Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 đến 15 - Năm học 2015-2016

Hoạt động dạy

 -Gọi 3 HS lên bảng đọc thuộc lòng 7 câu tục ngữ trong bài có chí thì nên và nêu ý nghĩa của một số câu tục ngữ.

 + Em biết gì về nhân vật trong tranh minh hoạ.

-GV giới thiệu

- Gọi 1 em đọc toàn bài.

-Gọi 4 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt HS đọc), GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.

-GV đọc mẫu.

+Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào?

+Trước khi chạy tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi đã làm gì?

+Những chi tiết nào chứng tỏ ông là một người có chí?

 +Bạch Thái Bưởi mở công ty vào thời điểm nào?

+Bạch Thái Bưởi đã làm gì để cạnh tranh ngang sức với chủ tàu người nước ngoài?

+Thành công của Bạch Thái Bưởi trong cuộc cạnh tranh ngang sức với các chủ tàu người nước ngoài?

+Tên những chiếc tàu của Bạch Thái Bưởi có ý nghĩa gì?

+Em hiểu thế nào là vị anh hùng kinh tế?

+Theo em, nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công?

+Em hiểu “Người cùng thời” là gì?

-Gv: Có những bậc anh hùng không phải trên chiến trường. Bạch Thái Bưởi đã cố gắng vuợt lên những khó khăn để trở thành con người lừng lẫy trong kinh doanh.

-Nội dung chính của bài là gì?

-Ghi nội dung chính của bài.

 -Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn 1,2: Bưởi mồ côi cha từ nhỏ, Có lúc trắng tay, Bưởi vẫn không nản chí,

- GV đọc mẫu.

-Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.

-Nhận xét và cho điểm HS.

+ Qua bài tập đọc, em học được điều gì ở Bạch Thái Bưởi?

-chuẩn bị trước bài Vẽ trứng.

-Nhận xét tiết học.

 

