Giáo án lớp 4 - Tuần 14

I. Mục tiêu:

- Biết rằng sau nhà Lý là nhà Trần,kinh đô vẫn là Thăng Long, tên nước vẫn là Đại Việt:

+ Đến cuối thế kỉ XII nhà Lý ngày càng suy yếu, đầu năm 1226, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, nhà Trần được thành lập.

+ Nhà Trần vẫn đặt tên kinh đô là Thăng Long, tên nước vẫn là Đại Việt.

- Kỹ năng nhận biết các thời kỳ lịch sử

- GD lòng yêu quê hương đất nước.

II. Chuẩn bị:

- Phiếu học tập cho HS.

III. Các hoạt động dạy học.

 

doc11 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 875 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 14, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14
Thứ hai ngày 17 tháng 11 năm 2014
Tiết 3 ( Sáng ) KHOA HỌC
Tiết 27: MỘT SỐ CÁCH LÀM SẠCH NƯỚC
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học:
Những kiến thức mới cần được hình thành cho HS:
- Tìm ra những nguyên nhân làm nước ở sông, hồ, kênh, rạch, biển,...bị ô nhiễm
- Nêu được một số cách làm sạch nước :Lọc, khử trùng,đum sôi.
I. Mục tiêu: 
- Nêu được một số cách làm sạch nước :Lọc, khử trùng,đum sôi.
- Nêu được tác dụng của từng giai đoạn trong cách lọc nước đơn giản và sản xuất nước sạch của nhà máy nước.
- Sử dụng và bảo vệ nguồn nước sạch
- Hiểu được sự cần thiết phải đun sôi nước trước khi uống.
- Bảo vệ, cách thức làm nước sạch, tiết kiệm nước.
II. Chuẩn bị:
- 6 phiếu học tập cho hoạt động 3.
- Các dụng cụ lọc nước đơn giản.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động 
- Vì sao nguồn nước bị nhiễm bẩn?
- Điều gì xảy ra đối sức khoẻ con người khi nguồn nước bị ô nhiễm?
- Một vài HS trả lời trước lớp .
- Kể ra một số cách làm sạch nước mà gia đình hoặc địa phương bạn đã sử dụng? 
- HS lần lượt kể: Lọc nước; khử trùng; đun sôi.
- HS trao đổi các cách lọc nước mà hs kể về cách làm và tác dụng của mỗi cách làm ấy.
- NX , kết luận. ường có 3 cách làm sạch nước:
+ Lọc nước: Bằng giấy lọc, bông... lót ở phễu.
Bằng sỏi, cát, than củi,...đối với bể lọc.
Tác dụng: Tách các chất không bị hoà tan ra khỏi nước.
+ Khử trùng: Pha vào nước những chất khử trùng như nước gia- ven.
+ Đun sôi: Đun sôi nước, để thêm 10 phút, vi khuẩn chết hết, nước bốc hơi mùi thuốc khử trùng hết.
NX cho điểm
2. Hoạt động 1: Thực hành lọc nước.
- Mục tiêu: Biết được nguyên tắc của
 việc lọc nước đối với cách làm sạch nước đơn giản. 
- Cách tiến hành: 
+ Cho HS đọc mục thực hành sgk/ 56.
+ Tổ chức HS thực hành:
- Trình bày:
- Kết luận: Nguyên tắc chung của lọc nước đơn giản là:
- Than củi có tác dụng hấp thụ các mùi lạ và màu trong nước.
- Cát, sỏi có tác dụng lọc những chất không hoà tan.
- Kết quả: Nước đục trở thành nước trong, nhưng không làm chết các vi khuẩn gây bệnh có tong nước.Vì vậy sau khi lọc, nước chưa dùng để uống ngay được.
3. Hoạt động 2: Tìm hiểu qui trình sản xuất nước sạch.
- Mục tiêu: Kể ra từng giai đoạn trong sản xuất nước sạch, tiết kiệm nước.
- Cách tiến hành: 
+ Làm việc theo nhóm.
+ Yêu cầu HS đọc thàm và quan sát hình 2 sgk.
- Phát phiếu và yêu cầu : 
Hoàn thành bảng sau:
Các giai đoạn của dây chuyền sản xuất nước sạch
6. Tạm bơm đợt hai
5. Bể chứa
1. Trạm bơm nước đợt 1
2. Dàn khử sắt - bể lắng
3. Bể lọc
4. Sát trùng
- Cho các nhóm trình bày 
- Kết luận: Qui trình sản xuất nước sạch của nhà máy:
1. Lấy nước từ nguồn nước bằng máy bơm.
2. Loại chất sắt và những chất không hoà tan trong nước bằng dàn khử sắt và bể lắng.
3.Tiếp tục loại các chất không tan trong nước bằng bể lọc.
4. Khử trùng bằng nước gia ven.
5. Nước đã được khử sắt, sát trùng và loại trừ các chất bẩn khác được chứa trong bể.
6. Phân phối nước cho người tiêu dùng bằng máy bơm.
4. Hoạt động 3: Sự cần thiết phải đun sôi nước uống
- Mục tiêu: Hiểu được sự cần thiết phải đun sôi nước trong khi uống.
- Cách tiến hành: 
+ HS thảo luận theo bàn. ? Nước làm sạch đã uống được chưa? Tại sao?
+ Muốn có nước uống được chúng ta phải làm gì? 
- Gọi các nhóm trình bày
- Kết luận: Mục bạn cần thiết sgk/57.
5. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét tiết học
- Nhắc HS vè nhà học bài và xem trước bài mới.
- HS đọc nối tiếp.
- Thực hành theo nhóm 6, với các dụng cụ đã chuẩn bị.
- Lần lượt tình bày sản phẩm nước đã lọc, và kết quả thảo luận.
- Nhóm khác NX , trao đổi.
- Lắng nghe
+ HS thảo luận theo nhóm 6 theo yêu cầu phiếu.( Những phần gạch chân để trống yc HS điền, đánh số thứ tự theo đúng các giai đoạn của dây chuyền sx).
Thông tin
Phân phối nước sạch cho người tiêu dùng.
+ Nước đã được khử sắt, sát trùng và loại trừ các chất bẩn khác.
+ Lấy nước từ nguồn.
+ Loại chất sắt và chất hoà tan trong nước.
+ Tiếp tục loại các chất không tan trong nước.
+ Khử trùng.
Đại diện nhóm trình bày
Các nhóm NX bổ sung.
- Lắng nghe
HS thảo luận trả lời.
Các nhóm trình bày
NX bổ sung
- Lắng nghe và thực hiện.
Tiết4 ( Sáng ) LỊCH SỬ
Tiết 14: NHÀ TRẦN THÀNH LẬP 
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới cần được hình thành cho 
-Biết được nét chính về trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt)
- Biết rằng sau nhà Lý là nhà Trần,kinh đô vẫn là Thăng Long, tên nước vẫn là Đại Việt:
I. Mục tiêu:
- Biết rằng sau nhà Lý là nhà Trần,kinh đô vẫn là Thăng Long, tên nước vẫn là Đại Việt:
+ Đến cuối thế kỉ XII nhà Lý ngày càng suy yếu, đầu năm 1226, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, nhà Trần được thành lập.
+ Nhà Trần vẫn đặt tên kinh đô là Thăng Long, tên nước vẫn là Đại Việt.
- Kỹ năng nhận biết các thời kỳ lịch sử
- GD lòng yêu quê hương đất nước.
II. Chuẩn bị:
- Phiếu học tập cho HS.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- Tường thuật lại cuộc chiến đấu bảo vệ phòng tuyến trên bờ phía Nam sông Như Nguyệt của quân ta? 
- Nêu kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai?
- NX cho điểm
- HS tường thuật
- NX bổ sung
2. Hoạt động 1: Hoàn cảnh ra đời của nhà Trần.
- Mục tiêu: -HS biết được hoàn cảnh ra đời của Nhà Trần.
- Cách tiến hành:
- Hoàn cảnh nước ta cuối thế kỉ XII ntn?
- Nhà Lý suy yếu, nội bộ triều đình lục đục, đồi sống nhân dân khổ cực. Giặc ngoại xâm lăm le xâm lược nước ta. Vua Lý phải dựa vào thế lực của nhà Trần để giữ ngai vàng.
