Giáo án lớp 4 - Tuần 10

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức: Hệ thống hóa để HS hiểu sâu thêm các từ ngữ , thành ngữ , tục ngữ đã học trong 3 chủ điểm Thương người như thể thương thân , Măng mọc thẳng , Trên đôi cánh ước mơ .

2. Kĩ năng: Nắm được tác dụng của dấu hai chấm và dấu ngoặc kép . Sử dụng được chúng khi viết câu .

 3. Thái độ: Yêu thích vẻ phong phú của từ tiếng Việt .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :Phiếu bài tập.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 1. Khởi động : (1) Hát .

 2. Bài cu : (3) Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia .

 3. Bài mới : (27) Tiết 4 .

 a) Giới thiệu bài :

 b) Các hoạt động :

 

doc30 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 949 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 10, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Chuẩn bị: Nhân với số có một chữ số.
Toán (tiết 49)
NHÂN VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU :
	1. Kiến thức: Giúp HS biết cách thực hiện phép nhân số có 6 chữ số với số có một chữ số .
	2. Kĩ năng: Thực hành tính nhân tương đối thành thạo .
	3. Thái độ: Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :- Phấn màu .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Luyện tập chung .
 3. Bài mới : (27’) Nhân với số có một chữ số .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Nhân số có 6 chữ số với số có 1 chữ số .
MT : Giúp HS biết cách thực hiện phép tính nhân số có 6 chữ số với số có 1 chữ số .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Viết phép nhân ở bảng : 
 241 324 x 2 = ?
- Ghi tiếp ở bảng phép nhân :
 136 204 x 4 = ?
- Lưu ý : Trong phép nhân có nhớ cần thêm số nhớ vào kết quả lần nhân liền sau .
Hoạt động lớp .
- 1 em lên bảng đặt tính và tính , cả lớp làm vào vở .
- Nêu cách tính .
- 1 em lên bảng đặt tính và tính , cả lớp làm bài vào vở .
- Đối chiếu kết quả làm bài với bài làm trên bảng .
Hoạt động 2 : Thực hành .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 : (Bảng con)
- Bài 2 : 
- Bài 3 : 
- Bài 4 : 
Hoạt động lớp .
- Tự làm bài , 2 em làm ở bảng .
- Kiểm tra , nhận xét bài làm trên bảng .
- Kiểm tra và nhận xét kết quả .
- Đọc bài toán , nêu tóm tắt , trả lời các câu hỏi :
- Tự giải bài toán .
4. Củng cố : (3’)
	- Các nhóm cử đại diện thi đua thực hiện các phép tính ở bảng .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Chuẩn bị: Tính chất giao hoán của phép nhân.
Toán (tiết 50)
TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP NHÂN
I. MỤC TIÊU :
	1. Kiến thức: Giúp HS nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân .
	2. Kĩ năng: Vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân để tính toán .
	3. Thái độ: Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :- Bảng phụ kẻ sẵn bảng phần b SGK .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Nhân với số có một chữ số .
 3. Bài mới : (27’) Tính chất giao hoán của phép nhân .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : So sánh giá trị hai biểu thức và viết kết quả vào ô trống .
MT : Giúp HS nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân và vận dụng được nó trong tính toán .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Gọi một số em đứng tại chỗ tính và so sánh kết quả các phép tính :
 3 x 4 và 4 x 3 ; 2 x 6 và 6 x 2 ; 7 x 5 và 5 x 7
- Nhận xét các tích , nêu được sự bằng nhau của các kết quả từng cặp hai phép nhân có thừa số giống nhau :
 3 x 4 = 4 x 3; 2 x 6 = 6 x 2; 7 x 5 = 5 x 7
- Treo bảng phụ có các cột ghi giá trị của : a , b , a x b và b x a .
- Ghi các kết quả vào các ô trống trong bảng phụ .
Hoạt động lớp .
- 3 em tính kết quả của a x b và b x a với mỗi giá trị cho trước của a , b .
