Giáo án lớp 4 - Tuần 10

I. Mục tiêu.

1. Kiến thức:

- Nêu được tình hình nước ta trước khi quân Tống xâm lược.

- Hiểu được sự việc Lê Hoàn lên ngôi vua là phù hợp với yêu cầu của đất nước và hợp với lòng dân.

- Nêu được ý nghĩa của cuộc k/c chống quân Tống.

2. Kỹ năng:

- Tóm tắt sự kiện lịch sử.

3. Thái độ:

 - Khâm phục ý trí thinh thần yêu nước của ông cha. Từ đố biết quý trọng giá trị lịch sử nước nhà.

 

doc11 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1035 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10
Thứ hai ngày 20 tháng 10 năm 2014
Tiết 3 ( Sáng )	KHOA HỌC
Tiết 19: ÔN TẬP CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE (Tiếp Theo)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
- Sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.
- Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng .
2. Kỹ năng: 
- Cách phòng tránh một số bệnh do ăn thiếu hoặc ăn thừa chất dinh dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hoá.
- Dinh dưỡng hợp lý .
3. Thái độ: 
- ý thức phòng tránh đuối nước.
II. Chuẩn bị: 
1. Đồ dùng dạy - học:
 - Tranh ảnh các mô hình về các loại thức ăn.
- Phiếu ghi lại tên thức ăn, đồ uống của bản thân.
2. Phương pháp dạy học.
 Quan sát, thảo luận nhóm, đàm thoại.
 III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khởi động: 
- Nêu sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.
- Kể tên các nhóm dinh dưỡng mà cơ thể cần được cung cấp đầy đủ và 
- 2 em trả lời,
- Lớp nhận xét.
2. Hoạt động 1: Tự đánh giá:
 - Mục tiêu HS có khả năng áp dụng những kiến thức đã học vào việc tự theo dõi, nhận xét về chế độ ăn uống của mình.
Cách tiến hành:
+ Cho HS trao đổi nhóm 2.
+ Cho HS nêu miệng.
- Thảo luận nhóm 2
- Một vài HS nêu trước lớp
+ Cho HS dựa vào chế độ ăn uống của mình trong tuần để tự đánh theo các tiêu chí sau:
+ Đã ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn.
+ Đã ăn phối hợp các chất đạm, chất béo động vật và thực vật.
+ Tự đánh giá theo các tiêu chí:
+ Các loại thức ăn có chứa các vi-ta-min và chất khoáng.
- Lớp nhận xét – bổ sung.
- Kết luận: chốt ý
3. Hoạt động 2: Trò chơi “Ai chọn thức ăn hợp lí”
- Mục tiêu: HS có khả năng: áp dụng những kiến thức đã học vào việc chọn thức ăn hàng ngày.
- Cách tiến hành:
+ Cho HS thảo luận nhóm.
+ HS thảo luận nhóm 4. Sử dụng những tranh ảnh, mô hình thức ăn để bày.
+ HS bày bữa ăn của nhóm mình.
- Giới thiệu các thức ăn có những chất gì trong bữa ăn.
+ Làm thế nào để có bữa ăn đủ chất dinh dưỡng?
+ Ăn phối hợp các loại thức ăn có trong bữa ăn hàng ngày.
+ Về nhà nói với cha mẹ và người lớn những điều vừa học được.
- NX kết luận chốt ý.
- Thực hiện
4. Hoạt động 3: Ghi lại 10 lời khuyên về dinh dưỡng hợp lí của Bộ Y tế
- Mục tiêu: Hệ thống hoá những kiến thức đã học về dinh dưỡng qua 10 lời khuyên về dinh dưỡng hợp lí của Bộ Y tế.
- Cách tiến hành:
- Cho HS làm việc cá nhân
- HS tự ghi lại 10 lời khuyên về dinh dưỡng.
- HS trình bày miệng.
- NX 
- Lớp nhận xét – bổ sung
5.Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp: 
- Hàng ngày ta cần có chế độ ăn như thế nào?
- Nhận xét tiết học.
 - Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau
Một vài HS nêu trước lớp.
- Lắng nghe và thực hiện
	Tiết 4	LỊCH SỬ
Tiết 10: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG 
XÂM LƯỢC LẦN THỨ NHẤT. (Năm 981)
