Giáo án Lớp 4 - Thứ 4 Tuần 9
Kể chuyện
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
Đề bài: Kể chuyện về một ước mơ đẹp của em hoặc của bạn bè, người thân.
I/ Mục tiu:
- Chọn được một câu chuyện về ước mơ đẹp của mình hoặc của bạn bè, người thân.
- Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện. Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
KNS: Thể hiện sự tự tin, lắng nghe tích cực.
Thứ., ngày..tháng. năm 20 Toán Vẽ hai đường thăng vuơng gĩc I/ Mục tiêu: - Vẽ được một đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với một đường thẳng cho trước. - Vẽ được đường cao của một hình tam giác.(HS làm bài 1, 2). II/ Đồ dùng dạy-học: Thước kẻ và ê ke. III/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trị A/ KTBC: Hai đường thẳng song song - Gọi hs lên bảng vẽ 2 đường thẳng song song và nêu đặc điểm. - Vẽ hình chữ nhật ABCD lên bảng và gọi hs nêu tên từng cặp cạnh song song với nhau có trong hình. - Nhận xét, cho điểm. B/ Dạy-học bài mới: 1. Giới thiệu bài: Các em đã biết hai đường thẳng vuông góc với nhau. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ thực hành vẽ hai đường thẳng vuông góc với nhau. 2. Vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E và vuông góc với đường thẳng AB cho trước - Thực hiện các bước vẽ như SGK, vừa thực hiện vẽ vừa nêu cách vẽ (vẽ theo từng trường hợp) C E A B D Tổ chức cho hs thực hành vẽ. + Các em vẽ đường thẳng AB bất kì, có thể lấy điểm E trên đường thẳng AB hoặc ngoài đường thẳng AB, sau đó dùng ê ke để vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E và vuông góc với AB - Quan sát, giúp đỡ những hs còn lúng túng 3. Giới thiệu đường cao của hình tam giác - Vẽ lên bảng hình tam giác ABC như SGK - Gọi hs nêu tên tam giác. - Các em hãy vẽ đường thẳng đi qua điểm A và vuông góc với cạnh BC của tam giác ABC - Tô màu đoạn thẳng AH và nói: "Đoạn thẳng AH là đường cao của hình tam giác ABC" và ta nói: "Độ dài đoạn thẳng AH là "chiều cao" của hình tam giác ABC" - Gọi hs đọc mục 2 trong SGK 4. Thực hành: Bài 1: Gọi hs đọc y/c. - Vẽ lần lượt từng hình lên bảng. - Gọi hs lên bảng vẽ, cả lớp vẽ vào SGK. Bài 2: Gọi hs đọc y/c. - Y/c hs thực hành vẽ đường cao AH của hình tam giác vào SGK. Bài 3: Gọi hs đọc y/c. - Y/c hs vẽ vào SGK. C. Củng cố, dặn dò: - Về nhà tập vẽ 2 đường thẳng vuông góc - Bài sau: Vẽ hai đường thẳng song song - Nhận xét tiết học - 2 hs lần lượt lên bảng. - HS 1 vẽ hai đường thẳng song song và nêu: Hai đường thẳng song song không bao giờ cắt nhau.(TB,Y) - AB//DC; AD//BC.(TB,Y) - Lắng nghe. - Theo dõi thao tác của giáo viên. - 1 hs lên bảng vẽ, HS còn lại vẽ vào vở nháp.(K,G) C E A B D - Quan sát. - Tam giác ABC. - Lắng nghe, 1 hs lên bảng vẽ, hs còn lại vẽ vào vở nháp.