- So sánh kết quả a x b và b x a trong mỗi trường hợp , rút ra nhận xét . Sau đó khái quát bằng biểu thức chữ :
 a x b = b x a 
- Nhận xét về vị trí các thừa số a và b trong hai phép nhân a x b và b x a nhằm rút ra nhận xét : đã đổi vị trí các thừa số a và b trong phép nhân nhưng kết quả không thay đổi .
- Khái quát bằng lời : Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi .
Hoạt động 2 : Thực hành .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 : (Trò chơi)
- Bài 2a : (Bảng con)
- Bài 3 : Nói cho HS biết trong 6 biểu thức này có các biểu thức có giá trị bằng nhau , hãy tìm các biểu thức có giá trị bằng nhau đó .
- Bài 4 : 
Hoạt động lớp .
- Tự làm bài rồi chữa bài .
- Nêu yêu cầu bài toán . Aùp dụng tính chất giao hoán vừa học để thực hiện các phép tính trên .
 4. Củng cố : (3’)
	- Các nhóm cử đại diện thi đua tính nhanh ở bảng .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Chuẩn bị: Nhân với 10, 100, 1000,  Chia cho 10, 100, 1000, 
Khoa học (tiết 19)
ÔN TẬP : CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE (tt)
I. MỤC TIÊU :
	1. Kiến thức: Giúp HS củng cố và hệ thống các kiến thức về : Sự trao đổi chất của cơ thể người với môi trường ; các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng ; cách phòng tránh một số bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hóa .
	2. Kĩ năng: Có khả năng áp dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống hàng ngày ; hệ thống hóa những kiến thức đã học về dinh dưỡng qua 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lí của Bộ Y tế .
	3. Thái độ: Có ý thức ăn uống hợp vệ sinh để có sức khỏe tốt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :Phiếu học tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Oân tập : Con người và sức khỏe .
 3. Bài mới : (27’) Oân tập : Con người và sức khỏe (tt) .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Trò chơi Ai chọn thức ăn hợp lí ? 
MT : Giúp HS có khả năng áp dụng những kiến thức đã học vào việc lựa chọn thức ăn hàng ngày .
PP : Trực quan , thực hành , đàm thoại .
- Yêu cầu HS về nói lại với cha mẹ và người lớn trong nhà những gì đã học được qua hoạt động này .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Các nhóm sử dụng những thực phẩm mang đến , tranh , ảnh , mô hình về thức ăn đã sưu tầm để trình bày mọt bữa ăn ngon và bổ .
- Các nhóm trình bày bữa ăn của nhóm mình .
- Các nhóm khác nhận xét .
- Cả lớp thảo luận xem làm thế nào để có bữa ăn đủ chất dinh dưỡng .
Hoạt động 2 : Thực hành : ghi lại và trình bày 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lí .
MT : Giúp HS hệ thống hóa những kiến thức đã học về dinh dưỡng qua 10 lời khuyên về dinh dưỡng hợp lí của Bộ Y tế .
PP : Trực quan , thực hành , đàm thoại .
- Dặn HS về nhà nói với bố mẹ những điều đã học và treo bảng này ở chỗ thuận tiện , dễ đọc .
Hoạt động lớp , cá nhân .
- Làm việc cá nhân như hướng dẫn mục Thực hành SGK .
- Một số em trình bày sản phẩm của mình với cả lớp .
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu lại các nội dung vừa thực hành .
	- Giáo dục HS có ý thức ăn uống hợp vệ sinh để có sức khỏe tốt .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Xem trước bài Nước có những tính chất gì ? 
Khoa học (tiết 20)
NƯỚC CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ ?
I. MỤC TIÊU :
	1. Kiến thức: Giúp HS có khả năng phát hiện ra một số tính chất của nước .
	2. Kĩ năng: Quan sát để phát hiện màu , mùi , vị của nước . Làm thí nghiệm chứng minh nước không có hình dạng nhất định , chảy lan ra mọi phía , thấm qua một số vật và có thể hòa tan một số chất .
	3. Thái độ: Giáo dục HS yêu thích tìm hiểu khoa học .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :Chuẩn bị theo nhóm.	
