Giáo án Lớp 4 - Thứ 3 Tuần 8

Luyện từ và câu

Cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài

I/ Mục tiêu:

 - Nắm được qui tắc viết tên người, tên địa lí nước ngoài (ND Ghi nhớ)

 - Biết vận dụng qui tắc đã học để viết đúng những tên người, tên địa lí nước ngoài phổ biến, quen thuộc trong cc bi tập 1, 2 (mục III).

 HS kh, giỏi ghép đúng tên nước với thủ đôc của nước ấy trong một số trường hợp quen thuộc (BT3).

II/ Đồ dùng dạy-học:

 - Bài tập 1, 3 (phần nhận xét) viết sẵn trên bảng lớp

 - Giấy khổ to, kẻ sẵn bảng BT3 (phần luyện tập).

 

doc17 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1003 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 4 - Thứ 3 Tuần 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng biểu diễn số bé sẽ như thế nào so với đoạn thẳng biểu diễn số lớn ?
+ GV vẽ đoạn thẳng biểu diễn số bé, sau đó yêu cầu HS lên bảng biểu diễn tổng và hiệu của hai số trên sơ đồ.
+ Thống nhất hoàn thành sơ đồ:
 ?
Số lớn:
 10 70 
Số bé: 
 ?
*Hướng dẫn giải bài toán (cách 1)
- GV yêu cầu HS quan sát kĩ sơ đồ bài toán và suy nghĩ cách tìm hai lần của số bé.
- GV yêu cầu HS phát biểu ý kiến, nếu HS nêu đúng thì GV khẳng định lại cách tìm hai lần số bé:
+ GV dùng phấn màu để gạch chéo, hoặc bìa để chia phần hơn của số lớn so với số bé và nêu vấn đề: Nếu bớt đi phần hơn của số lớn so với số bé thì số lớn như thế nào so với số bé ?
+ GV: Lúc đó trên sơ đồ ta còn lại hai đoạn thẳng biểu diễn hai số bằng nhau và mỗi đoạn thẳng là một lần của số bé, vậy ta còn lại hai lần của số bé.
+ Phần hơn của số lớn so với số bé chính là gì của hai số ?
+ Khi bớt đi phần hơn của số lớn so với số bé thì tổng của chúng thay đổi thế nào ?
+ Tổng mới là bao nhiêu ?
+ Tổng mới lại chính là hai lần của số bé, vậy ta có hai lần số bé là bao nhiêu ?
+ Hãy tìm số bé.
+ Hãy tìm số lớn.
- GV yêu cầu HS trình bày bài giải của bài toán.
- GV yêu cầu HS đọc lại lời giải đúng, sau đó nêu cách tìm số bé.
- GV viết cách tìm số bé lên bảng và yêu cầu HS ghi nhớ.
* Hướng dẫn giải bài toán (cách 2)
- GV yêu cầu HS quan sát kĩ sơ đồ bài toán và suy nghĩ cách tìm hai lần của số lớn.
- GV yêu cầu HS phát biểu ý kiến, nếu HS nêu đúng thì GV khẳng định lại cách tìm hai lần số lớn:
+ GV dùng phấn màu vẽ thêm vào đoạn thẳng biểu diễn số bé để số bé “bằng” số lớn và nêu vấn đề: Nếu thêm vào số bé một phần đúng bằng phần hơn của số lớn so với số bé thì số bé như thế nào so với số lớn ?
+ GV: Lúc đó trên sơ đồ ta có hai đoạn thẳng biểu diễn hai số bằng nhau và mỗi đoạn thẳng là một lần của số lớn, vậy ta có hai lần của số lớn.
+ Phần hơn của số lớn so với số bé chính là gì của hai số ?
+ Khi thêm vào số bé phần hơn của số lớn so với số bé thì tổng của chúng thay đổi thế nào ?
+ Tổng mới là bao nhiêu ?
+ Tổng mới lại chính là hai lần của số lớn, vậy ta có hai lần số lớn là bao nhiêu ?
+ Hãy tìm số lớn.
+ Hãy tìm số bé.
- GV yêu cầu HS trình bày bài giải của bài toán.
- GV yêu cầu HS đọc lại lời giải đúng, sau đó nêu cách tìm số lớn.
 -GV viết cách tìm số lớn lên bảng và yêu cầu HS ghi nhớ.
