Giáo án Lớp 4 - Thứ 2 Tuần 3

Toán

TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU

I/ Mục tiêu: Giúp hs

- Biết đọc, viết được một số số đến lớp triệu

- Hs được củng cố về hàng và lớp

II/ Đồ dùng dạy-học:

- Bảng kiểm tra bài cũ, nội dung bảng BT 1

- Kẻ sẵn bảng các hàng, các lớp như SGK/14

 

doc8 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1221 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 4 - Thứ 2 Tuần 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3
Thứ hai, ngày 3 tháng 9 năm 2012
Tập đọc
THƯ THĂM BẠN
I/ Mục tiêu:
 - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thư thể hiện sự cảm thơng ,chia sẻ với nỗi đau của bạn.
 - Hiểu tình cảm của người viết thư :thương bạn, muốn chia sè đau buồn cùng bạn. ( trả lời được các CH trong SGK; nắm được tác dụng của phần mở đầu, phần kết thúc bức thư).
KNS: Thể hiện sự cảm thơng.
II/ Đồ dùng dạy-học:
 - Tranh minh họa bài tập đọc SGK/25.
 - Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc.
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trị
KTBC: Truyện cổ nước mình
- Gọi 3 hs lên bảng đọc thuộc lòng bài và TLCH:
+ Bài thơ nói lên điều gì? 
+ Em hiểu từ” nhận mặt” trong bài nghĩa là gì?
+ Em hiểu 2 dòng thơ cuối bài như thế nào?
Nhận xét, cho điểm.
Dạy-học bài mới:
Giới thiệu bài: 
- Treo tranh minh họa bài tập đọc, hỏi:
+ Bức tranh vẽ cảnh gì?
- Động viên, giúp đỡ đồng bào bị lũ lụt là một việc làm cần thiết. Là hs các em đã làm gì để ủng hộ đồng bào bị lũ lụt? Bài học hôm nay giúp các em hiểu được tấm lòng của 1 bạn nhỏ đối với đồng bào bị lũ lụt.
Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a)Luyện đọc:
S/25 Y/c hs nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài.
- Kết hợp chữa lỗi phát âm, ngắt giọng cho hs: Quách Tuấn Lương, hi sinh, phong trào
- Y/c hs đọc lượt 2 kết hợp giảng nghĩa từ khó: xả thân, quyên góp, khắc phục.
- HS đọc trong nhóm đôi
- 2 hs đọc toàn bài
- GV đọc mẫu 
b) Tìm hiểu bài:
- Y/c hs đọc thầm đoạn 1 và TLCH:
+ Bạn Lương có biết bạn Hồng từ trước không? 
+ Bạn Lương viết thư cho Hồng để làm gì?
+ Bạn Hồng đã bị mất mát đau thương gì?
+ Em hiểu”hi sinh” có nghĩa là gì?
+ Đặt câu với từ “hi sinh”
- Trước sự mất mát to lớn của Hồng, bạn Lương sẽ nói gì với Hồng? Các em hãy đọc thầm đoạn 2 và TLCH: 
+ Những câu văn nào cho thấy Lương rất thông cảm với Hồng?
+ Những câu văn nào cho thấy Lương biết cách an ủi Hồng?
+ Nội dung đoạn 2 là gì?
- Y/c hs đọc thầm đoạn 3 và TLCH: 
+ Nơi bạn Lương ở mọi người đã làm gì để động viên, giúp đỡ đồng bào vùng lũ lụt?
+ Riêng Lương đã làm gì để giúp đỡ Hồng?
* KNS: Thể hiện sự cảm thơng.
+ “Bỏ ống” nghĩa là gì?
+ Đoạn 3 ý nói gì?
- Gọi hs đọc dòng mở đầu và kết thúc bức thư
+ Những dòng mở đầu và kết thúc bức thư có tác dụng gì?
* Nội dung bài thơ thể hiện điều gì?
c) Đọc diễn cảm:
- Gọi 3 hs nối tiếp nhau đọc bức thư.
- Y/c hs theo dõi và tìm ra giọng đọc của từng đoạn.
- Đưa bảng phụ hd hs đọc diễn cảm đoạn 1.
+ Gv đọc mẫu.
+ y/c hs đọc theo cặp.
+ Gọi 2 nhóm thi đọc diễn cảm trước lớp.
+ Tuyên dương nhóm đọc hay.
