Giáo án lớp 4 - Tuần 12

I. Mục tiêu:

- Biết được những biểu hiện về sự phát triển của đạo phật thời Lý

+ Nhiều vua nhà Lý theo đạo Phật

+ Thời Lý chùa được xây dựng ở nhiều nơi

+ Nhiều nhà sư được giữ cương vị quan trọng trong triều đình

- Dựa vào thông tin tìm hiểu và tranh ảnh mô tả chựa thời Lý.

- Ham hiểu biết và tìm hiểu về lịch sử nước nhà.

- GD ý thức biết trân trọng các di sản văn hóa, có thái độ, hành vi giữ gìn sạch sẽ cảnh quan môi trường.

II. Chuẩn bị:

- Tranh ảnh trong SGK. Ảnh sưu tầm về chùa thời Lý.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.

 

doc10 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1072 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 12 
Thứ hai ngày 3 tháng 11 năm 2014
Tiết 3 ( Sáng ) KHOA HỌC
Tiết 23: SƠ ĐỒ VÒNG TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC
 TRONG TỰ NHIÊN
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học:
Những kiến thức mới cần được hình thành cho HS:
- Nước có những tính chất gì
- Ba thể của nước
- Hoàn thành được sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
- Mô tả vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên: chỉ vào sơ đồ và nói lên sự bay hơi, ngưng tụ của nước trong tự nhiên.
I. Mục tiêu: 
- Hoàn thành được sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
- Mô tả vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên: chỉ vào sơ đồ và nói lên sự bay hơi, ngưng tụ của nước trong tự nhiên.
- Hứng thú,tích cực trong học tập
II. Chuẩn bị:
- Hình trong SGK.Bảng phụ vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động 
+ Mây được hình thành như thế nào ? 
+ Mưa từ đâu ra ?
- Một vài HS trả lời trước lớp.
- Lớp NX bổ sung.
- Nhận xét chung 
2. Hoạt động 1: Hệ thống hoá kiến thức về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên 
- Quan sát sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên sgk/ 48 và thảo luận câu hỏi: 
- Cả lớp quan sát và thảo luận nhóm 3
+ Liệt kê tất cả các cảnh được vẽ trong sơ đồ ?
+ Các đám mây: mây trắng và mây đen.
+ Giọt mưa từ đám mây đen rơi xuống.
+ Dãy núi, từ một quả núi có dòng suối nhỏ chảy ra, dưới chân núi là xóm làng có những ngôi nhà và cây cối.
+ Dòng suối chảy ra sông, sông chảy ra biển.
+ Bên bờ sông là đồng ruộng và ngôi nhà.
+ Các mũi tên.
- Treo sơ đồ câm lên bảng: Vừa nói vừa dùng thẻ cài cài vào tranh câm.
- Chú ý lắng nghe.
+ Chỉ vào sơ đồ và nói về sự bay hơivà ngưng tụ của nứơc trong tự nhiên?
- Kết luận: 
+ Nước đọng ở hồ, ao, sông, biển, không ngừng bay hơi, biến thành hơi nước. 
+ Hơi nước bốc lên cao, gặp lạnh, ngưng tụ thành những hạt nước rất nhỏ, tạo thành các đám mây.
2, 3 em lên chỉ.
- Lắng nghe
+ Các giọt nước ở trong các đám mây rơi xuống đất, tạo thành mưa...
3. Hoạt động 2: Vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. 
- Mục tiêu: HS biết vẽ và trình bày sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
+ Nắm được một số đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Cách tiến hành:
+ Yêu cầu HS quan sát hình 2 T49 và thực hiện Yêu cầu Vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên vào giấy A4
- Quan sát và thực hiện theo nhóm 3.
- Trình bày trong nhóm
- Đại diện nhóm trình bày
M©y tr¾ng
M©y ®en
H¬i n­íc
M­a
N­íc
- Các học sinh khác nhận xét.
- Nhận xét chung.
4. Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò 
+Trình bày sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên? 
