Giáo án Lớp 4 - Thứ 4 Tuần 3

Tập đọc

NGƯỜI ĂN XIN

I/ Mục đích, yêu cầu:

 - Giọng đọc nhẹ nhàng, bước đầu thể hiện được cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trong chuyện.

 - Hiểu ND: Ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu, biết đồng cảm, thương xót trước nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ. ( trả lời được CH 1, 2, 3trong SGK )

 HS khá, giỏi trả lời được CH 4 ( SGK )

 KNS: Ứng xử lịch sự trong giao tiếp.

II/ Đồ dùng dạy-học:

 -Tranh minh họa bài đọc SGK/31.

 - Bảng phụ viết câu, đoạn văn cần HD đọc.

 

doc8 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1118 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 4 - Thứ 4 Tuần 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ tư, ngày 5 tháng 9 năm 2012
Toán
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu: 
Đọc viết thành thạo số đến lớp triệu.
Nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số. (HS làm bài 1: chỉ nêu giá trị chữ số 3 trong mỗi số); bài 2 a, b; bài 3a; bài 4)
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Bảng phụ viết sẵn nội dung BT 3,4/17 SGK.
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trị
A. KTBC: GV ghi bảng lần lượt các số, gọi hs đọc: 35 646 796, 179 658 005, 1 000 001 
- GV đọc số, hs viết vào bảng con.
Nhận xét.
B. Dạy-học bài mới:
1/ Giới thiệu bài: Giờ học toán hôm nya các em sẽ tiếp tục luyện tập về đọc, viết số có nhiều chữ số, làm quen với "tỉ"
2/ HD luyện tập: 
Bài 1: GV viết các số lên bảng, gọi hs đọc và nêu giá trị của chữ số 3, chữ số 5 trong mỗi số.
Bài 2: y/c hs tự viết số vào vở.
- Y/c hs đổi vở nhau để kiểm tra.
Bài 3: Gọi hs đọc y/c bài 3.
- Treo bảng phụ viết sẵn nội dung bài 3
+ Bảng số liệu thống kê về nội dung gì?
+ Hãy nêu dân số của từng nước được thống kê?
+ Nước nào có số dân nhiều nhất?
+ Nước nào có số dân ít nhất?
- Các em hãy viết vào vở nháp tên các nước có số dân theo thứ tự từ ít đến nhiều.
- Gọi hs nối tiếp nhau nêu.
Bài 4: Giới thiệu lớp tỉ:
- Bạn nào viết được số 1 nghìn triệu?
- Giới thiệu: 1 nghìn triệu được gọi là 1 tỉ
- Số 1 tỉ có mấy chữ số, đó là những chữ số nào?
- Treo bảng viết sẵn bài 4
- Gọi hs lên viết vào chỗ chấm
Bài 5: Y/c hs nhìn vào lược đồ SGK và đọc tên số dân của các tỉnh, thành phố.
3/ Củng cố, dặn dò:
- Gọi 1 bạn lên bảng viết và đọc số 1 tỉ
- Về nhà xem lại bài
- Bài sau: Dãy số tự nhiên
Nhận xét tiết học.
- Hs đọc theo y/c.
- 577 129 909, 450 008 700, 209 709 001
(TB,K)
- Lắng nghe.
- HS đọc và nêu:
 35 627 449
+ Giá trị của chữ số 3 là: 30 000 000 (TB,K)
 123 456 789 
+ Giá trị của chữ số 3: 3 000 000 (TB,Y)
 82 175 263
+ Giá trị của chữ số 3: 3 đơn vị 
 850 003 200
+ Giá trị của chữ số 3: 3 000 (TB,Y)
- HS nhận xét sau câu trả lời của bạn.
- Mỗi hs lên bảng viết 1 câu, hs còn lại làm vào vở.
a) 5 760 342; b) 5 706 342
c) 5 076 342 d) 57 634 002 (Nộp vở)
- HS thực hiện theo y/c.
- HS đọc.
- HS quan sát.
+ Thống kê về dân số một số nước vào tháng 12 năm 1999.
+ HS lần lượt nêu.
+ Ấn Độ.
+ Lào. (TB,Y)
- HS tự làm bài.
- HS nêu: Lào, Cam-pu-chia, Việt nam, Liên Bang Nga, Hoa Kỳ, Ấn Độ. (TB,K)
