Giáo án Lớp 4 soạn theo ĐHPTNLHS - Tuần 26 - Năm học 2020-2021 - Đoàn Thị Mai Hoa
CON SẺ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Hiểu ND, ý nghĩa của bài: Ca ngợi hành động dũng cảm, xả thân cứu con và tình mẫu tử thiêng liêng của sẻ mẹ (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
2. Kĩ năng
- Đọc trôi trảy bài tập đọc. Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài phù hợp với nội dung; bước đầu biết nhấn giọng từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
3. Thái độ
- GD HS tình cảm gia đình, tình mẹ con
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to)
Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc
- HS: SGK
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp: Quan sát, hỏi - đáp, luyện tập – thực hành
- Kĩ thuật: Làm việc nhóm, chia sẻ, động não, tia chớp
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
g của mình. - Yêu cầu HS dùng mô hình của mình vừa lắp ghép, đặt lên giấy nháp và vẽ theo đường nét của mô hình để có được hình vuông trên giấy. GV vẽ hình vuông trên bảng. - GV xô lệch mô hình của mình để thành hình thoi và yêu cầu HS cả lớp làm theo. - Hình vừa được tạo từ mô hình được gọi là hình thoi. - Yêu cầu HS đặt mô hình hình thoi vừa tạo được lên giấy và yêu cầu vẽ hình thoi theo mô hình. GV vẽ trên bảng lớp. - Yêu cầu HS quan sát hình đường viền trong SGK và yêu cầu các em chỉ hình thoi có trong đường diềm. - Yêu cầu lấy VD về ứng dụng của hình thoi vào các vật trong thực tế - Đặt tên cho hình thoi trên bảng là ABCD và hỏi HS: Đây là hình gì? b. Nhận biết một số đặc điểm của hình thoi - Yêu cầu HS quan sát hình thoi ABCD trên bảng, sau đó lần lượt đặt các câu hỏi để giúp HS tìm được các đặc điểm của hình thoi: + Kể tên các cặp cạnh song song với nhau có trong hình thoi ABCD. + Hãy dùng thước và đo độ dài các cạnh của hình thoi. + Độ dài của các cạnh hình thoi như thế nào so với nhau? - Kết luận về đặc điểm của hình thoi: Hình thoi có hai cặp cạnh đối diện song song và bốn cạnh bằng nhau. *Lưu ý quan tâm giúp đỡ hs M1+M2 - HS cả lớp thực hành lắp ghép hình vuông. - HS thực hành vẽ hình vuông bằng mô hình. - HS tạo mô hình hình thoi. - HS nêu: Hình thoi - HS vẽ - HS chỉ theo cặp, 2 HS ngồi cạnh nhau chỉ cho nhau xem. - HS lấy VD - Là hình thoi ABCD. - Quan sát hình và trả lời câu hỏi: + Cạnh AB song song với cạnh DC. + Cạnh BC song song với cạnh AD. + HS thực hiện đo độ dài các cạnh của hình thoi. + Các cạnh của hình thoi có độ dài bằng nhau. - HS nghe và nhắc lại các kết luận về đặc điểm của hình thoi. 3. Hoạt động thực hành (18 p) * Mục tiêu: Nhận dạng được hình thoi. Thực hành kiểm tra đặc điểm 2 đường chéo của hình thoi * Cách tiến hành Bài 1: - Treo bảng phụ có vẽ các hình như trong bài tập 1, yêu cầu HS quan sát các hình và trả lời các câu hỏi của bài. + Hình nào là hình thoi? + Hình nào là hình chữ nhật? + Các hình còn lại là hình gì? - Yêu cầu nhắc lại đặc điểm của hình thoi, hình CN, hình bình hành + Hình thoi, hình CN, hình bình hành có điểm gì chung? Bài 2: - GV vẽ hình thoi ABCD lên bảng và yêu cầu HS quan sát. + Nối A với C ta được đường chéo AC của hình thoi ABCD. + Nối B với D ta được đường chéo BD của hình thoi. + Gọi điểm giao nhau của đường chéo AC và BD là O. - Hãy dùng êke kiểm tra xem hai đường chéo của hình thoi có vuông góc với nhau không? - Hãy dùng thước có vạch chia mi- li- mét để kiểm tra xem hai đường chéo của hình thoi có cắt nhau tại trung điểm của mỗi hình hay không. - GV nêu lại các đặc điểm của hình thoi mà bài tập đã giới thiệu: Hai đường chéo của hình thoi vuông góc với nhau tại trung điểm của mỗi đường. * Lưu ý: Giúp đỡ hs