3/ Củng cố, dặn dò:
- Qua bức thư em hiểu bạn Lương là người như thế nào?
- Em đã làm gì để giúp đỡ những người không may gặp hoạn nạn, khó khăn?
GD: Trong cuộc sống, chúng ta phải sẵn lòng giúp đỡ những người hoạn nạn, khó khăn để chia bớt một phần nào nỗi đau của họ.
- Về nhà xem lại bài. Bài sau: Người ăn xin
 Nhận xét tiết học.
- 3 hs thực hiện theo y/c
+ Ca ngợi kho tàng truyện cổ của nước ta. Đó là những câu chuyện đề cao những phẩm chất tốt đẹp của ông cha ta. (TB,K)
+ Nhận mặt là giúp con cháu nhận ra truyền thống tốt đẹp, bản sắc của dân tộc, của cha ông từ bao đời nay. (K,G)
+ Là lời ông charăn dạy con cháu đời sau: Hãy sống nhân hậu, độ lượng, công bằng, chăm chỉ, tự tin. (TB,K)
- HS quan sát tranh.
+ Vẽ cảnh 1 bạn đang ngồi viết thư và nhìn cảnh mọi người đang quyên góp ủng hộ đồng bào lũ lụt. (TB,Y)
- Lắng nghe.
- 3 hs đọc theo trình tự.
+ HS1 : từ đầu với bạn.
+ HS 2: Tiếp theo bạn mới như mình.
+ HS 3: Đoạn còn lại. (K,G)
- HS luyện phát âm.
- 3 hs đọc lượt 2, một số hs khác giải nghĩa từ ở phần chú giải.
- Hs đọc trong nhóm.
- 2 hs đọc.
- HS lắng nghe.
- HS đọc thầm đoạn 1.
+ Bạn Lương không biết bạn Hồng chỉ biết Hồng khi đọc báo TNTP. 
+ Để chia buồn với Hồng. (TB,Y)
+ Ba của Hồng đã hi sinh trong trận lũ lụt.
+ Chết vì nghĩa vụ, lí tưởng cao đẹp.
+ Các anh bộ đội dũng cảm hi sinh để bảo vệ Tổ Quốc. (TB,K)
HS đọc thầm đoạn 2
+ Hôm nay, đọc báo TNTP, mình rất xúc động được biết ba của Hồng đã hi sinh trong trận lũ lụt vừa rồi. Mình gửi bức thư này chia buồn với bạn. Mình hiểu Hồng đau đớn và thiệt thòi như thế nào khi ba Hồng đã ra đi mãi mãi. (TB,K)
+ Những câu: Nhưng chắc là Hồngnước lũ.
Mình tin rằngnỗi đau này.
Bên cạnh Hồngnhư mình. (TB,K)
+ Là những lời động viên an ủi của Lương đối với Hồng . (K,G)
- HS đọc thầm.
+ Mọi người đang quyên góp ủng hộ đồng bào vùng lũ. Trường Lương góp ĐDHT giúp các bạn nơi bị lũ lụt. (TB,K)
+ Gửi giúp Hồng toàn bộ số tiền Lương bỏ ống từ mấy năm nay. 
+ Dành dụm tiết kiệm. (TB,K)
+ Tấm lòng của mọi người đối với đồng bào bị lũ lụt.
1 hs đọc dòng mở đầu, 1 hs đọc dòng kết thúc
+ Những dòng mở đầu nêu rõ địa điểm, thời gian viết thư, lời chào hỏi người nhận thư.
+ Những dòng kết thúc ghi lời chúc, nhắn nhủ, họ tên người viết thư.
Nội dung: Tình cảm của Lương thương bạn, chia sẻ đau buồn cùng bạn khi bạn gặp đau thương, mất mát trong cuộc sống. (K,G)
- Mỗi hs đọc 1 đoạn.
- Tìm ra giọng đọc.
+ Đoạn 1: giọng trầm, buồn.
+ Đoạn 2: thấp giọng, buồn.
+ Đoạn 3: giọng trầm buồn, chia sẻ.
- HS nhìn bảng.
- Lắng nghe.
- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- 2 nhóm đọc.
- Là người bạn tốt, giàu tình cảm. Đọc báo thấy hoàn cảnh đáng thương của Hồng đã chủ động viết thư thăm hỏi, gửi giúp bạn số tiền mà mình có.
- Tự do phát biểu.
- Lắng nghe.
Đoạn cần luyện đọc:
	Hòa Bình, ngày 5/ tháng 8/ năm 2005//
	Bạn Hồng thân mến,
	Mình là Quách Tuấn Lương, học sinh lớp 4B/ Trường Tiểu học Cù Chính Lan, thị xã Hòa Bình. Hôm nay, đọc báo TNTP, mình rất xúc động được biết/ ba của Hồng đã hi sinh trong trận lũ lụt vừa rồi. Mình gửi bức thư này chia buồn với bạn.