- HS lên bảng viết: 1 000 000 000 
- HS nói: 1 nghìn triệu là 1 tỉ.
- Có 10 chữ số: 1 chữ số 1 và 9 chữ số 0 đứng bên phải số 1. (TB,Y)
- HS lên bảng thực hiện (viết xong và đọc).
- HS khác nhận xét.
- HS đọc theo y/c.
HS khác nhận xét.
- Lắng nghe.
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
Đề bài: Kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về lòng nhân hậu.
I/ Mục tiêu:
Kể được câu chuyện ( mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc cĩ nhân vật, cĩ ý nghĩa, nĩi về lịng nhân hậu ( theo gợi ý ở SGK).
Lời kể rõ ràng , rành mạch, bước đầu biểu lộ tình cảm qua giọng kể.
HS khá, giỏi kể chuyện ngồi SGK.
Tích hợp TTHCM: (Bộ phận): kể các câu chuyện về tấm lịng nhân hậu giàu tình yêu thương của Bác. Ví dụ: Chiếc rễ đa trịn.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Một số truyện viết về lòng nhân hậu
- bảng phụ viết gợi ý 3 SGK, tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trị
A/ KTBC: 
- Gọi 2 hs lên bảng kể lại truyện thơ Nàng tiên Ốc
Nhận xét, cho điểm
B/ Dạy-học bài mới:
1/ Giới thiệu bài: 
- Gọi hs giới thiệu những quyển truyện đã chuẩn bị.
- Mỗi em đã chuẩn bị một câu chuyện mà đã được đọc, nghe ở đâu đó nói về lòng nhân hậu, tình cảm yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau giữa người với người. Tiết KC hôm nay chúng ta cùng thi xem bạn nào có câu chuyện hay nhất? Bạn nào kể hấp dẫn nhất nhé.
2/ HD hs kể chuyện:
a. Tìm hiểu đề bài:
- Gọi hs đọc đề bài.
- Gạch chân các từ: được nghe, được đọc, lòng nhân hậu.
- Gọi hs nối tiếp nhau đọc phần gợi ý.
- Lòng nhân hậu được biểu hiện như thế nào?
- Lấy ví dụ một số truyện về lòng nhân hậu mà em biết?
- Em đọc câu chuyện của mình ở đâu?
- Những em nào kể những câu chuyện ngoài SGK sẽ được cô cộng thêm điểm.
- Gọi hs đọc gợi ý 3
- GV nhắc: Trước khi kể , các em cần giới thiệu với các bạn câu chuyện của mình, kể chuyện phải có đầu có cuối, có mở đầu, diễn biến, kết thúc.
b. Kể chuyện trong nhóm, trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- Các em hãy kể cho nhau nghe và nói với nhau ý nghĩa câu chuyện
- GV đi giúp đỡ từng nhóm, nhắc các em kể đúng theo mục 3
- Gợi ý cho hs các câu hỏi:
c. Thi kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa của truyện.
- Dán bảng các tiêu chí đánh giá:
+ Nội dung đúng chủ đề: 4 đ
+ Câu chuyện ngoài SGK: 1 đ
+ Cách kể hay có kết hợp giọng điệu, cử chỉ
+ Trả lời được câu hỏi của các bạn.
- Gọi hs xung phong lên kể chuyện và nói ý nghĩa truyện
- Gọi hs nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu
- Bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, kể hấp dẫn nhất.
3/ Củng cố, dặn dò:
- Biểu dương những hs chăm chú học tập
- Về nhà kể câu chuyện vừa nghe ở lớp cho người thân nghe, xem trước tranh minh hoạ và bài tập ở tiết KC sau.
Nhận xét tiết học.
- 2 hs kể. (K,G)
- HS nêu.
- Lắng nghe.
- 2 hs đọc đề bài. (TB,Y)
- 4 hs nối tiếp nhau đọc.
- Thương yêu, quý trọng, quan tâm đến mọi người, cảm thông chia sẻ với mọi người có hoàn cảnh khó khăn, yêu thiên nhiên, chăm chút từng mẩm nhỏ của sự sống, tình tình hiền hậu, không nghịch ác, không xúc phạm hoặc làm đau lòng người khác. (TB,K)