- NX tiết học.
- Dặn dò: HS về học bài, xem trước bài giờ sau
- Một vài em trình bày
- Lắng nghe và thực hiện.
Tiết 4 ( Sáng ) LỊCH SỬ
Tiết 12: CHÙA THỜI LÍ
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học:
Những kiến thức mới cần được hình thành cho HS:
- Nhà Lý dời đô ra thăng Long và đã cho xây dựng nhiều lâu đài, cung điện, đền chùa.
- Biết được những biểu hiện về sự phát triển của đạo phật thời Lý
I. Mục tiêu: 
- Biết được những biểu hiện về sự phát triển của đạo phật thời Lý
+ Nhiều vua nhà Lý theo đạo Phật
+ Thời Lý chùa được xây dựng ở nhiều nơi
+ Nhiều nhà sư được giữ cương vị quan trọng trong triều đình
- Dựa vào thông tin tìm hiểu và tranh ảnh mô tả chựa thời Lý. 
- Ham hiểu biết và tìm hiểu về lịch sử nước nhà.
- GD ý thức biết trân trọng các di sản văn hóa, có thái độ, hành vi giữ gìn sạch sẽ cảnh quan môi trường.
II. Chuẩn bị:
- Tranh ảnh trong SGK. Ảnh sưu tầm về chùa thời Lý.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động 
+ Lý Thái Tổ suy nghĩ như thế nào quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La?
+ Thăng Long dưới thời Lý được xây dựng như thế nào?
- 2 HS trả lời trước lớp
- NX bổ sung
- Nhận xét
2. Hoạt động 1: Đạo phật khuyên làm điều thiện, tránh điều ác. 
- Cho HS đọc sgk " Đạo phật... rất thịnh đạt "
- 1 HS đọc trước lớp, lớp đọc thầm
+ Đạo phật du nhập vào nước ta từ bao giờ và có giáo lý như thế nào?
+ Đạo phật du nhập vào nước ta từ rất sớm. Đạo phật khuyên người ta phải biết yêu thương đồng loại, phải biết nhường nhịn nhau, giúp đỡ người khó khăn, không được đối sử ác với động vật. ...
+ Vì sao nhân dân ta tiếp thu đạo phật ?
- Kết luận: Đạo Phật có nguồn gốc từ ấn Độ, đạo phật du nhập vào nước ta từ thời phong kiến phương bắc đô hộ. Giáo lý của đạo Phật có nhiều điểm phù hợp với cách nghĩ, lối sống của nhân dân ta nên sớm được nhân dân tiếp nhận và tin theo.
+ Vì giáo lý của đạo phật phù hợp với lối sống và cách nghĩ của nhân dân ta nên sớm được nhân dân ta tiếp nhận và tin theo.
- Lắng nghe
3. Hoạt động 2 : Sự phát triển của đạo Phật dưới thời Lý. 
- GV chia nhóm, tổ chức cho HS thảo luận:
- HS đọc sgk thảo luận nhóm 4 
- Đại diện nhóm trả lời.
+ Những sự việc nào cho ta thấy dưới thời Lý, đạo Phật rất phất triển?
- Kết luận: Dưới thời Lý, đạo Phật rất phát triển và được xem là quốc giáo ( là tôn giáo của quốc gia ).
+ Đạo Phật được truyền bá rộng rãi trong cả nước, nhân dân theo đạo Phật rất đông, nhiều nhà vua thời này cũng theo đạo phật. Nhiều vị sư được giữ cương vị quan trọng trong triều đình.
- Chùa mọc lên khắp nơi, năm 1031, triều đình bỏ tiền xây 950 ngôi chùa, nhân dân cũng gúp tiền xây dựng chùa.
- Lắng nghe
4. Hoạt động 3 : Chùa trong đời sống sinh hoạt của nhân dân. 
- Mục tiêu: Chùa gắn với sinh hoạt văn hoá của nhân dân ta. HS trưng bày về một số ngôi chùa và tìm hiểu về một số ngôi chùa: Chùa Một Cột, chùa keo...
 - Cách tiến hành:
+ Yêu cầu HS đọc thong sgk và trả lời câu hỏi.
+ Chùa gắn với sinh hoạt văn hoá của nhân dân ta như thế nào?
- Đọc và tìm thông tin trả lời.
+ Chùa là nơi tu hành của các nhà sư, là nơi tế lễ của đạo Phật nhưng cũng là trung tâm văn hoá của các làng xã. Nhân dân đến chùa để lễ Phật, hội họp, vui chơi,...
5. Hoạt động 4: Tìm hiểu về một số ngôi chùathời Lý 
- Chia nhóm để HS trưng bày sản phẩm. 
- Yêu cầu mỗi tổ chuẩn bị thuyết minh tư liệu, tranh ảnh của ngóm mình.
- Mỗi tổ là 1 nhóm, trưng bày và chuẩn bị nội dung thuyết minh cho sản phẩm.
