Giáo án lớp 4 - Tuần 15 (buổi chiều)

Bài viết: Mùa xuân đã đến. Những buổi chiều hửng ấm, từng đàn chim én từ dãy núi biếc đằng xa bay tới, lượn vòng trên những chuyến đò, đuổi nhau sập xoè chung quanh những mái nhà đỏ khói. Những ngày mưa phùn, người ta thấy trên mấy bãi soi dài nổi lên đây đó ở giữa sông, những con giang, con sếu cao gần bằng người, thấp thoáng trong mưa bụi trắng xoá. Có những buổi cả một quãng sông gần chân núi bỗng rợp đi vì hàng nghìnđôi cánh của đàn sâm cầm tới tấp sà xuống, chẳng khác nào từng đám mây bỗng rụng xuống, tan biến trong các đầm bãi rậm rạp lau sậy.

I. Mục tiêu:

- HS rèn luyện kĩ năng viết đúng, nhanh và viết đẹp một đoạn trong bài.

- HS biết trình bày một đoạn phù hợp với tiết học.

- Đọc được đoạn vừa viết.

II. Đồ dùng dạy học:

 

doc27 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1277 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 15 (buổi chiều), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 cũ.
- Mỗi hs tự làm bưu thiếp của mình.
- Truyền tay nhau cùng tham khảo các bưu thiếp của bạn tặng cô giáo cũ.
- Nhớ gửi tặng các thầy cô giáo cũ những tấm bưu thiếp do em làm.
	=>Kết luận: + Cần phải kính trọng các thầy giáo, cô giáo.
	 + Chăm ngoan, học tập tốt là biểu hiện lòng biết ơn.
4. Củng cố, dặn dò.
- Thực hiện các việc làm để tỏ lòng kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo
Sinh hoạt lớp
 Nhận xét tuần 15
I. yêu cầu:
- Hs nhận ra những ưu điểm và tồn tại trong mọi hoạt động ở tuần 15.
- Biết phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại còn mắc.
II. Lên lớp:
1. Nhận xét chung:
	- Duy trì tỷ lệ chuyên cần cao.
- Đi học đúng giờ, xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn.
	- Thực hiện tốt nề nếp của trường, lớp.
- Việc học bài và chuẩn bị bài có tiến bộ.
- Chữ viết có tiến bộ:
- Giữ vệ sinh lớp học, thân thể sạch sẽ.
Kn tính toán có nhiều tiến bộ.
Tồn tại:
	- 1 số em nam ý thức tự quản và tự rèn luyện còn yếu.
	- Chưa chịu khó học bài và làm bài:
- Đi học quên đồ dùng
2. Phương hướng tuần 16:
	- Phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại của tuần 15.
- Tiếp tục rèn chữ và kỹ năng tính toán cho 1 số học sinh.
Tiết2: Tiếng việt
Luyện Đọc
I.Mục tiêu: Giúp HS:
 - Củng cố cách đọc và đọc lưu loát được bài văn. Không đọc sai, đọc thừa hay đọc thiếu tiếng trong bài.
 - Đọc đúng các từ khó trong bài, viết được khoảng 3 câu.
* Đọc được một vài câu.
II. Đồ dùng dạy- học: 
III. Các hoạt động dạy – học:
HĐ của GV
1. ổn định tổ chức:
2. Bài cũ;
3. Luyện tập:
a. Luyện đọc:
- Tác giả quan sát cánh diều bằng những giác quan nào?
- Trò chơi thả diều đem lại niền gì cho trẻ em? 
Giúp đỡ các em đọc còn yếu.
b. Luyện viết:
Đọc cho HS viết một đoạn khoảng 3 câu. 
 4. Củng cố- dặn dò:
 - Về nhà luyện đọc lại bài.
 - Nhận xét giờ học.
HĐ của HS
1 HS đọc cả bài.
- Trả lời câu hỏi.
- Trao đổi để trả lời.