doc186 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 507 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 đến 15 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đổi theo cặp và trả lời câu hỏi.
+Cao Bá Quát thường bị điểm kém vì ông viết chữ rất xấu dù bài văn của ông viết rất hay.
+Bà cụ nhờ ông viết cho lá đơn kêu oan vì bà thấy mình bị oan uổng.
+Ông rất vui vẻ và nói: “Tưởng việc gì khó, chứ việc ấy cháu xin sẵn lòng”
 +Lá đơn của Cao Bá Quát vì chữ viết quá xấu, quan không đọc được nên quan thét lính đuổi bà cụ về, khiến bà cụ không giải được nỗi oan.
+Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp. Mỗi tối, ông viết xong 10 trang vở...
+Ông là người rất kiên trì nhẫn nại khi làm việc.
+HS tiếp nối nêu.
 +Câu chuyện ca ngợi tính kiên trì, quyết tâm sửa chữ viết xấu để trở thành người viết chữ đẹp của Cao Bá Quát.
-3 HS tiếp nối nhau đọc và tìm ra cách đọc hay.
-HS luyện đọc trong nhóm 2 HS.
-3 cặp HS thi đọc
+Câu chuyện ca ngợi tính kiên trì, quyết tâm sửa chữ viết xấu của Cao Bá Quát.
 CHÍNH TẢ
TIẾT 13 : NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO
 I. MỤC TIÊU:
 1 Kiến thức : Nghe- viết đúng bài chính tả; trình bày đúng đoạn văn.
 - Làm đúng bài tập chính tả 2a, BT3a.
 2 Kĩ năng : Rèn kĩ năng viết, kĩ năng hợp tác. 
 3 Thái độ :Giaó dục hs tính cẩn thận 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
GV: -Giấy khổ to và bút dạ, 
HS : Sách giáo khoa, vở ô li, bút mực 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
TG
Nội dung
Hoạt động dạy
Hoạt động học
3-5’
2’
22’
8-10’
3’
1.Kiểm tra bài cũ
2. Bài mới
a.Giới thiệu bài
b.Hướng dẫn HS nghe- viết
*HD HS làm bài tập chính tả
Bài 2a
Bài 3 a
3. Củng cố, dặn dò
-Gọi 1 HS lên bảng đọc cho 3 HS viết bảng lớp. Cả lớp viết vào vở nháp: trâu bò, trân trọng, trí lựcvườn tược, mương nước, con lươn.
-Nhận xét về chữ viết trên bảng và vở.
- Trong giờ chính tả hôn nay các em sẽ nghe, viết đoạn đầu trong bài tập đọc “Người tìm đường lên các vì sao” và làm bài tập chính tả.
 * Trao đổi về nội dung đoạn văn:
-Gọi HS đọc đoạn văn.
 +Đoạn văn viết về ai?
+Em biết gì về nhà bác học Xi-ô-côp-xki?
 * Hướng dẫn viết chữ khó:
-Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết.
 - GV đọc chính tả.
 - GV đọc chậm lại toàn bài.
- GV chấm bài và nhận xét bài viết của HS.
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
-Phát giấy và bút dạ cho nhóm HS. Yêu cầu HS thực hiện trong nhóm, nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng.
-Gọi các nhóm khác bổ sung từ mà các nhóm khác chưa có.
-Nhận xét và kết luận các từ đúng.
+Có hai tiếng bắt đầu bằng l
+Có hai tiếng bắt đầu bằng n
–Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
-Yêu cầu HS trao đổi theo cặp và tìm từ.
-Gọi HS phát biểu
-Gọi HS nhận xét và kết luận từ đúng.
-Dặn HS về nhà viết lại các tính từ vừa tìm được và chuẩn bị bài sau.
-Nhận xét tiết học.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
-Lắng nghe.
-1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm trang 125, SGK.
+Đoạn văn viết về nhà bác học ngừơi Nga Xi-ôn-cốp-xki.
- Xi-ôn-cốp-xki là nhà bác học vĩ đại đã phát minh ra khí cầu bay bằng kim loại. Ông là người rất kiên trì và khổ công nghiên cứu tìm tòi trong khi làm khoa học.
-Các từ: Xi-ôn-cốp-xki, nhảy, dại dột, cửa sổ, rủi ro, non nớt, thí nghiệm,
- HS nghe và viết bài vào vở.
- HS theo dõi và soát lỗi.
- 2 HS ngồi cùng bàn đổi chéo vở để soát lỗi và chữa lỗi cho nhau.
- HS thu bài.
-1 HS đọc thành tiếng.