(K,G) A B H C - 2 hs đọc to trước lớp. - 1 hs đọc y/c. - Quan sát. - 1 hs lên bảng vẽ, cả lớp vẽ vào SGK. (TB,Y) - 1 hs đọc y/c. - 1 hs lên bảng vẽ, cả lớp vẽ vào SGK. (TB,Y) - 1 hs đọc y/c. - 1 hs lên bảng vẽ và nêu tên các hình. chữ nhật: ABCD, AEGD và EBCG. (TB,Y). Thứ., ngày..tháng. năm 20 Tập đọc Điều ước của vua Mi - đát I/ Mục tiêu: - Bước đầu biết đọc diẽn cảm phân biệt laoì các nhân vật(lời xin, khẩn cầu của Mi – đát, lời phán bảo oai vệ của thần Đi-ơ-ni-dốt). - Hiểu ý nghĩa của câu chuyện : Những ước muốn tham lam không mang lại hạnh phúc cho con người.(trả lời được các câu hỏi trong SGK). II/ Đồ dùng dạy-học: - Tranh minh họa bài tập đọc. III/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trị A. KTBC: Thưa chuyện với mẹ. - Gọi hs lên bảng nối tiếp nhau đọc 2 đoạn của bài và trả lời câu hỏi + Cương xin học nghề rèn để làm gì? +Hãy nêu nội dung của bài? Nhận xét, cho điểm B. Dạy-học bài mới: 1. Giới thiệu bài: Treo tranh minh họa và hỏi: Hãy mô tả những gì bức tranh thể hiện? - Mâm thức ăn trước mặt vua Hi Lạp lóe lên ánh sáng rực rỡ của vàng. Vẻ mặt nhà vua hoảng hốt. Vì sao vẻ mặt nhà vua khiếp sợ như vậy? Các em hãy đọc truyện để biết rõ điều đó. 2. HD đọc và tìm hiểu bài: a) Luyện đọc: - Gọi hs nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài - Sửa lỗi ngắt giọng, phát âm cho hs. - HD hs luyện phát âm các từ khó: Mi- đát, Đi-ơ-ni-dốt, Pác-tơn - Gọi hs nối tiếp nhau đọc lượt 2. - Giải nghĩa từ ở đoạn 2: khủng khiếp (hoảng sợ ở mức cao, từ đồng nghĩa với từ kinh khủng), từ ở đoạn 3: phán (truyền bảo hay ra lệnh) , phép mầu, quả nhiên - Y/c hs đọc trong nhóm đôi. - Gọi hs đọc cả bài. - GV đọc diễn cảm phân biệt lời các nhân vật: + lời vua Mi-đát từ phấn khởi chuyển sang hoảng hốt, khẩn cầu, hối hận. + Lời phán của thần Đi-ô-ni-ốt: điềm tĩnh, oai vệ. b. Tìm hiểu bài: - Y/c hs đọc thầm đoạn 1 và TLCH: + Vua Mi-đát xin thần Đi-ô-ni-dốt điều gì? + Thoạt đầu, điều ước được thực hiện tốt đẹp như thế nào? - Y/c hs đọc thầm đoạn 2 và TLCH + Tại sao vua Mi-đát phải xin thần Đi-ô-ni-ốt lấy lại điều ước? - Y/c hs đọc thầm đoạn 3 và TLCH: + Vua Mi-đát đã hiểu được điều gì? c. HD hs đọc diễn cảm - Y/c hs đọc phân vai trong nhóm 3. - Gọi 1 nhóm hs đọc theo phân vai trước lớp. - Y/c cả lớp tìm ra giọng đọc thích hợp cho từng nhân vật. - HD hs đọc diễn cảm 1 đoạn. + Gv đọc mẫu. + Gọi hs đọc. - Tổ chức cho hs thi đọc diễn cảm đoạn luyện đọc:”Mi - đát bụng đĩi cồn càotham lam”. - Nhận xét, tuyên dương bạn đọc hay. C. Củng cố, dặn dò: - Hãy nêu nội dung bài? - Câu chuyện giúp em hiểu ra điều gì? - Các em hãy chọn tiếng "ước" đứng đầu để đặt tên cho câu chuyện? - Về nhà đọc lại bài nhiều lần, cố gắng luyện đọc diễn cảm. - Bài sau: Ôn tập. - 2 hs nối tiếp nhau đọc 2 đoạn của bài + Cương thương mẹ vất vả, muốn học một nghề để kiếm sống, đỡ đần cho mẹ + Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ . Cương thuyết phục mẹ đồng tình với em, không xem thợ rèn là nghề hèn kém. (TB,Y) - Bức tranh vẽ cảnh trong một cung điện nguy nga, tráng lệ. Trước mắt ông vua là đầy đủ thức ăn đủ loại. Tất cả đều lóe lên ánh sáng rực rỡ của vàng. Nhưng nét mặt nhà vua có vẻ hoảng sợ. - Lắng nghe. - 3 hs nối tiếp nhau đọc. + Đoạn 1: Từ đầu...hơn thế nữa + Đoạn 2: Bọn đầy tớ...