Giáo án lớp 4 - Tuần 16
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số sự kiệntiêu biểu về ba lần chiến thắng quân xâm lược Mông Nguyên , thể hiện:
+ Quyết tâm chống giặc của quân dân nhà Trần :Tập trung vào các sự kiện như hội nghị Diên Hồng , Hịch tướng sĩ , việc chiến sĩ thích vào tay hai chữ “ sát thát” và chuyện Trần Quốc Toản bóp nát quả cam.
+ Tài thao lược của các tướng sĩ mà tiêu biểu là Trần Hưng Đạo( Thể hiện ở việc khi giặc mạnh , quân ta chủ động rút khỏi kinh thành , khi chúng suy yếu thì quân ta tiến công quyết liệt và giành được thắng lợi ; hoặc quân ta dùng kế cắm cọc gỗ tiêu diệt địch trên sông Bạch Đằng).
II Chuẩn bị:
- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
TUẦN 16 Thứ hai ngày 1 tháng 12 năm 2014 Tiết 3 ( Sáng ) KHOA HỌC Tiết 31: KHÔNG KHÍ CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ? Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học: Những kiến thức mới cần được hình thành cho HS. - Biết làm thí nghiệm chứng minh không khí có ở quanh mọi vật và các chỗ rỗng trong các vật. - Phát hiện ra một số tính chất của không khí bằng cách: - Quan sát để phát hiện màu, mùi, vị của không khí. I. Mục tiêu: - Phát hiện ra một số tính chất của không khí bằng cách: - Quan sát để phát hiện màu, mùi, vị của không khí. - Làm thí nghiệm chứng minh không khí không có hình dạng nhất định, không khí có thể bị nén lại và giãn ra. - Nêu một số ví dụ về việc ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống - GD HS có ý thức bảo vệ bầu không khí trong lành II. Chuẩn bị. - Bóng bay, dây, bơm tiêm, bơm xe đạp, quả bong đa, một lọ nước. III. Các hoạt động dạy – học. Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động - Làm thế nào để biết có không khí ? ( Xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật) - HS trả lời - NX , ghi điểm. - Lớp nhận xét. 2. Hoạt động 1: Phát hiện màu, mùi, vị của không khí. - Mục tiêu: Sử dụng các giác quan để nhận biết tính chất không màu, không mùi, không vị của không khí. - Cách tiến hành: + Em có nhìn thấy không khí không ? Tại sao? + Không - vì không khí trong suốt và không màu. + Dùng lưỡi nếm, mũi ngửi, em nhận thấy không khí có vị gì, mùi gì? + Không khí không mùi, không vị. + Có khi ta ngửi thấy mùi hương thơm, mùi khó chịu có phải là mùi của không khí không? VD? - Giải thích: Khi ta ngửi một mùi thơm hay mùi khó chịu, đấy không phải là mùi của không khí mà là mùi của những chất khác trong không khí như là: Mùi nước hoa, mùi thức ăn, mùi hôi thối của racs thải - Kết luận: Không khí trong suốt, không màu, không vị. 3. Hoạt động 2: Chơi thổi bóng phát hiện hình dạng của không khí. - Mục tiêu: Phát hiện không khí không có hình dạng nhất định. - Cách tiến hành: + Không, đó là mùi của những chất khác có trong không khí.VD mùi nước hoa, hay mùi của rác thải... - Lắng nghe + Chơi thổi bong theo nhóm 6; - Nhóm trưởng điều khiển. Đếm số bóng báo cáo. - Luật chơi: Cùng có số bóng, cùng thổi. Nhóm nào thổi xong trước, bóng đủ căng không bị vỡ - thắng. - Các nhóm thổi bóng, kết luận nhóm thắng cuộc. - Thảo luận: Mô tả các hình dạng của quả bóng vừa thổi. - Các nhóm trả lời: + Cái gì chứa trong quả bóng và làm chúng có hình dạng như vậy? + Không khí. + Qua đó rút ra không khí có hình dạng nhất định không? + Không + Nêu một số ví dụ chứng tỏ không khí không có hình dạng nhất định? - Kết luận: Không khí không có hình dạng nhất định mà có hình dạng của toàn bộ khoảng trống bên trong vật chưá nó. 4. Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất bị nén và giãn ra của không khí - Mục tiêu: Biết không khí có thể bị nén lại và giãn ra. Nêu một số ví dụ về việc ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống. - Cách tiến hành: + Hình dạng không khí trong săm xe đạp khác hình dạng không khí trong săm xe máy, ôtô. - Lắng nghe + Tổ chức thảo luận nhóm 4: + Các nhóm đọc sgk mục quan sát trang 65. + Mô tả hiện tượng xảy ra ở hình 2b, 2c. Sử dụng từ nén lại và giãn ra? + Đại diện các nhóm trình bày kết quả: + Không khí có thể bị nén lại (hình 2b) hoặc giãn ra( hình 2c). + Tác động lên chiếc bơm ntn để chứng minh không khí có thể bị nén lại và giãn ra? + HS làm thử, vừa làm vừa nói: bơm kim tiêm hoặc bơm xe đạp. + Nêu ví dụ ứng dụng tính chất của không khí trong đời sống? 5. Củng cố, dặn dò: - Đọc mục bạn cần biết. - NX tiết học - Học thuộc bài, Chuẩn bị theo nhóm: lọ thuỷ tinh, nến, chậu thuỷ tinh, gỗ để kê lọ, nước vôi trong. + Làm bơm kim tiêm, bơm xe,... - Một vài HS đọc trước lớp - Nghe và thực hiện hiện. Tiết 4 ( Sáng ) LỊCH SỬ Tiết 16: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG - NGUYÊN Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học: Những kiến thức mới cần được hình thành cho HS. - Nhà trần rất quan tâm tới việc đắp đê. Phòng lụt: Lập Hà đê sứ; năm 1248 nhân dân cả nước được lệnh mở rộng việc đắp đê từ đầu nguồn các con sông lớn cho đến cửa biển. - Nêu được một số sự kiện tiêu biểu về ba lần chiến thắng quân xâm lược Mông Nguyên . I. Mục tiêu: - Nêu được một số sự kiệntiêu biểu về ba lần chiến thắng quân xâm lược Mông Nguyên , thể hiện: + Quyết tâm chống giặc của quân dân nhà Trần :Tập trung vào các sự kiện như hội nghị Diên Hồng , Hịch tướng sĩ , việc chiến sĩ thích vào tay hai chữ “ sát thát” và chuyện Trần Quốc Toản bóp nát quả cam. + Tài thao lược của các tướng sĩ mà tiêu biểu là Trần Hưng Đạo( Thể hiện ở việc khi giặc mạnh , quân ta chủ động rút khỏi kinh thành , khi chúng suy yếu thì quân ta tiến công quyết liệt và giành được thắng lợi ; hoặc quân ta dùng kế cắm cọc gỗ tiêu diệt địch trên sông Bạch Đằng). II Chuẩn bị: - Phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động: KT bài cũ. - Nhà Trần đã có biện pháp gì và thu được kết quả ntn trong việc đắp đê? - Đọc thuộc phần ghi nhớ bài 13? - 2 HS trả lời. - GV cùng HS nx chung. 2. HĐ 1: Ý chí quyết tâm đánh giặc của vua tôi nhà Trần. Mục tiêu: HS thấy được ý chí quyết tâm đánh giặc và tinh thần đoàn kết của vua tôi nhà Trần. Cách tiến hành: - Đọc sgk từ đầu...hai chữ Sát Thát. - 1 HS đọc lớp theo dõi. - Tìm những sự việc cho thấy Vua tôi nhà Trần rất quyết tâm chống giặc? Kết luận: Cả 3 lần xâm lược nước ta, quân Mông Nguyên đều phải đối đầu với ý chí đoàn kết, quyết tâm đánh giặc của Vua tôi nhà Trần. 3. HĐ2: Kế sách đánh giặc của vua tôi nhà Trần và kết quả của cuộc kháng chiến. Mục tiêu: HS thấy được kế sách đánh giặc của vua tôi nhà Trần và kết quả