- Luyện đọc theo cặp.
- Thi đọc bài.
Đọc bài – nhận xét
- Viết theo y/c của GV.
_______________________
Tiết 5: Địa lý
Bài 15: Hoạt động sản xuất của người dân ở 
 đồng bằng Bắc Bộ (tiếp theo)
I. Mục tiêu:
	 Học xong bài này hs biết:
Đồng bằng BB có hàng trăm nghề thủ công truyền thống: dệt lụa, sản xuất đồ gốm, chiếu cói, chạm bạc, đồ gỗ
Dựa vào ảnh mô tả về cảnh chợ phiên.
II. Đồ dùng dạy học.
	- Tranh, ảnh về nghề thủ công, chợ phiên ở ĐBBB (sưu tầm).
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức.
2, Kiểm tra bài cũ:
? Đọc thuộc phần ghi nhớ bài 13?
? Nêu thứ tự các công việc trong quá trình sản xuất lúa gạo của người dân ĐBBB?
- 2 Hs trả lời, lớp nx.
- Gv nx chung, ghi điểm.
3, Bài mới:
a. Hoạt động 1: ĐBBB- nơi có hàng trăm nghề thủ công truyền thống.
* Mục tiêu: - Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về nghề thủ công.
	- Kể tên các làng thủ công nổi tiếng.
* Cách tiến hành:
- Hs đọc thầm sgk, với vốn hiểu biết trả lời:
? Thế nào là nghề thủ công?
- ...là nghề chủ yếu làm bằng tay, dụng cụ làm tinh xảo, sản phẩm đạt trình độ tinh xảo.
? Em biết gì về nghề thủ công truyền thống của người dân ĐBBB?
- Nghề thủ công xuất hiện từ rất sớm, có tới hàng trăm nghề. 
* Kết luận: ĐBBB trở thành vùng nổi tiếng với hàng trăm nghề thủ công truyền thống.
b. Hoạt động 2: Sản phẩm gốm.
* Mục tiêu: Quá trình tạo ra sản phẩm gốm.
* Cách tiến hành:
? Em có nhận xét gì về nghề gốm?
- Vất vả, nhiều công đoạn.
? Làm nghề gốm đòi hỏi người nghệ nhân những gì?
- Phải khéo léo khi nặn, khi vẽ, khi nung.
- Chúng ta phải giữ gìn, trân trọng các sản phẩm.
c. Hoạt động 3: Chợ phiên ở ĐBBB.
* Mục tiêu: - Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về chợ phiên của người dân ĐBBB.
	* Cách tiến hành:
- Qs tranh ảnh và vốn hiểu biết.
? Kể về chợ phiên ở ĐBBB?
- Hoạt động mua bán diễn ra tấp nập vào ngày chợ phiên ( phiên chợ- ngày họp nhất định trong tháng).
- Hàng hoá bán ở chợ là hàng sx tại địa phương và có một số mặt hàng từ nơi khác đến.
? Mô tả về chợ theo tranh, ảnh?
- Chợ đông người, có các mặt hàng: rau các loại; trứng; gạo; nón; rổ; rá;...
4. Củng cố, dặn dò:
	- Đọc mục bạn cần biết.
	- Nx tiết học.
	- Chuẩn bị sưu tầm tranh, ảnh về Hà Nội để học vào tiết sau.
 Thứ tư ngày 23 tháng 11 năm 2010
Tiết 1: Toán
Bài 73: Chia cho số có hai chữ số ( tiếp)
I. Mục tiêu:
	- Giúp học sinh thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có hai chữ số.( chia hết và chia có dư)
II. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức.
2, Kiểm tra bài cũ.
? Tính: 175 : 12; 798 : 34
- 2 Hs lên bảng thực hiện phép chia, lớp làm nháp.
- Gv cùng hs nx, chữa bài.
3, Bài mới:
a. Trường hợp chia hết.
? Đặt tính và tính: 8192 : 64 = ?
