Giáo án Lớp 4 soạn theo ĐHPTNLHS - Tuần 33 - Năm học 2020-2021 - Trần Thị Kim Hoa

ĐỊA LÍ

KHAI THÁC KHOÁNG SẢN VÀ HẢI SẢN

Ở VÙNG BIỂN VIỆT NAM

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức - Kĩ năng

- Kể tên một số hoạt động khai thác nguồn lợi chính của biển đảo (hải sản, dầu khí, du lịch, cảng biển, ):

+ Khai thác khoáng sản: dầu khí, cát trắng, muối.

+ Đánh bắt và nuôi trồng hải sản.

+ Phát triển du lịch.

 - Chỉ trên bản đồ tự nhiên Việt Nam nơi khai thác dầu khí, vùng đánh bắt nhiều hải sản của nước ta.

2. . Năng lực, phẩm chất:

- Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.

- Năng lực hiểu biết cơ bản về Địa lí, năng lực tìm tòi và khám phá Địa lí, năng lực vận dụng kiến thức Địa lí vào thực tiễn.

- Yêu thích cảnh đẹp của quê hương đất nước và biết bảo vệ, giữ gìn cảnh quan môi trường.

- Tự hào biển đảo, có ý thức giữ vững chủ quyền biển đảo

* BVMT: Sự thích nghi và cải tạo môi trường ở biển, đảo và quần đảo

 + Khai thác dầu khí, cát trắng

 + Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản

* TKNL: Tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất của thềm lục địa là dầu lửa, khí đốt. Cần khai thác và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn tài nguyên quý giá này.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng

- GV: BĐ Địa lí tự nhiên VN.- HS: Tranh, ảnh về khai thác dầu khí; khai thác và nuôi hải sản, ô nhiễm môi trường biển.

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thuyết trình

- KT: đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm 2

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 

doc34 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 15/03/2024 | Lượt xem: 8 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 4 soạn theo ĐHPTNLHS - Tuần 33 - Năm học 2020-2021 - Trần Thị Kim Hoa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lực giải quyết vấn đề toán học.
- Hình thành và phát triển phẩm chất chủ yếu như: chăm chỉ, tự học, kỉ luật, chủ động.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
 - GV: Bảng phụ
 - HS: Sách, bút
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập 
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC;
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (2p)
- GV giới thiệu bài – Ghi tên bài 
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ

2. HĐ thực hành (35p)
* Mục tiêu: 
- Tính giá trị của biểu thức với các phân số.
- Giải được bài toán có lời văn với các phân số.
* Cách tiến hành:
 Bài 1a: Tính (HS năng khiếu hoàn thành cả bài.)
- Yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó hỏi:
+ Khi muốn nhân một tổng với một số ta có thể làm theo những cách nào?
- YC HS làm bài cá nhân trong vở (nhắc HS chỉ cần thực hiện 1 cách); mời 1 HS thực hiện trên bảng lớn; HS chia sẻ về cách làm trước lớp. 
- Mời cả lớp cùng nhận xét, bổ sung;
Bài 2b: (HS năng khiếu hoàn thành cả bài.)
- Gọi HS nhận xét, bổ sung, chữa bài.
- GV nhận xét, HD cách thuận tiện nhất: VD:
+ Rút gọn 3 với 3.
+ Rút gọn 4 với 4.
Ta có: = 
- Chốt đáp án, khen ngợi HS
Bài 3: Gọi 1 HS đọc đề bài toán.
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Để biết số vải còn lại may được bao nhiêu cái túi chúng ta phải tính được gì?
- GV nhận xét, chốt đáp án đúng.
Bài 4 (HSNK)
3. Vận dụng (2p)

