Giáo án Lớp 4 - Thứ 3 Tuần 5

Đạo đức

Biết bày tỏ ý kiến (tiết 1)

A. Mục tiêu :

 - Biết được : Trẻ em cần được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em .

- Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe , ton trọng ý kiến của người khác.

 KNS: Kĩ năng lắng nghe người khác và trình bày ý kiến.

B. Đồ dùng dạy học:

- Mỗi HS chuẩn bị 3 tấm bìa màu đỏ , xanh và trắng .

 

doc14 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1000 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 4 - Thứ 3 Tuần 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NH CỘNG
I.Mục tiêu:
 - Bước đầu hiểu biết về số trung bình cộng của nhiều số.
 - Biết tìm số trung bình cộng của 2, 3, 4 số.
II.Đồ dùng dạy học:
 -Hình vẽ và đề bài toán a, b phần bài học SGK viết sẵn trên bảng phụ hoặc băng giấy.
III.Hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. KTBC: 
 -GV gọi 1 HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập 5 của tiết 21. 
 -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
2. Bài mới : 
a. Giới thiệu bài: 
 -Trong giờ học toán hôm nay các em sẽ được làm quen với số trung bình cộng của nhiều số.
b. Giớ thiệu số trung bình cộng và cách tìm số trung bình cộng: 
*Bài toán 1
 - GV yêu cầu HS đọc đề toán.
 - Có tất cả bao nhiêu lít dầu ?
 - Nếu rót đều số dầu ấy vào 2 can thì mỗi can có bao nhiêu lít dầu ?
 - GV yêu cầu HS trình bày lời giải bài toán.
 - GV giới thiệu: Can thứ nhất có 6 lít dầu, can thứ hai có 4 lít dầu. Nếu rót đều số dầu này vào hai can thì mỗi can có 5 lít dầu, ta nói trung bình mỗi can có 5 lít dầu. Số 5 được gọi là số trung bình cộng của hai số 4 và 6.
 -GV hỏi lại: Can thứ nhất có 6 lít dầu, can thứ hai có 4 lít dầu, vậy trung bình mỗi can có mấy lít dầu ?
 -Số trung bình cộng của 6 và 4 là mấy ?
 -Dựa vào cách giải thích của bài toán trên bạn nào có thể nêu cách tìm số trung bình cộng của 6 và 4 ?
 -GV cho HS nêu ý kiến, nếu HS nêu đúng thì GV khẳng định lại, nếu HS không nêu đúng GV hướng dẫn các em nhận xét để rút ra từng bước tìm:
 +Bước thứ nhất trong bài toán trên, chúng ta tính gì ?
 +Để tính số lít dầu rót đều vào mỗi can, chúng ta làm gì ?
 +Như vậy, để tìm số dầu trung bình trong mỗi can chúng ta đã lấy tổng số dầu chia cho số can.
 +Tổng 6 + 4 có mấy số hạng ?
 +Để tìm số trung bình cộng của hai số 6 và 4 chúng ta tính tổng của hai số rồi lấy tổng chia cho 2, 2 chính là số các số hạng của tổng 4 + 6.
 -GV yêu cầu HS phát biểu lại quy tắc tìm số trung bình cộng của nhiều số.
*Bài toán 2:
 -GV yêu cầu HS đọc đề bài toán 2.
 -Bài toán cho ta biết những gì ?
 -Bài toán hỏi gì ?
 -Em hiểu câu hỏi của bài toán như thế nào ?
 -GV yêu cầu HS làm bài.
 - GV nhận xét bài làm của HS và hỏi: Ba số 25, 27, 32 có trung bình cộng là bao nhiêu ?
 - Muốn tìm số trung bình cộng của ba số 25, 27, 32 ta làm thế nào ?
- Hãy tính trung bình cộng của các số 32, 48, 64, 72.
 - GV yêu cầu HS tìm số trung bình cộng của một vài trường hợp khác.
c.Luyện tập, thực hành :
 Bài 1:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó tự làm bài.