- Nêu cách chia:
? Nêu cách ước lượng tìm thương trong mỗi lần chia?
- 1 Hs lên bảng làm, lớp làm nháp.
 8192 64
 64 128
 179
 128
 512
 512
 0
- Hs nêu
- Hs nêu...
GV chốt lại cách thực hiện.
B. Trường hợp chia có dư:
1154 : 62 = ? (làm tương tự như trên )
+ Chú ý: Phép chia có dư số chia nhỏ hơn số dư.
- Hs tự làm.
4. Thực hành:
Bài 1. Đặt tính và tính:
- Hs tự làm bài vào nháp, 4 Hs lên bảng chữa bài.
- Kq: a/ 57 b/ 123
 48 ( dư 8) 127 ( dư 2)
Bài 2. Bài toán:
- Hs đọc đề bài, tóm tắt bài toán.
? Đóng gói 3 500 bút chì theo từng tá
 (12 cái) ta làm phép tính gì?
- Chia 3 500 cho 12.
- Yc hs làm bài:
- Lớp làm bài vào vở, 1 Hs lên bảng chữa.
Bài giải
Thực hiện phép chia ta có:
3 500 : 12 = 291 (dư 8 ).
Vậy đóng gói được nhiều nhất 291 tá bút chì và còn thừa 8 bút chì.
Đáp số : 291 tá bút chì, còn thừa 8 bút chì.
- Gv chấm, cùng hs chữa bài.
Bài 3. Tìm x:
- Hs nhắc lại qui tắc tìm một thừa số chưa biết.
- Yc hs tự làm bài vào vở:
- 2 hs lên bảng chữa bài:
a. 75 x X = 1800 b. 1 855 : X = 35
 X = 1 800 : 75 X= 1855:35
 X = 24 X = 35
- Gv cùng hs nx, chữa bài.
5. Củng cố, dặn dò:
	- Nx tiết học.
	- BTVN làm lại bài 1 vào vở BT.
Tiết 2: Tập đọc
 Bài 30: Tuổi ngựa
I. Mục đích, yêu cầu.
	- Đọc trơn tru lưu loát toàn bài. Đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, hào hứng, trải dài khổ thơ 2, 3 miêu tả ước vọng lãng mạn của cậu bé tuổi Ngựa.
	- Hiểu các từ ngữ trong bài.
	- Nội dung bài: Cậu bé tuổi Ngựa thích bay nhảy, thích du ngoạn nhiều nơi nhưng cậu yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ đường về với mẹ.
	- Học thuộc lòng khoảng 8 dòng thơ trong bài. 
II. Đồ dùng dạy học.	
	- Tranh minh hoạ sgk phóng to.
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức.
2, Kiểm tra bài cũ:
? Đọc bài: Cánh diều tuổi thơ?
? Nêu nội dung bài? 
- 2,3 Hs trả lời, lớp nx.
- Gv nx chung, ghi điểm.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Luyện đọc và tìm hiểu bài:
*. Luyện đọc:
- Đọc toàn bài thơ.
- 1 Hs khá đọc.
- Chia đoạn:
- 4 đoạn : 4 khổ.
- Đọc nối tiếp kết hợp sửa lỗi phát âm, giải nghĩa từ. (chú giải)
- 8 Hs /2 lần.
- Đọc toàn bài:
- 1, 2 Hs đọc, lớp nx cách đọc đúng:
Đọc đúng, ngắt hơi cho đúng chú ý ở câu hỏi, cuối câu có dấu 3 chấm.
- Luyện đọc cặp.
1,2 HS đọc bài.
- Gv đọc toàn bài.
*. Tìm hiểu bài:
- Đọc khổ thơ 1, trả lời:
- 1 Hs đọc.
? Bạn nhỏ tuổi gì?
- ...tuổi Ngựa.
Mẹ bảo tuổi ấy tính nết như thế nào?
