Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Ôn tập văn kể chuyện

b) Chuyện không may xảy ra vào buổi sáng sớm là: Một cơn gió hất rơI chú xuống đường.

c) Hai cậu bé tìm được chú và đưa chú lên thuyền giấy

d) Trên đường thuyền đI, chú lính chì gặp một con chuột cống

e) Câu hỏi “Chắc cu cậu đi đánh trận về đây mà” dùng để: khẳng định.

 

doc7 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 2091 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Ôn tập văn kể chuyện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14
Thứ hai ngày 21 tháng 11 năm 2011
Tiếng việt
ôn tập văn kể chuyện
I. Mục tiêu
- Củng cố cách nhận biết văn kể chuyện, kể lại một câu chuyện theo đề tài cho trước, trả lời được câu chuyện đó có những nhân vật nào, tính cách nhân vật được thể hiện ở những chi tiết nào?
- Rèn kĩ năng viết văn, nêu tính cách của nhân vật.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu
HĐ 1: Ôn văn kể chuyện
- Thế nào là văn kể chuyện?
- Dựa vào đặc điểm nào em có thể nhận biết đó là bài văn kể chuyện?
HĐ 2: HS làm bài tập
Bài 1: Em hãy đọc 3 đề văn sau và cho biết đề nào trong 3 đề đó thuộc loại văn kể chuyện? Vì sao?
Đề 1: Lớp em vừa có một bạn theo gia đình chuyển đi xa. Em hãy viết thư thăm bạn và kể tình hình học tập của lớp cho bạn em biết.
Đề 2: Em hãy kể một câu chuyện về một tấm gương rèn luyện thân thể.
Đề 3: Em hãy tả chiếc áo hoặc chiếc váy em mặc đến trường hôm nay.
Bài 2: Kể một câu chuyện về một trong các đề sau:
Đoàn kết thương yêu bạn bè.
Giúp đỡ người tàn tật.
Thật thà, trung thực trong đời sống.
Chiến thắng bệnh tật.
Bài 3: Trả lời các câu hỏi sau:
Câu chuyện có những nhân vật nào?
Tính cách của các nhân vật được thể hiện ở những chi tiết nào?
Câu chuyện nói với em điều gì?
Câu chuyện được mở đầu và kết thúc theo những cách nào?
HĐ 3: HS chữa bài
- GV gọi HS lần lượt chữa từng bài.
- Sau mỗi bài GV chốt ý đúng
Bài 1:Đề 2 thuộc thể loại văn kể chuyện. Vì khi kể câu chuyện phải có nhân vật, phải thể hiện lời nói cử chỉ của nhân vật.........
Bài 2: Chốt lại cách làm một bài văn kể chuyện.
Bài 3: Củng cố về nhân vật trong chuyện, tính cách của nhân vật, nội dung câu chuyện, phần mở đầu câu chuyện, phần kết thúc của câu chuyện.
Tiếng việt
Luyện tập câu hỏi và dấu chấm hỏi
I. Mục tiêu:
- Củng cố về cách tìm câu hỏi, biết được câu hỏi của ai để hỏi ai, biết từ nghi vấn trong câu hỏi.
- Rèn kỹ năng tìm câu hỏi, biết đặt câu hỏi cho từng bộ phận gạch chân.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Ôn lại câu hỏi dấu chấm hỏi.
- Một HS nhắc lại phần ghi nhớ.
- HS khác đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi của ai, dùng để hỏi ai, từ nghi vấn trong câu hỏi đó là gì?
Hoạt động 2: HS làm bài tập
 Bài 1: Tìm 3 câu hỏi có trong đoạn văn sau và ghi vào bảng theo mẫu.
 (1) Chợt bé Chuối để ý đến một bác có thân người bù xù, đầy những gai góc tua tủa. (2) Bé Chuối thấy ngộ quá liền hỏi mẹ:
 - (3) Mẹ ơi, cái bác gì bù xù, đầy những gai nhọn, lại đứng chắn ngang lối vào góc vườn nhà mình, hả mẹ?
 - (4) à, đó là bác bồ kết con ạ!
 - (5) Bồ kết là thế nào cơ hả mẹ? (6) Sao mình bác ấy mọc nhiều gai thế?