- Trong hoàn cảnh đó, nhà Trần đã thay nhà Lý ntn?
- Vua Lý Hệu Tông không có con trai nên truyền ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàng. ...
- GV phát phiếu cho HS .
- Nội dung phiếu: 
- Kết luận: Khi nhà Lý suy yếu, tình hình đất nước khó khăn, nhà Lý không còn gánh vác được việc nước nên sự thay thế nhà Lý bằng nhà Trần là 1 điều tất yếu.
3. Hoạt động 2: Nhà Trần xây dựng đất nước. 
- Mục tiêu: Những chính sách về tổ chức nhà nước được nhà Trần thực hiện.
- Cách tiến hành: 
- Điền dấu x sau chính sách được nhà Trần thực hiện.
- Cá nhân làm phiếu, trình bày theo phiếu
- Lắng nghe
- Làm bài vào phiếu theo nhóm
- Đứng đầu nhà nước là vua.
X
- Vua đặt lệ nhường ngôi sớm cho con.
X
- Lập Hà đê sứ, Khuyến nông sứ, Đồn điền sứ.
X
- Đặt chuông trước cung điện để nhân dân đến đánh chuông khi có điều oan ức hoặc cầu xin.
X
- Cả nước chia thành các lộ, phủ, châu, huyện, xã.
X
- Trai tráng mạnh khoẻ được tuyển vào quân đội, thời bình thì sản xuất, khi có chiến tranh thì tham gia chiến đấu.
X
Kết luận: Những chính sách trên về tổ chức được nhà Trần thành lập.
4. Hoạt động 3: Các mối quan hệ dưới thời nhà Trần.
- Mục tiêu: HS thấy được mối quan hệ giữa vua với quan, vua với dân.
- Cách tiến hành:
- Những sự việc nào trong bài chứng tỏ giữa vua với quan, vua với dân dưới thời Trần chưa có cách biệt quá xa?
- Kết luận: Giữa vua với quan và vua với dân dưới thời Trần có mối quan hệ gần gũi thân thiết.
5. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò .
- Đọc phần ghi nhớ của bài.
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà học thuộc bài chuẩn bị bài Nhà Trần và việc đắp đê.
- Vua Trần cho đặt chuông lớn ở thềm cung điện ... Trong các buổi yến tiệc, có lúc vua và các quan nắm tay nhau ca hát vui vẻ.
- Lắng nghe
Một vài HS đọc trước lớp
Lắng nghe và thực hiện
Thứ tư ngày 19 tháng 11 năm 2014
Tiết 5: KHOA HỌC
Tiết 28: BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC 
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học:
Những kiến thức mới cần được hình thành cho HS.
- Tìm ra những nguyên nhân làm nước ở sông, hồ, kênh, rạch, biển,...bị ô nhiễm
- Nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ nguồn nước
I. Mục tiêu:
- Nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ nguồn nước.
- Biết cách bảo vệ nguồn nước.
- Vẽ tranh cổ động tuyên truyền bảo vệ nguồn nước.
- Bảo vệ, cách thức làm nước sạch, tiết kiệm nước; Bảo vệ bàu không khí.
II. Chuẩn bị: 
- Giấy, bút đủ cho các nhóm vẽ tranh.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: 
- Kể tên các cách làm sạch nước? Nêu cách làm của 1 trong các cách trên?
- NX cho điểm
2. Hoạt động 1: Tìm hiểu những biện pháp bảo vệ nguồn nước
- Mục tiêu: HS nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ nguồn nước.
- Cách tiến hành:
 + Cho HS QS hình và trả lời :
- Chỉ và nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ nguồn nước?
- Trình bày:
- NX , chốt ý đúng:
- 2 HS trả lời.
- NX bổ sung
 - HS quan sát và thảo luận theo cặp.
- HS chỉ theo hình sgk.