 -GV kết luận về các cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
c. Luyện tập, thực hành :
 Bài 1
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán.
 - Bài toán cho biết gì ?
 - Bài toán hỏi gì ?
- Bài toán thuộc dạng toán gì ?
 ? tuổi
Tuổi bố:
 38 tuổi 58 tuổi
Tuổi con: 
 ? tuổi
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 2
- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài.
 ? em
HS trai: 
 4 em 28 em
HS gái:
 ? em
- GV hỏi: Bài toán thuộc dạng toán gì ?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3
- GV HD học sinh. Yêu cầu HS về nhà làm.
Bài 4
- Gọi 1 hs đọc y/c.
- Gọi hs nêu miệng bài toán.
 3.Củng cố- Dặn dò:
 -GV yêu cầu HS nêu cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
 -GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập 3 và chuẩn bị bài sau.
- 4 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
2b/ 789 + 285 + 15 = 789 + (285 + 15)
= 789 + 300 = 1089.
 448 + 594 + 52= (448 + 52) + 594 = 500 + 594 = 1094.
 677 + 969 + 123 = (677 + 123) + 969 = 800 + 969 = 1769.
(TB,Y).
-HS nghe.
- 2 HS lần lượt đọc trước lớp.
- Bài toán cho biết tổng của hai số là 70, hiệu của hai số là 10. (TB,Y).
- Bài toán yêu cầu tìm hai số.
-Vẽ sơ đồ bài toán.
+ Đoạn thẳng biểu diễn số bé ngắn hơn so với đoạn thẳng biểu diễn số lớn.
(TB,K)
+ 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
(K,G)
- HS suy nghĩ sau đó phát biểu ý kiến.
- Nếu bớt đi phần hơn của số lớn so với số bé thì số lớn sẽ bằng số bé. (TB,K)
+ Là hiệu của hai số.
+ Tổng của chúng giảm đi đúng bằng phần hơn của số lớn so với số bé.
+ Tổng mới là 70 – 10 = 60.
(K,G)
+ Hai lần số bé là 70 – 10 = 60.
+ Số bé là 60 : 2 = 30.
+ Số lớn là 30 + 10 = 40 (hoặc 70 – 30 = 40)
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp.
- HS đọc thầm lời giải và nêu:
Số bé = (Tổng – Hiệu) : 2
-HS suy nghĩ sau đó phát biểu ý kiến.
+ Thì số bé sẽ bằng số lớn.
+ Là hiệu của hai số. (TB,K)
+ Tổng của chúng tăng thêm đúng bằng phần hơn của số lớn so với số bé.
+ Tổng mới là 70 + 10 = 80.
+ Hai lần số bé là 70 + 10 = 80.
+ Số lớn là 80 : 2 = 40.
+Số bé là 40 – 10 = 30 (hoặc 70 – 40 = 30).
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp.
-HS đọc thầm lời giải và nêu:
Số lớn = (Tổng + Hiệu) : 2
- HS đọc.
- Tuổi bố cộng với tuổi con là 58 tuổi. Tuổi bố hơn tuổi con là 38 tuổi.
- Bài toán hỏi tuổi của mỗi người.
- Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm theo một cách, HS cả lớp làm bài vào vở.
Bài giải
 Tuổi con là:
 (58 - 38 ) : 2 = 10 (tuổi)
 Tuổi của bố là:
58 - 10 = 48 (tuổi)
 Đáp số: Bố 48 tuổi 
 Con: 10 tuổi
(Nộp vở)
- HS nêu ý kiến.
- 2 HS đọc.
-Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
-2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm theo một cách, HS cả lớp làm bài vào vở.
Bài giải
 Số học sinh trai là:
 ( 28+ 4) : 2 = 16 (học sinh)
 Số học sinh gái là: 
 16 - 4 = 12 (học sinh)
 Đáp số: 16 hs trai 
 12 hs gái
-2 HS nêu trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Số lớn là 8, số bé là 0 vì 8 + 0 = 8 - 0 = 8
- Hoặc: hai lần số bé là 8 - 8 = 0, SB là 0, SL là 8
