Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 đến 17 (Buổi chiều) - Năm học 2014-2015

4 Địa lí

 TÂY NGUYÊN

I – MỤC TIÊU

Học xong bài này, HS biết :

- Vị trí các cao nguyên ở Tây Nguyên trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.

- Trình bày được một số đặc điểm của Tây Nguyên (vị trí địa hình khí hậu).

- Dựa vào lược đồ (bản đồ), bảng số liệu, tranh,ảnh để tìm kiến thức.

 -HS biết được còn nhiều khu rừng che phủ,cần phải được bảo vệ.

* GD ƯPBĐKH: Giúp học sinh biết được đặc điểm khí hậu ở Tây Nguyên từ đó HS có khả năng thích ứng với môi trường nơi đây.

II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.

- Tranh, ảnh và tư liệu về các cao nguyên ở Tây Nguyên .

III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU

1/ On định :

2/ Bài cũ : Trung du Bắc Bộ.

- Hai HS trả lời 2 câu hỏi 1, 3 .

- Đọc thuộc bài học.

- NXBC.

3/ Bài mới :

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

* Giới thiệu bài

1. Tây Nguyên – xứ sở của cao nguyên nhiều tầng

* Hoạt động 1 : Làm việc cả lớp

.MT : HS chỉ được trên BĐ vị trí các cao nguyên ở Tây Nguyên theo hướng từ Bắc xuống Nam và biết xếp các cao nguyên đó theo thứ tự từ thấp đến cao.

- GV chỉ vị trí khu vực TN trên BĐ và giới thiệu vài nét về TN.

- GV y/ c H/S chỉ vị trí của của các cao nguyên trên lược đồ H1 –SGK và đọc các cao nguyên đó theo thứ tự từ Bắc xuống Nam.

- GV y/c HS dựa vào bảng số liệu ở mục 1 – SGK, xếp các cao nguyên theo thứ tự từ thấp đến cao.

* Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm.

. MT : HS trình bày được một số đặc điểm tiêu biểu của các cao nguyên ở TN.

- GV chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm một số tranh, ảnh và tư liệu về một cao nguyên như SGV.

2. Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt : mùa mưa và mùa khô

* HĐ 3 : Làm việc cá nhân.

. MT : HS nắm được đặc điểm khí hậu ở TN có hai mùa rõ rệt.

- Ở Buôn Ma Thuộc mùa mưa vào những tháng nào ? Mùa khô vào những tháng nào ?

- Khí hậu ở TN có mấy mùa ? là những mùa nào ?

- Mô tả cảnh mùa mưa và mùa khô ở TN ?

-> Bài học –SGK/ 83.

- HS theo dõi.

- Vài HS chỉ lược đồ.

- Trả lời.

- Mỗi nhóm thảo luận và trình bày một số đặcđiểm tiêu biểu của một cao nguyên đã giao.

- HS trả lời.

- Vài HS đọc.

 