- GV chữa bài. Lưu ý HS chỉ cần viết biểu thức tính số trung bình cộng là được, không bắt buộc viết câu trả lời.
 Bài 2
- GV yêu cầu HS đọc đề toán.
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán yêu cầu chúng ta tính gì ?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3
- GV hướng dẫn HS làm.
- Yêu cầu HS về nhà làm vở tốn nhà.
4.Củng cố- Dặn dò:
- GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau: Luyện tập.
-1 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
Bài 5
-Còn được gọi là 9 giờ kém 20 phút.
-Đọc giờ theo cách quay kim đồng hồ của GV
-HS nghe.
- HS đọc.
- Có tất cả 4 + 6 = 10 lít dầu.(TB,Y)
- Mỗi can có 10 : 2 = 5 lít dầu.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào nháp.(K,G)
-HS nghe giảng.
-Trung bình mỗi can có 5 lít dầu.
(TB,Y)
-Số trung bình cộng của 4 và 6 là 5.
(TB,Y)
-HS suy nghĩ, thảo luận với nhau để tìm theo yêu cầu.
+Tính tổng số dầu trong cả hai can dầu.
+Thực hiện phép chia tổng số dầu cho 2 can.(K,G)
+Có 2 số hạng.
- Lắng nghe.
-3 HS.
-HS đọc.
-Số học sinh của ba lớp lần lượt là 25 học sinh, 27 học sinh, 32 học sinh.(TB,Y)
-Trung bình mỗi lớp có bao nhiêu học sinh ?
-Nếu chia đều số học sinh cho ba lớp thì mỗi lớp có bao nhiêu học sinh.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào nháp.(K,G)
-Là 28. (TB,K)
-Ta tính tổng của ba số rồi lấy tổng vừa tìm được chia cho 3.
-Trung bình cộng là (32 + 48 + 64 + 72) : 4 = 54.
-3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào VBT.
a) 47.
b) 45
c) 42
d) 46 (TB,K)
- HS đọc.
- Số kg cân nặng của bốn bạn Mai, Hoa, Hưng, Thinh. (TB,Y)
- Số ki-lô-gam trung bình cân nặng của mỗi bạn.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào VBT.(K,G)
Giải
Trung bình mỗi em cân nặng là:
(36 + 38 + 40 + 34) : 4 = 37 kg.
Đáp số: 37 kg.
(Nộp vở).
-HS cả lớp.
- Lắng nghe.
Thứ., ngày.. tháng. năm 20
Chính tả (Nghe – viết)
NHỮNG HẠT THĨC GIỐNG 
A. Mục tiêu:
- Nghe - viết đúng chính tả trình bày bài CT sạch sẽ; biết trình bày đoạn văn có lời nhân vật . 
- Làm đúng bài tập 2b (chấm bài 2b)
B . Đồ dùng dạy – học
- Bảng phụ viết sẳn nội dung bài tập 2b . 
C. Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I / Kiểm tra bài cũ:
 Gọi 2 em lên bảng viết các từ giản dị , giaĩ dục, rung rinh .
 - GV nhận xét .
II / Bài mới
1 / Giới thiệu bài :
 - GVgiới thiệu và ghi tựa bài 
2 / Hường dẫn viết chính tả 
- GV đọc toàn bài chính tả trong SGK phát âm rõ ràng , tạo điều kiện cho hS chú ýđến các hiện tượng chính tả.
- GV cho HS tìm những tiếng khó trong bìa. 
- GV ghi bảng các tiếng và kết hợp phân tích và HS nhận xét về các tiếng khó : luộc kĩ , dõng dạc , phát , thóc giống 
- GV nhắc HS ghi tên bài vào giữa dòng . Lời nói trục tiếp của nhân vật phải viết sau dấu hai chấm xuống dòng , gạch đầu dòng . 
- GV đọc từng câu , đọc từng bộ phận ngắn trong câu Mỗi câu ( bộ phận câu ) đọc 2 lần 
- GV đọc lại toàn bài chính tả 
3/ Chấm và chữa bài
- GV chấm chữa 7 – 10 bài .
- GV nêu nhận xét chung 
4 / HD làm bài tập chính tả
 Bài tập 2 :
- GV nêu yêu cầu của bài chọn bài 2b 
- Gọi HS lần lượclên bảng điền 
- GV nhận xét chốt ý đúng 