M1+M2 nhận biết, ghi nhớ đặc điểm của hình. Bài 3(bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm) 4. Hoạt động ứng dụng (1p) 5. Hoạt động sáng tạo (1p) - Thực hiện cá nhân - Chia sẻ lớp Đáp án: + Hình 1, 3 là hình thoi. + Hình 2 là hình chữ nhật. + Hình 4 là hình bình hành, hình 5 là hình tứ giác - HS nối tiếp nêu. + Các cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau. Cá nhân – Lớp - HS quan sát thao tác của GV sau đó nêu lại: + Hình thoi ABCD có hai đường chéo là AC và BD. - HS kiểm tra và trả lời: hai đường chéo của hình thoi vuông góc với nhau. - Kiểm tra và trả lời: Hai đường chéo của hình thoi cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường. - HS thực hành gấp và cắt để tạo hình thoi như SGK – Sử dụng hình thoi gấp, cắt được vào trang trí - Ghi nhớ các đặc điểm của hình thoi - Lập bảng so sánh điểm giống và khác nhau giữa hình thoi, hình CN, hình bình hành, hình tứ giác KỂ CHUYỆN KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Hiểu được nội dung, ý nghĩa của câu chuyện được kể trong tiết học 2. Kĩ năng: - Kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về lòng dũng cảm. 3. Thái độ - Giáo dục HS lòng dũng cảm 4. Góp phần bồi dưỡng các năng lực - NL giao tiếp và hợp tác, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. * TT HCM: Bác Hồ yêu nước và sẵn sàng vượt qua nguy hiểm thử thách để góp sức mang lại độc lập cho đất nước II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng - GV: Sách Truyện đọc 4 - HS: SGK 2. Phương pháp, kĩ thuật - PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, kể chuyện - KT: đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động:(5p) + Kể lại câu chuyện Những chú bé không chết + Nêu nội dung, ý nghĩa câu chuyện - Gv dẫn vào bài. - TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét + 1 HS kể + Ca ngợi tinh thần dũng cảm, sự hy sinh cao cả của các chiến sĩ nhỏ tuổi Liên Xô trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ Tổ quốc. 2. Tìm hiểu, lựa chọn câu chuyện phù hợp với yêu cầu tiết học::(5p) * Mục tiêu: Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về lòng dũng cảm * Cách tiến hành: HĐ1: Tìm hiểu yêu cầu của đề: - GV ghi đề bài lên bảng lớp. Đề bài: Kể một câu chuyện nói về lòng dũng cảm mà em đã được nghe, được đọc. - Cho HS đọc gợi ý trong SGK. - Cho HS giới thiệu tên câu chuyện mình sẽ kể. - GV khuyến khích HS kể những câu chuyện nói về lòng dũng cảm vượt qua nguy hiểm, thử thách của Bác trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác - HS đọc đề bài, gạch chân các từ ngữ quan trọng: - 2 HS đọc tiếp nối 2 gợi ý. - HS nối tiếp giới thiệu tên câu chuyện mình sẽ kể VD: Bác Hồ ở Pa-ri,.... 3. Thực hành kể chuyện – Nêu ý nghĩa câu chuyện:(20- 25p) * Mục tiêu: Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về lòng dũng cảm. Nêu được nội dung, ý nghĩa câu chuyện + HS M1+M2 kể được câu chuyện đúng YC + HS M3+ M4 kể được câu chuyện đúng YC kết hợp được điệu bộ, giọng nói,.. * Cách tiến hành: Cá nhân - Nhóm- Lớp a. Kể trong nhóm - GV theo dõi các nhóm kể chuyện b. Kể trước lớp - GV mở bảng phụ đã viết sẵn tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện (như những tiết trước) - GV khuyến khích HS đặt câu hỏi cho bạn - Cùng HS trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện: Các câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì? 4. Hoạt động ứng dụng (1p) 5. Hoạt động sáng tạo (1p) - Nhóm trưởng điều hành các thành viên kể chuyện trong nhóm - Các nhóm cử đại diện kể chuyện trước lớp - HS lắng nghe và đánh giá theo các tiêu chí VD: + Nhân vật chính trong câu chuyện của bạn là ai? + Nhân vật đó đã có hành động dũng cảm gì? + Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì? .................. + Phải dũng cảm bảo vệ lẽ phải, dũng cảm đấu tranh cho chính nghĩa, dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi - Kể lại câu chuyện cho người thân nghe - Sưu tầm các câu chuyện khác cùng chủ đề. TẬP ĐỌC DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY - CON SẺ 1. Kiến thức - Hiểu ND: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học (trả lời được các câu hỏi trong SGK). 