doc57 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 629 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 đến 17 (Buổi chiều) - Năm học 2014-2015, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
- Em lễ phép, nhẹ nhàng, tôn trọng người lớn. 
Hoạt động 3
Trò chơi: Phỏng vấn
- GV tổ chức cho HS làm việc cặp đôi.
+ Yêu cầu HS đóng vai phóng viên phỏng vấn bạn về các vấn đề :
Tình hình vệ sinh lớp em, trường em.
Những hoạt động mà em muốn tham gia ở trường lớp.
Những công việc mà em muốn làm ở trường
Những nơi nà em muốn đi thăm.
Những dự định của em trong mùa hè này. 
- GV tổ chức cho HS làm việc cả lớp.
+ Gọi một số cặp HS lên lớp thực hành phỏng vấn và trả lời cho cả lớp theo dõi.
+ Hỏi : Việc nêu ý kiến của em có cần thiết không ? Em cần bày tỏ ý kiến với những vấn đề có liên quan để làm gì ?
+ Kết luận : Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến của mình cho người khác để trẻ em có những điều kiện tốt nhất.
- HS làm việc cặp đôi : lần lượt HS này là phóng viên – HS kia là người phỏng vấn (Tùy ý 2 HS chọn 1 chủ đề nào đó mà GV đưa ra).
+ 2 – 3 HS lên thực hành. Các nhóm khác theo dõi.
+ Có. Em bày tỏ để việc thực hiện những vấn đề đó phù hợp với các em hơn, tạo điều kiện phát triển tốt hơn.
+ Lắng nghe.
Thứ năm ngày 2 tháng 10 năm 2014
Tiết 4 Luyện Tiếng Việt	
Ôn tập: Từ ghép và từ láy
I. MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU
	1- HS ghi nhớ hai cách cấu tạo từ phức của tiếng Việt.
	- Ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau (từ ghép).
	- Phối hợp những tiếng có âm hay vần lặp lại nhau (từ láy).
	2- Biết vận dụng kiến thức đã học để phân biệt từ ghép với từ láy.Đặt câu với từ ghép và từ láy.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Một vài trang trong Từ điển Tiếng Việt hoặc Từ điển học sinh,Sổ tay từ ngữ để tra cứu khi cần thiết.
	- Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên (GV)
Hoạt động của HS
Kiểm tra bài cũ:
Có mấy cách để tạo thành từ phức, đó là những cách nào?
Lấy ví dụ minh họa.
GV nhận xét + cho điểm.
Có hai cách:
- Ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau (từ ghép).
- Phối hợp những tiếng có âm hay vần lặp lại nhau (từ láy).
BT1: Tìm từ ghép, từ láy:
Gv yêu cầu HS tìm 5 từ ghép và 5 từ láy.
- GV theo dõi, giúp đỡ
- GV yêu cầu hs trình bày.
- GV nhận xét + chốt lại.
BT2: Đặt câu:
Em Hãy đặt câu với các từ vừa tìm được.
Cho HS đọc yêu cầu của bài tập.
Cho HS làm bài.
Cho HS trình bày.
GV nhận xét + khẳng định những câu đặt đúng.
- HS làm bài.
- HS lần lượt đọc, cả lớp lắng nghe.
- HS trình bày.
-Lớp nhận xét.
-1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
-HS đặt câu ra giấy nháp.
-HS lần lượt đọc câu mình đã đặt.
-Lớp nhận xét.
GV nhận xét tiết học.
Yêu cầu HS về nhà, mỗi em tìm 5 từ ghép và 5 từ láy
Thứ sáu ngày 3 tháng 10 năm 2014
Tiết 4 Địa lí
 TÂY NGUYÊN
I – MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS biết :