STT
Câu hỏi
Câu hỏi của ai
Để hỏi ai
Từ nghi vấn
Câu số .............
Câu số ............
Câu số .............
 Bài 2: Đọc lại bài tập đọc văn hay chữ tốt . Đặt câu hỏi cho bộ phận gạch dưới.
a)Thuở đi học, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay vẫn bị điểm kém.
Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện cho chữ cứng cáp.
Kiên trì luyện tập suốt mấy năm, chữ ông mỗi ngày một đẹp.
 Bài 3: Chuyển các câu kể sau thành câu hỏi:
 a) Trăng đã lên.
 b) Mẹ đã về.
 c) Hôm nay kiểm tra toán.
 d) Linh thích đi bơi.
 Hoạt động 3: HS chữa bài
 - GV chốt kiến thức ở từng bài
 Bài 1: Chốt về dấu hiệu nhận biết đó là câu hỏi, câu hỏi của ai để hỏi ai.
 Bài 2: Chốt về cách đặt câu hỏi, rèn kỹ năng đặt câu.
 Bài 3: Biết thêm từ nghi vấn vào cuối câu kể để chuyển thành câu hỏi. Các từ nghi vấn có thể là: à, chưa, phải không, có ... không, gì.
Toán
Luyện tập nhân với số có ba chữ số
I. Mục tiêu:
- Củng cố cách nhân với số có ba chữ số.
- Luyện kĩ năng tính toán và giải toán.
II. Các hoạt động dạy học
- Hs Củng cố lại cách nhân với số có 3 chữ số
- GV ghi hệ thống bài tập.
- HS làm bài theo khả năng tối đa.
- Gv quán xuyến, quan tâm các đối tượng.
- Sau đó chữa bài và củng cố kiến thức.
Bài 1: Củng cố cách nhân.
Bài 2: Củng cố cách tính giá trị của biểu thức có chứa hai chữ.
Bài 3: Củng cố cách tính diện tích hình vuông.
Bài4: Củng cố cách tính diện tích hình chữ nhật.
Bài 5: Củng cố cho HS khá giỏi cách vận sụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng
Hoạt động 3 : Củng cố - dặn dò :
Hoạt động 1: Củng cố lại cách nhân với số có 3 chữ số
Hoạt động 2: Luyện tập.
1. Đặt tính và tính :
382 x 213
420 x 115
1316 x 320
2134 x 215
2. Viết vào chỗ trống :
a
123
31
321
b
314
141
142
a x b 
3. Tính diện tích một khu đất hình vuông có cạnh 215 m.
4. Một thửa ruộng hình chữ nhật có tổng số đo hai cạnh liên tiếp là 650 m, chiều dài hơn chiều rộng 16 m. Tính diện tích thửa ruộng.
5. ( HS khá giỏi): Tính bằng cách thuận tiện nhất :
215 x 6 + 3 x 215 + 215
48 x 2 + 3 x 24 + 24
Thứ tư ngày 23 tháng 11 năm 2011
Tiếng việt
Ôn Tập đọc- luyện từ và câu
(Tiết 1- tuần 14 Sách thực hành) 
I. Mục tiêu 	
HS luyện đọc và trả lời câu hỏi truyện: Chú lính chì dũng cảm ( Phần 1).
HS đặt câu hỏi 
II. Hoạt động dạy học
HĐ 1:Đọc và chọn câu trả lời đúng:
- HS đọc bài; GV HD cách chia đoạn và kuyện đọc:
+Đ 1: Từ đầu dến: chú lính khác
+Đ2: Từ tiếp theo đến: ngày sinh nhật
Đ3: Tiếp theo đến thẳng lên trời
Đ4: tiếp theo đến vỗ tay reo mừng
Đ5: Phần còn lại
H S đọc Cá nhân, nhóm đôi, theo lớp
- Đọc thầm và trả lời câu hỏi
GV nhận xét, giúp đỡ học sinh yếu
HĐ2: Luyện từ và câu
HS đọc bài, thảo luận nhóm đôi và trả lời
3. GV củng cố, nhận xét tiết học
HĐ 1:Đọc và chọn câu trả lời đúng:
a) Chú lính chì đúc sau khác với những chú khác là dothiếu chì nên chú chỉ có một chân
b) Chuyện không may xảy ra vào buổi sáng sớm là: Một cơn gió hất rơI chú xuống đường.