-Trao đổi, thảo luận và tìm từ, ghi vào phiếu.
-Bổ sung.
-1 HS đọc các từ vừa tìm được trên phiếu. Mỗi HS viết 8 từ vào vở.
* Lỏng lẻo, long lanh, lóng lánh, lung linh, lơ lửng. Lấp lửng, lập lờ, lặng lẽ, lửng lờ, lấm láp, lọ lem , lộng lẫy, lớn lao, lố lăng, lộ liễu.
* Nóng nảy, nặng nề, não nùng, năng nổ, non nớt, nõn nà, nông nổi, no nê, náo nức, nô nức,
-1 HS đọc thành tiếng.
-2 HS ngồi cùng bàn trao đổi và tìm từ.
-Từng cặp HS phát biểu. 1 HS đọc nghĩa của từ- 1 HS đọc từ tìm được.
-Lời giải: nản chí (nản lòng); lí tưởng; lạc lối, lạc hướng.
- HS chữa bài vào vở.
*Lời giải của bài 4: lời, nói, nói, lời, lấy, lời, lại, lắm, nói, lắm.
Thứ tư ngày 2 tháng 12 năm 2015
 TOÁN 
TIẾT 63 : NHÂN VỚI SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU: 
 1 Kiến thức :
 Biết cách nhân với số có ba chữ số mà chữ số hàng chục là chữ số 0.
 -Á p dụng phép nhân với số có ba chữ số để giải các bài toán có liên quan. 
2 Kĩ năng : Rèn kĩ năng tính toán 
3 Thái độ : Giaó dục hs thích học toán 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
GV: phấn màu, bảng nhóm. 
HS : Sách giáo khoa, vở ô li, bút mực 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
TG
Nội dung
Hoạt động dạy
Hoạt động học
3-5’
2’
10’
20’
3’
1.Kiểm tra bài cũ
2. Bài mới
a.Giới thiệu bài
b.giảng bài
*.Phép nhân 258 x 203 
3. Luyện tập, thực hành 
Bài 1a
Bài 2 
Bài 3
3. Củng cố, dặn dò
-GV viết phép tính lên bảng. 3124 x 213 
-GV chữa bài nhận xét 
-Giờ học toán các em sẽ tiếp tục học cách thực hiện nhân với số có ba chữ số.
 -GV viết lên bảng phép nhân 258 x 203 yêu cầu HS thực hiện đặt tính để tính. 
 -Em có nhận xét gì về tích riêng thứ hai của phép nhân 258 x 203 ? 
 -Vậy nó có ảnh hưởng đến việc cộng các tích riêng không?
 -Vì tích riêng thứ hai gồm toàn chữ số 0 nên khi thực hiện đặt tính 258 x 203 thông thường chúng ta không viết tích riêng này. Khi đó ta viết như sau: 
 -Các em cần lưu ý khi viết tích riêng thứ ba 516 phải lùi sang trái hai cột so với tích riêng thứ nhất. 
 -Cho HS thực hiện đặt tính và tính lại phép nhân 258 x 203 theo cách viết gọn.
 -Yêu cầu HS tự đặt tính và tính
 -GV nhận xét 
-Yêu cầu HS thực hiện phép nhân 456 x 203, sau đó so sánh với 3 cách thực hiện phép nhân này trong bài để tìm cách nhân đúng, cách nhân sai .
 +Theo các em vì sao cách thực hiện đó sai. 
-GV nhận xét 
 -Gọi HS đọc đề 
 -Yêu cầu HS tự làm bài 
 -GV nhận xét 
Tóm tắt
1 ngày 1 con gà ăn : 104 g 10 ngày 375 con gà ăn : ?kg
 -Nhận xét tiết học.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm ra nháp, nhận xét bài làm của bạn. 
-HS nghe.
-1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào nháp. 
 258
 x 203
 774
 000
 516
 52374
-Tích riêng thứ hai toàn gồm những chữ số 0.
-Không. Vì bất cứ số nào cộng với 0 cũngbằng chính số đó .
 258
 x 203
 774
 516 
 52374
-HS làm vào nháp.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào bảng con.
 a) 523 
 x 305
 2615 
 1569
 159515 
-HS đổi chéo bảng để kiểm tra bài của nhau. 
-HS làm bài. 
+Hai cách thực hiện đầu là sai, cách thực hiện thứ ba là đúng. 
+ Hai cách thực hiện đầu tiên sai vì 912 là tích riêng thứ ba, phải viết lùi về bên trái 2 cột so với tích riêng thứ nhất nhưng cách 1 lại viết thẳng cột với tích riêng thứ nhất, cách 2 chỉ viết lùi 1 cột. 
-Cách thực hiện thứ ba là đúng vì đã nhân đúng, viết đúng vị trí của các tích riêng. 
-HS đọc đề toán. 
Bài giải
Số kg thức ăn cần cho 1 ngày là:
104 x 375 = 39 000 ( g )
39 000 g = 39 kg
Số kg thức ăn cần trong 10 ngày là: 