được sống + Đoạn 3: Phần còn lại. - HS luyện đọc: Đi-ô-ni-dốt, Mi-đát, cành sồi, sông Pác-tôn. - 3 hs nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài - HS đọc ở phần chú giải. - HS luyện đọc trong nhóm đôi. - 1 hs đọc cả bài. - Lắng nghe. - HS đọc thầm và trả lời: + Xin thần làm cho mọi vật mình chạm vào đều biến thành vàng. (K,G) + Vua bẻ thử một cành sồi, ngắt thử một quả táo, chúng đều biến thành vàng. Nhà vua cảm thấy mình là người sung sướng nhất trên đời. (TB,Y) - HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời: + Vì nhà vua đã nhận ra sự khủng khiếp của điều ước: vua không thể ăn uống được gì - tất cả các thức ăn, thức uống vua đụng vào đều biến thành vàng. (K,G) - HS đọc thầm đoạn 3 và TLCH: + Hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam. (TB,Y). - HS đọc phân vai trong nhóm (người dẫn chuyện, Mi-đát, thần Đi-ô-ni-dốt). - 3 hs đọc phân vai trước lớp. - Cả lớp nhận xét, tìm ra giọng đọc (mục 2a) - Lắng nghe. - 2 hs đọc. - 2 hs thi đọc diễn cảm trước lớp. - Nhận xét. - Những ước muốn tham lam không mang lại hạnh phúc cho con người. - Đừng tham lam ao ước chuyện dại dột. - Ước mơ tham lam, Ước mơ kì quái... (K,G). Thứ., ngày..tháng. năm 20 Kể chuyện Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia Đề bài: Kể chuyện về một ước mơ đẹp của em hoặc của bạn bè, người thân. I/ Mục tiêu: - Chọn được một câu chuyện về ước mơ đẹp của mình hoặc của bạn bè, người thân. - Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện. Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện. KNS: Thể hiện sự tự tin, lắng nghe tích cực. II/ Đồ dùng dạy-học: - Viết sẵn đề bài. - Giấy khổ to viết vắn tắt: * Ba hướng xây dựng cốt truyện: + Nguyên nhân làm nảy sinh ước mơ đẹp. + Những cố gắng để đạt ước mơ. + Những khó khăn đã vượt qua, ước mơ đạt được. * Dàn ý kể chuyện. - Tên câu chuyện. + Mở đầu: Giới thiệu ước mơ của em hoặc bạn bè, người thân. Vì sao em lại kể ước mơ đó. + Diễn biến. + Kết thúc. III/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trị A/ KTBC: Gọi hs kể một câu chuyện em đã nghe, đã đọc về những ước mơ đẹp, nói ý nghĩa câu chuyện. - Nhận xét, cho điểm B/ Dạy-học bài mới: 1. Giới thiệu bài: Tuần trước, các em đã kể những câu chuyện đã nghe, đã đọc về ước mơ đẹp. Trong tiết học này, các em sẽ kể một câu chuyện về ước mơ đẹp của chính mình hay bạn bè, người thân. 2. HD hs hiểu được y/c của đề bài: - Gọi hs đọc đề bài và gợi