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
+ Mô tả cảnh chùa Một Cột, Chùa Keo 
(tranh, sgk )
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- Cùng lớp NX , khen nhóm nêu tốt.
- Kết luận :
+ Chùa là nơi tu hành của các nhà sư.
+ Chùa là nơi tổ chức lễ bái của các đạo Phật.
+ Chùa còn là trung tâm văn hoá của các làng xã.
- Liên hệ: - Cần có ý thức trân trọng, gìn giữ và bảo vệ các di sản văn hóacủa cha ông để lại.
 - Luôn có thái độ và hành vi giữ gìn sạch sẽ cảnh quan môi trường ở những nơi này.
- Cho HS đọc mục ghi nhớ
- NX bình chọn
- Lắng nghe
- Một vài HS đọc trước lớp.
6.Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò 
- NX tiết học
- Về nhà học thuộc phần bài học 
- Chuẩn bị bài: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược lần thứ hai ( 1075- 1077 ).
- Lắng nghe và thực hiện
Thứ tư ngày 5 tháng 11 năm 2014
Tiết 2 ( Sáng ) KHOA HỌC
Tiết 24: NƯỚC CẦN CHO SỰ SỐNG
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học:
Những kiến thức mới cần được hình thành cho HS:
- Nước có những tính chất gì
- Ba thể của nước
- Quá trình hình thành nước trong TN.
- Nêu được vai trò của nước trong đời sống, sản xuất và sinh hoạt.
I. Mục tiêu: 
- Nêu được vai trò của nước trong đời sống, sản xuất và sinh hoạt: 
+ Nước giúp cơ thể hấp thụ được những chất được hòa tan lấy từ thức ăn và tạo thành các chất cần cho sự sống của sinh vật, nước giúp thải các chất thừa, các chất độc hại.
 + Nước được sử dụng trong đời sống hàng ngày, trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.
- Quan sát và liên hệ thực tế.
- Có ý thức sử dụng tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
II. Chuẩn bị:
- Hình trong SGK. Giấy A3, bút dạ, nam châm gắn bảng.
 - Tranh ảnh về vai trò của nước đối với con người, ĐV, TV
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động 
- Cho HS vẽ đơn giản và trình bày vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên?
- NX cho điểm
- 2 em lên bảng vẽ, dưới lớp làm vào giấy nháp
- NX bổ sung
2. Hoạt động 1: Vai trò của nước đối với sự sống của con người, động vật và thực vật. 
- Giao nhiệm vụ cho từng nhóm, Yêu cầu các nhóm quan sát tranh minh họa theo nội dung của nhóm mình, thảo luận trả lời câu hỏi:
+ Điều gì sẽ sảy ra nếu cuộc sống của con người thiếu nước ?
+ Điều gìsẽ sảy ra nếu cây cối thiếu nước ?
+ Nếu không có nước cuộc sống của động vật sẽ ra sao?
- Cho các nhóm trình bày
- NX kết luận: Nước có vai trò đặc biệt đối với sự sống của con người, thực vật và động vật. Nước chiếm phần lớn trong cơ thể. Mất lượng nước từ mười đến hai mươi phần trăm cơ thể sinh vật sẽ chết.
- Cho HS đọc mục bạn cần biết T50 sgk
- Nhóm 1: Tìm hiểu vai trò của nước đối với cơ thể người.
- Nhóm 2: Tìm hiểu vai trò của nước đối với động vật.
- Nhóm 3: Tìm hiểu vai trò của nước đối với thực vật.
- Kết hợp mục bạn cần biết, các nhóm trình bày lần lượt từng vấn đề được giao trên giấy A3.
+ Thiếu nước con người sẽ không sống nổi. Con người sẽ chết vì khát. Cơ thể con người sẽ không hấp thụ được các chất dinh dưỡng hòa tan lấy từ thức ăn.
+ Nếu thiếu nước cây cối sẽ bị héo chết, không lớn hoặc không nảy mầm.
+ nếu thiếu nước động vật sẽ chết khát, một số loài sống ở môi trường nước như cá, cua, tôm sẽ tuyệt chủng.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Lắng nghe
- Một vài HS đọc trước lớp. Lớp đọc thầm.