- Chú Cuội, Dế Mèn, Hai cây non, ...
(K,G)
- Đọc trên báo, trong truyện cổ tích, trong SGK đạo đức, xem tivi,...
- HS đọc.
- HS kể chuyện trong nhóm 4
HS kể hỏi:
+ Bạn thích chi tiết nào trong câu chuyện? Vì sao?
+ Chi tiết nào trong truyện làm bạn cảm động nhất?
+ Bạn thích nhân vật nào trong truyện?
HS nghe kể hỏi: Qua câu chuyện, bạn muốn nói với mọi người điều gì?
+ Bạn sẽ làm gì để học tập nhân vật chính trong truyện.
- Gọi hs đọc các tiêu chí
- HS lần lượt lên thi kể
- HS nhận xét.
- Lớp tuyên dương đội thắng cuộc.
- Lắng nghe.
Tập đọc
NGƯỜI ĂN XIN
I/ Mục đích, yêu cầu:
 - Giọng đọc nhẹ nhàng, bước đầu thể hiện được cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trong chuyện.
 - Hiểu ND: Ca ngợi cậu bé cĩ tấm lịng nhân hậu, biết đồng cảm, thương xĩt trước nỗi bất hạnh của ơng lão ăn xin nghèo khổ. ( trả lời được CH 1, 2, 3trong SGK )
HS khá, giỏi trả lời được CH 4 ( SGK )
KNS: Ứng xử lịch sự trong giao tiếp.
II/ Đồ dùng dạy-học:
 -Tranh minh họa bài đọc SGK/31.
 - Bảng phụ viết câu, đoạn văn cần HD đọc.
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trị
A/ KTBC: Thư thăm bạn.
Gọi hs lên bảng đọc bài và TLCH: 
+ Bài Thư thăm bạn nói lên điều gì? 
+ Qua bài đọc em hiểu Bạn Lương có đức tính gì đáng quí?
+ Khi gặp người khác hoạn nạn khó khăn ta làm gì?
+ Những dòng mở đầu và kết thúc bức thư có tác dụng gì?
Nhận xét, cho điểm
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Treo tranh mnh họa và hỏi:
- Tranh vẽ cảnh gì?
- Cậu bé đã đối xử với ông lão ăn xin như thế nào? Các em cùng tìm hiểu qua câu chuyện “Người ăn xin” của nhà văn Nga nổi tiếng Tuốc-ghê-nhép.
2/ HD luyện đọc và tìm hiểu bài:
Luyện đọc:
- SGK/30. Y/c 3 hs nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài.
- Kết hợp sửa lỗi phát âm + ngắt giọng của hs
 (lọm khọm, giàn giụa, run rẩy, khản đặc.)
- 3 hs nối tiếp đọc lượt 2 + giải nghĩa từ
- Y/c hs luyện đọc trong nhóm đôi.
- 2 hs đọc cả bài.
- GV đọc mẫu toàn bài với giọng nhẹ nhàng, thương cảm, ngậm ngùi, xót xa.
b)Tìm hiểu bài: 
- Y/c hs đọc thầm đoạn 1 và TLCH:
+ Cậu bé gặp ông lão ăn xin khi nào?
+ Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào?
+ Điều gì đã khiến ông lão trông thảm thương đến vậy?
* Hình ảnh của ông lão đã làm cho lòng ta thật thương cảm, xót xa. Cậu bé đã làm gì để chứng tỏ tình cảm của cậu với lão? Các em hãy đọc tiếp đoạn 2.
- Hành động và lời nói ân cần của cậu bé chứng tỏ tình cảm của cậu đối với ông lão ăn xin như thế nào?
* Cậu bé đã cho ông lão điều gì? Các em hãy đọc thầm đoạn 3
* KNS: Ứng xử lịch sự trong giao tiếp.
+ Cậu bé không có gì để cho ông lão, nhưng ông lại nói với cậu thế nào?
+ Em hiểu cậu bé đã cho ông lão điều gì?
+ Sau câu nói của ông lão, cậu bé cũng cảm thấy nhận được chút gì đó từ ông. Theo em, cậu bé đã nhận được điều gì ở ông lão ăn xin?
- Y/c hs thảo luận nhóm đôi tìm hiểu nội dung bài.
Kết luận: Cậu bé không có gì cho ông lão, cậu chỉ có tấm lòng. Oâng không nhận được vật gì, nhưng quý tấm lòng của cậu. Hai con người, hai thân phận, hoàn cảnh khác xa nhau nhưng vẫn cho được nhau, nhận được từ nhau. Đó chính là ý nghĩa sâu sắc của truyện đọc này.