- Tuổi Ngựa không chịu ở yên một chỗ, là tuổi thích đi.
? ý khổ thơ 1?
- Giới thiệu bạn nhỏ tuổi Ngựa.
- Đọc khổ thơ 2?
- 1 Hs đọc.
? Ngựa con theo ngọn gió rong chơi những đâu?
- ...khắp mọi nơi: qua miền trung du xanh ngắt, qua những cao nguyên đất đỏ, những rừng đại ngàn đến triền núi đá.
? Đi chơi khắp nơi nhưng Ngựa con vẫn nhớ mẹ như thế nào?
- ...nhớ mang về cho mẹ ngọn gió của trăm miền.
? ý khổ thơ 2?
- Kể lại chuyện Ngựa con rong chơi khắp cùng ngọn gió.
- Đọc khổ thơ 3:
- Đọc thầm:
? Điều gì hấp dẫn ngựa con trên những cánh đồng hoang?
- Trên những cánh đồng hoa: màu sắc trắng loá của hoa mơ, hương thơm ngạt ngào của hoa hệu, gió và nắng xôn xao trên cánh đồng tràn ngập hoa cúc dại.
? ý khổ thơ 3?
- Cảnh đẹp của đồng hoa mà Ngựa con vui chơi.
- Đọc khổ thơ 4:
- Đọc thầm trao đổi câu hỏi:
? Ngựa con đã nhắn nhủ với mẹ điều gì?
- tuổi con là tuổi đi nhưng mẹ đừng buồn, dù đi xa cách núi cách rừng, cách sông, cách biển, con cũng nhớ đường tìm về với mẹ.
? Cậu bé yêu mẹ như thế nào?
( ý khổ thơ 4)
- Cậu bé dù đi muôn nơi vẫn tìm đường về với mẹ.
- Hs đọc câu hỏi 5, trao đổi cặp trả lời:
- Trả lời:
- Hs nối tiếp trả lời...
- Gv cùng hs trao đổi...
? Nội dung chính của bài thơ?
- ý chính: ( mục tiêu )
4. Đọc diễn cảm, học thuộc lòng bài thơ.
- Đọc nối tiếp bài thơ:
- 4 Hs đọc nối tiếp.
? Nêu cách đọc bài thơ?
HS nêu cách đọc
- Luyện đọc diễn cảm khổ thơ 2:
- Gv đọc
- Hs nêu cách đọc khổ thơ 2, cặp luyện đọc.
- Thi đọc:
- Cá nhân đọc, lớp nx.
- Nhẩm học thuộc lòng:
- Cả lớp đọc thuộc lòng của bài.
- Thi đọc thuộc lòng:
- Cá nhân đọc, đọc từng khổ thơ, đọc cả bài.
5. Củng cố, dặn dò:
	? Nêu nhận xét của em về tính cách của cậu bé tuổi Ngựa trong bài thơ?
( Cậu bé giàu trí tưởng tượng/ Cậu bé không chịu yên một chỗ, / rất ham đi/ ...)
	? Nêu nội dung bài thơ?
	- Nx tiết học, VN HTL bài thơ.
_______________________
Tiết 3: Lịch sử
 Bài 14: Nhà Trần và việc đắp đê
I. Mục tiêu:
	Sau bài học, hs :
- Nêu được một vài sự kiện về sự quan tâm của nhà Trần tới việc sản xuất nông nghiệp.
 - Nhà Trần quan tâm tới việc đắp đê phòng lụt. 
- Thấy được tầm quan trọng của hệ thống đê. Có ý thức bảo vệ đê điều và phòng chống lũ lụt.
II. Đồ dùng dạy học.
- Tranh cảnh đắp đê dưới thời Trần ( nếu có).
III.Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức.
2, Kiểm tra bài cũ:
? Nhà Trần ra đời trong hoàn cảnh nào?
? Nhà Trần đã có những việc làm gì để củng cố, xây dựng đất nước?
- 2 Hs trả lời, lớp nx.