Cá nhân – Nhóm 2 – Lớp
+ Ta lấy từng số hạng của tổng nhân với số đó rồi cộng các kết quả lại với nhau
Đáp án:
 a) ( = 
Cá nhân – Lớp
 Đáp án b)
c) 
Nhóm 2 – Lớp
- Hỏi đáp nhóm 2 về bài toán:
+ Bài toán cho biết:
­ Tấm vải dài 20 m
­ May quần áo hết tấm vải
­ Số vải còn lại may túi. Mỗi túi hết m
+ Hỏi số vải còn lại may được bao nhiêu cái túi.
+ Ta phải tính được số mét vải còn lại sau khi đã may áo.
Bài giải
Đã may áo hết số mét vải là:
20 Í = 16 (m)
Còn lại số mét vải là:
20 – 16 = 4 (m)
Số cái túi may được là:
4: = 6 (cái túi)
Đáp số: 6 cái túi
Chọn đáp án: D
- Chữa lại các phần bài tập làm sai
- Tìm các bài tập cùng dạng trong sách buổi 2 và giải
TẬP ĐỌC
CON CHIM CHIỀN CHIỆN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức -Kĩ năng
- Hiểu ND, ý nghĩa: Hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay liệng trong cảnh thiên nhiên thanh bình cho thấy sự ấm no, hạnh phúc và tràn đầy tình yêu trong cuộc sống (trả lời được các câu hỏi)
 - Đọc trôi trảy, rõ ràng bài thơ với giọng vui tươi, sôi nổi, ngắt nhịp đúng giữa các câu thơ. Biết đọc diễn cảm 2-3 khổ thơ. Học thuộc lòng bài thơ.
2. Năng lực- phẩm chất:
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học. 
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học.
- Giáo dục HS biết tìm tòi, khám phá.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
 - GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to nếu có điều kiện). 
- HS: SGK, vở viết
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (5p)
+ Bạn hãy đọc bài tập đọc Vương quốc vắng nụ cười
+Nêu nội dung, ý nghĩa của bài?
- GV nhận xét chung, dẫn vào bài học
- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét
+ 1 HS đọc
+ Tiếng cười đã làm thay đổi cuộc sống của vương quốc nọ, giúp vương quốc tránh được sự lụi tàn

2. Khám phá
a.Luyện đọc: (8-10p)
* Mục tiêu: Đọc trôi trảy, rành mạch bài thơ với giọng vui tươi, sôi nổi, biết ngắt nhịp các câu thơ
* Cách tiến hành: 
- Gọi 1 HS đọc bài (M3)
- GV lưu ý giọng đọc cho HS: Cần đọc với giọng hồn nhiên, vui tươi. Nhấn giọng ở các từ ngữ: ngọt ngào, cao hoài, cao vợi, long lanh, sương chói, chan chứa.
- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) 
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- Lắng nghe
- Nhóm trưởng chia đoạn bài tập đọc (mỗi khổ thơ là 1 đoạn)
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (cao vợi, cành sương chói, bối rối,...)
 - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp
- Giải nghĩa từ khó (đọc chú giải)
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng
- Các nhóm báo cáo kết quả đọc
- 2 HS đọc cả bài (M4)
 b.Tìm hiểu bài: (8-10p)
* Mục tiêu: Hiểu ND, ý nghĩa: Hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay liệng trong cảnh thiên nhiên thanh bình cho thấy sự ấm no, hạnh phúc và tràn đầy tình yêu trong cuộc sống (trả lời được các câu hỏi)
* Cách tiến hành: Làm việc nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp
- GV yêu cầu HS đọc các câu hỏi cuối bài 
+ Con chim chiền chiện bay lượn giữa khung cảnh thiên nhiên như thế nào?
+ Những từ ngữ và chi tiết nào vẽ lên hình ảnh co chim chiền chiện tự do bay lượn giữa không gian cao rộng?
+ Tìm những câu thơ nói về tiếng hót của con chim chiền chiện?
+ Tiếng hót của con chim chiền chiện gợi cho em cảm giác như thế nào?
* Nêu nội dung bài học?
- 1 HS đọc các câu hỏi cuối bài
- HS làm việc theo nhóm 4 – Chia sẻ kết quả dưới sự điều hành của TBHT
+ Chim chiền chiện bay lượn trên cánh đồng lúa, giữa một không gian cao rộng.
+ Lúc chim sà xuống cánh đồng, lúc chim vút lên cao. “Chim bay, chim sà ” “bay vút”, “cao vút”, “bay cao”, “cao hoài”, “cao vợi” 
+ Những câu thơ là:
­ Khúc hát ngọt ngào
­ Tiếng hót long lanh. Như cành sương chói
­ Chim ơi, chim nói. Chuyện chi, chuyện chi?
­ Tiếng ngọc, trong veo. Chim reo từng chuỗi
­ Đồng quê chan chứa. Những lời chim ca
­ Chỉ còn tiếng hót, Làm xanh da trời
+ Gợi cho em về cuộc sống rất thanh bình, hạnh phúc.
+ Làm cho em thấy hạnh phúc tự do.
+ Làm cho em thấy yêu hơn cuộc sống, yêu hơn con người.
Nội dung: Hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay lượn, hát ca giữa không gian cao rộng, thanh bình là hình ảnh của cuộc sống ấm no, hạnh phúc, gieo trong lòng người đọc, cảm giác yêu đời, yêu cuộc sống.