3. Hoạt động 2: Vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và vui chơi giải trí. 
+ Con người còn sử dụng nước vào những việc gì ?
- Thảo luận nhóm 4 và trả lời
- Thảo luận phân loại ý kiến.
VD:- Những ý kiến nói về con người sử dụng nước trong việc làm vệ sinh thân thể, nhà cửa, môi trường...
- Những ý kiến nói về con người sử dụng nước trong việc vui chơi, giải trí.
- Những ý kiến nói về con người sử dụng nước trong sản xuất nông nghiệp.
- Những ý kiến nói về con người sử dụng nước trong sản xuất công nghiệp.
- Yêu cầu HS làm rõ từng vấn đề và cho ví dụ minh hoạ
- Nhiều HS phát biểu...
- Khuyến khích HS liên hệ thực tế địa phương về nguồn nước, cách sử dụng
-Em đã làm gì để bảo vệ nguồn nước sạch?
- Phát biểu 
- Cho HS đọc mục bạn cần biết sgk/ 51.
- NX KL: Con người cần nước vào rất nhiều việc. Vậy tất cả chúng ta hãy giữ gìn và bảo vệ nguồn nước ở ngay chính gia đỡnh và địa phương mình.
4. Hoạt động 3: Củng cố -dặn dò. 
- Nước cần cho những HĐ nào?
- Tóm tắt ND kiến thức bài
- Nhận xét tiết học
- Nhắc HS sử dụng nước tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước sạch và khuyên mọi người cùng thực hiện.
- Xem trước bài giờ sau
- Vài em đọc trước lớp, lớp đọc thầm
- Lắng nghe
- Một số HS phát biểu
- Lắng nghe và thực hiện.
Tiết 2 ( Chiều ) ĐỊA LÍ
Tiết 12: ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới cần được hình thành cho HS
- Thông tin về đồng bằng Bắc bộ trên các phương tiện thông tin đại chúng như đai, báo, ti vi
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, sông ngòi của đồng bằng Bắc Bộ.
- Nhận biết được vị trí của ĐBBB trên bản đồ (lược đồ) TN Việt Nam 
- Chỉ một số sông chính trên bản đồ (lược đồ): sông Hồng, sông Thái Bình
I. Mục tiêu: 
+ Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, sông ngòi của đồng bằng Bắc Bộ.
+ Nhận biết được vị trí của ĐBBB trên bản đồ (lược đồ) TN Việt Nam 
+ Chỉ một số sông chính trên bản đồ (lược đồ): sông Hồng, sông Thái Bình
- Rèn KN quan sát, sử dụng bản đồ, lược đồ
- Hứng thú, nghiêm túc trong giờ học.
II. Chuẩn bị:
- Bản đồ, lược đồ TN Việt Nam. Một số tranh ảnh về ĐBBB 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động 
+ Nêu đặc điểm thiên nhiên và hoạt động của con người ở Hoàng Liên Sơn và Tây Nguyên?
- Một vài HS trả lời.
- NX
2. Hoạt động 1: Vị trí và hình dạng của đồng bằng Bắc Bộ
- Treo bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
- HS quan sát
+ Chỉ vị trí ĐBBB trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam?
- 2,3 HS lên chỉ.
+ Chỉ và nói về hình dạng ĐBBB trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam?
- Phát cho HS lược đồ câm và yêu cầu HS tô màu vùng ĐBBB trên lược đồ đó
- NX khen ngợi.
3. Hoạt động 2: Sự hình thành, diện tích, địa hình ĐBBB.
- Vài em lên chỉ:Vùng ĐBBB có hình dạng tam giác với đỉnh ở Việt Trì, và cạnh đáy là đường bờ biển kéo dài từ Quảng Yên xuống Ninh Bình.
- Thực hiện Yêu cầu theo nhóm4 và cử đại diện trình bày.
- Treo bảng phụ ghi các câu hỏi:
+ Đồng bằng BB do sông nào bồi đắp? hình thành ntn?
- Thảo luận theo nhóm4 tìm câu trả lời
- Đại diện nhóm trả lời
- Sông Hồng và sông Thái Bình. Khi đổ ra biển 2 con sông này chảy chậm làm phù sa lắng đọng thành các lớp dày, qua hàng vạn năm các lớp phù sa đó tạo nên ĐBBB
+ ĐBBB có diện tích lớn thứ mấy? Là bao nhiêu?
- Thứ 2 sau ĐB Nam Bộ. 
- Diện tích: 15 000 km2
+ Địa hình ĐBBB như thế nào?
- NX chốt ý đóng. 
- Khá bằng phẳng.
