đặc điểm của phố cổ và phố mới ở HN.
	- Những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của HN.
	* Cách tiến hành:
- Tổ chức cho hs thảo luận theo nhóm:
- Thảo luận nnhóm 2.
? HN được chọn làm kinh đô của nước ta từ năm nào?
- Năm 1010.
? Lúc đó HN có tên gọi là gì?
- Thăng Long.
? HN còn có những tên gọi nào khác?
- Đại La, Đông Đô, Đông Quan,...
? Khu phố cổ có đặc điểm gì?( ở đâu, tên, nhà cửa, đường phố)
- Kết hợp quan sát tranh...
- Phố cổ HN: Hàng Bông, Hàng Gai, 

File đính kèm:

  • docTuan 16 sang.doc