Luyện đọc diễn cảm – Học thuộc lòng(8-10p)
* Mục tiêu: HS đọc diễn cảm được một số khổ thơ của bài. Học thuộc lòng bài thơ
* Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp
- Yêu cầu HS nêu giọng đọc của toàn bài
- Yêu cầu đọc diễn 2 – 3 khổ thơ của bài
- Yêu cầu HS học thuộc lòng
- GV nhận xét, đánh giá chung
4. Hoạt động ứng dụng (2 phút)
 
- HS nêu lại giọng đọc cả bài
- 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài
 - Nhóm trưởng điều hành các thành viên trong nhóm
+ Luyện đọc diễn cảm trong nhóm
+ Cử đại diện đọc trước lớp
- Bình chọn cá nhân đọc diễn cảm tốt
- Thi học thuộc lòng ngay tại lớp
- Ghi nhớ nội dung, ý nghĩa của bài
- Đọc diễn cảm toàn bài thơ

ĐỊA LÍ 
KHAI THÁC KHOÁNG SẢN VÀ HẢI SẢN
Ở VÙNG BIỂN VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức - Kĩ năng 
- Kể tên một số hoạt động khai thác nguồn lợi chính của biển đảo (hải sản, dầu khí, du lịch, cảng biển,):
+ Khai thác khoáng sản: dầu khí, cát trắng, muối.
+ Đánh bắt và nuôi trồng hải sản.
+ Phát triển du lịch.
 - Chỉ trên bản đồ tự nhiên Việt Nam nơi khai thác dầu khí, vùng đánh bắt nhiều hải sản của nước ta.
2. . Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.
- Năng lực hiểu biết cơ bản về Địa lí, năng lực tìm tòi và khám phá Địa lí, năng lực vận dụng kiến thức Địa lí vào thực tiễn.
- Yêu thích cảnh đẹp của quê hương đất nước và biết bảo vệ, giữ gìn cảnh quan môi trường.
- Tự hào biển đảo, có ý thức giữ vững chủ quyền biển đảo
* BVMT: Sự thích nghi và cải tạo môi trường ở biển, đảo và quần đảo
 + Khai thác dầu khí, cát trắng
 + Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản 
* TKNL: Tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất của thềm lục địa là dầu lửa, khí đốt. Cần khai thác và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn tài nguyên quý giá này.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: BĐ Địa lí tự nhiên VN.- HS: Tranh, ảnh về khai thác dầu khí; khai thác và nuôi hải sản, ô nhiễm môi trường biển.
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thuyết trình
- KT: đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm 2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động: (2p)
+ Bạn hãy mô tả vùng biển nước ta?
+ Bạn hãy nêu vai trò của biển, đảo và các quần đảo đối với nước ta?
- GV giới thiệu bài mới
- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét
+ Vùng biển nước ta có diện tích rộng
+ Là kho muối vô tận, đồng thời có nhiều khoáng sản, hải sản quý và có vai trò điều hoà khí hậu

