Giáo án Lớp 4 - Thứ 4 Tuần 6

Kể chuyện

Kể chuyện đã nghe, đã đọc

A. Mục tiêu:

 - Dựa vào gợi ý ( SGK ) , biết chọn và kể lại được câu chuyện đả nghe , đã đọc , nói về lòng tự trọng .

 - Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung của truyện.

B. Đồ dùng dạy – học:

 - Một số câu chuyện nói vềlòng tự trọng .

 

doc8 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1101 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 4 - Thứ 4 Tuần 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ.., ngày tháng.. năm 20.
Tốn
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
 - Viết số liền trước, số liền sau của một số, So sánh số tự nhiên; nêu được giá trị của chữ số trong một số.
 - Chuyển đổi được đơn vị đo khối lượng, thời gian.
 - Đọc được thơng tin trên bản đồ.
 - Tìm được số trung bình cộng. (HS làm bài 1, 2)
II. Đồ dùng dạy học: 
 - HS: Sách giáo khoa
III. Hoạt động dạy – học: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trị
1/ Giới thiệu bài: Tiết toán hôm nay các em sẽ được luyện tập về các nội dung đã học từ đầu năm đến giơ.ø 
2/ HD luyện tập:
 Bài 1: 
- Gọi hs đọc y/c
- Y/c hs tự làm bài , sau đó nêu kết quả của mình.
Bài 2: Y/c hs quan sát biểu đồ trong SGK và suy nghĩ tự nhẩm để trả lời các câu hỏi phía dưới 
- Gọi hs trả lời lần lượt các câu hỏi.
Bài 3: Gọi hs đọc đề toán 
- Y/c hs tự làm bài
 Tóm tắt
Ngày đầu: 120 m
Ngày thứ hai: 1/2 ngày đầu
Ngày thứ ba: Gấp đôi ngày đầu
Trung bình mỗi ngày:... m?
- Yêu cầu về nhà làm vào vở.
3/ Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét kết quả bài làm của hs
- Về nhà ôn tập các kiến thức trong chương I
- Bài sau: Phép cộng
Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe
- 1 hs đọc y/c
a) Khoanh vào D b) Khoanh vào B
c) Khoanh vào C, d) Khoanh vào C
e) Khoanh vào C. (TB,Y)
- Lắng nghe.
- HS lần lượt trả lời:
a) Hiền đã đọc được 33 quyển sách (TB,K)
b) Hòa đã đọc được 40 quyển sách. (TB,Y)
c) Số quyển sách Hòa đọc được nhiều hơn Thục là: 40 - 25 = 15 (quyển)
d) Trung đọc ít hơn Thục 3 quyển
e) Bạn Hòa đọc được nhiều sách nhất 
g) Bạn Trung đọc được ít sách nhất
h) Trung bình mỗi bạn đọc đươc:
 (33 + 40 + 22) : 4 = 30 (quyển sách) (K.
,G)
- HS nhận xét sau câu trả lời của bạn.
- 1 hs đọc to trước lớp
- 1 hs lên bảng làm, cả lớp làm vào vở
 Bài giải
 Số mét vải ngày thứ hai cửa hàng bán:
 120 : 2 = 60 (m)
 Số mét vải ngày thứ ba cửa hàng bán là:
 120 x 2 = 240 (m)
 Trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được:
 (120 + 60 + 240 ) : 3 = 140 (m)
 Đáp số: 140 m (Nộp vở)
- HS đổi vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
Thứ.., ngày tháng.. năm 20.
Tập đọc
Chị em tôi
I/ Mục tiêu:
- Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, bước đầu diễn tả được nội dung câu chuyện.
 - Hiểu ý nghĩa: Khuyên HS không nói dối vì đĩ là một tính xấu làm mất lòng tin, sự tôn trọng của mọi người đối với mình. (trả lởi CH trong SGK.)
KNS: Tự nhận thức về bản thân.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Tranh minh họa bài tập đọc
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trị
A/ KTBC: Nỗi dằn vặt của An-đrây- ca
- Gọi 2 hs lên bảng đọc và TLCH