ý 1. - Dùng phấn màu gạch chân: Ước mơ đẹp của em, của bạn bè, người thân. - Đề bài y/c kể chuyện về điều gì? - Nhân vật chính trong truyện là ai? - Nhấn mạnh: Câu chuyện các em kể phải là ước mơ có thực, nhân vật trong câu chuyện chính là các em hoặc bạn bè, người thân. 3. Gợi ý kể chuyện: a) Giúp hs hiểu các hướng xây dựng cốt truyện. - Gọi hs đọc gợi ý 2. - Dán tờ phiếu ghi 3 hướng xây dựng cốt truyện, gọi hs đọc. - Em xây dựng cốt truyện của mình theo hướng nào? Hãy giới thiệu cho các bạn cùng nghe. b) Đặt tên cho câu chuyện: - Gọi hs đọc gợi ý 3. - Các em hãy suy nghĩ, đặt tên cho câu chuyện về ước mơ của mình. - Dán dàn ý kể chuyện lên bảng, gọi 1 hs đọc - Nhắc hs: Khi kể các em dựa vào dàn ý trên, kể câu chuyện em đã chứng kiến, em phải mở đầu chuyện ở ngôi thứ nhất (tôi, em) 4. Thực hành kể chuyện: - 2 em ngồi cùng bàn hãy kể cho nhau nghe câu chuyện về mơ ước của mình. - Đến từng nhóm, nghe hs kể, hướng dẫn, góp ý. * Tổ chức cho hs thi kể chuyện - Dán tiêu chuẩn đánh giá bài KC lên bảng gọi hs đọc. - Các em hãy lắng nghe bạn kể để nhận xét theo các tiêu chuẩn trên. - Gọi hs lên thi kể. - Ghi nhanh: tên hs, tên câu chuyện, ước mơ trong truyện. - Gợi ý để hs nghe hỏi bạn: - Y/c cả lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay và KC hay nhất - Tuyên dương bạn kể hay. C. Củng cố, dặn dò: - Về nhà các em kể lại câu chuyện về ước mơ của mình cho người thân nghe và viết vào VBT - Bài sau: Bàn chân kì diệu. - Nhận xét tiết học. - 1 hs lên bảng thực hiện y/c (K,G). - Lắng nghe. - 2 hs nối tiếp nhau đọc. - Kể về ước mơ đẹp. - Là em hoặc bạn bè, người thân.(TB,Y) - Lắng nghe. - 3 hs nối tiếp nhau đọc. - 1 hs đọc. + Em muốn kể một câu chuyện giải thích vì sao em ước mơ trở thành cô giáo.(K,G) + Em ước mơ trở thành một kĩ sư tin học giỏi vì em rất thích làm việc trên máy vi tính. + Em kể câu chuyện bạn Nga bị khuyết tật đã cố gắng đi học vì bạn ước mơ trở thành cô giáo dạy trẻ khuyết tật.(K,G). - 1 hs đọc. - HS nối tiếp nhau phát biểu: Tên câu chuyện của em là: Một mơ ước đẹp, một ước mơ nho nhỏ, Em muốn thành cô giáo,... - 1 hs đọc dàn ý kể chuyện. - Lắng nghe, thực hiện. - HS kể trong nhóm đôi. - 1 hs đọc các tiêu chí: + Nội dung (kể có phù hợp với đề bài không) + Cách kể có mạch lạc, rõ ràng không + Cách dùng từ, đặt câu, giọng kể - Lắng nghe. - HS nối tiếp nhau thi kể trước lớp. + Khi nhận được giải thưởng, bạn nghĩ cần cảm ơn ai trước? + Bạn có nghĩ rằng nhất định bạn sẽ thực hiện được ước mơ trở thành cô giáo không? - Cả lớp nhận xét, bình chọn. - Lắng nghe. Thứ tư , ngày 19 tháng 10 năm 2011 Địa lí Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên (tiếp theo) I/ Mục tiêu: - Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ớ Tây Nguyên : + Sử dụng sức nước sản xuất điện + Khai thác gỗ và lâm sản . - Nêu