Vị trí các cao nguyên ở Tây Nguyên trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
Trình bày được một số đặc điểm của Tây Nguyên (vị trí địa hình khí hậu).
Dựa vào lược đồ (bản đồ), bảng số liệu, tranh,ảnh để tìm kiến thức.
 -HS biết được còn nhiều khu rừng che phủ,cần phải được bảo vệ.
* GD ƯPBĐKH: Giúp học sinh biết được đặc điểm khí hậu ở Tây Nguyên từ đó HS có khả năng thích ứng với môi trường nơi đây.
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
Tranh, ảnh và tư liệu về các cao nguyên ở Tây Nguyên .
III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1/ On định :
2/ Bài cũ : Trung du Bắc Bộ.
Hai HS trả lời 2 câu hỏi 1, 3 .
Đọc thuộc bài học.
NXBC.
3/ Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
* Giới thiệu bài
1. Tây Nguyên – xứ sở của cao nguyên nhiều tầng
* Hoạt động 1 : Làm việc cả lớp
.MT : HS chỉ được trên BĐ vị trí các cao nguyên ở Tây Nguyên theo hướng từ Bắc xuống Nam và biết xếp các cao nguyên đó theo thứ tự từ thấp đến cao.
- GV chỉ vị trí khu vực TN trên BĐ và giới thiệu vài nét về TN.
- GV y/ c H/S chỉ vị trí của của các cao nguyên trên lược đồ H1 –SGK và đọc các cao nguyên đó theo thứ tự từ Bắc xuống Nam.
- GV y/c HS dựa vào bảng số liệu ở mục 1 – SGK, xếp các cao nguyên theo thứ tự từ thấp đến cao.
* Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm.
. MT : HS trình bày được một số đặc điểm tiêu biểu của các cao nguyên ở TN.
- GV chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm một số tranh, ảnh và tư liệu về một cao nguyên như SGV.
2. Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt : mùa mưa và mùa khô
* HĐ 3 : Làm việc cá nhân.
. MT : HS nắm được đặc điểm khí hậu ở TN có hai mùa rõ rệt.
- Ở Buôn Ma Thuộc mùa mưa vào những tháng nào ? Mùa khô vào những tháng nào ?
- Khí hậu ở TN có mấy mùa ? là những mùa nào ?
- Mô tả cảnh mùa mưa và mùa khô ở TN ?
-> Bài học –SGK/ 83.
- HS theo dõi.
- Vài HS chỉ lược đồ.
- Trả lời.
- Mỗi nhóm thảo luận và trình bày một số đặcđiểm tiêu biểu của một cao nguyên đã giao.
- HS trả lời.
- Vài HS đọc.
4/ Củng cố, dặn dò :
Trình bày những đặc điêm tiêu biểu về vị trí, địa hình và khí hậu của TN ?
Bài sau : Một số dân tộc ở TN.
NX chung giờ học.
Thứ sáu ngày 3 tháng 10 năm 2014
Tiết 5
 SINH HOẠT LỚP
I/Mục tiêu:
 -Nhận xét đánh giá lại tuần học vừa qua, những mặt đã đạt được, những mặt chưa làm được.
 -HS thấy được những ưu điểm cần phải phát huy, những nhược điểm cần phải khắc phục.
 -Giáo dục HS tinh thần tự giác về vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường xung quanh.
- Có thái độ nghiêm túc trong học tập.
II/Các hoạt động chính
1/Đánh giá lại tuần học vừa qua:
-Nề nếp sĩ số lớp được duy trì ổn định.
-Không có hiện tượng vắng học hay đi muộn.
-Viết chữ chưa đẹp, sai chính tả nhiều: Linh, Nam, Thành, Tiên
-Đi học chuyên cần, đúng giờ.
- Quên sách: Thành Long.
-Chưa học bài cũ trước khi lên lớp : Nam, Ý, Thành Long...
- Một số em thực hiện tốt: Nương, Diệp, Hiếu.
-Lao động vệ sinh trường lớp tương đối sạch sẽ.