4.Hoạt động 3: Sông ngòi và hệ thống đê ngăn lũ.
- Treo bản đồ, lược đồ ĐBBB lên bảng.
- Yêu cầu HS quan sát lược đồ H1 trong sgk và ghi vào nháp tên các con song của ĐBBB.
- Cả lớp quan sát trên bảng
+ Tìm sông Hồng và Sông thái Bình ở ĐBBB?
- HS nối tiếp nhau lên kể và chỉ: Sông Hồng và sông Thái Bình là 2 con sông lớn nhất.
+ Sông Hồng bắt nguồn từ đâu?
- Trung Quốc.
+ Tại sao sông lại có tên là sông Hồng?
- Vì có nhiều phù sa cho nên nước sông quanh năm có màu đỏ.
+ Quan sát trên bản đồ cho biết sông Thỏi Bình do những sông nào hợp thành?
- Do 3 sông: Sông Thương, sông Cầu, sông Lục Nam.
+ ở ĐBBB mùa nào thường mưa nhiều?
- Mùa hè.
+ Mùa mưa nhiều, nước các sông như thế nào?
- Dâng cao gây lụt.
+ Người dân ĐBBB làm gì để hạn chế tác hại của lũ lụt?
- Đắp đê dọc 2 bên bờ sông.
+ Hệ thống đê ngăn lũ lụt có đặc điểm gì?
- dài, cao và vững chắc nhiều đoạn đê.
- Chốt ý 
- Cho HS quan sát hình sưu tầm và sgk.
- Quan sát
+ Để bảo vệ đê điều, nhân dân ĐBBB phải làm gì?
+ Đắp đê, kiểm tra đê, bảo vệ đê.
+ Người dân nơi đây đã làm gì để tưới nước và tiêu nước cho đồng ruộng?
+ Người dân nơi đây còn phải làm những gì để thích nghi với điều kiện sống ?
- Liên hệ, GD tư tưởng, tình cảm.
- Đào nhiều kênh, mương...
- Đọc phần ghi nhớ trong SGK
5. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò 
- NX tiết học
- Về nhà học thuộc bài và sưu tầm tranh ảnh về người dân vùng ĐBBB.
- Xem trước bài giờ sau.
- Vài em đọc
- Lắng nghe và thực hiện
Tiết 3 ( Chiều ) KĨ THUẬT
Tiết 12: KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI
BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT THƯA (Tiết 3)
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết cách gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng khâu đột thưa hoặc đột mau.
- Gấp được mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột mau đóng quy trình kỹ thuật.
- Yêu thích sản phẩm của mình làm được.
 II. Đồ dùng dạy - học:
 -Mẫu đường gấp mép vải được khâu viền bằng các mũi khâu đột có kích thước lớn và một số sản phẩm đường khâu viền đường gấp mép vải bằng khâu đột hay may bằng máy (quần, áo, vỏ gối, túi xách tay bằng vải...)
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết.
- Bộ đồ dùng học tập.
 III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị vật liệu của học sinh.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Thực hành khâu viền đường gấp mép vải.
+ Nêu các thao tác gấp mép vải?
+ Nêu các bước khâu viền đường gấp mép vải?
- Hát
- Lấy bộ đồ dùng ra
+ Vạch dấu
+ Gấp theo đường vạch dấu.
+ Gấp mép vải.
+ Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.
- Nhắc nhở HS thêm một số điểm cần lưu ý.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Lắng nghe
- HS để vật liệu lên mặt bàn.
- Cho HS thực hành.
- Quan sát hướng dẫn, uốn nắm thao tác chưa đóng và chỉ dẫn cho HS còn lúng túng.
- Nhắc nhở HS các mũi khâu sao cho chỉ không bị phồng hoặc kéo chặt tay quá 
- HS thực hành trên vải.
- HS thực hành gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép bằng mũi khâu đột.
làm bị dúm.
Hoạt động 2: Đánh giá kết quả học tập của học sinh:
- Cho HS trưng bày sản phẩm.
- Nêu các tiêu chuẩn đánh giá
- Nhận xét đánh giá SP .
- HS trng bày theo nhóm.
- Các nhóm đánh giá sản phẩm thực hành
 4. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
- Chuẩn bị tiết học sau.
- Lắng nghe và thực hiện

File đính kèm:

  • doctuan 12 them gio.doc