39 x 10 = 390 ( kg )
Đáp số: 39 kg
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT 25 : MỞ RỘNG VỐN TỪ : Ý CHÍ – NGHỊ LỰC
 I. MỤC TIÊU: 
1 Kiến thức: Biết thêm một số từ ngữ nói về ý chí , nghị lực của con người; bước đầu biết tìm từ (BT1), đặt câu (BT2) 
2 Kĩ năng : Rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ nói về ý chí nghị lực
3 Thái độ: hs có ý chí nghị lực
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
GV: Giấy khổ to và bút dạ, 
HS : Sách giáo khoa, vở ô li, bút mực 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
TG
Nội dung
Hoạt động dạy
Hoạt động học
3-5’
1’
30’
3’
1.Kiểm tra bài cũ
2. Bài mới
a.Giới thiệu bài
b.Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1:
Bài 2
Bài 3
3. Củng cố, dặn dò
-Gọi 3 HS lên bảng tìm những từ ngữ miêu tả đặc điểm khác nhau của các đặc điểm sau: xanh, thấp, sướng.
-Gọi HS dưới lớp trả lời câu hỏi: hãy nêu một số cách thể hiện mức độ của đặc điểm tính chất.
-Gọi HS nhận xét câu trả lời của bạn và bài của bạn làm trên bảng.
-Nhận xét, 
-Trong tiết học hôm nay, các em sẽ cùng củng cố và hệ thống hoá các từ ngữ thuộc chủ điểm “Có chí thì nên”.
 -Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
-Chia nhóm 4 HS yêu cầu HS trao đổi thảo luận và tìm từ. Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng.
-Gọi các nhóm khác bổ sung.
-Nhận xét, kết luận các từ đúng.
a. Các từ nói lên ý chí nghị lực của con người.
b. Các từ nói lên những thử thách đối với ý chí, nghị lực của con người.
 -Gọi HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-Gọi HS đọc câu- đặt với từ:
+HS tự chọn trong số từ đã tìm được trong nhóm a.
-HS cả lớp nhận xét câu bạn đặt. Sau đó HS khác nhận xét câu có dùng với từ của bạn để giới thiệu được nhiều câu khác nhau với cùng một từ.
-Đối với từ thuộc nhóm b tiến hành tương tự như nhóm a.
 -Gọi HS đọc yêu cầu.
 +Đoạn văn yêu cầu viết về nội dung gì?
+Bằng cách nào em biết được người đó?
-Hãy đọc lại các câu tục ngữ, thành ngữ đã học hoặc đã viết có nội dung “Có chí thì nên”.
-Yêu cầu HS tự làm bài. GV nhắc HS để viết đoạn văn hay các em có thể sử dụng các câu tục ngữ, thành ngữ vào đoạn mở đoạn hay kết đoạn.
-Gọi HS trình bày đoạn văn. GV nhận xét, 
- Tuyên dương những bài văn hay.
-Dặn HS về nhà viết lại các từ ngữ ở BT1 và viết lại đoạn văn và chuẩn bị bài sau.
-Nhận xét tiết học.
-3 HS lên bảng viết.
-2 HS đứng tại chỗ trả lời.
-Nhận xét câu trả lời và bài làm của bạn.
-Lắng nghe.
-1 HS đọc thành tiếng.
-Hoạt động trong nhóm.
-Bổ sung các từ mà nhóm bạn chưa có.
* Quyết chí, quyết tâm , bền chí, bền lòng, kiên nhẫn, kiên trì, kiên cường, kiên quyết, vững tâm, vững chí, 
* Khó khăn, gian khó, gian khổ, gian nan, gian lao, thử thách, 
-1 HS đọc thành tiếng.
-HS tự làm bài tập vào vở.
-HS có thể đặt:
+Người thành đạt đều là người rất biết bền chí trong sự nghiệp của mình.
+Mỗi lần vượt qua được gian khó là mỗi lần con người được trưởng thành.
-1 HS đọc thành tiếng.
+Viết về một người do có ý chí nghị lực vươn lên để vượt qua nhiều thử thách, đạt được thành công.
+ Đó là bác hàng xóm nhà em.
* Đó chính là ông nội em.
* Em biết khi xem ti vi.
* Em biết ở báo Thiếu niên Tiền phong.
+ Có câu mài sắt có ngày nên kim.
* Có chí thì nên.
* Nhà có nền thì vững.
* Thất bại là mẹ thành công.
* Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo.
-Làm bài vào vở.
-5 HS đọc đoạn văn của mình.
Tiết 4: Kỹ thuật
THÊU MÓC XÍCH ( tiết 1)
 I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU
 1 Kiến thức -HS biết cách thêu móc xích và ứng dụng của thêu móc xích.
 -Thêu được các mũi thêu móc xích.
 -HS hứng thú học thêu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Tranh quy trình thêu móc xích. 
 -Mẫu thêu móc xích được thêu bằng len (hoặc sợi) trên bìa, vải khác màu có kích thước đủ lớn (chiều dài đủ thêu khoảng 2 cm) và một số sản phẩm được thêu trang trí bằng mũi thêu móc xích.
 -Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
 +Một mảnh vải sợi bông trắng hoặc màu, có kích thước 20 cm x 30cm.
 +Len, chỉ thêu khác màu vải. 
 +Kim khâu len và kim thêu.
 +Phấn vạch, thước, kéo.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
TG
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3-5’
2’
10’
20’
3-5’
 Kiểm tra dụng cụ học tập.
Thêu móc xích và nêu mục tiêu bài học.
 -GV giới thiệu mẫu thêu, hướng dẫn HS quan sát hai mặt của đường thêu móc xích mẫu với quan sát H.1 SGK để nêu nhận xét và trả lời câu hỏi:
 -Em hãy nhận xét đặc điểm của đường thêu móc xích?
-GV tóm tắt :Thêu móc xích hay còn gọi thêu dây chuyền là cách thêu để tạo thành những vòng chỉ móc nối tiếp nhau giống như chuỗi mắt xích.
 -GV giới thiệu một số sản phẩm thêu móc xích và hỏi:
 +Thêu móc xích được ứng dụng vào đâu ?
 -GV nhận xét và kết luận 
 - GV treo tranh quy trình thêu móc xích hướng dẫn HS quan sát của H2, SGK.
 +Em hãy nêu cách bắt đầu thêu?
 +Nêu cách thêu mũi móc xích thứ ba, thứ tư, thứ năm
 -GV hướng dẫn cách thêu như SGK.
 -GV hướng dẫn HS quan sát H.4a, b, SGK.
 +Cách kết thúc đường thêu móc xích có gì khác so với các đường khâu, thêu đã học?
 -Hướng dẫn HS các thao tác kết thúc đường thêu móc xích theo SGK.
* GV lưu ý một số điểm:
 +Theo từ phải sang trái.
 +Mỗi mũi thêu được bắt đầu bằng cách đánh thành vòng chỉ qua đường dấu.
 +Lên kim xuống kim đúng vào các điểm trên đường dấu.
 +Không rút chỉ chặt quá, lỏng qua. 
 +Có thể sử dụng khung thêu để thêu cho phẳng.
 -Hướng dẫn HS thực hiện các thao tác thêu và kết thúc đường thêu móc xích.
 -GV gọi HS đọc ghi nhớ.
 -GV tổ chức HS tập thêu móc xích. 
 -Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập của HS. 
 -Chuẩn bị tiết sau.
-Chuẩn bị đồ dùng học tập
-HS quan sát mẫu và H1 SGK.
-HS lắng nghe.
 +Mặt phải của đường thêu là những vòng chỉ nhỏ móc nối tiếp nhau giống như chuỗi mắt xích (của sợi dây chuyền).
 +Mặt trái đường thêu là những mũi chỉ bằng nhau, nối tiếp nhau gần giống các mũi khâu đột mau.
-HS quan sát các mẫu thêu.
+ Ứng dụng vào thêu trang trí hoa, lá, cảnh vật, lên cổ áo, ngực áo, vỏ gối, khăn ). Thêu móc xích thường được kết hợp với thêu lướt vặn và 1 số kiểu thêu khác.
-HS trả lời SGK
+Kết thúc đường thêu móc xích bắng cách đưa mũi kim ra ngoài mũi thêu để xuống kim chặn vòng chỉ rút kim mặt sau của vải. Cuối cùng luồn kim qua mũi thêu để tạo vòng chỉvà luôn kim qua vòng chỉ để nút chỉ .
HS theo dõi.
-HS đọc ghi nhớ SGK.
-HS thực hành cá nhân.
-Cả lớp thực hành.
 Thứ năm ngày 3 tháng 12 năm 2015
 TOÁN
TIẾT 64: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: 
1 Kiến thức: Giúp HS củng cố về:
 - Thực hiện được nhân với số có hai, ba chữ số.
 - Biết vận dụng tính chất của phép nhân trong thực hành tính. 
 2 Kĩ năng : Rèn kĩ năng tính toán 
3 Thái độ : Giaó dục hs thích học toán 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
GV : Bảng phụ ,Phấn màu. 
HS : Sách giáo khoa, vở ô li, bút mực 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
TG
Nội dung
Hoạt động dạy
Hoạt động học
3-5’
1’
30’
3’
1.Kiểm tra bài cũ