được vai trò của rừng đối với đới sống và sản xuất : cung cấp gỗ , lâm sản , nhiều thú quý - Biết sự cần thiết phải bảo vệ rừng . - Mô tả sơ lược : rừng rậm nhiệt đới ( rừng rậm , nhiều loại cây , tạo thành nhiều tầng ) , rừng khộp ( rừng rụng lá mùa khô ) - Chỉ trên bản đồ ( lược đồ ) và kể tên những con sông bắt nguồn từ Tây Nguyên : sông Xê Xan , sông Xrê Pốk , sông Đồng Nai HS khá giỏi: + Quan sát hình và kể các cơng việc cần phải làm trong quy trình sản xuất ra các sản phẩm đồ gỗ. + Giải thích những nguyên nhân khiến rừng ở Tây nguyên bị tàn phá. THSDNLTK và HQ: Giáo dục HS về vấn đề bảo vệ nguồn bảo vệ nguồn nước, phục vụ cuộc sống. + Giáo dục HS tầm quan trọng của việc bảo vệ và khai khác hợp lí rừng, đồng thời tích cực tham gia trồng rừng. II/ Đồ dùng dạy-học: - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. III/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trị A. KTBC: Gọi hs lên bảng trảlời - Kể tên những loại cây trồng và vật nuôi chính ở Tây Nguyên ? - Tây Nguyên có những thuận lợi nào để phát triển chăn nuôi trâu, bò? Nhận xét, cho điểm. B. Dạy-học bài mới: 1) Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên. 2) Tiến trình hoạt động: 3. Khai thác sức nước * Hoạt động 1:Làm việc theo nhĩm: - Gọi hs đọc mục 3 SGK/90. Yêu cầu HS quan sát hình 4/SGK. - Các em hãy quan sát lược đồ các sông chính ở Tây Nguyên để trả lời các câu hỏi sau: + Nêu tên một số sông chính ở Tây Nguyên? + Gọi hs lên bảng chỉ các sông trên trên lược đồ. + Những con sông này bắt nguồn từ đâu và chảy ra đâu? + Tại sao các sông ở Tây Nguyên lắm thác ghềnh? + Người dân Tây Nguyên khai thác sức nước để làm gì? + Các hồ chứa nước do nhà nước và nhân dân xây dựng có tác dụng gì? + Em biết những nhà máy thủy điện nổi tiếng nào ở Tây Nguyên? + Gọi hs lên bảng chỉ nhà máy thuỷ điện Y-a-li trên lược đồ và cho biết nó nằm trên con sông nào? Kết luận: Tây Nguyên là nơi bắt nguồn của nhiều con sông. Địa hình với nhiều cao nguyên xếp tầng đã khiến cho các lòng sông lắm thác ghềnh là điều kiện để khai thác nguồn nước, sức nước của nhà máy thuỷ điện, trong đó phải kể đến nhà máy thuỷ điện Y-a-li. 4. Rừng và việc khai thác rừng ở Tây Nguyên: * Hoạt động 2: Làm việc nhĩm đơi - Gọi hs đọc mục 4 SGK/91. Quan sát hình 6, 7. - Các em hãy thảo luận nhóm đôi để trả lời các câu hỏi sau: 1) Tây Nguyên có những loại rừng nào? 2) Vì sao Tây Nguyên lại có các loại rừng khác nhau? 3) Dựa vào tranh, ảnh hãy mô tả rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp? - Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả. Kết luận: Tây Nguyên có nhiều loại rừng. Nơi mưa nhiều thì rừng rậm nhiệt đới phát triển. Nơi mùa khô kéo dài thì xuất hiện loại rừng không (hay khộc). * Hoạt động 3: Làm việc cả lớp - Gọi hs đọc SGK/92. - Các em hãy quan sát các hình 8,9,10 