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Oân tập : Con người và sức khỏe (tt) .
 3. Bài mới : (27’) Nước có những tính chất gì ?
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Phát hiện màu , mùi , vị của nước .
MT : Giúp HS sử dụng các giác quan để nhận biết tính chất không màu , không mùi , không vị của nước ; phân biệt nước với các chất lỏng khác .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Yêu cầu các nhóm đem cốc đựng nước và cốc đựng sữa đã chuẩn bị ra quan sát và làm theo yêu cầu như SGK .
- Chỉ yêu cầu HS trao đổi trong nhóm ý 1 và 2 .
- Đi tới các nhóm giúp đỡ để HS sử dụng các giác quan của mình phát hiện ra cốc nào đựng sữa , đựng nước . Cụ thể là : nhìn – nếm – ngửi .
- Kết luận : Qua quan sát , ta có thể nhận thấy nước trong suốt , không màu , không mùi , không vị .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát và lần lượt trả lời câu hỏi :
+ Cốc nào đựng nước , cốc nào đựng sữa ?
+ Làm thế nào để bạn biết điều đó ?
- Đại diện các nhóm lên trình bày những gì đã phát hiện .
Hoạt động 2 : Phát hiện hình dạng của nước .
MT : Giúp HS hiểu khái niệm hình dạng nhất định ; biết dự đoán , nêu cách tiến hành và làm thí nghiệm tìm hiểu hình dạng của nước .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
+ Quan sát và rút ra kết luận về hình dạng của nước .
- Đi tới các nhóm theo dõi cách làm của HS và giúp đỡ .
- Kết luận : Nước không có hình dạng nhất định .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Các nhóm đem chai , lọ , cốc có hình dạng khác nhau bằng thủy tinh hoặc nhựa trong đã chuẩn bị đặt lên bàn .
Hoạt động 3 : Tìm hiểu xem nước chảy như thế nào ?
MT : Giúp HS biết làm thí nghiệm để rút ra tính chất chảy từ cao xuống thấp , lan ra khắp mọi phía của nước ; nêu được ứng dụng thực tế của tính chất này .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Ghi nhanh ở bảng báo cáo của các nhóm .
- Kết luận : Nước chảy từ cao xuống thấp , lan ra mọi phía .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn lần lượt thực hiện các bước trên .
- Đại diện vài nhóm nói về cách tiến hành thí nghiệm của nhóm mình và nêu nhận xét .
- Nêu những ứng dụng thực tế liên quan đến tính chất này của nước như : lợp mái nhà , lát sân , đặt máng nước  tất cả đều làm dốc để nước chảy nhanh .
Hoạt động 4 : Phát hiện tính thấm hoặc không thấm của nước đối với một số vật 
MT : Giúp HS biết làm thí nghiệm nước thấm qua và không thấm qua một số vật ; nêu ứng dụng thực tế của tính chất này 
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Kiểm tra các đồ dùng làm thí nghiệm của các nhóm .
- Kết luận : Nước thấm qua một số vật .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Tự bàn nhau cách làm thí nghiệm .
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm và rút ra kết luận .
+ Dùng các vật liệu không cho nước thấm qua để làm đồ dùng chứa nước , lợp nhà , làm áo mưa  
+ Dùng các vật liệu cho nước thấm qua để lọc nước đục .
Hoạt động 5 : Phát hiện nước có thể hòa tan hoặc không thể hòa tan một số chất .
MT : Giúp HS biết làm thí nghiệm để phát hiện nước có tính chất hòa tan hoặc không thể hòa tan một số chất .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Kiểm tra đồ dùng để làm thí nghiệm của các nhóm .- Kết luận : Nước có thể hòa tan một số chất .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Làm thí nghiệm theo nhóm : Cho một ít đường , muối , cát vào 3 cốc nước khác nhau , khuấy đều lên . Nhận xét , rút ra kết luận .
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm và rút ra kết luận .
 4. Củng cố : (3’)
	- Cho HS đọc mục Bạn cần biết SGK để nhắc lại một số tính chất của nước .
	- Giáo dục HS yêu thích tìm hiểu khoa học .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Xem trước bài Ba thể của nước .
