Giáo án lớp 4 - Tuần 14

I. MỤC TIÊU :

 - Củng cố về câu hỏi.

 - Đặt được câu hỏi cho bộ phận xác định trong câu(BT1); nhận biết được một số từ nghi vấn và đặt câu hỏi với các từ nghi vấn ấy (BT2, 3, 4); bước đầu nhận biết được một dạng câu có từ nghi vấn nhưng không dùng để hỏi (BT5).

 - Giáo dục HS biết sử dụng đúng từ khi diễn đạt câu hỏi .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Phiếu bài tập

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 1. Khởi động : (1) Hát .

 2. Bài cu : (5) Câu hỏi và dấu chấm hỏi .

 3. Bài mới : (27) Luyện tập về câu hỏi .

 a) Giới thiệu bài :

 b) Các hoạt động :

 

doc50 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 878 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 14, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 đọc đoạn Mở bài , Kết bài.
 4. Củng cố –dặn dị (4’)
	- Nhận xét tiết học .
 - CB:Luyện tập miêu tả đồ vật.
Toán (tiết 66)
CHIA MỘT TỔNG CHO MỘT SỐ
I. MỤC TIÊU :
	- Biết chia một tổng chia cho một số.
	- Bước đầu biết vận dụng tính chất nêu chia một tổng cho một số trong thực hành tính .
	- Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Phấn màu .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Luyện tập chung .
 3. Bài mới : (27’) Chia một tổng cho một số .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nhận biết tính chất một tổng chia cho một số .
MT : Giúp HS nắm cách chia một tổng cho một số .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Cho HS tính : ( 35 + 21 ) : 7
Hoạt động lớp .
- 1 em tính ở bảng : 
( 35 + 21 ) : 7 = 56 : 7 = 8
- Tương tự đối với : 
35 : 7 + 21 : 7 = 5 + 3 = 8
- So sánh 2 kết quả tính để có :
( 35 + 21 ) : 7 = 35 : 7 + 21 : 7 
- Nêu ghi nhớ : Khi chia một tổng cho một số , nếu 
- Một số em nhắc lại .
Hoạt động 2 : Thực hành .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 : 
+ Hướng dẫn mẫu ở bảng .
- Bài 2 : GV yêu cầu 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở
Hoạt động lớp , nhóm .
- Nêu yêu cầu BT rồi làm bài và chữa bài .
- Cả lớp làm bài .
 a) Cách 1: (15 + 35): 5 = 50 : 5 = 10.
 Cách 2: (15 + 35): 5 = 15 : 5+ 35 : 5
 = 3 + 7 = 10
2a) C1: ( 27 – 18) : 3 = 9 : 3 = 3 
 C2: ( 27 – 18) : 3 = 27 : 3 – 18 : 3
 = 9 – 6 = 3.
 4. Củng cố- Dặn dò(4’)	
	- Nêu lại cách chia một tổng , một hiệu cho một số .
 	- Nhận xét tiết học .Về nhà: Bt 3
	- Chuẩn bị: Chia cho số có một chữ số.
Toán (tiết 67)
CHIA CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU :
	- Thực hiện được phép chia một số có nhiều chữ số cho số có một chữ số (chia hết, chia có dư).
	- Thực hiện phép chia này thành thạo .
	- Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :- Phấn màu .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Chia một tổng cho một số .
 3. Bài mới : (27’) Chia cho số có một chữ số .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Giới thiệu cách chia .
MT : Giúp HS nắm cách chia cho số có một chữ số .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
a) Trường hợp chia hết : 
- Ghi phép chia ở bảng :128 472 : 6 = ?
- Hướng dẫn đặt tính và thực hiện phép tính ở bảng .
- Lưu ý : Tính từ trái sang phải , mỗi lần chia đều tính theo 3 bước : chia , nhân , trừ nhẩm .
b) Trường hợp chia có dư :
- Ghi phép chia ở bảng : 230 859 : 5 = ?
- Hướng dẫn đặt tính và thực hiện phép tính ở bảng .
- Lưu ý : Trong phép chia có dư , số dư bé hơn số chia .
Hoạt động lớp .
- Theo dõi .
- Tiếp tục theo dõi .
Hoạt động 2 : Thực hành .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 : 
- Bài 2 : 
Hoạt động lớp .
- Đặt tính rồi tính , lưu ý trường hợp chia hết và chia có dư .