c) Hai cậu bé tìm được chú và đưa chú lên thuyền giấy
d) Trên đường thuyền đI, chú lính chì gặp một con chuột cống
e) Câu hỏi “Chắc cu cậu đi đánh trận về đây mà” dùng để: khẳng định.
g) Câu hỏi: Tên kia có giấy thông hành không? dùng để hỏi
HĐ2: Đặt câu hỏi cho bộ phân câu in đậm
Câu
Câu hỏi
a
Cậu chủ xuống tìm chú.
Ai xuống tìm chú?
b
Các chú hoàn toàn giống nhau
Các chú như thế nào?
c
Sáng ra, chị giúp việc đến dọn căn phòng.
Khi nào, chị giúp việc đến dọn căn phòng?
d
Vì thiếu chì, chú lình chì đúc cuối cùng chỉ có một cái chân.
Vì sao, chú lình chì đúc cuối cùng chỉ có một cái chân?
Toán
Luyện tập
(Tiết 1- tuần 14 Sách thực hành) 
I. Mục tiêu:
- Luyện tập chia một tổng, một hiệu cho một số; cha cho số có một chữ số
II. Các hoạt động dạy học
1.HĐ1 : ? Nêu cách một tổng, một hiệu cho một số
Gv nêu yêu cầu bài tập, HS làm bài 
2. HĐ 2: GV chữa bài củng cố về nhân nhẩm với 11
Bài 1: Học sinh đọc yêu cầu, nêu cách làm
HS làm bài, chữa bài 
Bài 2: Đặt tính rồi tính
 HS tự làm, chữa bài sau đó đổi vở kiểm tra lại, GV theo dõi, chữa bài
Bài 3: HS nêu yêu cầu, làm bài, chữa bài, GV chấm một số bài 
Bài 4: Đố vui: HS đọc, suy nghĩ, làm bài và nêu cách làm
? Điền chữ số thích hợp
Bài 1 Tính theo hai cách
a) ( 36+54): 9 = 90: 9= 10
 = 36: 9+ 54: 9= 4 + 6 = 10
b) ( 80- 32): 8= 48:8 = 6
 = 80 : 8 – 32 : 8 = 10- 4 = 6 
Bài 2 Đặt tính rồi tính
Bài 3 Bài giải
Trung bình mỗi thùng đựng số lít dầu là: 
( 15 x 5 + 20 + 4): 9= 15 ( l)
Bài 4: 
372029: 5 = 74405 
3. HĐ 3: GV nhận xét giờ và dặn về nhà ôn lại bài
toán
Luyện tập chia một tổng cho một số
I. Mục tiêu:
 	- Củng cố cách một tổng cho một số, vận dụng để tính theo cách thuận tiện nhất.
 	- Rèn kỹ năng chia một tổng cho một số, nhân với số có 2, 3 chữ số.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 Hoạt động 1: Hoàn chỉnh bài buổi sáng
 	- HS làm bài buổi sáng
 	- HS chữa bài, HS nhận xét
 	- GV chốt kiến thức ở mỗi bài đó
 Hoạt động 2: HS làm bài tập 
 Bài 1: Đặt tính rồi tính
 771 14 245 35 1192 26
 5412 330 162 302 1762 427
 Bài 2: Tìm chỗ sai trong cách thực hiện các phép tính sau.
 (36 + 12) : 4 = 36 : 4 + 12 36 : 6 + 18 : 6 = 36 + 18 : 6
 Bài 3: Viết cách tính theo cách thuận tiện nhất.
 28 : 4 + 32 : 4 48 : 8 + 16 : 8
 27 : 3 + 12 : 3 24 : 5 + 45 : 5
 Bài 4: Tìm x
 52 x + 48 x = 100 623 x - 123 x = 1000
 216 : x + 34 : x = 10 2125 : x - 125 : x = 100 
 Bài 5: Hai kho chứa được 4060 tấn thóc. Nếu chuyển 455 tấn thóc từ kho thứ nhất sang kho thứ hai thì số thóc ở hai kho bằng nhau. Tính số thóc ban đầu ở mỗi kho?