của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên.Tìm hiểu về tấm gương quyết tâm đánh giặc của Trần Quốc Toản. Cách tiến hành: - HS thảo luận theo bàn, sau đó trình bày trước lớp: + Trần Thủ Độ khảng khái trả lời:"Đầu thần chưa rơi xuống đất xin bệ hạ đừng lo". + Điện Diên Hồng vang lên tiếng đồng thanh của các bô lão: " Đánh"! + Trần Hưng Đạo viết hịch tướng sĩ: : Dẫu cho trăm thân này...cam lòng" + Các chiến sĩ tự thích vào tay hai chữ: "Sát Thát" - Tổ chức HS thảo luận nhóm 4: - Các nhóm đọc sgk thảo luận theo nhóm, viết phiếu: - Nhà Trần đã đối phó với giặc ntn khi chúng mạnh và khi chúng yếu? - Khi giặc mạnh vua tôi nhà Trần chủ động rút lui để bảo toàn lực lượng. - Khi giặc yếu: vua tôi nhà Trần tấn công quyết liệt buộc chúng phải rút khỏi bờ cõi nước ta. - Cả ba lần vua tôi nhà Trần đều rút khỏi Thăng long có tác dụng ntn? - ...có tác dụg rất lớn, làm cho địch khi vào Thăng Long không thấy 1 bóng người, không 1 chút lương ăn, càng thêm mệt mỏi đói khát. Địch hao tổn còn ta bảo toàn lực lượng. - Kể về tấm gương quyết tâm đánh giặc của Trần Quốc Toản? - HS kể. - GV kể tóm tắt lại. Kết luận: Đọc phần ghi nhớ của bài. 4. Củng cố, dặn dò. - Nx tiết học. - Về nhà học thuộc bài. Thứ tư ngày 3 tháng 12 năm 2014 Tiết 2 ( Sáng ) KHOA HỌC Tiết 32: KHÔNG KHÍ GỒM NHỮNG THÀNH PHẦN NÀO? Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học: Những kiến thức mới cần được hình thành cho HS. - Biết: một số tính chất của không khí là: Không màu, mùi, vị + Làm thí nghiêm xác định 2 thành phần chính của không khí là khí ô-xi duy trì sự cháy và khí ni-tơ không duy trì sự cháy. I. Mục tiêu. - Làm thí nghiêm xác định 2 thành phần chính của không khí là khí ô-xi duy trì sự cháy và khí ni-tơ không duy trì sự cháy. - Làm thí nghiệm để chứng minh trong không khí cò những thành phần khác. - Có ý thức bảo vệ môi trường cho bầu không khí trong sạch. II. Chuẩn bị. - Nến, đĩa đèn bằng nhựa, đế bằng nhựa, ống trụ bằng thuỷ tinh, chậu nhựa . Nước vôi trong. III. Các hoạt động dạy - học. Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động + Không khí có tính chất gì? - 2 HS trả lời. - NX ghi điểm. - NX bổ sung 2. Hoạt động 1: Xác định thành phần chính của không khí. - Mục tiêu: Làm thí nghiệm xác định hai thành phần chính của không khí là khí ô-xi duy trì sự cháy và khí ni-tơ không duy trì sự cháy. - Cách tiến hành: + Tổ chức HS làm việc theo nhóm 4: + Nhóm trưởng báo cáo sự chẩn bị của các nhóm. + Cho HS đọc mục thực hành: + Cả lớp đọc thầm. + Làm thí nghiệm: ( GV giúp đỡ HS làm thí nghiệm.) + Các nhóm làm thí nghiệm như gợi ý sgk. - HS giải thích hiện tượng: + Tại sao khi nến tắt, nước lại dâng vào trong cốc? + Phần không khí mất đi chính là chất duy trì sự cháy, đó là ô-xi. + Sự cháy làm mất đi một phần không khí ở trong cốc và nước tràn vào cốc chiếm chỗ phần không khí bị mất đi. + Phần không khí còn lại có duy trì sự cháy không ? Vì sao em biết? + Không vì nến bị tắt. - Làm lại thí nghiệm và hỏi HS: + Không khí gồm mấy thành phần chính ? - Người ta đã chứng minh được rằng thể tích khí ni-tơ gấp 4 lần thể tích khí ô-xi trong không khí. - Kết luận: Mục bạn cần biết sgk/66. 