- Lần lượt HS nêu, lớp NX trao đổi.
- HS nhắc lại và liên hệ bản thân.
Hình 
 Nội dung
1
Đục ống nước, làm cho các chất bẩn thấm vào nguồn nước
Không
2
Đổ rác xuống ao, làm cho nước ao bị ô nhiễm, cá và các sinh vật khác chết.
Không.
3
Vứt rác có thể tái chế vào thùng riêng tiết kiệm và bảo vệ mt
Nên
4
Nhà tiêu tự hoại tránh làm ô nhiễm nguồn nước
Nên
5
Khơi thông cống rãnh quanh giếng, để nước bẩn không ngấm xuống mạch nước ngầm và muỗi không sinh trưởng.
Nên
6
Xây dựng hệ thống ống thoát nước thải, tránh ô nhiễm đất và không khí.
Nên
- Kết luận: Mục bạn cần biết / 59.
3. Hoạt động 2: Đóng vai vận động mọi người trong gia đình bảo vệ nguồn nước. 
- Một vài HS nhắc lại
 - Mục tiêu: Bản thân HS cam kết tham gia bảo vệ nguồn nước và tuyên truyền, cổ động người khác cùng bảo vệ nguồn nước.
- Cách tiến hành: 
+ Tổ chức theo nhóm 5
- Làm việc theo nhóm 5
- Nhiệm vụ : Xây dựng bản cam kết bảo vệ nguồn nước.
 Tìm nội dung đóng vai tuyên truyền cổ động mọi người cùng bảo vệ nguồn nước.
- Thảo luận để tìm nội dung.
- Tập đóng vai.
- Trình bày:
- Các nhóm đóng vai. Lớp trao đổi theo các vai.
- NX , tuyên dương các nhóm có sáng kiến hay nhập vai.
4. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò 
- Đọc mục bạn cần biết.
- Nhận xét tiết học, Về nhà học thuộc bài, áp dụng bài học cho cuộc sống hàng ngày.
Một vài HS đọc trước lớp
Lắng nghe và thực hiện
Tiết 2 ( Chiều ) ĐỊA LÍ
Tiết 14: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở 
ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ 
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học:
Những kiến thức mới cần được hình thành cho HS.
- Người dân sông ở ĐBBB chủ yếu là người Kinh. Đây là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước.
- Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về hoạt động trồng trọt và chăn nuôi của người dân đồng bằng Bắc Bộ.
I. Mục tiêu:
- Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về hoạt động trồng trọt và chăn nuôi của người dân đồng bằng Bắc Bộ:
+ Trồng lúa,là vợa lúa lớn thứ hai của cả nước .
+ Trồng nhiều ngô, khoai, cây ăn quả, rau sứ lạnh, nuôI nhiều lợn và gia cầm
- Nhận biết nhiệt độ của Hà Nội , tháng lạnh , tháng 1,2,3 nhiệt độ dưới 200 C, từ đó biết đồng bằng Bắc Bộ có mùa đông lạnh.
- GD ý thức học tập
II. Chuẩn bị:
- Bản đồ nông nghiệp VN.
- Tranh ảnh về trồng trọt, chăn nuôi ở ĐBBB( sưu tầm).
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khởi động: 
-Trình bày những hiểu biết của mình về nhà ở và làng xóm của người dân ĐBBB?
- 2 HS trả lời.
- Nêu tên 1 số lễ hội ở ĐBBB và cho biết lễ hội đó được tổ chức vào mùa nào, để làm gì?
- NX bổ sung
- NX , ghi điểm.
2. Hoạt động 1: Vựa lúa lớn thứ hai của cả nước. (18 phút) 
- Mục tiêu: - Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về hoạt động trồng trọt và chăn nuôi của người dân ở ĐBBB. 
+ Các công việc cần phải làm trong quá trình sx lúa gạo.
- Cách tiến hành: 
+ ĐBBB có những thuận lợi khó khăn nào để trở thành vựa lúa lớn thứ 2 của đất nước?
+ Em có NX gì về công việc sx lúa gạo của người dân ĐBBB?