- HS cả lớp.
- Lắng nghe.
Thứ, ngày tháng. năm 20..
Chính tả ( nghe - viết)
Trung thu độc lập
I/ Mục tiêu:
 - Nghe-viết đúng, và trình bày bài chính tả sạch sẽ.
 - Làm đúng bài tập 2a, 3b. (Chấm bài 2a, 3b).
II/ Đồ dùng dạy-học:
 - 3 tờ phiếu viết sẵn BT 2a
 - Bảng phụ viết BT 3a + một số mẫu giấy gắn lên bảng để hs thi tìm từ
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trị
A/ KTBC: Gọi 2 hs lên bảng, 1 hs đọc cho 2 hs viết, cả lớp viết vào vở nháp.
- Nhận xét.
B. Dạy-học bài mới:
1. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học
2. HD hs nghe viết:
- Gv đọc đoạn chính tả cần viết.
- Đọc từng câu, GV và hs rút ra những từ khó dễ viết sai: dòng thác, phấp phới, cao thẳm, soi sáng.
- HD hs phân tích các từ trên + Viết Bc
- Gọi hs đọc lại các từ khó.
- Các em hãy đọc thầm lại đoạn văn, chú ý cách trình bày, những từ ngữ mình dễ viết sai.
- GV đọc từng câu, hs viết vào vở.
- GV đọc lại.
- Chấm chữa bài (5 tập).
- Nêu nhận xét chung.
3. HD làm BT chính tả:
Bài 2a: Tổ chức cho hs chơi trò chơi tiếp sức 
- Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm cử 3 bạn lên thực hiện
- Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc
- Gọi hs đọc lại truyện vui đánh dấu mạn thuyền.
- Bạn nào nêu được nội dung của truyện Đánh dấu mạn thuyền? 
Bài 3 b) Gọi hs đọc y/c
- Y/c hs làm bài vào VBT.
- Tổ chức cho hs chơi trò chơi: Thi tìm từ nhanh.
+ Mời 3 hs tham gia. GV chia làm đội.
+ Y/c hs lật băng giấy lên.
+ Y/c lớp nhận xét: lời giải , viết đúng, nhanh.
C. Củng cố, dặn dò:
- Các em ghi nhớ để không viết sai chính tả những từ ngữ đã được luyện tập
- Bài sau: Thợ rèn.
- Nhận xét tiết học.
 - 3 hs lên bảng thực hiện: Khai trương, phong trào, họp chợ, trợ giúp
(TB,Y).
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Rút ra từ khó.
- Phân tích các từ vừa rút ra + Viết Bc.
- 3 hs đọc lại .
- HS đọc thầm.
- HS viết vào vở.
- HS soát lại bài.
- Lớp chia nhóm cử thành viên lên thực hiện
+ Giắt, rơi, dấu, rơi, gì, dấu, rơi, dấu
- Nhận xét
- 2 hs đọc
- Anh chàng ngốc đánh rơi kiếm dưới sông tưởng chỉ cần đánh dấu mạn thuyền chỗ kiếm rơi là mò được kiếm, không biết rằng thuyền đi trên sông nên việc đánh dấu mạn thuyền chẳng có ý nghĩa gì.
- 1 hs đọc y/c
- Làm vào VBT
- 3 hs lên bảng.
- Điện thoại
- Nghiền
- Khiêng.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
Thứ, ngày tháng. năm 20..
Luyện từ và câu
Cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài
I/ Mục tiêu:
 - Nắm được qui tắc viết tên người, tên địa lí nước ngoài (ND Ghi nhớ)
 - Biết vận dụng qui tắc đã học để viết đúng những tên người, tên địa lí nước ngoài phổ biến, quen thuộc trong các bài tập 1, 2 (mục III).
HS khá, giỏi ghép đúng tên nước với thủ đơc của nước ấy trong một số trường hợp quen thuộc (BT3).
II/ Đồ dùng dạy-học:
 - Bài tập 1, 3 (phần nhận xét) viết sẵn trên bảng lớp
 - Giấy khổ to, kẻ sẵn bảng BT3 (phần luyện tập).
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trị
A/ KTBC: Luyện tập viết tên người, tên địa lí Việt Nam.
- GV đọc cho 2 hs lên bảng viết tên thành phố, tỉnh mà em biết.