2. Khám phá: (30p)
* Mục tiêu: 
- Kể tên một số hoạt động khai thác nguồn lợi chính của biển đảo (hải sản, dầu khí, du lịch, cảng biển,)
- Chỉ trên bản đồ tự nhiên Việt Nam nơi khai thác dầu khí, vùng đánh bắt nhiều hải sản của nước ta
* Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm-Lớp
Hoạt động1: Khai thác khoáng sản :
- Cho HS dựa vào SGK, tranh, ảnh trả lới các câu hỏi sau:
+ Tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất của vùng biển VN là gì?
+ Dầu khí nước ta khai thác để làm gì?
+ Nước ta đang khai thác những khoáng sản nào ở vùng biển VN? Ở đâu? Dùng để làm gì?
+ Tìm và chỉ trên bản đồ vị trí nơi đang khai thác các khoáng sản đó.
- GV nhận xét: Vùng biển nước ta có nhiều loại khoáng sản. Hiện nay dầu khí của nước ta khai thác được chủ yếu dùng cho xuất khẩu và chủ yếu xuất khẩu sản phẩm thô nên giá thành thấp. Nước ta đang xây dựng các nhà máy lọc và chế biến dầu.
* Giáo dục tiết kiệm năng lượng:
+ Theo em, nguồn tài nguyên dầu mỏ và khí đốt là tài nguyên vô hạn hay có hạn?
+ Cần khai thác hai loại khoáng sản này như thế nào?
*Hoạt động2: Đánh bắt và nuôi trồng hải sản 
- GV cho các nhóm dựa vào tranh, ảnh, bản đồ, SGK thảo luận theo gợi ý:
+ Nêu những dẫn chứng thể hiện biển nước ta có rất nhiều hải sản.
+ Hoạt động đánh bắt hải sản của nước ta diễn ra như thế nào? Những nơi nào khai thác nhiều hải sản? Hãy tìm những nơi đó trên bản đồ.
+ Ngoài việc đánh bắt hải sản, nhân dân còn làm gì để có thêm nhiều hải sản?
- GV cho HS chỉ trên bản đồ vùng đánh bắt nhiều hải sản.
- GV mô tả thêm về việc đánh bắt, tiêu thụ hải sản của nước ta. Có thể cho HS kể những loại hải sản mà các em đã trông thấy hoặc đã được ăn.
3. Vận dụng (3p)
* GDBVMT: Người dân sống ở các đảo và quần đảo đã tận dụng những lợi thế của môi trường biển vào các hoạt động nào?
- GV: Nhờ tận dụng các điều kiện có lợi mà con người sống hoà hợp với môi trường, tạo cảnh quan môi trường sạch, đẹp

Cá nhân – Lớp
+ Là dầu mỏ và khí đốt
+ Để sử dụng trong nước và xuất khẩu
+ Khai thác cát trắng để làm nguyên liệu cho công nghiệp thuỷ tinh ở ven biển Khánh Hoà, sản xuất muối
+ HS chỉ trên bản đồ.
- Lắng nghe
+ Tài nguyên có hạn, khai thác nhiều sẽ cạn kiệt
+ Cần khai thác tiết kiệm, sử dụng có hiệu quả
Nhóm 2 – Lớp
+ Có hàng nghìn loại cá: cá thu, cá song, cá nhụ, cá hồng,Có hàng chục loại tôm: tôm hùm, tôm he,Có nhiều loại hải sản khác: hải sâm, bào ngư, đồi mồi, sò huyết, ốc hương,
+ Hoạt động đánh bắt hải sản của nước ta diễn ra khắp vùng biển từ Bắc tới Nam.Vùng ven biển từ Quảng Ngãi tới Kiên Giang là nới đánh bắt nhiều hải sản nhất
+ Ngoài việc đánh bắt hải sản, nhân dân còn nuôi các laọi cá, tôm và các hải sản khác như đồi mồi, ngọc trai,
+ Khai thác dầu khí, khai thác cát trắng làm thuỷ tinh, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hải sản
- Tìm hiểu về quy trình sản xuất thuỷ tinh từ cát trắng và một số sản phẩm làm từ thuỷ tinh