2b / Chen chân - len qua- leng keng -áo len - màu đen - khen em .
Bài tập 3 : Giải câu đố 
- GV nêu yêu cầu của bài tập 3
- GV nhận xét chốt lại lời giải đúng 
a . Con nồng nộc .
b . Chim én .
D. Củng cố - dặn dị:
- GV nhận xét tiết học 
- Yêu cầu HS ghi nhớ để không viết sai chính tả những từ ngữ đã học , HTL hai câu đố. 
- 2 HS viết bảng lớp. (TB,Y)
- Cả lớp viết và giấy nháp .
 - 1 - 2 HS nhắc lại 
- HS theo dõi SGK 
- HS đọc thầm đoạn văn cần viết chú ý các tiếng khó .
 - Phân tích các tiếng kho( HS khá giỏi)ù
- Một vài em đọc lại
- Lớp lắng nghe 
- HS gấp SGK chuẩn bị chép .
- HS viết bài vào vở 
- HS soát lại bài.
- Dưới lớp từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau, HS đối chiếu SGK tự sửa những chữ viết sai bên lề trang giấy .
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn làm bài cá nhân 
vào vở .
- 3 – 4 HS lên bảng điền vào 
- Cả lớp chữa bài theo lời giải đúng 
- Một HS đọc lại cả bài ( HS khá , giỏi ) 
- HS đọc các câu thơ suy nghĩ viết nhanh ra giấy nháp lời giải . 
- HS nói lời giải đố : a . Con nồng nộc .
b . Chim én .
- Lớp nhận xét.
- Lắng nghe.
Thứ., ngày.. tháng. năm 20
Luyện từ và câu
 MỞ RỘNG VỐN TỪ : TRUNG THỰC - TỰ TRỌNG
I/ Mục tiêu:
- Biết thêm một số từ ngữ ( gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán việt thơng dụng) về chủ điểm Trung thực – Tự trọng (BT4); tìm được 1, 2 từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ trung thực và đătỵ câu với một từ dùng được (BT1, BT2); nắm được nghĩa từ “tự trọng” (BT3).
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Vài trang phô tô từ điển
- Giấy khổ to và bút dạ
- Bảng phụ viết sẵn 2 bài tập
III/ các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. KTBC: Luyện tập về từ ghép và từ láy.
- Gọi hs lên bảng trả lời
+ Tìm 3 từ ghép tổng hợp, 3 từ ghép phân loại
+ Tìm 3 từ láy: láy âm đầu, láy vần, láy cả âm đầu và vần.
- Nhận xét, cho điểm.
B. Dạy-học bài mới:
1/ Giới thiệu bài: Bài học hôm nay, các em sẽ thực hành mở rộng vốn từ theo chủ điểm Trung thực-Tự trọng để nắm được nghĩa và biết cách dùng các từ ngữ nói trên để đặt câu.
2/ HD làm bài tập: 
Bài 1: Gọi hs đọc y/c và mẫu
- Y/c hs thảo luận nhóm 4 để hoàn thành
- Gọi đại diện nhóm lên dán kết quả và trình bày. 
- Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 Từ cùng nghĩa với trung thực
thẳng thắng, thẳng tính, chân thật, thật thà, thật lòng, thật tâm, thành thật, chích trực, thật tính, ngay thật,...
- Tuyên dương nhóm tìm được nhiều và đúng.
Bài 2: Gọi hs đọc y/c
- Các em hãy suy nghĩa trong 3 phút, mỗi em đặt 2 câu, 1 câu với từ cùng nghĩa với trung thực, 1 câu với từ trái nghĩa với trung thực.
- Sau 3 phút gọi các em đọc câu của mình.
Bài 3: Gọi hs đọc y/c
- Các em thảo luận cặp đôi để tìm đúng nghĩa của tự trọng, tra từ điển để đối chiếu với các từ đã cho, chọn nghĩa cho phù hợp.
- Gọi hs trình bày, các hs khác bổ sung.
Bài 4: Treo bảng viết sẵn lên bảng, gọi hs lên bảng khoanh tròn trước câu nói về tính trung thực (bằng bút đỏ), (màu xanh nói về lòng tự trọng. Cả lớp khoanh vào SGK 
- Giảng thêm về nghĩa của từng thành ngữ, tục ngữ.
3/ Củng cố, dặn dò:
- Em thích câu thành ngữ, tục ngữ nào nhất? Vì sao?
- Về nhà xem lại bài, học thuộc các câu thành ngữ, tục ngữ, tập đặt câu với những từ đã tìm được ở BT1
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau: Danh từ.
+ 3 từ ghép tổng hợp: anh em, yêu thương, hòa thuận. Từ ghép phân loại: bạn học, bạn đường, bạn đời.(TB,Y)
+ nhanh nhẹn, lao xao, xinh xinh.(TB,Y)
- Lắng nghe
- 1 hs đọc
- HS thảo luận nhóm 4
- Đại diện nhóm lên dán kết quả và trình bày
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
 Từ trái nghĩa với trung thực
gian dối, gian lận, xảo trá, gian xảo, lừa bịp, lừa đảo, lừa lọc, bịp bợm, lọc lừa, gian ngoa, điêu ngoa,...
- 1 hs đọc y/c. 
- HS suy nghĩ và đặt câu, sau đó lần lượt đọc câu của mình
+ Bạn Lan rất thật thà
+ Thẳng thắn là đức tính tốt
+ Chúng ta không nên gian dối
+ Gà không vội tin lời con Cáo gian manh
+ Ông Tô Hiến Thành là người trung trực. (TB,K)
Những ai gian dối sẽ bị mọi người gát bỏ.(TB,Y)
- HS tra từ điển thảo luận cặp đôi.
- HS trình bày
+ Tự trọng: coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình
+ Tin vào bản thân: tự tin
+ quyết định lấy công việc của mình: tự quyết
+ Đánh giá mình quá cao và coi thường người khác: tự kiêu, tự cao. (K,G)
- Câu c là nêu đúng nghĩa của từ tự trọng.
- HS thực hiện: a, c, d: nói về tính trung thực.
- b, e : Nói về lòng tự trọng. (K,G)
- HS trả lời theo ý của mình: Em thích nhất câu Giấy rách phải giữ lấy lề. Vì câu này khuyên người ta cho dù nghèo đói, khó khăn vẫn phải giữ phẩm giá của mình,...
- Lắng nghe, ghi nhớ
Thứ., ngày.. tháng. năm 20
Đạo đức
Biết bày tỏ ý kiến (tiết 1)
A. Mục tiêu : 
 - Biết được : Trẻ em cần được bày tỏ ý kiến về những vấn đề cĩ liên quan đến trẻ em .
- Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe , ton trọng ý kiến của người khác.
KNS: Kĩ năng lắng nghe người khác và trình bày ý kiến.
B. Đồ dùng dạy học:
- Mỗi HS chuẩn bị 3 tấm bìa màu đỏ , xanh và trắng .
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I/ Kiểm tra :
- Kể lại các biện pháp khắc phục khó khăn trong học tập ?
- Nêu các gương vượt khó trong học tập mà em đãbiết ?
- GV nhận xét 
II / Bài mới 
1 / Giới thiệu bài : ghi tựa bài 
 Khời động : Chia HS thành 6 nhóm và giao cho mỗi nhóm một đồ vật. Mỗi nhóm ngồi thành vòng tròn và lần lượt từng người trong nhóm cầm đồ vật vừa quan sát , vừa nêu nhận xét của mình về đồ vật đó.
* Kết luận : Mỗi người có thể có ý kiến , nhận xét khác nhau về cùng một sự vật .
Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm ( Câu 1 và 2 / 9 SGK ) 
- Chia HS thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận về một tình huống trong phần đặt vấn đề của SGK . 
- Thảo luận lớp : Điều gì sẽ xảy ra nếu em không được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến bản thân em , đến lớp em ?
* Kết luận : 
 -Mỗi người , mỗi trẻ em có quyền có ý kiến riêng và cần bày tỏ ý kiến riêng của mình .
Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm đôi 
Bài tập 1 (SGK)
- Nêu yêu cầu bài tập .
* Kết luận : Việc làm của bạn Dung là đúng , vì bạn đã biết bày tỏ mong muốn , nguyện vọng vủa mình Còn việc làm của các bạn Hồng và Khánh là không đúng .