- Gv nx chung, ghi điểm.
3, Bài mới:
a. Giới thiệu bài mới: bằng tranh...
b. Hoạt động 1: Điều kiện nước ta và truyền thống chống lũ lụt của nhân dân ta.
*Mục tiêu: - Nông nghiệp là nghề chính của nhân dân ta dưới thời Trần.
- Sông ngòi tạo ra những thuận lợi và khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.
*Cách tiến hành:
- Hs đọc sgk trả lời:
? Nghề chính của nhân dân ta dưới thời Trần là nghề gì?
- Nghề nông nghiệp.
? Hệ thống sông ngòi của nước ta dưới thời Trần ntn?
- Hệ thống sông ngòi chằng chịt, có nhiều sông như sông Hồng, SĐà SĐuống, SCầu, SMã, SCả..
? Sông ngòi tạo thuận lợi và khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp?
- ...là nguồn cung cấp nước cho việc cấy trồng nhưng cũng thường xuyên tạo ra lũ lụt làm ảnh hưởng đến muà màng và cuộc sống của nhân dân.
? Em biết câu chuyện nào kể về cảnh lụt lội không? Kể tóm tắt câu chuyện đó?
- 1 số Hs kể.
 *Kết luận: - Thời Trần nghề chính của nhân dân ta là nghề trồng lúa nước.
- Sông ngòi chằng chịt là nguồn cung cấp nước và cũng là nơi tạo ra lũ lụt làm ảnh hưởng tới cuộc sống của nhân dân.
c. Hoạt động 2: Nhà Trần tổ chức đắp đê chống lụt.
*Mục tiêu: - Nhà Trần rất coi trọng việc đắp đê phòng chống lũ lụt.
*Cách tiến hành:
- Tổ chức hs thảo luận nhóm:
- Hs thảo luận nhóm 4.
? Nhà Trần đã tổ chức đắp đê chống lụt, bão ntn?
- Lần lượt các nhóm trả lời, nx bổ sung.
- Gv nx, chốt ý đúng:
	* Kết luận: Nhà Trần rất quan tâm đến việc đắp đê phòng chống lụt bão:
	+ Đặt chức quan hà đê sứ để trông coi việc đắp đê.
	+ Đặt ra lệ mọi người đều phải tham gia đắp đê.
 + Hằng năm con trai từ 18 tuổi trở lên phải dành một số ngày tham gia việc đắp đê.
	+ Có lúc, các vua Trần cũng tự mình trông nom việc đắp đê.
d. Hoạt động3: Kết quả công việc đắp đê của nhà Trần và liên hệ thực tế.
	* Mục tiêu: - Kết quả của công việc đắp đê của nhà Trần.
	- Hs liên hệ với thực tế của địa phương mình.
	* Cách tiến hành:
? Nhà Trần đã thu được kết quả ntn trong công việc đắp đê?
- Hệ thống đê điều đã được hình thành dọc theo sông Hồng và các con sông khác ở ĐBBB và Bắc Trung Bộ.
? Hệ thống đề điều đã giúp gì cho sản xuất và đời sông nhân dân ta?
- Hệ thống đê điều này đã góp phần làm cho nông nghiệp phát triển, đời sống nd ấm no, thiên tai giảm nhẹ.
? ở địa phương em nhân dân đã làm gì để chống lũ lụt?
- ...trồng rừng và chống phá rừng.
 * Kết luận: Gv tổng kết các ý trên.
4. Củng cố, dặn dò:
	- Đọc phần ghi nhớ của bài.
	- Nx tiết học.
	- Học thuộc bài và chuẩn bị bài 14.
 _________________________
Tiết 4: Tập làm văn
bài 29: Luyện tập miêu tả đồ vật
I. Mục đích, yêu cầu.
	- á nắm vững cấu tạo 3 phần ( mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn miêu tả đồ vật và trình tự miêu tả.