Thứ năm ngày 6 tháng 5 năm 2021
TOÁN
Tiết 163: ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI PHÂN SỐ (tt)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức -Kĩ năng
- Ôn tập về bốn phép tính với phân số
 . - Thực hiện được bốn phép tính với phân số.
- Vận dụng được để tính giá trị của biểu thức và giải toán.
* BT cần làm: Bài 1, bài 3 (a), bài 4 (a). Khuyến khích HSNK hoàn thành tất cả các bài tập
2. Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực giao tiếp toán học, Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán, Năng lực tư duy và lập luận toán học, Năng lực giải quyết vấn đề toán học.
- Hình thành và phát triển phẩm chất chủ yếu như: chăm chỉ, tự học, kỉ luật, chủ động.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: Bảng phụ
- HS: Sách, bút
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, luyện tập – thực hành
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động (3p)
- GV giới thiệu, dẫn vào bài mới
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ

2. HĐ thực hành (35p)
* Mục tiêu: - Thực hiện được bốn phép tính với phân số.
 - Vận dụng được để tính giá trị của biểu thức và giải toán.
* Cách tiến hành: Cá nhân – Lớp
Bài 1: 
- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.
- Đánh giá bài làm trong vở của HS, chữa bài, chốt đáp án đúng.
- Củng cố cách thực hiện 4 phép tính với phân số.
Bài 3a: (HS năng khiếu hoàn thành cả bài)
- Yêu cầu HS nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong một biểu thức, sau đó yêu cầu HS làm bài, 1 HS làm bảng lớn.
- GV nhận xét, chốt đáp án đúng.
- Củng cố cách thực hiện tính giá trị của biểu thức.
*Nếu còn thời gian: Mời những HS đã hoàn thành cả phần b chia sẻ cách thực hiện và kết quả. Mời cả lớp nhận xét; chốt KQ; khen ngợi/ động viên
Bài 4a: (HS năng khiếu hoàn thành cả bài)
- Gọi 1 HS đọc đề bài, xác định yếu tố đã cho, yếu tố cần tìm.
 - Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi 1 HS làm bảng lớn.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung, chữa bài.
- GV nhận xét, chốt đáp án đúng.
* Nếu còn thời gian: Mời những HS đã hoàn thành cả phần b chia sẻ cách thực hiện và kết quả. Mời cả lớp nhận xét; chốt KQ; khen ngợi/ động viên
Bài 2 (HSNK)
3. Vận dụng (2p)

Cá nhân – Lớp
Đáp án:
 + = + 
 - = - 
 Í = 
 : = = 
Cá nhân – Nhóm 2 – Lớp
Đáp án:
a. 
 ; 
Cá nhân – Lớp
Bài giải
a. Sau 2 giờ vòi nước chảy được số phần bể nước là:
 + = (bể)
 Đáp số: bể 
b. Số phần bể nước còn lại là:
 (bể)
 Đ/s: bể
- HS hoàn thành bảng và chia sẻ lớp
- Chữa lại các phần bài tập làm sai
- Tìm các bài tập cùng dạng trong sách buổi 2 và giải