- Đọc bài toán , chọn phép tính thích hợp , đặt tính và tính ở nháp .
 Số l xăng mỗi bể đó có là:
128610 : 6 = 21435 (lít) 
 Đáp số : 21 435 lít . 
 4. Củng cố -Dặn dò (4’)
	- Nhận xét tiết học .Về nhà: BT3, 4.
	- Chuẩn bị: Luyện tập
Toán (tiết 68)
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU :
	- Thực hiện được phép chia một số có nhiều chữ số cho số có một chữ số ; chia một số cho một tổng , một hiệu .
	- Biết vận chia một tổng (hiệu) cho một số.
	- Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Phấn màu .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Chia cho số có một chữ số .
 3. Bài mới : (27) Luyện tập .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Củng cố các phép tính .
MT : Giúp HS thực hiện thành thạo các phép tính .
PP : Trực quan , thực hành , đàm thoại .
- Bài 1 : 
Hoạt động lớp .
- Đặt tính rồi tính .
a) Mỗi phép tính thực hiện 4 lần chia .
b) Mỗi phép tính thực hiện 5 lần chia .
Hoạt động 2 : Củng cố giải toán .
MT : Giúp HS làm được các bài toán có lời văn .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 2 : 
- Bài 4 : 2Hs lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
Hoạt động lớp .
- Giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của chúng .
 - Đáp số : 30 489 và 12 107 
C1: (33164 + 28528) : 4 = 15423.
C2: (33164 + 28528) : 4 
 = 33164 : 4 + 28528 : 4
 = 8291 + 7132 = 15423.
 4. Củng cố -Dặn dò(4’)
	- Nhận xét tiết học .
 - BTVN: 3
	- Chuẩn bị: Chia một số cho một tích.
Toán (tiết 69)
CHIA MỘT SỐ CHO MỘT TÍCH
I. MỤC TIÊU :
	- Thực hiện được phép chia một số cho một tích .
	- Biết vận dụng vào cách tính thuận tiện , hợp lí .
	- Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Phấn màu .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Luyện tập .
 3. Bài mới : (27’) Chia một số cho một tích .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Tính và so sánh giá trị của ba biểu thức .
MT : Giúp HS nắm cách chia một số cho một tích .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Ghi 3 biểu thức ở bảng : 24 : ( 3 x 2 ); 24 : 3 : 2; 24 : 2 : 3
- Hướng dẫn ghi : 24 : ( 3 x 2 ) = 24 : 3 : 2 = 24 : 2 : 3
Hoạt động lớp , nhóm .
- Cả lớp tính giá trị của từng biểu thức rồi so sánh các giá trị đó với nhau .
- Kết luận : Các giá trị đó bằng nhau .
- Phát biểu kết luận như SGK .
Hoạt động 2 : Thực hành .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 : GV hướng dẫn bài 1a, Yêu cầu 2 HS lên bảng làm, tổ 1, 2 làm 1b; tổ 3, 4 làm 1c.
- Bài 2 : GV hướng dẫn mẫu.Yêu cầu 3 HS lên bảng làm, tổ 1, 4 làm 2a; tổ 2 làm 2b; tổ 3 làm 2c.
Hoạt động lớp .
- Thực hiện các cách tính giá trị mỗi biểu thức vào vở .
a) 50 : ( 2 x 5) 
= 50 : 2 : 5
 = 25 : 5 = 5
b) 72 : ( 9 x 8) 
= 72 : 9 :8 
= 8 : 8 = 1
- Mỗi em thực hiện một cách tính theo mẫu vào vở.
a) 80 : 40 = 80 : ( 8 x 5) 
 = 80 : 8 : 5
 = 10 : 5 = 2
 4. Củng cố- Dặn dò(4’)
	- Nhận xét tiết học .
 - BTVN: 3.
	- Chuẩn bị: Chia một số cho một tích.
Toán (tiết 70)
CHIA MỘT TÍCH CHO MỘT SỐ
I. MỤC TIÊU :
	- Thực hiện được phép chia một tích cho một số .
	- Biết vận dụng vào tính toán thuận tiện , hợp lí .
	- Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Phấn màu .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Chia một số cho một tích .
 3. Bài mới : (27’) Chia một tích cho một số .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Tính và so sánh giá trị ba biểu thức .
MT : Giúp HS nắm cách chia một tích cho một số .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
a) Trường hợp cả 2 thừa số đều chia hết cho số chia :