Toán
TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU
I/ Mục tiêu: Giúp hs
- Biết đọc, viết được một số số đến lớp triệu
- Hs được củng cố về hàng và lớp 
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Bảng kiểm tra bài cũ, nội dung bảng BT 1
- Kẻ sẵn bảng các hàng, các lớp như SGK/14
III/ Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trị
I. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi lần lượt hs lên bảng thực hiện
- Gọi hs nêu số chữ số và số chữ số 0
- Nhận xét.
B. Dạy-học bài mới:
1/ Giới thiệu bài: Tiết học toán hôm nay sẽ giúp các em biết đọc, viết các số đến lớp triệu.
2/ Vào bài
* HD đọc và viết số đến lớp triệu.
Vừa nói vừa viết vào bảng các hàng, các lớp: Cô có một số gồm 3 trăm triệu, 4 chục triệu, 2 triệu, 1 trăm nghìn, 5 chục nghìn, 7 nghìn, 4 trăm, 1 chục, 3 đơn vị.
- Cô mời 1 bạn lên viết số này.
- Bạn nào có thể đọc số này?
- HD cách đọc: Ta tách số thành từng lớp, từ lớp đơn vị đến lớp nghìn rồi lớp triệu, mỗi lớp có 3 hàng (gạch chân các lớp). sau đó dực vào cách đọc số có tới ba chữ số thuộc từng lớp để đọc và đọc từ trái sang phải.
- Gọi hs nhắc lại cách đọc.
- Viết: 154 678 923, 456 637 871, gọi hs đọc
* Luyện tập, thực hành:
Bài 1: Treo bảng có sẵn nội dung bài tập (có kẻ thêm cột viết số). Y/c hs viết số vào giấy nháp.
- Chỉ các số vừa viết gọi hs đọc.
Bài 2: Viết lần lượt từng số lên bảng, gọi hs đọc.
Bài 3: Đọc lần lượt từng số, hs viết vào B
Bài 4: Y/c hs nhìn vào bảng trong SGK làm việc nhóm đôi 1 em hỏi, 1 em trả lời và ngược lại
- Gọi lần lượt từng nhóm lên thực hiện, nhóm khác nhận xét.
3/ Củng cố, dặn dò:
- Muốn đọc số đến lớp triệu ta thực hiện như thế nào?
- Về nhà xem lại bài. Bài sau: Luyện tập
Nhận xét tiết học.
- 1 bạn lên bảng thực hiện, cả lớp viết số vào Bc. (TB,K)
- HS nêu.
- Lắng nghe.
1 bạn viết: 342 157 413 (TB,K)
1 hs đọc, cả lớp nhận xét.
- Lắng nghe.
- 1 hs nhắc lại. (TB,K)
- HS đọc theo y/c.
- HS lần lượt lên bảng viết số, cả lớp thực hiện vào giấy nháp. (TB,K)
- HS nhận xét số của bạn viết trên bảng.
- HS đọc theo y/c.
- HS đọc theo y/c.
- HS viết Bc: 10 250 214, 253 564 888, 
400 036 105, 700 000 231.
- HS làm việc nhóm cặp.
- Nhóm lần lượt lên trình bày, nhóm khác nhận xét.
- Lắng nghe.
Khoa học
VAI TRÒ CỦA CHẤT ĐẠM VÀ CHẤT BÉO
I/ Mục tiêu:
Kể tên những thức ăn chứa nhiều chất đạm ( thịt, cá, trứng, tơm , cua,), chất béo ( mỡ, dầu, bơ,).
Nêu được vai trị của chất đạm và chất béo đối với cơ thể:
+ Chất đạm giúp xây dựng và đổi mới cơ thể.
+ Chất béo giàu năng lượng và giáp cơ thể hấp thụ các vi- ta- min A,D,E,K.
II/ Đồ dùng dạy-học:
 - Hình trang 12,13.
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trị
A. KTBC: Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn. Vai trò của chất bột đường
- Gọi hs TLCH.
+ Có mấy cách phân loại thức ăn? Đó là những cách nào?
+ Nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường có vai trò gì?
- Nhận xét, cho điểm.
B. Bài mới:
1/ Giới thiệu bài: Mỗi một nhóm thức ăn có vai trò rất cần thiết cho cơ thể. Chất đạm và chất béo có vai trò gì? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