- Nhận xét, cho điểm
B/ Dạy-học bài mới:
1. Giới thiệu bài: Các em đã biết cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam. Tiết học hôm nay giúp các em nắm được quy tắc viết tên người, tên địa lí nước ngoài; biết vận dụng qui tắc đã học để viết đúng những tên người, tên địa lí nước ngoài phổ biến, quen thuộc.
2/ Phần nhận xét.
Bài 1: - Y/C HS đọc yêu cầu.
- GV đọc mẫu.
- Gọi hs đọc đúng tên người và tên địa lí trên bảng .
 Bài 2: Gọi hs đọc y/c của bài.
- Mỗi tên riêng nói trên gồm mấy bộ phận, mỗi bộ phận gồm mấy tiếng?
- Chữ cái đầu mỗi bộ phận được viết như thế nào?
- Cách viết các tiếng trong cùng một bộ phận như thế nào?
Bài 3: Gọi hs đọc y/c
- Cách viết một số tên người, tên địa lí nước ngoài đã cho có gì đặc biệt?
- Những tên người, tên địa lí nước ngoài trong bài tập là những tên riêng được phiên âm theo âm Hán Việt (âm ta mược từ tiếng Trung Quốc). VD: Hi Mã Lạp Sơn là tên phiên âm theo âm Hán Việt, còn Hi-ma-lay-a là tên quốc tế, phiên âm trực tiếp từ tiếng Tây tạng.
3. Phần ghi nhớ:
- Gọi hs đọc ghi nhớ SGK/79
- Gọi hs lấy ví dụ minh họa cho nd ghi nhớ 1
- Lấy ví dụ minh họa cho nội dung ghi nhớ 2
- Gọi hs nhận xét bạn viết trên bảng
4. Luyện tập:
Bài 1: Gọi hs đọc y/c
- Đoạn văn có những tên riêng viết sai qui tắc chính tả. Các em cần đọc đoạn văn, phát hiện từ viết sai, chữa lại cho đúng 
- Các em đọc thầm đoạn văn, phát hiện những tên riêng viết sai qui tắc, viết lại cho đúng. 
- Y/c hs làm vào VBT (3 hs làm trên phiếu)
- Gọi 2 hs lên dán phiếu trên bảng, trình bày
- Đoạn văn viết về ai?
Bài 2: Gọi hs đọc y/c của đề bài.
- Y/c hs tự làm bài, gọi lần lượt hs lên bảng viết (mỗi hs viết 1 tên).
- Giải thích thêm về tên người, tên địa danh.
Tên người
1) Nhà vật lí học nổi tiếng thế giới người Anh (1879 - 1955).
2) Nhà văn nổi tiếng thế giới, chuyên viết truyện cổ tích người Đan Mạch (1805 - 1875).
3) Nhà du hành vũ trụ người Nga, người đầu tiên bay vào vũ trụ (1934 - 1968)
Tên địa lí
1) Kinh đô cũ của Nga
2) Thủ đô của Nhật Bản
3) Tên một dòng sông lớn chảy qua Bra-xin
4) Tên một thác nước lớn ở giữa Ca-na-đa và Mĩ.
Bài 3: Gọi hs đọc y/c.
- Các em hãy quan sát kĩ tranh trong SGK để hiểu y/c của bài
- Giải thích: Bạn gái trong tranh cầm lá phiếu có ghi tên nước Trung Quốc, bạn viết lên bảng tên thủ đô Trung Quốc là: Bắc Kinh. Bạn trai cầm lá phiếu có ghi tên thủ đô Pa-ri, bạn viết lên bảng tên nước có thủ đô đó là: Pháp
- Cô chia lớp thành 3 nhóm , thành viên trong nhóm sẽ nối tiếp nhau điền tên nước, tên thủ đô thích hợp vào chỗ chấm
- Dán 3 phiếu có nội dung không giống nhau lên bảng (các nhóm nhìn vào phiếu và trao đổi 1 phút), sau đó thực hiện.
- Nhận xét, bình chọn nhóm những nhà du lịch giỏi nhất.
Tên nước Tên thủ đô
 Nga Mát-xcơ-va
 Ấn Niu-Đê-li
 Nhận Bản Tô-ki-ô
 Thái Lan Băng Cốc
 Mĩ Oa-sinh-tơn
 Anh Luân Đôn
C/ Củng cố, dặn dò:
- Gọi hs đọc lại ghi nhớ.
- Về nhà tập viết tên người, tên địa lí nước ngoài
- Bài sau: Dấu ngoặc kép
- 2 hs lên bảng viết, cả lớp viết vào giấy nháp.
 (TB,Y).
 - HS nhận xét bài viết của bạn 
- Lắng nghe.
- Lắng nghe. 
- 1 hs đọc.