- Ghi 3 biểu thức ở bảng : ( 9 x 15 ) : 3; 9 x ( 15 : 3 ); ( 9 : 3 ) x 15
- Hướng dẫn ghi :
( 9 x 15 ) : 3 = 9 x ( 15 : 3 ) = ( 9 : 3 ) x 15
- Kết luận : Vì 15 chia hết cho 3 ; 9 chia hết cho 3 nên có thể lấy một thừa số chia cho 3 rồi nhân kết quả với thừa số kia .
b) Trường hợp có một thừa số không chia hết cho số chia : 
- Ghi 2 biểu thức ở bảng :( 7 x 15 ) : 3 và 7 x ( 15 : 3 )
- Lưu ý điều kiện chia hết của thừa số cho số chia .
Hoạt động lớp .
- Cả lớp tính giá trị từng biểu thức rồi so sánh 3 giá trị đó với nhau .
- Kết luận : Ba giá trị đó bằng nhau .
- Cả lớp tính giá trị từng biểu thức rồi so sánh 2 giá trị đó với nhau .
- Kết luận : 2 giá trị đó bằng nhau .
- Vì 7 không chia hết cho 3 .
- Nêu kết luận như SGK .
Hoạt động 2 : Thực hành .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 : Lưu ý : Cách 2 chỉ thực hiện được khi ít nhất có một thừa số chia hết cho số chia .
- Bài 2 : 
Hoạt động lớp .
- Cách 1 : Nhân trước , chia sau .
- Cách 2 : Chia trước , nhân sau .
Trình bày như cách 2 bài 1 .
C1: ( 8 x 23) : 4
 = 184 : 4 
 = 46
 C2: ( 8 x 23) : 4
 = ( 8 : 4) x 23
 = 2 x 23 = 46.
 4. Củng cố -Dặn dò
	- Nhận xét tiết học .
 - BTVN: 3.
	- Chuẩn bị: Chia hai số có tận cùng là các số 0
Khoa học (tiết 27)
MỘT SỐ CÁCH LÀM SẠCH NƯỚC
I. MỤC TIÊU :
	- Nêu được một số cách làm sạch nước : lọc, khử trung, đun sôi
	- Biết đun sôi nước trước khi uống.Biết phải diệt hết các vi khuẩn và loại bỏ các chất độc còn tồn tại trong nước.
	- GDMT: Bảo vệ ,cách thức làm nước sạch, tiết kiệm nước; bảo vệ bầu không khí.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Hình trang 56 , 57 SGK . Phiếu học tập .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm .
 3. Bài mới : (27’) Một số cách làm sạch nước .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Tìm hiểu một số cách làm sạch nước .
MT : Giúp HS kể được một số cách làm sạch nước và tác dụng của từng cách .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Hỏi : Kể ra một số cách làm sạch nước mà gia đình hoặc địa phương em đã sử dụng .
- Hỏi : Kể tên các cách làm sạch nước và nêu tác dụng của từng cách .
Hoạt động lớp .
- Phát biểu .
Hoạt động 2 : Thực hành lọc nước .
MT : Giúp HS biết được nguyên tắc của việc lọc nước đối với cách làm sạch nước đơn giản .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Chia nhóm và hướng dẫn các nhóm thực hành , thảo luận theo các bước trong SGK .
- Kết luận : Nguyên tắc chung của lọc nước đơn giản là :Than củi có tác dụng hấp thụ các mùi lạ và màu trong nước Vì vậy , sau khi lọc , nước chưa dùng để uống ngay được .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Thực hành theo nhóm .
- Đại diện các nhóm trình bày sản phẩm nước đã được lọc và kết quả thảo luận .
Hoạt động 3 : Tìm hiểu quy trình sản xuất nước sạch .
MT : Giúp HS kể ra tác dụng của từng giai đoạn trong sản xuất nước sạch .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Chia lớp thành các nhóm nhỏ , phát Phiếu học tập cho các nhóm .
- Kết luận : Quy trình sản xuất nước sạch của nhà máy nước 
Hoạt động lớp , nhóm .
- Các nhóm đọc các thông tin trong SGK và trả lời vào Phiếu học tập .
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc theo yêu cầu của phiếu học tập .
- Một số em trình bày .
Hoạt động 4 : Tìm hiểu quy trình sản xuất nước sạch .
MT : Giúp HS hiểu được sự cần thiết phải đun sôi nước trước khi uống .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Nêu các câu hỏi cho HS thảo luận :
- Kết luận : Nước sản xuất từ nhà máy đảm bảo được 3 tiêu chuẩn : Khử sắt , loại các chất không tan trong nước và khử trùng 
Hoạt động lớp .
- Một số em trình bày .