	- Hiểu vai trò cuả quan sát trong việc miêu tả những chi tiết của bài văn, sự xen kẽ của lời tả với lời kể.
	- Lập được dàn ý một bài văn miêu tả ( tả chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay).
II. Đồ dùng dạy học.
	Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức.
2, Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là miêu tả?
? Nêu cấu tạo bài văn miêu tả?
- 2 Hs trả lời, lớp nx.
- Gv nx chung, ghi điểm.
3, Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Nêu MĐ,YC.
b. Bài tập:
Bài 1.
- 2 hs đọc nối tiếp yêu cầu.
- Đọc thầm bài văn:
- Cả lớp.
- Trao đổi theo cặp:
- Miệng câu a,c,d. Câu b : làm nháp 2, 3 nhóm làm phiếu.
- Trình bày:
a+Mở bài:Trong làng tôi...xe đạp của chú.
- Giới thiệu chiếc xe đạp (Đồ vật được tả). Mở bài trực tiếp.
+ Thân bài: ở xóm vườn...nó đá nó.
- Tả ciếc xe đạp và tình cảm của chú Tư với chiếc xe.
+ Kết bài: Còn lại.
- Kết thúc bài văn, niềm vui cảu đám con nít và chú Tư bên chiếc xe. Kết bài tự nhiên.
b. Phần thân bài chiếc xe đạp miêu tả theo trình tự:
+ Tả bao quát:
- Xe đẹp nhất không có chiếc nào đẹp bằng.
+ Tả những bộ phận nổi bật:
- Xe màu vàng, hai cái cánh láng coóng, khi ngừng đạp xe ro ro thật êm tai.
- Giữa tay cầm có gắn hai con bướm bằng thiếc với 2 cánh vàng lấm tấm đỏ, có khi là một cành hoa.
+ Nói về tình cảm của chú Tư với chiếc xe.
- Bao giờ dừng xe...
- Chú âu yếm gọi chiếc xe...
c. Tác giả quan sát chiếc xe bằng giác quan:
- mắt, (Xe màu vàng,...); tai nghe...
d. Những lời kể chuyện xen lẫn lời miêu tả trong bài văn:
- Chú gắn hai con bướm...phủi sạch sẽ./ Chú âu yếm...ngựa sắt./ Chú dặn bọn nhỏ: Coi thì coi.../ Chú hãnh diện với chiếc xe của mình.
? Lời kể nói lên điều gì?
- Tình cảm của chú Tư với chiếc xe đạp, chú rất hãnh diện vì nó.
Bài 2. Lập dàn ý tả chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay?
- Đọc yc bài.
- Gv nêu rõ yêu cầu (tả áo hôm nay, không phải áo hôm khác, mặc váy tả váy).
- Dựa theo dàn ý tiết TLV trước.
- Hs làm bài từng cá nhân
- Trình bày:
- Nêu miệng, dán phiếu,
- Lớp nx, trao đổi.
- Gv nx, chốt dàn ý chung lên bảng.
- Hs tham khảo.
4. Củng cố, dặn dò:
? Cấu tạo bài vă miêu tả?
- Nhiều hs trả lời.
- Nx tiết học.VN hoàn chỉnh dàn bài viết vào vở và viết bài văn theo dàn bài.
_____________________
Tiết 5: Khoa học
Bài 30: Làm thế nào để biết có không khí
I. Mục tiêu:
	Sau bài học, hs biết:
	- Làm thí nghiệm nhận biết không khí có ở quanh mọi vật và các chỗ rỗng trong các vật.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Chuẩn bị theo nhóm 4: túi ni lông; dây chun; kim khâu; chậu; cục đất khô.
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức.
2, Kiểm tra bài cũ:
? Tại sao chúng ta phải tiết kiệm nước? Em đã làm gì để tiết kiệm nước?
- 2 Hs trả lời., lớp nx.
- Gv nx ghi điểm.
3. Bài mới:
a. Hoạt động 1: Thí nghiệm chứng minh không khí có ở quanh mọi vật.