2. Bài mới
a.Giới thiệu bài
b.Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1
Bài 2 
Bài 3:
 Bài 4
Bài 5 
3. Củng cố, dặn dò
-GV gọi HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập.
-GV nêu mục tiêu bài học và ghi tên bài lên bảng 
 -Các em hãy tự đặt tính và tính 
 -GV chữa bài và yêu cầu HS 
 + Nêu cách nhân nhẩm 
345 x 200
 + Nêu cách thực hiện 273 x 24 và 403 x 364 (làm bài bảng con) 
 -GV nhận xét .
 -Cho HS nêu đề bài, sau đó tự làm bài.
 -GV chữa bài, yêu cầu HS nêu cách nhân nhẩm 95 x11.
 -Nhận xét . 
 -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? 
-GV yêu cầu HS làm bài vào vở. 
-GV chữa bài và hỏi : 
 + Em đã áp dụng tính chất gì để biến đổi 142 x 12 + 142 x 18 = 142 x (12 +18 ) hãy phát biểu tính chất này. 
-GV hỏi tương tự với các trường hợp còn lại. 
 -Nhận xét . 
 -Gọi HS đọc đề bài
- GV cùng HS chữa bài.
 -Gọi HS nêu đề bài
 -Hình chữ nhật có chiều dài là a , chiều rộng là b thì diện tích của hình được tính như thế nào? 
 -Yêu cầu HS làm phần a. 
-Dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
 -Nhận xét tiết học
-HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi nhận xét bài làm của bạn. 
 563 1309
 x 308 x 202
-HS nghe.
-1 HS lên bảng, cả lớp làm bài vào vở. 
-HS nhẩm : 345x 2 = 690 
 Vậy 345x200 = 69 000
 + 2 HS lần lượt nêu trước lớp
 1b) 237 1c) 346
 x 24 x 403
 948 1038 
 1384
 5688 139438
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
 2c) 95 x 11 x 206 
 = 1045 x 206 = 215270
- HS đọc bài.
- Tính bằng cách thuận tiện
 a) 142 x 12 + 142 x 18 
 = 142 x (12 +18)
 = 142 x 30
 = 4260
49 x 365 – 39 x 365 
 = 365 x (49 – 39) 
 = 365 x 10
 = 3650
4 x 18 x 25 = 4 x 25 x18 
 = 100 x 18
 = 1800
+Áp dụng tính chất một số nhân với một tổng : Muốn nhân một số với một tổng ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng rồi cộng các kết quả lại với nhau.
+ Áp dụng tính chất một số nhân với một hiệu 
+ Áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân. 
-HS nêu.
- HS đọc đề bài, phân tích đề và làm bài vào vở.
Bài giải
Số tiền mua bóng điện để lắp đủ cho mỗi phòng học là:
3 500 x 8 = 28 000 ( đồng )
Số tiền cần để mua bóng điện lắp đủ cho 32 phòng là:
28 000x 32 = 896 000 ( đ )
Đáp số : 896 000 đồng
-1 HS đọc.
- S = a x a 
-Nếu a = 12 cm , b = 5 cm thì : 
 S = 12 x 5 = 60 (cm2) 
-Nếu a = 15 m , b = 10 m thì: S = 15 x 10 = 150 (m2 ) 
 -HS.
KỂ CHUYỆN
TIẾT 13 :KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
 I. MỤC TIÊU:
1 Kiến thức: Bài này không dạy, GV cho HS luyện kể chuyện đã nghe, đã đọc của tuần 12.
 - Dựa vào gợi ý SGK, biết chọn và kể lại được câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên trong cuộc sống.
 - Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện.
2 Kĩ năng : Thể hiện sự tự tin. 
 - Tư duy sáng tạo. 
 - Lắng nghe tích cực. 
3 Thái độ : Giaó dục hs có tính nghị lực
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV :sưu tầm các truyện có nội dung nói về một người có nghị lực.
- Truyện đọc lớp 4. 
HS : Sách giáo khoa, vở ô li, bút mực 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
TG
Nội dung
Hoạt động dạy
Hoạt động học
3-5’
2’
10’
20’
3’
1.Kiểm tra bài cũ
2. Bài mới
a.Giới thiệu bài
b.HD HS kể chuyện
*.HD HS hiểu yêu cầu của đề bài
*. HS thực hành kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện
3. Củng cố, dặn dò
-Gọi 2 HS kể lại truyện em đã nghe, đã học về người có nghị lực.
-Nhận xét về HS kể chuyện, HS đặt câu hỏi .