- HS lần lượt trả lời.
- Viết hoa.(TB,Y).
- 1 hs đọc.
- Giữa các tiếng trong cùng một bộ phận có gạch nối.(TB,Y).
- 1 hs đọc y/c.
- Viết giống như tên riêng VN - tất cả các tiếng đều viết hoa.
- Lắng nghe.
- 3 hs đọc.
- 1 hs lên bảng viết: Tin-tin, Mi-tin.
- 1 hs lên bảng viết: Băng Cốc, Viêng Chăn.
- HS nhận xét.
- 1 hs đọc.
- Lắng nghe.
- 1 hs đọc.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe, thực hiện.
- 3 hs làm trên phiếu, cả lớp làm vào VBT.
- 2 hs trình bày: Ác-boa, Lu-i Pa-xtơ, Ác-boa, Quy-dăng-xơ.
- HS nhận xét.
- Viết về nơi gia đình Lu-i Pa-xtơ sống, thời ông còn nhỏ. Lu-i Pa-xtơ là nhà bác học nổi tiếng thế giới đã chế ra các loại vắc xin trị bệnh, trong đó có bệnh than, bệnh dại.(K,G).
- 1 hs đọc y/c
- HS tự làm bài vào VBT (1 vài hs lên bảng viết).
- Lắng nghe.
1) An-be Anh-xtanh, 
2) Crít-xti-an An-đéc-xen, 
3) I-u-ri Ga-ga-rin. (TB,Y)
1) Xanh Pê-téc-bua,
2) Tô-ki-ô, 
3) A-ma-dôn,
4) Ni-a-ga-ra. (TB,Y).
- 1 hs đọc y/c.
- Quan sát tranh.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- 9 hs lên bảng thực hiện.
- Nhận xét.
Tên nước Tên thủ đô
 Lào Viêng Chăn
 Cam-pu-chia Phnôm Pênh
 Đức Béc-lin
 Ma-lai-xi-a Cu-a-la Lăm-pơ
 In-đô-nê-xi-a Gia-các-ta
(K,G).
- HS đọc.
- Lắng nghe.
Thứ, ngày tháng. năm 20..
Đạo đức
Tiết kiệm tiền của (Tiết 2)
A .Mục tiêu : 
- Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của.
- Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của.
- Sử dụng tiết kiệm quần áo , sách vỡ , đồ dùng , điện , nước ....trong cuộc sống hàng ngày.
Biết được vì sao cần phải tiết kiệm tiền của.
 - Nhắc nhở bạn bè , anh chị em tiết kiệm tiền của .
KNS: Kĩ năng bình luận, phê phán việc lãng phí tiền.
THTTHCM: Giáo dục HS đức tính tiết kiệm theo gương Bác Hồ.
B. Đồ dùng dạy học:
- Đồ dùng để đóng vai.
C . Hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trị
I/ KIểm tra bài cũ :
- Cần phải tiết kiệm tiền của như thế nào ?
- Tiết kiệm tiền của có lợi gì ?
- GV nhận xét.
II / Tiến trình hoạt động:
 Hoạt động 1: HS làm việc cá nhân 
 Bài tập 4 :
- Mời một số HS làm bài tập và giải thích lí do .
a / Giữgìn sách vở đổ dùng học tập.
b / Giữ gìn quần áo đồ dùng đồ chơi .
c / Vẽ bậy , bôi bẩn ra sách vở , bàn ghế trướng lớp học 
d / Xé sách vở ..
..
* Kết luận : Các việc làm (a) , (b) , (g) , (HS) , (k) là tiết kiệm tiền của . Các việc làm (c) , (d) , (đ) , (e) , (i) là lãng phí tiền của .
- Nhận xét , khen những HS đã biết tiết kiệm tiền của và nhắc nhở những HS khác thực hiện việc tiết kiệm tiền của trong sinh hoạt hằng ngày .
Kết luận: Trong sinh hoạt hàng ngày, ở mọi nơi, mọi lúc, các em cần phải thực hiện những việc làm tiết kiệm tiền của để vừa ích nước, vừa lợi nhà.
Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm và đóng vai 
Bài tập 5 
- Chia nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận và đóng vai một tình huống trong bài tập 5 .
- GV đưa câu hỏi lớp thảo luận :
+ Cách ứng xử như vậy phù hợp chưa ? Có cách ứng xử nào hay hơn không ? Vì sao ?
+ Em cảm thấy thế nào khi ứng xử như vậy?
- Cần phải tiết kiệm tiền của như thế nào?