- Nhận xét , bổ sung .
 4. Củng cố -Dặn dò(4’)
	- Nhận xét tiết học .
 - GDMT.
	- Xem trước bài Bảo vệ nguồn nước .
v Rút kinh nghiệm:
Khoa học (tiết 28)
BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC
I. MỤC TIÊU :
	- Nêu được một số biện pháp bảo vệ nguồn nước .
	- Thực hiện bảo vệ nguồn nước.
	- GDMT: Bảo vệ ,cách thức làm nước sạch, tiết kiệm nước; bảo vệ bầu không khí.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :Hình trang 58 , 59 SGK .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Một số cách làm sạch nước .
 3. Bài mới : (27’) Bảo vệ nguồn nước .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Tìm hiểu những biện pháp bảo vệ nguồn nước .
MT : Giúp HS nêu được những nên và không nên làm để bảo vệ nguồn nước .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Kết luận : Để bào vệ nguồn nước , ta cần :
+ Giữ vệ sinh sạch sẽ xung quanh nguồn nước sạch như giếng nước , hồ nước , đường ống dẫn nước 
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- Quan sát các hình và trả lời câu hỏi SGK : 2 em quay lại với nhau chỉ vào từng hình , nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ nguồn nước .
- Một số cặp trình bày :
- Liên hệ bản thân , gia đình và địa phương đã làm được để bảo vệ nguồn nước .
Hoạt động 2 : Vẽ tranh cổ động bảo vệ nguồn nước .
MT : Giúp HS cam kết tham gia bảo vệ nguồn nước và tuyên truyền , cổ động người khác cùng bảo vệ nguồn nước .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm :
+ Xây dựng bản cam kết bảo vệ nguồn nước .
+ Thảo luận để tìm ý cho nội dung tranh tuyên truyền , cổ động mọi người cùng bảo vệ nguồn nước .
+ Phân công từng thành viên của nhóm vẽ hoặc viết từng phần của bức tranh .
- Đi tới các nhóm kiểm tra , giúp đỡ , đảm bảo rằng mọi em đều tham gia .
- Đánh giá , nhận xét , chủ yếu tuyên dương các sáng kiến tuyên truyền , cổ động mọi người cùng bảo vệ nguồn nước .
Hoạt động nhóm .
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc như GV hướng dẫn .
- Các nhóm treo sản phẩm của nhóm mình ở bảng , cử đại diện phát biểu cam kết của nhóm về việc thực hiện bảo vệ nguồn nước và nêu ý tưởng của bức tranh cổ động do nhóm vẽ .
- Các nhóm khác góp ý .
 4. Củng cố -Dặn dò(4’)	
	- Giáo dục môi trường.
 - Nhận xét tiết học .
	- Xem trước bài Tiết kiệm nước .
Lịch sử (tiết 12)
NHÀ TRẦN THÀNH LẬP
I. MỤC TIÊU : 
	- Biết rằng sau nhà Lý là nhà Trần, kinh đô vẫn là Thăng Long, tên nước vẫn là Đại Việt.
	- Trình bày được các sự kiện trong bài học .
	- Tự hào về lịch sử nước nhà .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Phiếu học tập .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai .
 3. Bài mới : (27’) Nhà Trần thành lập .
 a) Giới thiệu bài : 
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : 
MT : Giúp HS nắm được việc tổ chức nhà nước , luật pháp của nhà Trần .
PP : Giảng giải , trực quan , đàm thoại .
- Hướng dẫn , kiểm tra kết quả làm việc của HS và tổ chức cho các em trình bày những chính sách về tổ chức nhà nước được nhà Trần thực hiện .
Hoạt động cá nhân .
- Đọc SGK , điền dấu X vào ô trống sau những dòng dưới đây :
+ Đứng đầu nhà nước là vua .
+ Vua đặt lệ nhường ngôi sớm cho con .
+ Lập Hà đê sứ , Khuyến nông sứ , Đồn điền sứ .
+ Đặt chuông trước cung điện để nhân dân đến đánh chuông khi có điều oan ức hoặc cầu xin .
+ Cả nước chia thành các lộ , phủ , châu , huyện , xã .
+ Trai tráng mạnh khỏe được tuyển vào quân đội , thời bình thì sản xuất , khi có chiến tranh thì tham gia chiến đấu .
Hoạt động 2 : 
MT : Giúp HS nắm được sự gần gũi giữa vua – quan – dân dưới thời Trần .