-Gv tổ chức cho học sinh thi Văn nghệ. 
2/Kế hoạch tuần 7:
-Tiếp tục duy trì SS, NN lớp ổn định.
-Không có hiện tượng vắng học, đi muộn,
-Học bài đầy đủ trước khi đến lớp.
-Tiếp tục thực hiện chương trình tuần 7
-Đảm bảo giờ ra - vào lớp.
-Tham gia đầy đủ các hoạt động do nhà trường tổ chức.
-Dọn dẹp vệ sinh trường, lớp sạch sẽ, vệ sinh cá nhân gọn gàng, sạch sẽ.
- Đóng nộp các khoản quỹ.
TUẦN 7
Thứ năm ngày 9 tháng 10 năm 2014
Tiết 4 Luyện Tiếng Việt	
Bài: Nhớ - viết: Gà Trống và Cáo
I/ Mục tiêu:
Nhớ và viết đúng bài chính tả “Gà Trống và Cáo”
Trình bày sạch đẹp bài chính tả.
II/ Đồ dùng dạy học:
III/ Các hoạt động dạy học:
Kiểm tra bài cũ
Bài mới:
- GV cho HS nhìn sách đọc lại bài chính tả 
- Cho HS lần lượt đọc thuộc lòng bài chính tả
- Cho HS gạch dưới các từ khó: vắt vẻo, lõi đời, đon đả, loan, hồn lạc phách bay, quắp đuôi, 
- Cho HS đọc và viết lại các từ khó.
- HS nhớ viết bài
- Cho HS đổi chéo vở kiểm tra bài nhau.
- Chấm bài và sửa bài cho HS.
Củng cố, dặn dò:
- Dặn HS đọc lại bài cho thuộc
- Viết lại nhiều lần các từ viết sai. 
Thứ sáu ngày 10 tháng 10 năm 2014
Tiết 5
 SINH HOẠT LỚP
I/Mục tiêu:
 -Nhận xét đánh giá lại tuần học vừa qua, những mặt đã đạt được, những mặt chưa làm được.
 -HS thấy được những ưu điểm cần phải phát huy, những nhược điểm cần phải khắc phục.
 -Giáo dục HS tinh thần tự giác về vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường xung quanh.
- Có thái độ nghiêm túc trong học tập.
II/Các hoạt động chính
1/Đánh giá lại tuần học vừa qua:
-Nề nếp sĩ số lớp được duy trì ổn định
-Không có học sinh đi học muộn.
-Vẫn còn hiện tượng nói chuyện riêng trong lớp: Tiên, Hải, Ý, Nam ....
-Đảm bảo giờ giấc ra- vào lớp.
-Một số em còn quên đồ dùng học tập: Hải, Long.
-Chưa học bài cũ trước khi lên lớp : Thành Long, Nga..
-Lao động vệ sinh trường lớp tương đối sạch sẽ.
Một số bạn có cố gắng: Linh, Trang, Chung.
2/Kế hoạch tuần 8:
-Tiếp tục duy trì SS, NN lớp ổn định.
-Không có hiện tượng vắng học, đi muộn.
-Học bài đầy đủ trước khi đến lớp.
-Tiếp tục thực hiện chương trình tuần 8.
-Đảm bảo giờ ra - vào lớp.
-Tham gia đầy đủ các hoạt động do nhà trường tổ chức.
-Dọn dẹp vệ sinh trường, lớp sạch sẽ, vệ sinh cá nhân gọn gàng, sạch sẽ.
TUẦN 8
Thứ ba ngày 14 tháng 9 năm 2014
Tiết 2
Chính tả
NGHE – VIẾT: TRUNG THU ĐỘC LẬP
I. MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU
	- Nghe – viết đúng chính tả,trình bày đúng một đoạn trong bài Trung thu độc lập.
	- Tìm đúng,viết đúng chính tả những tiếng bắt đầu bằng r,d,gi (hoặc có vần iên/yên/iêng) để điền vào chỗ trống,hợp với nghĩa đã cho.
- Rèn tính cẩn thận cho học sinh.
* GDBVMTTNB,HĐ: Từ hình ảnh những con tàu mang cờ đỏ sao vàng giữa biển khơi và hình ảnh anh bộ đội đứng gác bảo vệ Tổ quốc để giáo dục ý thức chủ quyền biển đảo cho HS.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Ba,bốn tờ giấy khổ to viết nội dung BT2a hoặc 2b.