 Hoạt động 3 : Bày tỏ ý kiến 
 Bài tập 2 
Phổ biến cách bày tỏ thái độ thông qua các tấm bìa màu :
- Màu đỏ : Biểu lộ thái độ tán thành .
- Màu xanh : Biểu lộ thái độ phản đối .
- Màu trắng : Biểu lộ thái độ phân vân , lưỡng lự .
- Lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 2 . 
* Kết luận : các ý kiến : ( a ) , ( b ) , ( c ) , ( d ) là đúng . Ý kiến ( đ ) là sai chỉ có những mong muốn thực sự cho sự phát triển của chính các em và phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình , của đất nước mới cần được thực hiện .
 D. Củng cố - dặn dị:
- GV yêu cầu 1, 2 HS đọc phần ghi nhớ SGK 
- Thực hiện yêu cầu bài tập 4 trong SGK.
- Chuẩn bị tiểu phẩm Một buổi tối trong gia đình bạn Hoa.
-2 - 3 HS trả lời . (TB,K)
- 1 - 2 HS nhắc lại. (TB,Y)
- HS lần lược bày tỏ ỳ kiến của mình về đồ vật đó .
- Các nhóm làm việc.
- ( HS khá , giỏi ) 
- Mọi người có thể sẽ không hiểu và đưa ra những quyết định không phù hợp với nhu cầu , mong muốn.
- HS thảo luận nhóm 
- MôÄt số nhóm trình bày kết quả các nhóm khác nhận xét bổ sung 
- HS biểu lộ theo cách đã quy ước .
- Giải thích lí do. ( HS khá ,giỏi )
- Thảo luận chung cả lớp . 
- HS đọc.
- Lắng nghe.
Thứ., ngày.. tháng. năm 20
Lịch sử 
 NƯỚC TA DƯỚI ÁCH ĐÔ HỘ CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI
 PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC
A. Mục tiêu: 
- Biết được thời gian đô hộ của phong kiến phương bắc đố với nước ta : từ năm 179 TCN đến năm 938 .
- Nêu đôi nét về đời sống cực nhục của nhân dân ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc ( một vài điểm chính , sơ giản về việc nhân dân ta phải cống nạp những sản vật quý ,đi lao dịch , bị cưỡng bức theo phong tục cũa người Hán ) :
+ Nhân dân ta phải cống nạp sản vật quý . 
+ Bọn đô hộ đưa người Hán sang ở lẫn với dân ta , bắt nhân dân ta phải học chữ Hán , sống theo phong tục của người Hán. 
(HS viết vở: Để cống nạp....Người Hán; Nhân dân...vốn cĩ; Khơng cam chịu...đơ hộ).
B. Đồ dùng dạy - học:
- Phiếu học tập 
C. Các hoạt động day –học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I / Kiểm tra :
- Thành tựu đặc sắc về quốc phòng của người dân Âu Lạc là gì ?
- GV nhận xét .
II Bài mới 
1 / Giới thiệu bài :
- Ghi tựa bài 
2 / Bài giảng 
Hoạt động 1 : Làm việc cá nhân 
- GV đưa ra bảng so sánh tình hình nước ta trước và khi bị phong kiến đô hộ .
- GV nhận xét kết luận giải thích các khái niệm chủ quyền , văn hoá .
Hoạt động 2: Phiếu học tập
- Khi đô hộ nước ta các triều đại phong kiến đã là
 gì ?
- Dưới ách thống trị của các triều đậi phong kiến phương Bắc , cuộc sống của nhân dân ta cực nhục như thế nào ?
- Không chịu khuất phục nhân dân ta phản ứng 
ra sao ?
- Ai mở đấu cho cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược vào năm nào ?
- Kể tên các cuộc khởi nghĩa lớn của nhân dân ta ?
- Cuối cùng nhân dân có giành được độc lập không ?
- GV nhận xét chốt ý đúng .
D. Củng cố - dặn dị:
- Khi đô hộ nước ta các triều đại phong kiến phương Bắc đã làm gì ?
- Dặn HS về nhà học thuộc bài xem bài sau: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