TẬP LÀM VĂN
MIÊU TẢ CON VẬT (KIỂM TRA VIẾT)
I.MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức -Kĩ năng
- Biết vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học để viết được bài văn miêu tả con vật đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài); diễn đạt thành câu, lời văn tự nhiên, chân thực.
 - Rèn kĩ năng dùng từ đặt câu trong bài văn miêu tả
2.Năng lực, phẩm chất:
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học. 
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học.
- Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
 - GV: Tranh, ảnh minh họa một số con vật.
 - HS: Vở, bút để làm bài KT
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát, luyện tập - thực hành
- KT: 	 đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:(5p)
+ Nêu cấu tạo bài văn miêu tả con vật
+ Mỗi phần của bài văn cần có những nội dung gì?
- GV dẫn vào bài học
- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét
+ Gồm 3 phần: MB, TB, KB
+ MB: Giới thiệu con vật sẽ tả,....
2. HĐ thực hành (30p)
* Mục tiêu: Biết vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học để viết được bài văn miêu tả con vật đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài); diễn đạt thành câu, lời văn tự nhiên, chân thực.
* Cách tiến hành: Cá nhân- Lớp
- GV chép 4 đề bài như gợi ý SGK
- GV cho HS quan sát tranh, ảnh phóng to về các con vật 
- Yêu cầu HS tự viết bài
- Thu bài – Nhận xét chung
3. Vận dụng (2p)
 