	- Bảng lớp viết nội dung B3a hoặc 3b + một số mẩu giấy có thể gắn lên bảng để HS thi tìm từ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên (GV)
Hoạt động của HS
Kiểm tra 2 HS.
GV (hoặc 1 HS)đọc các từ ngữ sau cho các bạn viết:
: phong trào,trợ giúp,họp chợ, khai trương,sương gió,thịnh vượng
GV nhận xét + cho điểm.
-2 HS lên bảng cùng lúc viết trên bảng lớp.
-HS còn lại viết vào giấy nháp.
Trong tiết chính tả hôm nay,các em sẽ được nghe – viết một đoạn trong bài Trung thu độc lập.Sau đó chúng ta sẽ làm một số bài tập chính tả là tìm đúng, viết đúng những tiếng bắt đầu bằng r,d,gi (hoặc có vần iên/yên/iêng)
a/Hướng dẫn chính tả
GV đọc một lượt toàn bài chính tả.
Có thể ghi lên bảng lớp một vài tiếng,từ HS hay viết sai để luyện viết: trăng,khiến,xuống,sẽ soi sáng
b/GV đọc từng câu hoặc bộ phận ngắn trong câu cho HS viết.
Mỗi câu hoặc bộ phận câu đọc 2,3 lượt.
c/GV chấm 5-7 bài
GV nhận xét bài viết của HS.
-HS lắng nghe.
-HS viết bài.
-HS từng cặp đổi vở,soát lỗi cho nhau. 
-HS đối chiếu với SGK tự sửa những chữ viết sai bên lề trang vở.
Cho HS đọc yêu cầu của BT2 (chọn câu 2a hoặc 2b)
Câu 2a:
GV giao việc: Nhiệm vụ của các em là chọn những tiếng bắt đầu bằng r,d hoặc gi để điền vào chỗ trống sao cho đúng.
Cho HS làm bài.
3 HS làm bài vào giấy khổ to.
HS còn lại làm vào giấy nháp.
Cho HS trình bày bài.
GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng các tiếng vần cần điền là: giắt,rơi,dấu,rơi,gì,dấu,rơi,dấu.
H:Câu chuyện Đánh dấu mạn thuyền nói về điều gì?
H:Câu chuyện Chú dế sau lò sưởi nói về điều gì?
-1 HS đọc yêu cầu của BT2a + đọc câu chuyện vui Đánh dấu mạn thuyền.
-HS làm bài:tìm các tiếng để điền vào chỗ trống.
-3 HS làm vào giấy khổ to.
-3 HS làm bài vào giấy lên dán trên bảng lớp.
-Lớp nhận xét.
-HS chép lời giải đúng vào vở (VBT)
-Truyện nói về anh chàng ngốc đánh rơi kiếm xuống sông, tưởng chỉ cần đánh dấu mạn thuyền chỗ kiếm rơi là mò được kiếm, không biết rằng thuyền đi trên sông nên việc đánh dấu mạn thuyền chẳng có ý nghĩa gì.
-Tiếng đàn của chú dế sau lò sưởi khiến cậu bé Mô-da ao ước trở thành nhạc sĩ chinh phục được các thành viên.
Câu a:
Cho HS đọc yêu cầu của BT3 (câu a)
GV giao việc: BT3a cho trước một số nghĩa từ.Các em có nhiệm vụ tìm các từ có tiếng mở đầu bằng r,d hoặc gi đúng với nghĩa đã chọn.
Cho HS làm bài dưới hình thức thi tìm từ nhanh.
Cho HS trình bày bài làm.
GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
a/Các từ có tiếng mở đầu bằng r,d,gi:
 rẻ,danh nhân,giường
Câu b: cách làm như câu a
 Lời giải đúng: điện thoại,nghiền,khiêng
-1 HS đọc to,cả lớp đọc thầm theo.
-HS làm bài vào vở.
-3 HS làm bài vào giấy được GV phát.
-HS nào tìm được từ đúng,nhanh,viết đúng chính tả 
-HS chép lời giải đúng vào vở.
GV nhận xét tiết học.
Yêu cầu HS ghi nhớ để không viết sai chính tả những từ đã được luyện tập.
Thứ năm ngày 16 tháng 10 năm 2014
Tiết 4 Luyện Tiếng Việt	
 Bài: Nếu chúng mình có phép lạ
I/ Mục tiêu:
Đọc và viết đúng bài chính tả “Nếu chúng mình có phép lạ”