2/ Vào bài:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của chất đạm và chất béo.
Mục tiêu : Nói tên và nêu vai trò của thức ăn chứa chất đạm và chất béo .
- Y/c: Hai em ngồi cùng bàn hãy nói cho nhau nghe tên những thức ăn chứa nhiều chất đạm (chất béo) có trong hình trang 12,13 SGK 
- Gọi đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét.
Nói: Hàng ngày chúng ta phải ăn đủ các thức ăn có chứa chất đạm và chất béo. Vì sao chúng ta phải ăn như vậy? Các em sẽ hiểu được điều này khi biết vai trò của chúng.
- Khi ăn cơm với thịt, cá, rau xào em cảm thấy thế nào?
Kết luận: Những thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo không những giúp cho ta ăn ngon miệng mà chúng còn tham gia vào việc giúp cơ thể con người phát triển và hấp thu các vi-ta-min A,D,E,K. Điều này thể hiện trong mục bạn cần biết/12,13SGK
- Gọi hs đọc mục bạn cần biết.
* Hoạt động 2: Trò chơi "Đi tìm nguồn gốc của các loại thức ăn"
 - Hỏi: Thịt gà có nguồn gốc từ đâu?
- Đậu đũa có nguồn gốc từ đâu?
- Để biết mỗi loại thức ăn thuộc nhóm nào và có nguồn gốc từ đâu cả lớp mình sẽ thi xem nhóm nào biết chính xác điều đó nhé.
- Các em hãy làm việc nhóm 4 lựa chọn và viết đúng tên thức ăn vào cột thích hợp. 
- Gọi đại diện nhóm lên trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Tổng kết cuộc thi, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
- Nói: Pho-mát là một loại thức ăn được chế biến từ sữa bò, chứa nhiều chất đạm. Bơ cũng là một thức ăn được chế biến từ sữa bò nhưng lại chứa nhiều chất béo.
- Thức ăn có chứa chất đạm và chất béo có nguồn gốc từ đâu?
Kết luận: Thức ăn chứa nhiều chất béo và chất đạm đều có nguồn gốc từ động vật và thực vật.
3/ Củng cố, dặn dò:
- Nêu vai trò của chất đạm (chất béo) đối với cơ thể?
- Về nhà xem lại bài và tìm hiểu xem những loại thức ăn nào chứa nhiều vitamin, chất khoáng và chất xơ để chuẩn bị bài sau.
Nhận xét tiết học.
+ Có 2 cách phân loại thức ăn: Phân loại theo nguồn gốc và phân loại theo lượng các chất dinh dưỡng chứa trong mỗi loại.
+ Những thức ăn chứa nhiều chất bột đường cung cấp năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động và duy trì nhiệt độ của cơ thể. (TB,K)
- Lắng nghe.
- HS hoạt động nhóm đôi.
- Các nhóm nối tiếp nhau trình bày.
+ Những thức ăn chứa nhiều chất đạm: trứng, cua, thịt heo, đậu, cá, ốc, tôm, vịt.
+ Những thức ăn chứa nhiều chất béo: dầu ăn, mỡ, đậu, lạc, dừa, vừng. (TB,K)
- Rất ngon miệng.
- Lắng nghe.
- 3 hs đọc. (TB,Y)
- Từ động vật.
- Từ thực vật. (TB,K)
- Lắng nghe và tiến hành hoạt động trong nhóm.
- Đại diện nhóm lên trình bày:
+ Thức ăn chứa nhiều chất đạm có nguồn gốc từ thực vật: đậu cô-ve, đậu phụ, đậu đũa.
+ Thức ăn chứa nhiều chất béo có nguồn gốc thực vật: dầu ăn, lạc, vừng.
+ Thức ăn chứa nhiều chất đạm có nguồn gốc từ động vật: thịt bò, tương, thịt lợn, pho mát, thịt gà, tôm.
+ Thức ăn nhiều chất béo có nguồn gốc động vật: bơ, mỡ. (K,G)
- Đều có nguồn gốc từ động vật và thực vật. 
- Lắng nghe, ghi nhớ.

File đính kèm:

  • doc3-2.doc