Lịchsử (tiết 8)
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG 
XÂM LƯỢC LẦN THỨ NHẤT ( Năm 981 )
I. MỤC TIÊU : 
	1. Kiến thức: HS biết : Lê Hoàn lên ngôi vua là phù hợp với yêu cầu của đất nước và hợp với lòng dân ; ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến .
	2. Kĩ năng: Kể lại được diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược .
	3. Thái độ: Tự hào lịch sử hào hùng của dân tộc ta .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :- Hình SGK phóng to . Phiếu học tập .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân .
 3. Bài mới : (27’) Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất .
 a) Giới thiệu bài : ( Ghi tựa bài ở bảng )
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : 
MT : Giúp HS nắm được tình hình nước ta sau khi Đinh Tiên Hoàng mất .
PP : Giảng giải , đàm thoại , trực quan .
- Đặt vấn đề va øtổ chức cho HS thảo luận để đi đến thống nhất : Ý kiến thứ hai đúng vì khi lên ngôi , Đinh Toàn còn quá nhỏ khi Lê Hoàn lên ngôi , ông được quân sĩ ủng hộ và tung hô vạn tuế .
Hoạt động lớp .
- Đọc đoạn : Năm 939  nhà Tiền Lê SGK .
Hoạt động 2 : 
MT : Giúp HS nắm diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất .
PP : Giảng giải , đàm thoại , trực quan .
Hoạt động nhóm .
- Các nhóm thảo luận dựa theo các câu hỏi .
- Đại diện nhóm lên bảng thuật lại diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Tống của nhân dân ta trên lược đồ .
Hoạt động 3 : 
MT : Giúp HS nắm ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược 
PP : Động não , đàm thoại , giảng giải .
- Tổ chức cho HS thảo luận để đi đến thống nhất : Nền độc lập của nước nhà được giữ vững ; nhân dân ta tự hào 
Hoạt động lớp .
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu ghi nhớ SGK . Giáo dục HS tự hào về những trang sử hào hùng của dân tộc .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
Đạo đức (tiết 10)
TIẾT KIỆM THỜI GIỜ (tt)
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Hiểu được : Thời giờ là cái quý nhất , cần phải tiết kiệm ; nắm cách tiết kiệm thời giờ .
2. Kĩ năng: Biết quý trọng và sử dụng thời giờ một cách tiết kiệm .
3. Thái độ: Ý thức cao trong việc sử dụng quỹ thời gian của mình .
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN : SGK .Các truyện , tấm gương về tiết kiệm thời giờ . Mỗi em chuẩn bị 3 tấm bìa : màu đỏ , xanh và trắng .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Tiết kiệm thời giờ .
 3. Bài mới : (27’) Tiết kiệm thời giờ (tt).
 a) Giới thiệu bài : 
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Bài tập 1 .
MT : Giúp HS xử lí đúng các tình huống nêu trong BT1 .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
+ Các việc a , c , d là tiết kiệm thời giờ .
+ Các việc b , đ , e không phải là tiết kiệm thời giờ .
Hoạt động cá nhân .
- Làm bài tập cá nhân .
- Trình bày , trao đổi trước lớp .
Hoạt động 2 : Bài tập 4 .
MT : Giúp HS nêu được việc tiết kiệm thời giờ của bản thân .
PP : Động não , đàm thoại , thực hành .
- Nhận xét , khen ngợi những em đã biết sử dụng thời giờ tiết kiệm và nhắc nhở những em còn sử dụng thời giờ lãng phí .
Hoạt động nhóm đôi .
- Thảo luận theo nhóm đôi việc bản thân đã sử dụng thời giờ như thế nào và dự kiến thời gian biểu của mình trong thời gian tới .
- Một vài em trình bày với lớp .
- Lớp trao đổi , chất vấn , nhận xét .
Hoạt động 3 : Trình bày , giới thiệu các tranh vẽ , bài viết hoặc tư liệu sưu tầm được về chủ đề Tiết kiệm thời giờ .
MT : Giúp HS rút được những bài học bổ ích qua các tranh vẽ , bài viết , tư liệu .
PP : Động não , đàm thoại , giảng giải .
- Khen các em chuẩn bị tốt và giới thiệu hay .
Hoạt động lớp .