- Nêu tên các cây trồng, vật nuôi khác ở ĐBBB? 
- Vì sao nơi đây nuôi nhiều lợn gà vịt ? 
- Kết luận: Nhờ có đất đai phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, người dân có nhiều kinh nhiệm trong sản xuất nên ĐBBB đã trở thành vựa lúa lớn thứ 2 của cả nước.
 - Ngoài lúa gạo người dân ĐBBB còn trồng nhiều ngô khoai, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm, tôm, cá. Đây là nơi nuôi nhiều gà, vịt nhất nước ta.
3. Hoạt động 2: Vùng trồng nhiều rau xứ lạnh. (16 phút)
- Mục tiêu: Vùng ĐBBB là nơi trồng nhiều rau xứ lạnh.	
- Cách tiến hành:
+ Nhiệt độ thấp vào mùa đông có thuận lợi và khó khăn gì cho sx nông nghiệp?
- Kể tên các loại rau xứ lạnh trồng ở ĐBBB? 
- Nguồn rau xứ lạnh mang lại gía trị kt gì?
+ HS quan sát tranh ảnh, đọc sgk:
- Đất phù sa màu mỡ.
- Nguồn nước dồi dào.
- Người dân có nhiều kinh nghiệm trồng lúa nước.
- Vất vả nhiều công đoạn.
- Ngô, khoai, cây ăn quả, gia súc, gia cầm, nuôi và đánh bất cá, tôm, lợn, gà, vịt.
- Có sẵn nguồn thức ăn và sản phẩm phụ của lúa gạo.
- Lắng nghe
- Thuận lợi: Trồng thêm cây vụ đông: Ngô, khoai tây, su hào, bắp cải, ...
- Khó khăn: Rét quá cây lúa và 1 số cây bị chết.
- Bắp cải, hoa lơ.
- Xà lách, cà rốt,...
- Làm cho nguồn thực phẩm thêm phong phú, mang lại giá trị kt cao
- Tuy nhiên gió mùa đông bắc làm cho cây trồng bị chết, cần có những biện pháp bảo vệ cây trồng vật nuôi... 
Lắng nghe
Một vài HS đọc trước lớp.
 Lắng nghe và thực hiện
4. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
 (3 phút)
- Đọc phần bài học.
- Nhận Xét tiết học. 
Về nhà học thuộc bài.
Tiết 3 ( Chiều ) KỸ THUẬT
Tiết 14: THÊU MÓC XÍCH ( Tiết 2 ) .
I. Mục tiêu:
	- HS biết cách thêu móc xích và ứng dụng của thêu móc xích.
	- Thêu được các mũi thêu móc xích.
	- HS yêu thích sản phẩm mình làm ra.
II. Đồ dùng dạy học.
	 ( Như tiết 1 )
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1 Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS, và kết quả thực hành của học sinh ở tiết học 
trước.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Thực hành thêu móc xích:
- Nhắc lại phần ghi nhớ
- Hát 
- Một vài HS nhắc lại
- Thực hiện các bước thêu móc xích?
2 HS lên thực hiện 3,4 mũi thêu.
- GV cùng lớp nhận xét và củng cố kĩ thuật thêu móc xích.
- Bươc 1: Vạch đường dấu thêu
- Bước 2: Thêu móc xích theo 
đường vạch dấu.
- GV lưu ý học sinh: ( Như tiết 1 ).
- HS thực hành thêu móc xích.
- GV quan sát chỉ dẫn, uốn nắn.
Hoạt động . 2: Đánh giá kết quả thực hành của HS.
- HS trưng bày sản phẩm.
- Nêu tiêu chuẩn đánh giá.
- HS dựa vào tiêu chuẩn để đánh giá:
- Thêu đúng kĩ thuật.
-Các vòng chỉ của mũi thêu móc nối vào nhau chuỗi móc xích tương đối bằng nhau.
- Đường thêu phẳng.
- Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian.
- NX đánh giá kết quả chung.
 4. Nhận xét dặn dò:
- NX tiết học.
- Chuẩn bị cho giờ sau:- 1 mảnh vải vuông có cạnh dài 30 cm, 1 tờ giấy than, mẫu vẽ hình quả 
- Len, chỉ, kim, khung thêu.
- Lắng nghe và thực hiện.

File đính kèm:

  • doctuan 14 day thay.doc