 Hoạt động 3: Chữa bài tập
 	- HS lần lượt lên bảng chữa bài tập trên.
 	- GV nhận xét và chốt kiến thức ở mỗi bài.
 Bài 1: Chốt về cách nhân với số có 2, 3 chữ số.
 Bài 2: Chốt về cách tính một tổng chia cho một số.
 Bài 3: Chốt về cách tính thuận tiện nhất của một tổng chia cho một số.
 Bài 4: Vận dụng một tổng nhân với một số, một tổng nhân với một hiệu, một tổng chia cho một số để đưa các biểu thức trên về dạng tính theo cách thuận tiện nhất rồi tìm x.
Thứ sáu ngày 25 tháng 11 năm 2011
Tiếng việt
Ôn tập làm văn 
(Tiết 2- tuần 14 Sách thực hành) 
I. Mục tiêu 	
Ôn tập về văn miêu tả, lập dàn ý cho bài văn miêu tả 
I. Hoạt động dạy học
GV nêu yêu cầu bài
HS đọc bài tập, nêu yêu cầu bài
Bài1:
Đọc lại chuyện “ Chú lính chì dũng cảm”. Gạch chân những câu văn miêu tả trong truyện
Bài 2: Đọc và lập dàn ý cho bài văn: Con lợn đất
HS đọc bài thảo luận nhóm đôi, làm bài
GV HD học sinh làm bài 
GV củng cố, nhận xét tiết học
Bài1:
Chú nào chú nấy bồng súng,  chú lính khác; Lưỡi lê và cả  thẳng lên trời; 
Bài 2
Mở bài: Từ đầu đến con lợn đất
> Giới thiệu con lợn
Thân bài: + Đ1 Từ tiếp theo đến bằng hai đốt ngón tay
> Hình dáng bên ngoài của con lợn đất
+ Đ2 từ tiếp theo đến vào bụng lợn
>Chăm, nuôi con lợn
Kết bài: Đoạn cuối
>Tình cảm, suy nghĩ của người người nuôi.
Toán
Luyện tập Chia một số cho một tích; một tổng cho một số
(Tiết 2- tuần 14 Sách thực hành) 
i. Mục tiêu: 
- Ôn luyện củng cố về Luyện tập Chia một số cho một tích; một tổng cho một số. HS làm giải toán có lời văn. Bài toán về hình học 
ii. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1.HĐ1 : Gv nêu yêu cầu bài tập, HS làm bài cá nhân
2. HĐ 2: GV chấm và chữa bài củng cố về nội dung
Bài 1: Tính giá trị của biểu thức
56: (2 x 4) = 56: 8= 7
Bài2: Tính bằng cách thuận tiện nhất ( áp dung tính chất giao hoán, kết hợp; chia một tổng cho một số, một tích cho một số, một số cho một tích)
( 7700 + 140) : 7 = 7700:7 + 140: 7= 1100 + 20 = 1120
( 72 x 35 ): 8 = 72 : 8 x 35= 9 x 35 =
480 : ( 8 x 3)= 480:8: 3 = 60: 3 = 20
HS làm bài, chữa bài, GV theo dõi giúp đỡ HS yếu.
Bài 3: HS đọc đề bài, tóm tắt và làm bài:
Giải bài toán bằng 2 cách
C 1
C 2
Tổng số sách và truyện là:
720 + 540 = 1260 ( quyển)
Mỗi trường được chia số quyển là:
1260: 6= 210 ( quyển)
Mỗi trường được số sách là:
720: 6 = 120 ( quyển)
Mỗi trường được số truyện là:
540 : 6 = 90 ( quyển)
Mỗi trường được chia số quyển là:
120 + 90 = 210 ( quyển)
Bài 4: Đố vui: 
Chu vi hai hình chữ nhật được tính bằng chu vi hình vuông công thêm độ dài hai cạnh hình vuông
Vậy cạnh hình vuông là: 330: ( 4 + 2)= 55 ( cm)
Chu vi hình vuông là: 55 x 4 = 220 ( cm)
HS có thể làm theo cách khác, được GV khuyến khích
3. HĐ 3: GV nhận xét giờ và dặn về nhà ôn lại bài
Phần nhận xét của Ban giám hiệu
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docB2-T14.doc