3. Hoạt động 2: Tìm hiểu một số thành phần khác của không khí. - Mục tiêu: Làm thí nghiệm để chứng minh trong không khí còn có những thành phần khác. - Cách tiến hành: - 2 thành phần chính: + Thành phần duy trì sự cháy có trong không khí là ô-xi. + Thành phần không duy trì sự cháy có trong không khí là khí ni-tơ. - Lắng nghe + Tổ chức HS quan sát lọ nước vôi trong: + Cả lớp QS thấy lọ nước vôi trong. + Bơm không khí vào lọ nước vôi trong; + Nước vôi vẩn đục. + Giải thích hiện tượng? + HS trả lời dựa vào mục bạn cần biết trang 67. - Giải thích thêm: Trong không khí còn có hơi nước; ví dụ hôm trời nồm... - Lắng nghe + Cho HS quan sát hình 4,5 /sgk: Kể tên các thành phần khác có trong không khí? + Bụi, khí độc, vi khuẩn. - YC HS làm thí nghiệm: - Kết luận: Không khí gồm 2 thành phần chính là ô-xi và ni-tơ. Ngoài ra còn chứa khí các-bô-níc, hơi nước, bụi, vi khuẩn,... 4. Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò: - Đọc mục bạn cần biết sgk/66, 67. - NX tiết học. - Nhắc HS về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài ôn tập. + Khép cửa để 1 lỗ nhỏ cho tia nắng lọt vào, nhìn rõ những hạt bụi. - Lắng nghe - HS đọc - Nghe và thực hiện. Tiết 2 ( Chiều ) ĐỊA LÍ Tiết 16: THỦ ĐÔ HÀ NỘI Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học: Những kiến thức mới cần được hình thành cho HS. - Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về nghề thủ công và chợ phiên của người dân ĐBBB - Biết:Xác định vị trí của thủ đô Hà Nội trên bản đồ Việt Nam. - Trình bày những đặc điểm tiêu biểu của thủ đô Hà Nội I. Mục tiêu: - Biết:Xác định vị trí của thủ đô Hà Nội trên bản đồ Việt Nam. - Trình bày những đặc điểm tiêu biểu của thủ đô Hà Nội. - Một số dấu hiệu thể hiện Hà Nội là thành phố cổ, là trung tâm chính trị, kinh tế văn hoá, khoa học. - Có ý thức tìm hiểu về thủ đô Hà Nội. II. Chuẩn bị: - Bản đồ hành chính, bản đồ giao thông Việt Nam ( TBDH). - Tranh ảnh về HN do Gv & Hs sưu tầm. III. Các hoạt động dạy học. Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động - Đọc thuộc phần ghi nhớ của bài 14? - Kể tên một số nghề thủ công của người dân ĐBBB? - Một HS trả lời trước lớp. - NX bổ sung. - NX cho điểm 2. Hoạt động 1: Hoạt động 1: Hà Nội - thành phố lớn ở trung tâm ĐBBB - Mục tiêu: Xác định vị trí thủ đô Hà Nội trên bản đồ hành chính VN. Biết được những đường giao thông từ HN. Phương tiện giao thông từ LC đến HN. - Cách tiến hành: + Tổ chức cho hs quan sát bản đồ hành chính VN. + Cả lớp quan sát. + Chỉ vị trí thủ đô Hà Nội? + Hà Nội giáp với những tỉnh nào? + Từ HN đến các tỉnh và nơi khác bằng phương tiện gì? + Lần lượt HS chỉ. + Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Tây, Vĩnh Phúc. + Đường ôtô, sông, sắt, hàng không. + Từ thành phố Lào Cai đến Hà Nội bằng những phương tiện nào? - Kết luận: Hà Nội là thủ đô của cả nước. Từ Hà Nội có thể đến nơi khác bằng nhiều phương tiện khác nhau. Hà Nội được coi là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước. 3. Hoạt động 2: Hà Nội - thành phố cổ đang ngày càng phát triển. - Mục tiêu: Hà Nội được chọn làm kinh đô của nước ta từ năm 1010. Một số tên gọi khác của . Một vài đặc điểm của phố + ôtô, xe lửa, tàu thuỷ. - Lắng nghe cổ và phố mới ở Hà Nội. Những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của Hà Nội. - Cách tiến hành: + Tổ chức cho hs thảo luận theo nhóm: + Thảo luận nnhóm 2. + Hà Nội được chọn làm kinh đô của nước ta từ năm nào? + Năm 1010. + Lúc đó Hà Nội có tên gọi là gì? + Thăng Long. + Hà Nội còn có những tên gọi nào khác? + Đại La, Đông Đô, Đông Quan,... + Khu phố cổ có đặc điểm gì?