PP : Giảng giải , đàm thoại , trực quan .
- Đặt câu hỏi để cả lớp thảo luận : Những sự việc nào trong bài chứng tỏ rằng giữa vua với quan và vua với dân dưới thời Trần chưa có sự cách biệt quá xa ?
Hoạt động lớp .
- Trình bày .
- Nhận xét , bổ sung .
 4. Củng cố -Dặn dò(4’)
	- Giáo dục HS tự hào về lịch sử nước nhà .
 - Nhận xét tiết học .
	- CB: Nhà trần và việc đắp đê.
Địa lí (tiết 13)
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT 
CỦA NGƯỜI DÂN ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
I. MỤC TIÊU :
	- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng BB.
	- Nhận xét nhiệt độ của Hà Nội: tháng lạnh, tháng 1, 2, 3 nhiệt độ dưới 20 độ C, từ đó biết ĐBBB có mùa đông lạnh.
	- GDMT: Trồng rau xứ lạnh vào mùa đông ở đồng bằng BB.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :Bản đồ nông nghiệp VN . Tranh , ảnh về trồng trọt , chăn nuôi ở đồng bằng Bắc Bộ .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ .
 3. Bài mới : (27’) Hoạt động sản xuất của người dân đồng bằng Bắc Bộ .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Vựa lúa lớn thứ hai của cả nước .
MT : Giúp HS nắm các đặc điểm về trồng trọt , chăn nuôi của người dân đồng bằng Bắc Bộ .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Giải thích thêm về đặc điểm của cây lúa nước ( Cây cần có đất màu mỡ , thân cây ngập trong nước , nhiệt độ cao  ) 
Hoạt động lớp , cá nhân .
- Dựa vào SGK , tranh , ảnh và vốn hiểu biết , trả lời các câu hỏi 
- Trình bày kết quả ; cả lớp thảo luận .
- Tiếp tục dựa vào SGK , tranh , ảnh nêu tên các cây trồng , vật nuôi khác của đồng bằng Bắc Bộ .
- Giải thích vì sao nơi đây nuôi nhiều lợn , gà , vịt . ( Do có sẵn nguồn thức ăn là lúa gạo và các sản phẩm phụ của lúa gạo như cám , ngô , khoai  )
Hoạt động 2 : Vùng trồng nhiều rau xứ lạnh .
MT : Giúp HS nắm đặc điểm trồng được các loại rau xứ lạnh của đồng bằng Bắc Bộ 
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Gợi ý : Hãy nhớ lại xem Đà Lạt có những loại rau xứ lạnh nào ? Các loại rau đó có được trồng ở đồng bằng Bắc Bộ không 
- GDMT:
- Giải thích thêm về ảnh hưởng của gió mùa đông bắc đối với thời tiết và khí hậu của đồng bằng Bắc Bộ .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Các nhóm dựa vào SGK , thảo luận theo các gợi ý .
+ Quan sát bảng số liệu và trả lời câu hỏi SGK .
+ Nhiệt độ thấp vào mùa đông có thuận lợi và khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp ?
+ Kể tên các loại rau xứ lạnh được trồng đồng bằng Bắc Bộ .
- Các nhóm lần lượt trình bày kết quả .
- Các nhóm khác bổ sung để tìm ra kiến thức đúng .
 4. Củng cố- Dặn dò(4’)	
 - Giáo dục HS bảo vệ các thành quả lao động của người dân 
 	- Nhận xét tiết học .
	- CB: HĐSX của người dân ở ĐBBB (tt)
. 
Đạo đức (tiết 13)
BIẾT ƠN THẦY GIÁO , CÔ GIÁO
I. MỤC TIÊU :
- Biết được công lao của các thầy cô giáo đối với HS .
- Nêu những việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo. Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo.
- Biết bày tỏ sự kính trọng , biết ơn các thầy cô giáo .
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN : SGK .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Hiếu thảo với ông bà cha mẹ (tt) .
 3. Bài mới : (27’) Biết ơn thầy giáo , cô giáo .
 a) Giới thiệu bài : 
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Xử lí tình huống .
MT : Giúp HS xử lí đúng các tình huống nêu ra trong bài học .
PP : Thực hành , đàm thoại , giảng giải .
- Nêu tình huống .
- Kết luận : Các thầy giáo , cô giáo đã dạy dỗ các em biết nhiều điều hay , điều t

File đính kèm:

  • docTuan 14.doc
Giáo án liên quan