Những kiến thức HS đó biết có liên quan đến bài học:
Những kiến thức mới cần được hình thành cho HS:
- Nắm được những nét chính về sự kiện Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân.
- Nêu được tình hình nước ta trước khi quân Tống xâm lược.
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
- Nêu được tình hình nước ta trước khi quân Tống xâm lược.
- Hiểu được sự việc Lê Hoàn lên ngôi vua là phù hợp với yêu cầu của đất nước và hợp với lòng dân.
- Nêu được ý nghĩa của cuộc k/c chống quân Tống.
2. Kỹ năng: 
- Tóm tắt sự kiện lịch sử.
3. Thái độ:
 - Khâm phục ý trí thinh thần yêu nước của ông cha. Từ đố biết quý trọng giá trị lịch sử nước nhà.
 II. Chuẩn bị. 
1. Đồ dùng dạy học:
- Hình1 minh hoạ trong SGK
2. Phương pháp dạy học: 
- Quan sát, đàm thoại, thảo luận nhóm, tổng hợp.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: KT bài cũ 
- Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân như thế nào?
- NX cho điểm
- 1 em trả lời trước lớp.
- Lớp nhận xét
2. Hoạt động 1: Tình hình nước ta trước khi quân Tống xâm lược.
+ Cho HS quan sát tranh "Lễ lên ngôi của Lê Hoàn"
+ Theo dõi quan sát
- GV cho HS đọc bài
+ Tình hình nước ta trước khi quân Tống xâm lược như thế nào ?
- HS đọc phần 1
+ Đinh Bộ Lĩnh và con trai cả là Đinh Liễn bị giết hại ® con trai thứ hai là Đinh Toàn lên ngôi nhưng còn quá nhỏ không lo được việc nước ® quân Tống lợi dụng sang xâm lược nước ta. Lúc đó Lê Hoàn là Thập đạo tướng quân là người tài giỏi được mời lên ngôi vua.
+ Bằng chứng nào cho thấy khi Lê Hoàn lên ngôi vua rất được nhân dân ủng hộ?
+ Khi Lê Hoàn lên ngôi quân sĩ tung hô "Vạn tuế"
+ Khi lên ngôi Lê Hoàn xưng là gì? Triều đại của ông được gọi là triều gì?
+ Xưng là hoàng đế, triều đại của ông được gọi là triều Tiền Lê.
+ Nhiệm vụ đầu tiên của nhà Tiền Lê là gì?
- Kết luận chốt ý
+ Là lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống quân Tống.
3. Hoạt động 2: Kết quả cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất. 
- Cho HS thảo luận nhóm
- Treo lược đồ khu vực cuộc kháng chiến chống quân Tống (năm 981) lên bảng và yêu cầu:
 - Hãy dựa vào lược đồ và nội dung trong sgk , các câu hỏi gợi ý dưới đây để trình bày diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất.
+ Thời gian quân Tống vào xâm lược nước ta ?
+ Các con đường chúng tiến vào nước ta
+ Lê Hoàn chia quân thành mấy cánh, đóng quân ở đâu để đón giặc?
+ Kể lại trận đánh lớn giữa quân ta và quân Tống 
+ Kết quả của cuộc kháng chiến như thế nào ?
- Thảo luận nhóm 3
- Quan sát trả lời
- Năm 981
+ Chúng tiến vào nước ta theo hai con đường. Đường thủy theo cửa sông Bạch Đằng. Đường bộ theo đường Lạng Sơn.
+ Lê Hoàn chia quân thành 2 cánh, sau đó cho quân chặn đánh giặc ở cửa sông Bạch Đằng và ở ải Chi Lăng.
+ Tại cửa sông Bạch Đằng cũng theo cách đánh của Ngô Quyền Lê Hoàn cho quân đóng cọc ở cửa song để đánh địch. Ông trực tiếp chỉ huy quân ta ở đây. Nhiều trận đánh ác liệt đó diễn ra, kết quả quân địch phải rút lui.Trên bộ, quân ta chặn đánh giặc ác liệt ở Chi Lăng buộc chúng phải rút lui.
+ Quân giặc chết quá nửa, tướng giặc chết. Quân ta giành thắng lợi
+ Cuộc kháng chiến chống quân Tống
+ Giữ vững nền độc lập của nước nhà
cú ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc ta.
và đem lại cho ND niềm tự hào lũng tin ở sức mạnh của dõn tộc.
- Kết luận chốt ý