( ở đâu, tên, nhà cửa, đường phố). Kết hợp quan sát tranh... + Phố cổ Hà Nội: Hàng Bông, Hàng Gai, Hàng Đào, Hàng Đường, Hàng Mã, + Tên phố: Gắn với những hoạt động sản xuất buôn bán trtước đây ở phố đó. + Nhà cửa: Nhà thấp, mái ngói, kiến trúc cửa kính. + Đường phố: nhỏ, chật hẹp, yên tĩnh. + Khu phố mới có đặc điểm gì? (nhà cửa, đường phố, ...). Kết hợp quan sát tranh... + Tên phố: Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Quốc Việt,... + Đặc điểm tên phố: Lấy tên các danh nhân. + Nhà cửa: Nhà cao tầng, kiến trúc hiện đại. + Đường phố: To, rộng, nhiều xe cộ đi lại. - Hà Nội có nhiều phố đẹp, hiện đại, nhiều phường làm nghề thủ công và buôn bán tấp nập. - Kết luận chốt lại ý Hoạt động 3: Hà Nội - Trung tâm chính trị, văn hoá, khoa học và kinh tế lớn của cả nước. - Mục tiêu: Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hoá, khoa học và kinh tế lớn của cả nước. - Cách tiến hành: - Lắng nghe + Nêu những dẫn chứng thể hiện Hà Nội là: + Trung tâm chính trị: + Là nơi làm việc của các cơ quan lãnh đạo cao cấp. + Hà Nội - Trung tâm kinh tế lớn: + Nhiều nhà máy, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ lớn, ngân hàng, bưu điện. + Hà Nội - trung tâm văn hoá, khoa học: + Trường ĐH đầu tiên Văn Miếu Quốc tử Giám; nhiều viện nghiên cứu, trường ĐH, bảo tàng, thư viện, nhiều danh lam thắng cảnh. + Kể tên một số trường ĐH, viện bảo tàng...ở Hà Nội? + Bảo tàng quân đội; lịch sử; dân tộc học; Thư viện quốc gia. - ĐH quốc gia Hà Nội; ĐH sư phạm Hà Nội; viện toán học... + Kể tên các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử? + Hồ Hoàn Kiếm; Phủ Tây Hồ; chùa Trấn Quốc; chùa Láng,... 5. Hoạt động 4. Củng cố, dặn dò: - Đọc nội dung ghi nhớ của bài. - Nx tiết học. - Chuẩn bị sưu tầm tranh ảnh về Hải Phòng - Một vài HS đọc trước lớp. - Nghe và thực hiện. Tiết 3 ( Chiều ) KĨ THUẬT Tiết 16 : CẮT, KHÂU, THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN ( Tiết 2) I. Mục tiêu: - Ôn lại cách thực hiện các mũi khâu, thêu đã học. - HS chọn sản phẩm và vận dụng các cách khâu, thêu đã học để thực hành. II. Đồ dùng dạy học. - GV chuẩn bị các sản phẩm mẫu của các tiết học trước. - HS chuẩn bị các vật liệu dụng cụ cho sản phẩm đã chọn. III. Các hoạt động dạy học 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra: sự chuẩn bị vật liệu, dụng cụ của HS 3. Bài mới: Giới thiệu bài: nêu nội dung tiết học. a. Hoạt động 1: HS chọn sản phẩm. - GV giới thiệu những sản phẩm đã chuẩn bị: - HS quan sát: + Khăn tay + Váy áo cho búp bê, gối... - Nêu cách làm các sản phẩm trên? - Lần lượt HS nêu. - HS giới thiệu sản phẩm mình chọn: - Lần lượt HS giới thiệu. b. Hoạt động 2: Thực hành. - HS thực hành. - GV quan sát HS còn lúng túng. 4. Dặn dò. - Giữ gìn sản phẩm để giờ sau tiếp tục hoàn thành và đánh giá. - Chuẩn bị bổ sung những vật liệu và dụng cụ cần thiết cho sản phẩm - HS cơ bản hoàn thành sản phẩm. - Nghe và thực hiện.
File đính kèm:
- tuan 16 day thay.doc