* Mục tiêu: Phát hiện sự tồn tại của không khí và không khí có ở quanh mọi vật.
* Cách tiến hành:
- Gv chia nhóm theo sự chuẩn bị;
- Nhóm 4. Nhóm trưởng kiểm tra sự chuẩn bị của nhóm mình, báo cáo.
- Đọc thầm mục thực hành , quan sát hình 1,2.
- Đọc theo nhóm.
- Làm thí nghiệm:
- Các nhóm làm, trao đổi, nhận xét theo câu hỏi sgk.
- Làm thí nghiệm trước lớp:
- Đại diện 2 nhóm làm theo hình 1, 2.
- Thảo luận rút ra kết luận:
- Cả lớp ( Theo nhóm).
- Báo cáo kết quả qua thảo luận:
- Đại diện nhóm.
	* Kết luận: Không khí có ở xung quanh mọi vật.
b. Hoạt động 2: Thí nghiệm chứng minh không khí có trong những chỗ rỗng của mọi vật.	
	* Mục tiêu: Hs phát hiện không khí có ở khắp nơi kể cả trong những chỗ rỗng của các vật.
	* Cách tiến hành:
- (Làm tương tự như trên)
- Mục thực hành sgk/64 hình 3,4.
(Hình 4 thay bằng thực hành với cục đất khô ).
? Giải thích tại sao các bọt khí lại nổi lên trong cả hai thí nghiệm trên?
- Trong chai không và những lỗ nhỏ ở cục đất khô 
 	* Kết luận: Mọi chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí.
c. Hoạt động 3: Hệ thống hoá kiến thức về sự tồn tại của không khí.
	* Mục tiêu: - Phát biểu định nghĩa về khí quyển.
 - Kể ra những ví dụ khác chứng tỏ xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí.
	* Cách tiến hành:
? Lớp không khí bao quanh Trái Đất gọi là gì?
- Gọi là khí quyển.
? Tìm ví dụ chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta và không khí có trong những chỗ rỗng của mọi vật?
- Hs tìm và nêu...
4. Củng cố, dặn dò:
- Đọc mục bạn cần biết?
- Nx tiết học.CB bài sau mỗi bạn 1 quả bóng bay
 _____________________________
 Thứ năm ngày 24 tháng 11 năm 2010
Tiết 1: Toán
 Bài 74: Luyện tập
I. Mục tiêu:
	- Giúp học sinh:
Thực hiện được phép chia số có ba, bốn chữ số cho số có hai chữ số( chia hết, chia có dư). 
II. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức.
2, Kiểm tra bài cũ:
? Tính : 1748 : 76; 1682 : 58
- 2 Hs lên bảng làm, lớp làm nháp
- Gv cùng lớp nx, chữa bài.
3. Bài mới.
Bài 1. Đặt tính rồi tính:
- Lớp làm bài vào vở, 4 hs lên bảng chữa.
- Gv cùng hs nx, chữa bài, ôn lại cách chia cho số có hai chữ số.
- Kq: a/ 46 b. 273
 16 (dư 3) 237 ( dư 33)
Bài 2.
- Hs đọc yêu cầu và nêu lại qui tắc tính giá trị của biểu thức (không có dấu ngoặc).
- Tự làm bài:
- Gv cùng hs nx chữa bài.
- Cả lớp làm, 4 Hs lên bảng chữa bài.
a, 4237 x 18 - 34 578 = 76 266 - 34 578 
 = 41 688
 8 064 : 64 x 37 = 126 x 37 = 4 662.
b. 46 857 + 3 444 : 28 = 46 857 + 123
 = 46 980
601759-1988:14=601759-142 =601 617
Bài 3.
- Hs đọc đề, tóm tắt, phân tích bài toán.
? Nêu các bước giải bài toán?
- Tìm số nan hoa mà mỗi xe đạp cần có.