- Tiết kiệm tiền của có lợi gì?
* Kết luận về cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống.
- GV nhận xét chung .
* Hoạt động 3: Liên hệ thực tế.
- Em đã tiết kiệm tiền của như thế nào?
- Gia đình em có tiết kiệm tiền của không? Hãy kể một số việc làm mà em cho rằng gia đình em tiết kiệm?
- Hãy kể một số việc làm mà gia đình em không tiết kiệm tiền của và em sẽ nói với gia đình như thế nào để mọi người tiết kiệm tiền của?
Kết luận: Việc tiết kiệm tiền của là nhiệm vụ của tất cả mọi người, muốn gia đình em tiết kiệm thì bản thân em cũng phải biết tiết kiệm và nhắc nhở mọi người thực hiện tiết tiệm. Có như vậy thì mới ích nước, lợi nhà.
3/ Củng cố, dặn dò:
- Gọi hs đọc lại ghi nhớ SGK/12.
- Về nhà thực hành tiết kiệm tiền của, sách vở, đồ dùng, đồ chơi, điện, nước trong cuộc sống hàng ngày.
- Bài sau: Tiết kiệm thời giờ
- Nhận xét tiết học.
-2-3 HS trả lời.
(K,G)
 - Lớp đọc thầm và suy nghĩ.
- Là tiết kiệm tiền của.
 - Là tiết kiệm tiền của.
- Là lãng phí tiền của. 
 (TB,K)
- Là lãng phí tiền của.
- Cả lớp theo dõi nhận xét.
- Các nhóm thảo luận cách sử lí các tình huống trong bài 
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả ,
- Lần lượt từng nhóm lên thể hiện
a) Tuấn không xé vở và khuyên bằng chơi trò chơi khác. (K,G)
b) Tâm dỗ em chơi các đồ chơi đã có, như thế mới là bé ngoan. (K,G)
c) Cường nói: Giấy trắng còn nhiều quá sao bạn lại bỏ mà dùng tập mới? Bạn làm như vậy là lãng phí tiền của. Nếu tập còn sử dụng được thì bạn hãy dùng tiếp như vậy là bạn tiết kiệm tiền của. (K,G)
- HS nhận xét.
- Chúng ta cần sử dụng tiền của đúng lúc, đúng chỗ, hợp lí và biết giữ gìn các đồ dùng của mình cũng như của người khác.
(K,G)
- Tiết kiệm tiền của vừa ích nước, vừa lợi nhà.(TB,Y)
- Vài HS đọc phần ghi nhớ SGK.
- Giữ gìn đồ chơi cẩn thận để được chơi lâu, không bỏ trống tập vở, không xé vở làm đồ chơi,... (TB,Y).
- HS lần lượt kể trước lớp.
- HS trả lời theo sự suy nghĩ của mình.
- Lắng nghe.
- 1 hs đọc to trước lớp
- Lắng nghe, thực hiện
Thứ, ngày tháng. năm 20..
Lịch sử 
Ôn tập
A. Mục tiêu : 
- Nắm được các giai đoạn lịch sử đã học từ bài 1 đến bài 5 : 
 + Khoảng năm 700 TCN đến năm 179 TCN : Buổi đầu dựng nươcù và giữ nước .
 + Năm 179 TCN đến năm 938 : Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại nền độc lập . 
- Kể lại một số sự kiện tiêu biểu về : 
 + Đời sống người Lạc Việt dưới thời Văn Lang 
 + Hoàn cảnh , diễn biến và kết quả của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng . 
 + Diễn biến và ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng . 
B. Đồ dùng dạy học:
- Hình vẽ trục thời gian 
C . Hoạt động dạy học : 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trị
I / Kiểm tra :
- Em hãy nêu tiểu sử của Ngô Quyền ?
- Kể lại diễn biến của trận chiến trên sông Bạch Đằng ?
- GV nhận xét .
II Bài mới 
1 / Giới thiệu bài :
- Ghi tựa bài.
2 / Bài giảng 
Hoạt động 1 :Làm việc cả lớp 
- GV treo trực thời gian lên bảng 
- GV nhận xét chốt ý đúng.
Hoạt động 2 : Làm việc cá nhân 
a/ Đời sống người Lạc Việt dư

File đính kèm:

  • docGiao an tuan 8-3.doc