- HS đọc đề, chọn đề bài 
- Quan sát tranh ảnh các con vật
- HS viết bài cá nhân vào vở
- Hoàn thành bài viết và sáng tạo thêm các chi tiết miêu tả
 ------------------------------------------------------------
CHIỀU KHOA HỌC 
CHUỖI THỨC ĂN TRONG TỰ NHIÊN
Mục tiêu:
1. Kiến thức -Kĩ năng
- Nêu được ví dụ về chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
 - Thể hiện mối quan hệ về thức ăn giữa sinh vật này với sinh vật khác bằng sơ đồ.
2. Năng lực, phẩm chất
 - Góp phần hình thành và phát triển năng lực nhận thức về tự nhiên ; năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ứng xử phù hợp với tự nhiên và xã hội
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học.
* KNS:
 - Bình luận, khái quát, tổng hợp các thông tin để biết mối quan hệ thức ăn trong tự nhiên rất đa dạng
 - Phân tích, phán đoán và hoàn thành 1 sơ đồ chuỗi thức ăn trong tự nhiên
 - Đảm nhận trách nhiệm xây dựng kế hoạch và kiên định thực hiện kế hoạch cho bản thân để ngăn chặn các hành vi phá vỡ cân bằng chuỗi thức ăn trong tự nhiên
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: + Hình minh họa trang 132, SGK phô tô theo nhóm.
 + Hình minh hoạ trang 133, SGK (phóng to).
- HS: Giấy A3 và bút dạ.
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành thí nghiệm.
- KT: Động não, chia sẻ nhóm đôi, tia chớp
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
Hoạt đông của giáo viên
Hoạt đông của của học sinh
1, Khởi động (2p)
+ Nêu một số ví dụ về chuỗi thức ăn?
- Giới thiệu bài, ghi bảng.
- TBHT điều khiển lớp trả lời, nhận xét
+ Cỏ là thức ăn của thỏ, thỏ là thức ăn của cáo, cáo chết xác bị phân huỷ và là thức ăn của cỏ.
.....
2. Khám phá: (30p)
* Mục tiêu: 
- Nêu được ví dụ về chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
- Thể hiện mối quan hệ về thức ăn giữa sinh vật này với sinh vật khác bằng sơ đồ
* Cách tiến hành: Cá nhân - Nhóm – Lớp
HĐ1: Mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật với nhau, giữa sinh vật với yếu tố vô sinh: 
- Chia nhóm, mỗi nhóm gồm 4 HS và phát phiếu có hình minh họa trang 132, SGK cho từng nhóm.
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu trong phiếu (Dựa vào hình 1 để xây dựng sơ đồ (bằng chữ và mũi tên) chỉ ra mối quan hệ qua lại giữa cỏ và bò trong một bãi chăn thả bò).
- Yêu cầu HS hoàn thành phiếu sau đó viết lại sơ đồ mối quan hệ giữa bò và cỏ bằng chữ và giải thích sơ đồ đó. GV đi giúp đỡ các nhóm để đảm bảo HS nào cũng được tham gia.
- Gọi các nhóm trình bày. Yêu cầu các nhóm khác theo dõi và bổ sung.
- Nhận xét sơ đồ, giải thích sơ đồ của từng nhóm.
+ Thức ăn của bò là gì?
+ Giữa cỏ và bò có quan hệ gì?
+ Trong quá trình sống bò thải ra môi trường cái gì? Cái đó có cần thiết cho sự phát triển của cỏ không?
+ Nhờ đâu mà phân bò được phân huỷ?
+ Phân bò phân huỷ tạo thành chất gì cung cấp cho cỏ?
+ Giữa phân bò và cỏ có mối quan hệ gì?
- Viết sơ đồ lên bảng:
 Phân bò Cỏ Bò.
+ Trong mối quan hệ giữa phân bò, cỏ, bò đâu là yếu tố vô sinh, đâu là yếu tố hữu sinh?
- Vừa chỉ vào hình minh họa, sơ đồ bằng chữ và giảng: Cỏ là thức ăn của bò, trong quá trình trao đổi chất, bò thải ra môi trường phân. Phân bò thải ra được các vi khuẩn phân hủy trong đất tạo thành các chất khoáng. Các chất khoáng này lại trở thành thức ăn của cỏ.
HĐ2: Chuỗi thức ăn trong tự nhiên: 
- Tổ chức cho HS hoạt động theo cặp.
- Yêu cầu: Quan sát hình minh họa trang 133, SGK, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Hãy kể tên những gì được vẽ trong sơ đồ?
 + Sơ đồ trang 133, SGK thể hiện gì?
 + Chỉ và nói rõ mối quan hệ về thức ăn trong sơ đồ?
- GV: Đây là sơ đồ về một trong các chuỗi thức ăn trong tự nhiên: Cỏ là thức ăn của thỏ, thỏ là thức ăn của cáo, xác chết của cáo là thức ăn của nhóm vi khuẩn ngoại sinh. Nhờ có nhóm vi khuẩn ngoại sinh mà các xác chết hữu cơ trở thành các chất khoáng (chất vô cơ). Những chất khoáng này lại trở thành thức ăn của cỏ và các cây khác. Người ta gọi những mối quan hệ về thức ăn trong tự nhiên là chuỗi thức ăn. Chuỗi thức ăn là một dãy bao gồm nhiều sinh vật, mỗi loài là một mắc xích thức ăn, mỗi “mắc xích” thức ăn tiêu thụ mắt xích ở phía trước nó bị mắc xích ở phía sau tiêu thụ.
+ Thế nào là chuỗi thức ăn?
+ Theo em, chuỗi thức ăn bắt đầu từ sinh vật nào?
- Kết luận: Trong tự nhiên có rất nhiều chuỗi thức ăn, các chuỗi thức ăn thường bắt đầu từ thực vật. Thông qua chuỗi thức ăn, các yếu tố vô sinh và hữu sinh liên hệ mật thiết với nhau thành một chuỗi khép kín.
3. Hoạt động ứng dụng (2p)

Nhóm 4 – Lớp
- Hoàn thành sơ đồ bằng mũi tên và chữ, nhóm trưởng điều khiển các bạn lần lượt giải thích sơ đồ.
- Đại diện của 4 nhóm lên trình bày.
- Trao đổi và tiếp nối nhau 

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_soan_theo_dhptnlhs_tuan_33_nam_hoc_2020_2021_t.doc