- 2-3 HS trả lời câu hỏi (K,G).
- 2 HS nhắc lại. (TB,Y)
- HS đọc SGK điền dầy đủ các nội dung. 
- HS báo cáo kết quả làm việc của mình trước lớp .
- Cả lớp nhận xét bổ sung .
- Bắt ta học các phong tục của người Hán , sống theo luật pháp của người Hán .
- Bọn quan lại đô hộ bắt nhân dân ta phải lên rừng săn voi , tê giác , bắt chim quý , xuống biển mò ngọc trai bắt đồi mồi .. để cống nạp cho chúng .
- ( HS khá , giỏi ) 
- Không chịu sư áp bức , bóc lột của bọn thống trị nhân dân ta liên tục nỗi dậy , đánh đổi quân đô hộ .
- Đó là cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng ,năm 40 . (HS khá , giỏi ) 
- Bà Triệu , Lí Bí , Quang Phục , Dương Đình Nghệ , Mai Thúc Loan ,Ngô Quyền.
- Dân ta đã giành được độc lập hoàn toàn.
- HS trả lời.
- Lắng nghe.
Thứ ba, ngày 13 tháng 9 năm 2011
Kĩ thuật 
Khâu thường (Tiết 2 )
A. Mục tiêu :
- Biết cách cầm vải , cầm kim , lên kim , xuống kim khi khâu .
- Biết cách khâu và khâu được các mũi khâu thường . Các mũi khâu cĩ thể chưa cách đều nhau . Đường khâu cĩ thể bị dúm .
Với học sinh khéo tay :
 - Khâu được các mũi khâu thường . các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu ít bị dúm
B. Đồ dùng dạy – học :
- Mẫu khâu thường, vải. Chỉ, kim, kéo, thước, phấn
- Sản phẩm được khâu bằng mũi khâu thường.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
I / Kiểm tra dụng cụ : 
- Việc chuẩn bị của HS 
- GV nhận xét 
II / Bài mới : 
1 / Giới thiệu bài : ghi tựa bài 
- GV nêu mục đích bài học 
2 Bài giảng
 + Hoạt động 1: HS thực hành khâu thường .
- Gọi HS nhắc lại về kĩ thuật khâu thường ?
- Thực hiện khâu 1 vài mũi khâu thường ?
- GV quan sát kiểm tra cách cầm vải , cẩm kim , vạch dường dấu và khâu các mũi khâu theo đường dấu . 
- Nhận xét thao tác HS và sử dụng tranh quy trình nhắc lại kĩ thuật khâu . 
Bước 1 : Vạch đường dấu
Bước 2 : Khâu các mũi khâu thường theo đường dấu 
- GV nhắc lại và hướng dẫn cách kết thúc đường khâu.
- GV nêu thời gian và yêu cầu thực hành. Khâu các mũi khâu thường từ đầu đến cuối đường vạch dấu.
- Quan sát uốn nắn những HS còn yếu.
* Lưu ý : 
- HS đùa nghịch trong khi thực hành . 
- Giữ vệ sinh trong lớp học .
+ Hoạt động 2: Đánh giá kết quả.
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
* GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm 
+ Đường vạch dấu thẳng cách đều cạnh dài của mảnh vải .
+ Các mũi khâu tương đối bằng nhau không bị dúm và thằng theo đướng vạch .
+ Hoàn thành đúng thời gian quy định 
- GV nhận xét đánh giá kết quả học tập của HS 
D. Củng cố - dặn dị :
- Nhắc nhở HS hồn thành sản phẩm.
 - Chuẩn bị bài sau: khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.
- HS chuẩn bị 
- HS nhắc lại về kĩ thuật khâu thường.
- 1, 2 HS thực hiện khâu thường (thao tác cầm vải, kim). ( HS K,G ) 
- HS vừa nhắc lại vừa thực hiện các thao tác để GV uốn nắn hướng dẫn thêm ( HS TB , Y ) 
- HS thực hành các mũi khâu thườngtừ đầu đến cuối đướng vạch khâu xong đường thứ nhất tiếp tục đướng thứ hai .
- HS tự đánh giá sản phẩm theo các tiêu

File đính kèm:

  • docthu ba tuan5.doc