4.Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc HS về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
- Nghe và thực hiện
Thứ tư ngày 22 tháng 10 năm 2014
	Tiết 2 ( Sáng )	KHOA HỌC
Tiết 20: NƯỚC CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ ?
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học:
Những kiến thức mới cần được hình thành cho HS:
- Học sinh có khả năng phát hiện ra một số tính chất của nước bằng cách:- Quan sát để phát hiện màu, mùi, vị của nước
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Học sinh có khả năng phát hiện ra một số tính chất của nước bằng cách 
quan sát để phát hiện màu, mùi, vị của nước.
2. Kỹ năng:
- Làm thí nghiệm chứng minh nước không có hình dạng nhất định, chảy lan ra mọi phía, thấm qua 1 số vật và có thể hoà tan 1 số chất. 
3. Thái độ: 
- Tích cực học tập
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng dạy học:
 - Tranh ảnh như SGK, hình vẽ T42, T43.
- Chuẩn bị 1 chai, 1 cốc, 1 túi ni lông, 1 khăn lau.
2. Phương pháp dạy học:
- Quan sát, đàm thoại, làm thí nghiệm, thảo luận...
 III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động 
- Cho HS quan sát tranh và giới thiệu chủ điểm, bài mới.
- Quan sát, lắng nghe
2.Hoạt động 1: Phát hiện màu, mùi, vị của nước.
- Mục tiêu: Sử dụng các giác quan để nhận biết tính chất không màu, không mùi, không vị của nước. Phân biệt nước với các chất lỏng khác.
- Cách tiến hành:
+ Cho HS ngồi theo nhóm
- Ngồi theo nhóm 4 và để các đồ dùng thí nghiệm đã chuẩn bị lên mặt bàn.
- Cho các nhóm quan sát và nhận các chất trong chiếc cốc thủy tinh mà GV vừa đổ nước lọc và sữa vào và yêu cầu HS trao đổi trả lời câu hỏi:
+ Cốc nào đựng nước, cốc nào đựng sữa ?
+ Làm thế nào để bạn biết điều đó ?
+ Em có nhận xét gì về màu, mùi vị của nước?
- Quan sỏt
- Các nhóm cử đại diện trình bày.
+ Chỉ trực tiếp.
+ Vì cốc nước trong suốt, nhìn rõ cả thìa trong cốc, còn cốc sữa có màu trắng đục nên không nhìn thấy thìa trong cốc.
+ Nước không có màu, không có mùi, không có vị.
- NX Kết luận
- Các nhóm khác NX bổ sung.
3.Hoạt động 2: Nước không có hình dạng nhất định, chảy ra mọi phía
- Mục tiêu : HS hiểu khái niệm: “Hình dạng nhất định”. Biết dự đoán, nêu cách tiến hành và tiến hành làm thí nghiệm để tìm hiểu hình dạng của nước.
 - Cách tiến hành: 
- Cho HS làm thí nghệm và phát hiện ra tính chất của nước .
+ Yêu cầu chuẩn bị : Chai, lọ, hộp bằng thủy tinh, nước, tấm kính và khay đựng nước.
Làm theo nhóm 3
Làm thí nghiệm, quan sát và thảo luận.
Cử đại diện lên làm thí nghiệm và trả lời câu hỏi.
+ Yêu cầu các nhóm cử 1 HS đọc phần thí nghiệm 3, các HS khác quan sát và cho biết:
+ Nước có hình gì ?
+ Nước chảy như thế nào ?
- Qua thớ nghiệm trên em có nhận xét gì về tính chất của nước? Nước có hình dạng nhất định không?
4. Hoạt động 3: Nước thấm qua một số vật và tràn qua một số vật.
+ Khi vụ ý làm đổ nước ra bàn em thường làm như thế nào?
+ Tại sao người ta thường dùng vải để lọc nước mà không sợ nước thấm hết vào vải?
+ Làm thế nào để biết một chất có hũa tan hay không trong nước ?
- Cho HS làm thớ nghiệm 3; 4 T43 sgk
+ Sau khi làm thí nghiệm em có nhận xét gì ?
Yêu cầu 4 HS làm thí nghiệm trước lớp.
+ Cho HS lên bảng làm thí nghiệm với đường, muối, cát xem chất nào hòa tan trong nước.
+ Sau khi làm thí nghiệm em có nhận xét gì?
- Qua 2 thí nghiệm trên em có nhận xét gì về tính chất của nước?
- NX chốt ý.
5. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò: 
- Nước có những tính chất gì?
- Nhận xét tiết học. 
+ Chuẩn bị bài giờ sau.
+ Nước có hình dạng của chai, lọ, hộp, vật chứa nước.
+ Chảy từ trên cao xuống, chảy tràn ra mọi phía
+ Nước không có hình dạng nhất định. Chảy từ trên cao xuống, chảy tràn ra mọi phía.
+ Lấy giẻ, giấy thấm, khăn lau
+ Vì mảnh vải chỉ thấm được một lượng nước nhất định. Nước có thể chảy qua các lỗ nhỏ giữa các sợi vải, còn các chất bẩn khác giữ lại trên mặt vải.
+ Ta cho chất đó vào trong cốc nước, dùng thìa nguấy đều nên sẽ biết được chất đó có tan trong nước hay không.
+ Làm thí nghiệm
+ 1 HS rút nước vào khay, 3 HS lần lượt dùng vải, giấy, bông thấm để thấm nước.
+ 3 HS lên bảng làm thí nghiệm
+ Đường tan, muối tan, cát không tan trong nước.
+ Nước có thể thấm qua một số vật, hòa tan với một số chất.
Một vài HS nêu lại trước lớp 
 Lắng nghe và thực hiện
Tiết 2 ( Chiều )	ĐỊA LÍ
Tiết 10: THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học:
Những kiến thức mới cần được hình thành cho HS:
- Biết và trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên: Khai thác sức nước, khai thác sức rừng
- Chỉ vị trí thành phố Đà Lạt trên bản đồ Việt Nam.
- Nêu được vị trí địa lí và khí hậu của Đà Lạt: Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lâm Viên có khí hậu quanh năm mát mẻ.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Chỉ vị trí thành phố Đà Lạt trên bản đồ Việt Nam.
- Nêu được vị trí địa lí và khí hậu của Đà Lạt: Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lâm Viên có khí hậu quanh năm mát mẻ.
- Trình bày được những điều kiện thuận lợi để Đà Lạt trở thành một thành phố du lịch và nghỉ mát.
- Giải thích được vì sao Đà Lạt có nhiều hoa, quả, rau xứ lạnh.
2. Kỹ năng: 
- Rèn luyện kỹ năng xem bản đồ, lược đồ.
3. Thái độ:
- Yêu các danh lam thắng cảnh của đất nước mình
II.Chuẩn bị:
1. Đồ dùng dạy học:
	- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Lược đồ các cao nguyên ở Tây Nguyên.
- Tranh ảnh về thành phố Đà Lạt.
2. Phương pháp dạy học:
- Quan sát, đàm thoại, thảo luận nhóm, chỉ bản đồ
 III. Các hoạt động dạy - học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
+ Tây Nguyên có các con sông chính nào? 
+ Đặc điểm dòng chảy của chúng ra sao?
- NX cho điểm
- 2 em trả lời trước lớp
- Lớp nhận xét
2. Hoạt động 1: Vị trí địa lí và khí hậu của Đà Lạt. 
 - Mục tiêu: Nêu được vị trí địa lí và khí hậu Đà Lạt.
- Cách tiến hành
+ Treo bản đồ và lược đồ.
- HS quan sát và tìm vị trí thành phố Đà Lạt trên bản đồ và lược đồ.
+ Thành phố Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào?
+ Nằm trên cao nguyên Lâm Viên.
+ Đà Lạt ở độ cao khoảng bao nhiêu mét?
+ Đà Lạt nằm ở độ cao 1500 m so với mực nước biển.
+ Với độ cao đó Đà Lạt có khí hậu như thế nào?
+ Khí hậu Đà Lạt mát mẻ quanh năm.
+ Nêu các đặc điểm chính về vị trí địa lí và khí hậu của Đà Lạt ?
- NX chốt lại ý chính
+ Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lâm Viên ở độ cao 1500 m so với mực nước biển. Khí hậu Đà Lạt mát mẻ quanh năm.
- Lớp nhận xét - bổ sung.
3. Hoạt động 2: Đà Lạt nổi tiếng về
 rừng thông và thác nước. 
- Mục tiêu: Trình bày được những 
điều kiện thuận lợi để Đà Lạt trở thành
 một thành phố du lịch, nghỉ mát.
- Cách tiến hành:
+ Cho HS quan sát tranh
+ HS quan sát tranh về hồ Xuân Hương và thác Cam Li.
+ Cho HS tìm vị trí hồ Xuân Hương và 