Trình bày sạch đẹp bài chính tả.
II/ Đồ dùng dạy học:
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ
2. Bài mới:
 Đọc bài chính tả cần viết.
Cho HS lần lược đọc bài cần viết
Cho HS gạch dưới các từ khó.
Cho HS đọc và viết lại các từ khó.
Đọc bài cho HS viết
Đọc bài cho HS soát bài
Cho HS đổi chéo bài vở.
Chấm bài và sửa bài cho HS.
Củng cố, dặn dò:
Dặn Hs đọc lại các bài tập đọc.
Thứ sáu ngày 17 tháng 10 năm 2014
Tiết 4 Địa lí
Bài: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở TÂY NGUYÊN
I – MỤC TIÊU 
Học xong bài này, HS biết :
Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về hoạt động SX của người dân ở TN : trồng cây công nghiệp nâu năm và chăn nuôi gia súc lớn.
Dựa vào lược đồ (bản đồ), bảng số liệu, tranh, ảnh để tìm kiến thức.
Xác lập mối quan hệ địa lý giữa các thành phần tự nhiên với nhau và giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất của con người.
* GD ƯPBĐKH: GDHS biết yêu thiên nhiên, núi rừng, có ý thức chăm sóc, bảo vệ rừng và luôn thực hiện lối sống thân thiện với môi trường.
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bảng đồ địa lý tự nhiên VN 
Tranh, ảnh về vùng trồng cây cà phê, một số sản phẩm cà phê Buôn Ma Thuột
III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1 / On định..
2 / Bài cũ : Một số dân tộc ở TN
- 3 HS trả lời 3 câu hỏi – SGK/86.
- Đọc thuộc bài học.
3 / Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
* Giới thiệu bài
1. Trồng cây công nghiệp trên đất ba dan
* Hoạt động 1 : Làm viẹc theo nhóm.
. MT : HS hiểu được vì sao ở TN lại thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp và kể được tên những cây trồng chính ở đó
HS dựa vào kênh chữ và kênh hình ở mục 1 thảo luận trong nhóm theo các câu hỏi : 
+ Kể tên những cây trồng chính ở TN? Chúng thuộc loại cây gì?
+ Cây công nghiệp lâu năm nào được trồng nhiều nhất ở đây
+ Tại sao ở TN lại thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp
* Hoạt động 2 : Làm việc cả lớp
. MT : Học sinh chỉ được vị trí của Buôn Ma Thuột trên bản đồ và có biểu tượng về vùng chuyên trồng cà phê.
HS quan sát tranh, ảnh nhận xét vùng trồng cà phê ở Buôn Ma Thuột?
Chỉ vị trí Buôn Ma Thuột trên bản đồ.
Các em biết gì vè cà phê BMT?
Hiện nay, khó khăn lớn nhất trong việc trồng cây ở TN là gì?
Người dân ở TN đã làm gì đẻ khắc phục khó khăn này?
2. Chăn nuôi trên đồng cỏ
* Hoạt động 3 : Làm việc cá nhân
. MT : HS trình bày được những thuận lợi để phát triển chăn nuôi trâu, bò ở TN và kể tên các con vật nuôi chính ở đó.
- HS dựa vào hình 1, bảng số liêu, mục 2 – SGK, trả lời các câu hỏi – SGV/73
- Bài học – SGK/89
- 2 nhóm (3’)
- HS trả lời
- Vài HS chỉ bản đồ
- HS trả lời
- Tình trạng thiếu nước vào mùa khô
- HS trả lời
- HS trả lời
- Vài HS đọc
4 / Củng cố dặn dò :
- Trình bày những đặc điểm tiêu biểu về hoạt động trồng cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn ở TN?
- Bài sau : Hoạt động SX của người dân ở TN (tiếp theo).
- Nhận xét chung giờ học.