+ Câu chuyện cho thấy An-đây-ca là một cậu bé như thế nào?
+ Nội dung truyện nói lên điều gì?
- Nhận xét, cho điểm.
B/ Dạy - học bài mới:
1. Giới thiệu bài: Có 1 câu chuyện có tên Nói dối hại thân kể về một chú bé chăn cừu thích nói dối trêu đùa mọi người, cuối cùng gặp nạn chẳng ai đến cứu, lúc đó cậu mới tỉnh ngộ. Truyện Chị em tôi mà các em học hôm nay cũng kể về một cô chị hay nói dối. Ai đã giúp cô sửa đổi tính xấu này. Các em cùng tìm hiểu.
2/ Luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc:
- Gọi hs nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài.
- Sửa lỗi phát âm cho hs
- Gọi hs đọc lượt 2 + giải nghĩa các từ: tặc lưỡi, yên vị, im như phỗng, cuồng phong, ráng.
- Y/c HS luyện đọc trong nhóm đôi
- Gọi 2 hs đọc cả bài
- Gv đọc diễn cảm
b. Tìm hiểu bài:
- Y/c hs đọc thầm đoạn 1 và TLCH:
+ Cô chị xin phép ba đi đâu?
+ Cô bé có đi học nhóm thật không? Em đoán xem cô đi đâu?
+ Cô nói dối ba như vậy đã nhiều lần chưa?
+Vì sao cô lại nói dối được nhiều lần như vậy?
+ Vì sao mỗi lần nói dối, cô chị lại thấy ân hận?
- Y/c hs đọc thầm đoạn 2 và TLCH: 
+ Cô em đã làm gì để chị minh thôi nói dối?
+ Cô chị nghĩ ba sẽ làm gì khi biết mình hay nói dối?
+ Thái độ của người cha lúc đó thế nào?
- Y/c hs đọc thầm đoạn 3 và TLCH:
+ Vì sao cách làm của cô em giúp chị tỉnh ngộ?
+ Cô chị đã thay đổi thế nào?
c. Đọc diễn cảm:
- Gọi 3 hs đọc 3 đoạn của bài
- Yêu cầu cả lớp theo dõi tìm ra cách đọc đúng.
- Ngoài giọng đọc, khi đọc các em cần nhấn giọng ở những từ sau (treo bảng đoạn văn cần luyện đọc).
- Gv đọc mẫu.
- Y/c hs đọc trong nhóm 4 (phân theo vai).
- Tổ chức thi đọc diễn cảm.
- Thi đọc diễn cảm cá nhân.
- Tuyên dương cá nhân, nhóm đọc hay.
3/ Củng cố, dặn dò:
- Nội dung bài nói lên điều gì?
- Qua câu chuyện em rút ra bài học gì cho mình?
- Em hãy đặt tên khác cho truyện theo tính cách của mỗi nhân vật?
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe
- Bài sau: Trung thu độc lập
- Nhận xét tiết học.
 - 2 hs lên bảng đọc:
+ An-đrây-ca rất có ý thức, trách nhiệm về việc làm của mình. An-đrây-ca rất trung thực, cậu đã nhận lỗi với mẹ và rất nghiêm khắc với bản thân về lỗi lầm của mình. (TB,Y)
+ Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng tự trọng, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
(TB,Y)
- Lắng nghe.
- HS lần lượt đọc theo trình tự
+ Đoạn 1: Dắt xe ra cửa...tặc lưỡi cho qua
+ Đoạn 2: Cho đến một hôm...nên người
+ Đoạn 3: Phần còn lại (K,G)
- HS luyện phát âm: sững sờ, im như phỗng, tặc lưỡi.
- 3 hs đọc trước lớp lượt 2. Một số hs khác đọc giải nghĩa từ ở phần chú giải
- HS đọc trong nhóm đôi
- 2 hs đọc to trước lớp
- lắng nghe
- HS đọc thầm
+ Xin phép ba đi học nhóm (TB,Y)
+ Cô không đi học nhóm mà đi chơi với bạn bè, đi xem phim, đến nhà bạn,...(TB,Y)
+ Nói dối ba rất nhiều lần đến nỗi không biết lần này là lần thứ mấy.
(TB,Y)
+ Vì bấy lâu nay ba vẫn tin cô
+ Vì cô thương ba, biết mình đã phụ lòng tin của ba nhưng vẫn tặc lưỡi vì cô đã quen nói dối. (K,G)
- HS đọc thầm đoạn 2
+ Cô bắt chước chị cũng nói dối ba đi tập văn nghệ để đi xem phim, lại đi lướt qua mặt chị với bạn. Cô chị thấy em nói dối đi tập văn nghệ để đi xem phimthì tức giận bỏ về. (K,G)