thác Cam Li trên lược đồ.
+ 1 ®2 HS chỉ vị trí
+ Cho HS mô tả cảnh đẹp của hồ Xuân Hương và thác Cam Li.
+ HS trình bày - Lớp nhận xét, bổ sung.
+ Vì sao có thể nói Đà Lạt là thành phố nổi tiếng về rừng thông và thác nước ?
+ Vì ở đây có những vườn hoa và rừng thông xanh tốt quanh năm, thông phủ kín sườn đồi, sườn núi và toả hương thơm mát. Đà Lạt có nhiều thác nước đẹp: Cam Li, thác Pơ-ren...
- Kết luận chốt ý
4. Hoạt động 3: Đà Lạt thành phố du lịch và nghỉ mát.
- Mục tiêu: HS nêu được các công trình 
phục vụ du lịch.
- Cách tiến hành:
+ Đà Lạt có các công trình gì để phục vụ du lịch.
+ Có các công trình như: Nhà ga, khách sạn, biệt thự, sân gôn.
+ Có các hoạt động du lịch nào để phục vụ khách du lịch?
+ Có các hoạt động như: Du thuyền, cưỡi ngựa, ngắm cảnh, chơi thể thao...
- Kết luận chốt ý 
5. Hoạt động 4: Hoa quả và rau xanh ở Đà Lạt.
- Mục tiêu:Giải thích được vì sao ở
 Đà Lạt có nhiều hoa quả, rau sứ lạnh.
- Cách tiến hành: 
+ Rau và quả ở Đà Lạt được trồng như thế nào?
+ Được trồng quanh năm với diện tích rộng.
+ Vì sao Đà Lạt thích hợp với việc trồng các cây rau và hoa xứ lạnh?
+ Vì Đà Lạt có khí hậu lạnh và mát mẻ quanh năm nên thích hợp với các loại cây trồng xứ lạnh.
+ Kể tên 1 số các loại hoa quả, rau của Đà Lạt.
+ Có các loại hoa nổi tiếng: Lan, cẩm tú, hồng, mi mô da.
+ Các loại quả ngon: dâu tây, đào,...
+ Các loại rau: Bắp cải, súp lơ,...
+ Hoa, quả, rau Đà Lạt có giá trị ntn?
+ Chủ yếu tiêu thụ ở các thành phố lớn và xuất khẩu, cung cấp cho nhiều nơi ở Miền Trung và Nam Bộ...
- Kết luận chốt ý : 
 Ngoài thế mạnh về du lịch Đà Lạt còn là một vùng hoa quả, rau xanh nổi tiếng với nhiều sản phẩm đẹp, ngon và giá trị cao.
- Cho HS nêu phần bài học trong SGK
6. Hoạt động 5 : Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học. 
Về nhà ôn bài . Chuẩn bị bài sau.
- Lắng nghe
3 ® 4 học sinh nhắc lại.
- Lắng nghe và thực hiện
Tiết 3 ( Chiều )	KĨ THUẬT
Tiết 10: KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI
BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT THƯA. (tiết 1)
 I. Mục tiêu.
 - HS biết cách gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa hoặc khâu đột mau.
- Có ý thức yêu thích môn học.
 II. Đồ dùng
 - Mẫu đường gấp mép vải được khâu viền.
- Một số sản phẩm có đường khâu viền.
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết.
 III. Các hoạt động dạy – học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng của HS:
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Quan sát - nhận xét mẫu:
- Giới thiệu sản phẩm.
- Cho HS nhận xét đường gấp mép vải và đường khâu viền trên mẫu.
- Hát 
- HS quan sát
- Mép vải được gấp 2 lần đường gấp ở mặt trái mảnh vải, được khâu bằng mũi khâu đột thưa hoặc mau, đường khâu ở mặt phải mảnh vải.
- Nhận xét và tóm tắt đường khâu viền gấp mép vải.
c. Hướng dẫn thao thác kỹ thuật:
- Cho HS quan sát hình 1, 2, 3, 4
- Nêu cách gấp mép vải.
- HS quan sát
- Kẻ 2 đường thẳng ở mặt trái vải
đờng 1 cách mép vải 1cm
đường 2 cách đường 1: 2cm
- Gấp theo đường vạch dấu 1
- Gấp mép vải lần 2.
- Nêu cách khâu viền đường gấp mép?
- Khâu lược
- Khâu viền bằng mũi khâu đột.
- Cho HS thực hành
- HS gấp mép vải theo đường vạch dấu.
- Quan sát giúp đỡ HS .
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị vật liều giờ sau thực hành.
- Nghe và thực hiện.

File đính kèm:

  • doctuan 10 day thay.doc