SGK để trả lời các câu hỏi sau: + Rừng Tây Nguyên có giá trị gì? + Gỗ được dùng làm gì? + Nêu qui trình sản xuất ra đồ gỗ? + Việc khai thác rừng hiện nay như thế nào? + Những nguyên nhân nào ảnh hưởng đến rừng? + Thế nào là du canh, du cư ? Kết luận: Tây Nguyên có 2 mùa rõ rệt và 2 loại rừng đặc trưng. Rừng Tây Nguyên cho ta nhiều sản vật, nhất là gỗ... Tuy nhiên việc khai thác rừng bừa bãi với nhiều nguyên nhân khác nhau đã và đang ảnh hưởng tới môi trường và con người. - Vậy chúng ta làm gì để bảo vệ rừng? - Gọi hs đọc mục ghi nhớ SGK/93. C. Củng cố, dặn dò: - Hãy nêu tóm tắt những hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên? - Về nhà xem lại bài. - Bài sau: Thành phố Đà Lạt. - 2 hs lần lượt lên bảng trả lời. + Chè, cà phê, cao su, hồ tiêu. Vật nuôi: Trâu, bò, voi.(TB,Y). - Có những đồng cỏ xanh tốt, thuận lợi để phát triển chăn nuôi trâu, bò. (TB,Y). - Lắng nghe. - 1 hs đọc to trước lớp. - HS quan sát lược đồ trong SGK. + Xê Xan, Ba, Đồng Nai + 1 hs lên bảng chỉ. + Vì các sông ở đây chảy qua nhiều vùng có độ cao khác nhau. + Để chạy tua bin sản xuất ra điện, phục vụ đời sống con người. + Giữ nước, hạn chế những cơn lũ bất thường. + Y-a-li. (TB,Y) + 1 hs lên bảng chỉ và TL: Nằm trên sông Xê-xan. - Lắng nghe. - 1 hs đọc to trước lớp - HS thảo luận nhóm đôi - Đại diện nhóm trình bày (mỗi nhóm trình bày 1 câu) - các nhóm khác nhận xét. 1) Rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp. 2) Vì phụ thuộc vào đặc điểm khí hậu ở Tây Nguyên có hai mùa mưa và khô rõ rệt. (TB,Y) 3) Rừng rậm nhiệt đới um tùm phát triển xanh tươi, rừng khộp vào mùa khô trông xơ xác vì lá rụng gần hết. (K,G) - Lắng nghe. - 1 hs đọc to trước lớp. - Quan sát hình trong SGK. + Cho ta nhiều sản vật nhất là gỗ. Ngoài gỗ, rừng còn có tre, nứa, mây, các loại cây làm thuốc và nhiều thú quý. + Dùng để đóng bàn, ghế,...(TB,Y) + Gỗ được khai thác và vận chuyển đến xưởng cưa xẻ gỗ sau đó được đưa đến xưởng mộc để làm ra các sản phẩm đồ gỗ.(K,G) + Chưa tốt, còn hiện tượng khai thác bừa bãi ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh hoạt của con người.(K,G) + Khai thác rừng bừa bãi, đốt rừng làm nương rẫy, mở rộng diện tích cây công nghiệp không hợp lí và tập quán du canh, du cư.(K,G) + Du canh: hình thức trồng trọt với kĩ thuật lạc hậu làm cho độ phì nhiêu của đất cạn kiệt, vì vậy luôn thay đổi địa điểm trồng trọt từ nơi này sang nơi khác. + Du cư: hình thức sinh sống, không có nơi cư trú nhất định. - Lắng nghe. + Khai thác rừng hợp lí. + Tạo điều kiện để đồng bào định canh, định cư. + Không đốt phá rừng. + Mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp hợp lí.(TB,Y) - 3 hs đọc trước lớp. - Trồng cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc có sừng, khai thác sức nước, khai thác rừng.(K,G)
File đính kèm:
- 9-4.doc