C/ HD đọc diễn cảm:
- Y/c hs đọc lại bài
Y/c hs nhận xét các đọc của bạn và phát hiện ra giọng đọc.
- Ngoài giọng đọc nhẹ nhàng, thương cảm, các em cần nhấn giọng ở những từ ngữ sau – Đưa bảng hd luyện đọc – Đọc các từ nhấn giọng – Đọc mẫu 
- Y/c hs đọc theo vai trong nhóm đôi
- HS trong nhóm thi đọc diễn cảm trước lớp
- Tuyên dương nhóm đọc hay nhất
- Y/c 1 hs đọc lại toàn bài
3/ Củng cố, dặn dò:
- Câu chuyện đã giúp các em hiểu điều gì? 
- Giáo dục: Trong cuộc sống phải sống có tình người, thông cảm chia sẻ với người nghèo khổ.
- Về nhà xem lại bài. Bài sau: Một người chính trực.
- Nhận xét tiết học.
- HS thực hiện theo y/c.
- Tình cảm của Lương thương bạn, chia sẻ đau buồn cùng bạn khi bạn gặp đau thương, mất mát trong cuộc sống. (TB,K)
- Là người bạn tốt, giàu tình cảm. Đọc báo thấy hoàn cảnh đáng thương của Hồng đã chủ động viết thư thăm hỏi, gửi giúp bạn số tiền mà mình có. (TB,K)
Giúp đỡ.
- HS trả lời.
- HS quan sát tranh: vẽ cảnh trên đường phố, một cậu bé đang nắm lấy bàn tay của ông lão ăn xin. Oâng lão đang nói điều gì đó với cậu. (TB,K)
- Lắng nghe.
- 3 hs đọc nối tiếp. (TB,K)
+ Đoạn 1: Lúc ấy  cứu giúp.
+ Đoạn 2: Tiếp theo .. cho ông cả.
+ Đoạn 3: Đoạn còn lại.
- HS luyện phát âm 
- 3 hs nối tiếp đọc bài + giải nghĩa từ (lọm khọm, đỏ đọc, giàn giụa, thảm hại, chằm chằm, khản đặc (bị mất gịng nói, gần như không ra tiếng). 
- HS đọc trong nhóm đôi.
- 2 hs đọc.
- Lắng nghe.
- HS đọc thầm.
+ Khi đang đi trên đường phố. (TB,Y)
+ Già lọm khọm, đôi mắt đỏ đọc, giàn giụa nước mắt, đôi môi tái nhợt, quần áo tả tơi, dánh hình xấu xí, bàn tay sưng húp, bẩn thỉu, giọng rên rỉ cầu xin. (K,G)
+ Nghèo đói đã khiến ông thảm thương.
- Lắng nghe.
- HS đọc thầm đoạn 2.
* Cậu bé đã chứng tỏ tình cảm của mình với ông lão bằng:
+ Hành động: lục tìm hết túi nọ đến túi kia để tìm một cái gì đó cho ông, nắm chặt tay lão. (TB,K)
+ Lời nói: Ơng đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả. (TB,K)
- Cậu là người tốt bụng, cậu chân thành xót thương cho ông lão, tôn trọng và muốn giúp đỡ ông.
* HS đọc thầm đoạn 3.
+ Ơâng nói: “Như vậy là cháu đã cho lão rồi”.
+ Tình cảm, sự cảm thông và thái độ tôn trọng.
+ Cậu bé đã nhận được ở ông lão lòng biết ơn, sự đồng cảm. Oâng đã hiểu được tấm lòng của cậu. (K,G)
- HS thảo luận + trả lời.
Nội dung: Ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu biết đồng cảm, thương xót trước nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ.
- Lắng nghe.
- 3 hs nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài 
- HS nhận xét
+ Đọc với giọng chậm rãi, thương cảm đoạn tả hình dáng của ông lão.
+ Lời cậu bé đọc với giọng xót thương
+ Lời ông lão với giọng xúc động.
Theo dõi, lắng nghe
- HS đọc trong nhóm đôi
- Vài nhóm thi đọc diễn cảm trước lớp
- Nhận xét
1 hs đọc lại toàn bài.
+ Con người phải biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.
+ Chúng ta hãy biết thông cảm, chia sẻ với người nghèo khổ.
+ Tình cảm giữa con người thật là đáng quí. (K,G)
- Lắng nghe.

File đính kèm:

  • doc3-4.doc