Thứ sáu ngày 17 tháng 10 năm 2014
Tiết 5
 SINH HOẠT LỚP
I/Mục tiêu:
 -Nhận xét đánh giá lại tuần học vừa qua, những mặt đã đạt được, những mặt chưa làm được.
 -HS thấy được những ưu điểm cần phải phát huy, những nhược điểm cần phải khắc phục.
 -Giáo dục HS tinh thần tự giác về vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường xung quanh.
- Có thái độ nghiêm túc trong học tập.
II/Các hoạt động chính
1/Đánh giá lại tuần học vừa qua:
-Nề nếp sĩ số lớp được duy trì ổn định
-Không có học sinh đi học muộn.
-Đảm bảo giờ giấc ra- vào lớp.
-Chưa học bài cũ trước khi lên lớp : Hải, Long...
-Lao động vệ sinh trường lớp tương đối sạch sẽ.
- Một số bạn có cố gắng: Trung, Thành.
2/Kế hoạch tuần 9:
-Tiếp tục duy trì SS, NN lớp ổn định.
-Không có hiện tượng vắng học, đi muộn.
-Học bài đầy đủ trước khi đến lớp.
-Tiếp tục thực hiện chương trình tuần 9.
-Đảm bảo giờ ra - vào lớp.
-Tham gia đầy đủ các hoạt động do nhà trường tổ chức.
- Dự Đại hội liên đội: Hiếu, Hiền
-Dọn dẹp vệ sinh trường, lớp sạch sẽ, vệ sinh cá nhân gọn gàng, sạch sẽ.
TUẦN 9
Thứ tư ngày 22 tháng 10 năm 2014
Tiết 4 Luyện Tiếng Việt
Ôn tập: Danh từ, động từ
I. MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU
	1- HS ôn tập lại danh từ, động từ.	
2-Biết được danh từ, động từ trong câu.
	3- Biết đặt câu với danh từ, động từ..
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên (GV)
Hoạt động của HS
Kiểm tra 3 HS
Danh từ là gi? Động từ là gì? Nêu ví dụ
GV nhận xét + cho điểm.
-Danh từ là những từ chỉ sự vật (người, con vật, đồ vật, khái niệm, hiện tượng, đơn vị..)
- Động từ là những từ chỉ hoạt động hoặc trạng thái của sự vật.
Bài tập:
BT1:GV gắn bảng phụ ghi bài tập
Gạch một gạch dưới danh từ, 2 gạch dưới động từ trong đoạn văn sau:
 Thuở nhỏ, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém.
 Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp. Mỗi buổi tối, ông viết xong mười trang vở mới chịu đi ngủ. Chữ viết đã tiến bộ, ông lại mượn những cuốn sách chữ viết đẹp làm mẫu để luyện nhiều kiểu chữ khác nhau.
 Kiên trì luyện tập suốt mấy năm, chữ ông mỗi ngày một đẹp. Ông nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt.
- GV nhận xét, chốt lại ý đúng
BT2: Em hãy viết một đoạn văn ngắn giới thiệu một danh lam thắng cảnh mà em biết.
GV chấm một số bài và nhận xét.
- HS đọc yêu cầu bài
- HS làm bài và trình bày
- HS đọc đề và nghe GV hướng dẫn
- HS làm viết bài vào vở
GV nhận xét tiết học.
Yêu cầu HS về nhà tìm thêm các danh từ , động từ.
Thứ sáu ngày 24 tháng 10 năm 2014
Tiết 3 Kể chuyện
 KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU
	1- Rèn kĩ năng nói.
	- HS chọn được một câu chuyện về ước mơ đẹp của mình hoặc bạn bè,người thân.Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện.Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện.
	- Lời kể tự nhiên,chân thực,có thể kết hợp với lời nói,cử chỉ,điệu bộ.
	2- Rèn kĩ năng nghe: chăm chú nghe bạn kể,nhận xét đúng lời kể của bạn.