- Trình bày , giới thiệu các tranh vẽ , bài viết hoạc các tư liệu các em sưu tầm được về chủ đề Tiết kiệm thời giờ .
- Cả lớp trao đổi , thảo luận về ý nghĩa của các tranh vẽ , ca dao , tục ngữ , truyện , tấm gương  vừa trình bày .
4. Củng cố : (3’)
- Giáo dục HS ý thức cao trong việc sử dụng quỹ thời gian của mình .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
- Thực hiện tiết kiệm thời giờ trong sinh hoạt hàng ngày .
Kĩ thuật (tiết 19)
THÊU LƯỚT VẶN (tt)
I. MỤC TIÊU :
	1. Kiến thức: Biết cách thêu lướt vặn và ứng dụng của thêu lướt vặn .
	2. Kĩ năng: Thêu được các mũi thêu lướt vặn theo đường vạch dấu .
	3. Thái độ: Hứng thú học tập .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Tranh quy trình thêu lướt vặn .Mẫu thêu.Vật liệu cần thiết.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Thêu lướt vặn .
 3. Bài mới : (27’) Thêu lướt vặn (tt) .
 a) Giới thiệu bài : 
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Thực hành thêu lướt vặn .
MT : Giúp HS tiếp tục thực hành hoàn chỉnh mũi thêu lướt vặn .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Treo tranh quy trình và hệ thống lại cách thêu lướt vặn theo các bước :
+ Bước 1 : Vạch dấu đường thêu .
+ Bước 2 : Thêu các mũi lướt vặn theo đúng đường vạch dấu .
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS và nêu yêu cầu , thời gian hoàn thành sản phẩm .
- Quan sát , chỉ dẫn thêm cho những em còn lúng túng hoặc chưa thực hiện đúng kĩ thuật thêu .
Hoạt động lớp , cá nhân .
- Nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện thao tác thêu lướt vặn ( 3 – 4 mũi thêu ) .
- Thực hành mũi thêu lướt vặn trên vải .
Hoạt động 2 : Đánh giá kết quả học tập của HS .
MT : Giúp HS đánh giá được sản phẩm của mình và các bạn .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Nêu các tiêu chuẩn đánh giá :
+ Thêu đúng kĩ thuật :+ Các mũi thêu thẳng theo đường vạch dấu , không bị dúm .
+ Nút chỉ cuối đường thêu đúng cách , không bị tuột .
+ Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định .
- Nhận xét , đánh giá kết quả học tập của HS .
Hoạt động lớp .
- Trưng bày sản phẩm thực hành .
- Dựa vào tiêu chuẩn trên để tự đánh giá sản phẩm của mình và của bạn .
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu ghi nhớ SGK .
	- Giáo dục HS yêu thích sản phẩm do mình làm được .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét sự chuẩn bị , tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của HS .
Địa lí (tiết 9)
THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
I. MỤC TIÊU :
	1. Kiến thức: Giúp HS nắm những đặc điểm tiêu biểu của thành phố Đà Lạt .
	2. Kĩ năng: Chỉ được vị trí của thành phố Đà Lạt trên bản đồ VN . Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu của thành phố Đà Lạt . Dựa vào lược đồ , bản đồ , tranh , ảnh để tìm kiến thức . Xác lập được mối quan hệ địa lí giữa địa hình với khí hậu và giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất của con người .
	3. Thái độ: Tự hào về thành phố hoa Đà Lạt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Bản đồ địa lí Tự nhiên VN . Tranh , ảnh vè thành phố Đà Lạt .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên (tt) .
 3. Bài mới : (27’) Thành phố Đà Lạt .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Thành phố nổi tiếng về rừng thông và thác nước .
MT : Giúp HS nắm đặc điểm tự nhiên của thành phố Đà Lạt .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Sửa chữa , giúp HS hoàn thiện câu trả lời .
Hoạt động lớp , cá nhân .
- Dựa vào hình 1 , tranh , ảnh , mục I SGK và kiến thức bài trước , trả lời các câu hỏi của GV.
- Vài em trả lời câu hỏi trước lớp .
Hoạt động 2 : Đà Lạt – thành phố du lịch 

File đính kèm:

  • docTuan 10.doc
Giáo án liên quan