- Tìm số xe đạp nắp được và số nan hoa còn thừa.
- Yc hs tự giải bài toán .
- Gv chấm bài.
- Gv cùng hs nx, chữa bài.
- Lớp giải bài vào vở, 1 Hs lên bảng chữa.
Bài giải
Mỗi xe đạp cần số nan hoa là:
36 x 2 = 72 (cái )
Thực hiện phép chia ta có:
5260 : 72 = 73 (dư 4 )
Vậy lắp được nhiều nhất 73 xe đạp và còn thừa 4 nan hoa.
Đáp số: 73 xe đạp, còn thừa 4 nan hoa.
4. Củng cố, dặn dò:
	- Nx tiết học
______________________
Tiết 2: Luyện từ và câu
Bài 30: Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi
I. Mục đích, yêu cầu:
	- Nắm được phép lịch sự khi hỏi chuyện người khác : biết thưa gửi, xưng hô phù hợp với quan hệ giữa mình và người được hỏi; tránh những câu hỏi tò mò hoặc làm phiền lòng người khác.
	- Nhận biết được quan hệ và tính cách nhân vật qua lời đối đáp. 
II. Đồ dùng dạy học.
	- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức.
2, Kiểm tra bài cũ.
- Làm lại bài tập bài 2,3 / 148.
- 2 Hs làm, lớp theo dõi nx.
- Gv nx chung, ghi điểm.
3, Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Nêu MĐ,YC.
b. Phần nhận xét.
Bài 1.
- Đọc yêu cầu, suy nghĩ, trả lời.
- Câu hỏi: 
- Mẹ ơi, con tuổi gì?
- Từ ngữ thể hiện thái độ?
- Lời gọi: Mẹ ơi.
Bài 2. 
- Hs đọc yc, tự đặt vào nháp, 2, 3 Hs làm bài vào phiếu.
- Trình bày:
- Lần lượt hs trình bày từng câu, trao đổi, nx, dán phiếu.
- Gv nx, chốt câu đúng.
a. Với cô giáo, thầy giáo:
- Thưa cô, cô thích mặc áo màu gì nhất?
- Thưa cô, cô thích mặc áo dài không ạ?
- Thưa thầy, thầy thích xem đá bóng không ạ?
b. Với bạn em:
- Bạn có thích mặc quần áo đồng phục không.
- Bạn có thích trò chơi điện tử không?
Bài 3.
- Hs đọc yêu cầu, trả lời.
- Để giữ lịch sự cần:
- Tránh những câu hỏi tò mò, hoặc làm phiền lòng, phật ý người khác.
- Lấy ví dụ minh hoạ:
- Hs nêu...
c. Phần ghi nhớ:
- 3,4 Hs nêu.
4. Phần luyện tập
Bài 1.
- Hs đọc thầm, trao đổi N2 viết nháp tắt câu trả lời. 2, 3 nhóm làm phiếu.
- Trình bày :
- Nêu miệng, nhận xét, trao đổi cả lớp, dán phiếu.
- Đoạn a: Quan hệ thầy- trò:
- Thầy Rơ-nê hỏi Lu-i rất ân cần, trìu mến, chứng tỏ thầy rất yêu học trò
Đoạn b. Quan hệ thù địch giữa tên sĩ quan phát xít cướp nước và cậu bé yêu nước bị giặc bắt.
- Tên sĩ quan phát xít hỏi rất hách dịch, xấc xược, hắn gọi cậu bé là thằng nhóc, mày
Bài 2. 
- Đọc yc bài.
? Đọc các câu hỏi trong đoạn trích:
- 1 Hs đọc 3 câu hỏi các bạn nhỏ tự đặt ra cho nhau.
- Hs khác đọc câu hỏi bạn nhỏ hỏi cụ già.
- Trao đổi: Em thấy câu các bạn nhỏ hỏi cụ già có thích hợp hơn những câu

File đính kèm:

  • docTuan 15 chieu.doc