+ Khi cô chị mắng thì cô thủng thẳng trả lời, lại còn giả bộ ngây thơ hỏi lại để cô chị sững sờ vì bị bại lộ.
+ Cô nghĩ ba sẽ tức giận, mắng mỏ, thậm chí đánh hai chị em
+ Ông buồn rầu khuyên hai chị em cố gắng học cho giỏi.
- HS đọc thầm đoạn 3
+ Vì cô em bắt chước chị nói dối
+ Cô không bao giờ nói dối ba đi chơi nữa. Cô cười mỗi khi nhớ lại em gái giúp mình tỉnh ngộ.
- 3 hs đọc to trước lớp.
- HS nhận xét, tìm ra cách đọc hay:
+ Đọc toàn bài giọng kể nhẹ nhàng, hóm hỉnh. Phân biệt lời các nhân vật:
- Lời người cha dịu dàng, ôn tồn, trầm buồn (khi phát hiện con nói dối)
- Lời cô chị lễ phép, bực tức
- Lời cô em tinh nghịch. (TB,K)
- HS nhìn bảng.
- Lắng nghe.
- Đọc trong nhóm 4.
- 3 nhóm thi đọc đoạn luyện đọc.
- Chọn nhóm đọc hay.
- 2 hs thi đọc.
- Chọn bạn đọc hay.
- Phần nội dung (Mục I).
- Không nên nói dối. Nói dối là một tính xấu.
- Hai chị em/Cô bé ngoan / Cô chị biết hối lỗi/Cô bé thông minh...
- Lắng nghe.
Thứ.., ngày tháng.. năm 20.
Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
A. Mục tiêu:
 - Dựa vào gợi ý ( SGK ) , biết chọn và kể lại được câu chuyện đả nghe , đã đọc , nói về lòng tự trọng . 
 - Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung của truyện.
B. Đồ dùng dạy – học:
 - Một số câu chuyện nói vềlòng tự trọng .
C. Các họat động dạy – học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trị
I / Kiểm tra bài cũ
- Kể lại kể đã nghe đã đọc về lòng trung thực 
- GV nhận xét .
II / Bài mới : 
1 / Giới thiệu bài : 
- GV ghi tựa bài 
2 / HD tìm hiểu yêu cầu của đềbài :
- GV viết đề lên bảng : gạch dưới các từ quan trọng để giúp HS xác định đúng yêu cầu cuả đề . 
- GV nhắc nhỡ HS những chuyện được nêu là VD là truyện trong SGK . nếu không tìm được ở ngoài có thể kể , tốt nhất là tìm truyện ở ngoài . 
3 / HS thực hành kể chuyện trao đổi về ý nghĩa câu chuyện 
- Kể chuyện theo cặp 
- GV nhắc HS : truyện quá dài kể 1 ,2 đoạn để dành thời gian cho bạn khác kể .
- Thi kể truyện trước lớp 
- HS lên thi kể chuyện , kể xong nêu ý nghĩa câu chuyện hay trao đổi với bạn ý nghĩa câu chuyện
- Cả lớp và GV nhận xét , tính điểm theo các tiêu chuẩn :
+ Nội dung câu chuyện có hay có mới ? Ý nghĩa truyện ?
+ Cách kể (giọng điệu cử chỉ ) ?
+ Khả năng hiểu chuyện của người kể ?
+ Cả lớp bình chọn bạn ham đọc sách chọn được câu chuyện hay nhất , bạn kể tự nhiên nhất và hấp dẫn .
- GV nhận xét tuyên dương .
D. Củng cố - dặn dị:
- Nhận xét tiết học biểu dương những HS chăm chú lắng nghe bạn kể 
- Dặn chuẩn bị xem trước tranh minh hoạ cho chuyện sau .
- 2 HS thực hiện yêu cầu (K,G)
-2 HS nhắc lại 
- Một HS đọc đề bài 
- 4 HS nối tiếp nhau đọc các gợi ý 1 , 2 ,3 ,4 SGK (thế nào là tự trọng - tìm truyện về lòng tự trọng ở đâu - kể chuyện trao đỗi với bạn về ý nghĩa câu chuyện )
- HS nối tiếp nhau giới thiệu tên câu chuyện của mình và kể cho cả lớp nghe . 
- HS đọc thầm dàn ý của bài kể chuyện trong SGK.
- Kể 1, 2 đoạn (K,G)
- HS kể chuyện theo cặp , trao đổi nội dung câu ý nghĩa câu chuyện .
- 3 HS ở 3 tổ đại diện thi trước lớp 
- Chỉ yêu cầu nhớ kể được không nhận xét giọng điệu cử chỉ (TB, Y)
- HS dựa vào tiêu chuẩn trên đánh giá .
- Lắng nghe.

File đính kèm:

  • docthu 4 tuan6.doc