*GDKNS: Thể hiện sự tự tin,lắng nghe tích cực.Đặt mục tiêu,kiên định.
* GDBVMTTNB,HĐ: GDHS ý thức bảo vệ môi trường nói chung, môi trường biển, hải đảo nói riêng qua đề bài: Em đã làm gì để góp phần giữ gìn xóm làng, đường phố, trường học xanh, sạch, đẹp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Bảng lớp viết đề bài.
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên (GV)
Hoạt động của HS
Kiểm tra 1 HS: Em hãy kể mộy câu chuyện em đã nghe,đã đọc về những ước mơ đẹp,nói ý nghĩa câu chuyện.
GV nhận xét + cho điểm.
-HS kể + nêu ý nghĩa câu chuyện.
Các em đã kể những câu chuyện đã nghe,đã đọc về ước mơ đẹp ở tuần trước.Trong tiết học này,các em sẽ kể về ước mơ đẹp của chính mình hay bạn bè
Cho HS đọc đề bài và gợi ý 1.
GV gạch dưới những từ ngữ quan trọng trong đề bài: Cụ thể gạch dưới các từ ngữ sau:
Đề bài: Kể chuyện về một ước mơ đẹp của em hoặc của bạn bè,người thân.
GV: Các em chú ý: Câu chuyện các em kể phải là ước mơ có thực,nhân vật trong chuyện chính là các em hoặc bạn bè,người thân.
Các em phải chọn được câu chuyện cho mình và tập kể trong nhóm.
-1 HS đọc to,lớp lắng nghe.
-HS chú ý theo dõi, lắng nghe
a/Giúp HS hiểu các hướng xây dựng cốt truyện.
Cho HS tiếp nối nhau đọc gợi ý 2.
GV dán lên bảng lớp tờ giấy ghi 3 hướng xây dựng cốt truyện.
Cho HS đọc.
Cho HS nối tiếp nhau nói về đề tài KC và hướng xây dựng cốt truyện của mình.
Cho HS đọc gợi ý 3.
Cho HS làm bài.
Cho HS trình bày.
*GDKNS:+Em đã từng chứng kiến hay tham gia vào việc gì?
+ Em hãy giới thiệu về câu chuyện của mình?
GV dán lên bảng dàn ý kể chuyện và lưu ý HS:Khi kể câu chuyện em đã chứng kiến,em phải mở đầu chuyện ở ngôi thứ nhất (tôi,em).
-Cả lớp theo dõi trong SGK.
-
1 HS đọc to,lớp lắng nghe.
-HS nối tiếp trình bày ý kiến.
-1 HS đọc to,lớp lắng nghe.
-HS làm bài cá nhân,tự đặt tên cho câu chuyện.
-HS lần lượt nói tên câu chuyện của mình.
a/Cho HS kể chuyện theo cặp.
GV theo dõi,hướng dẫn,góp ý.
b/Cho HS thi kể chuyện:
GV dán lên bảng tiêu chí đánh giá bài KC.
Cho HS thi kể chuyện trước lớp.
GV nhận xét + khen những HS kể hay.
-Từng cặp HS kể cho nhau nghe câu chuyện về ước mơ của mình.
-HS đọc thầm lại tiêu chí.
-Một số HS thi kể.
-Lớp nhận xét.
GV nhận xét tiết học.
Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện vừa kể ở lớp cho người thân nghe.
Dăn HS về nhà chuẩn bị trước cho bài kể chuyện Bàn chân kì diệu (tuần 11).
Tiết 4 Địa lí
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở TÂY NGUYÊN (TT)
I – MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS biết :
Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về hoạt động SX của người dân ở TN (khai thác sức nước, khai thác rừng).
Nêu quy trình làm ra các sản phẩm đồ gỗ.
Dựa vào lược đồ (bản đồ), tranh, ảnh để tìm kiến thức.
*GDBVMT: Xác lập mối quan hệ địa lý giữa các thành phần tự nhiên với nhau và gữa thiên nhiên với hoạt động SX của con người.Khai thác đi đôi với bảo vệ rừng,bảo v

File đính kèm:

  • docLOP_4.doc