- Tiết kể chuyện lần trước, các em đã nghe, kể về người có ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Hôm nay, các em tiếp tục luyện tập kẻ chuyện và nghe cô đọc truyện về người có nghị lực.
 - GV ghi đề bài lên bảng.
-Gọi HS đọc đề bài.
- Nêu yêu cầu luyện kể.
 * Kể trong nhóm:
-Gọi HS đọc lại gợi ý.
-Yêu cầu HS kể chuyện theo cặp. GV đi giúp đỡ các em yếu.
 * Kể trước lớp:
-Tổ chức cho HS thi kể.
-Gv khuyến khích HS lắng nghe và hỏi lại bạn kể những tình tiết về nội dung, ý nghĩa của chuyện.
-Gọi HS nhận xét bạn kể chuyện.
-Nhận xét HS kể, HS hỏi .
. GV đọc truyện
- GV đọc một số câu truyện về một người có nghị lực trong sách truyện đọc 4.
-Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện mà em nghe các bạn và cô đã kể cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.
-Nhận xét tiết học.
-2 HS kể trước lớp.
- HS lắng nghe.
- HS đọc.
- HS luyện kểt theo nhóm đôi.
-Nhận xét lời kể của bạn theo các tiêu chí đã nêu.
- HS lắng nghe, nêu nội dung, ý nghĩa của từng truyện.
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 25 :TRẢ BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
 I. MỤC TIÊU:
 1 Kiến thức Biết rút kinh nghiệm về bài tập làm văn kể chuyện (đúng ý, bố cục rõ ràng,dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả...).
 - Tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của GV. 
2 Kĩ năng : Rèn kĩ năng sửa các câu văn lủng củng
3 Thái độ : hs thích học văn
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
GV: Bảng phụ ghi sẵn một số lỗi về : Chính tả, cách dùng từ, cách diễn đạt, ngữ pháp cần chữa chung cho cả lớp. 
HS : Sách giáo khoa, vở ô li, bút mực 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
TG
Nội dung
Hoạt động dạy
Hoạt động học
10’
10’
5’
10’
3-’
1. Nhận xét chung bài làm của HS 
2. Hướng dẫn chữa bài
3. Học tập những đoạn văn hay, bài văn tốt: 
4 Hướng dẫn viết lại một đoạn văn
3. Củng cố, dặn dò
- GV chép đề lên bảng.
-Gọi HS đọc lại đề bài.
+Đề bài yêu cầu điều gì?
-Nhận xét chung.
+Ưu điểm:
+HS hiểu đề, viết đúng yêu cầu của đề như thế nào?
+Dùng đại từ nhân xưng trong bài có đúng không? (với các đề kể lại theo lời 1 nhân vật trong truyện, HS có thể mắc lỗi: phần đầu câu chuyện kể theo lời nhân vật-xưng tôi, phần sau quên lại kể theo lời người dẫn chuyện và xưng em)
-Diễn đạt câu, ý.
+Sự việc, cốt truyện liên kết giữa các phần.
+Thể hiện sự sáng tạo khi kể theo lời nhân vật.
+Chính tả, hình thức trình bày bài văn.
-GV nêu tên những HS viết đúng yêu cầu của đề bài, lời kể hấp dẫn, sinh động, có sự liên kết giữa các phần; mở bài, thân bài, kết bài hay.
+Khuyết điểm
+GV nêu các lỗi điển hình về ý, về dùng từ, đặt câu, đại từ nhân xưng, cách trình bày bài văn, chính tả
+Viết trên bảng phụ các lỗi phổ biến. Yêu cầu HS thảo luận phát hiện lỗi, tìm cách sửa lỗi.
-Trả bài cho HS .
 -GV đi giúp đỡ những HS yếu.
-Gv gọi 1 số HS đọc đoạn văn hay, bài được điểm cao cho các bạn nghe. Sau mỗi HS đọc, GV hỏi để HS tìm ra: cách dùng từ, lối diễn đạt, ý hay,
-Gợi ý HS viết lại đoạn văn khi:
+Đoạn văn có nhiều lỗi chính tả.
+Đoạn văn lủng củng, diễn đạt chưa rõ ý.
+Đoạn văn dùng từ chưa hay.
+Đoạn văn viết đơn giản, câu văn cụt....
-Gọi HS đọc các đoạn văn đã viết lại.
-Nhận xét từng đoạn văn của HS để giúp HS hiểu các em cần viết cẩn thận vì khả năng của em nào cũng viết được văn hay.
-Dặn HS về nhà xem lại những đoạn văn hay và viết lại thành bài văn.
-Dặn HS chuẩn bị bài sau 
-Nhận xét tiết học.
1 HS đọc thành tiếng
-Lắng

File đính kèm:

  • docgiao_an_tuan_1115.doc