2. Kĩ năng - Đọc đúng các tên riêng nước ngoài; biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu bộc lộ được thái độ ca ngợi hai nhà bác học dũng cảm. 3. Thái độ - HS có thái độ dũng cảm, kiên trì bảo vệ các chân lí khoa học. 4. Góp phần phát triển năng lực - Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng - GV: + Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to nếu có điều kiện). + Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc - HS: SGK, vở viết 2. Phương pháp, kĩ thuật - Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: (5p) + Bạn hãy đọc bài tập đọc Ga-vrôt ra ngoài chiến lũy + Ga- vrốt ra ngoài chiến luỹ để làm gì? + Bạn hãy nêu nội dung câu chuyện? - GV nhận xét chung, dẫn vào bài học - TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét + 2 HS đọc + Ga- vrốt ra ngoài chiến luỹ để nhặt đạn cho nghĩa quân vì Ga- vrốt nghe Ăng- giôn- rắc nói nghĩa quân sắp hết đạn. + Ca ngợi chú bé Ga-vrốt dũng cảm 2. Luyện đọc: (8-10p) * Mục tiêu: Đọc đúng các tên riêng nước ngoài; biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu bộc lộ được thái độ ca ngợi hai nhà bác học dũng cảm. * Cách tiến hành: - Gọi 1 HS đọc bài (M3) - GV lưu ý giọng đọc cho HS: Cần đọc với giọng kể rõ ràng chậm rãi, bộc lộ sự thán phục với 2 nhà khoa học + Cần nhấn giọng ở những từ ngữ: trung tâm, đứng yên, bãi bỏ, sai lầm, sửng sốt, tà thuyết,... - GV chốt vị trí các đoạn: - Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) - 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm - Lắng nghe - Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn - Bài được chia làm 3 đoạn + Đoạn 1: Từ đầu chúa trời. + Đoạn 2: Tiếp theo bảy chục tuổi + Đoạn 3: Còn lại. - Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (Cô-péc-ních, sửng sốt, tà thuyết, phán bảo, Ga-li-lê, ...) - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp - Giải nghĩa từ khó (đọc chú giải) - HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng - Các nhóm báo cáo kết quả đọc - 1 HS đọc cả bài (M4) 3. Tìm hiểu bài: (8-10p) * Mục tiêu: Hiểu ND: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học (trả lời được các câu hỏi trong SGK). * Cách tiến hành: Làm việc nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp - GV yêu cầu HS đọc các câu hỏi cuối bài + Ý kiến của Cô- péc- ních có điều gì khác ý kiến chung lúc bấy giờ? + Ga- li- lê viết sách nhằm mục đích gì? + Vì sao toà án lúc đó xử phạt ông? + Lòng dũng cảm của Cô- péc- ních và Ga- li- lê thể hiện ở chỗ nào? + Câu chuyện có ý nghĩa gì? * Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2 trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài.Hs M3+M4 trả lời các câu hỏi nêu nội dung đoạn, bài. - 1 HS đọc các câu hỏi cuối bài - HS làm việc theo nhóm 4 – Chia sẻ kết quả dưới sự điều hành của TBHT + Thời đó người ta cho rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ, đứng yên một chỗ, còn mặt trời, mặt trăng và các vì sao phải quay xung quanh nó. Cô- péc- ních đã chứng minh ngược lại. + Ga- li- lê viết sách nhằm ủng hộ tư tưởng khoa học của Cô- péc- ních. + Toà án xử phạt Ga- li- lê vì cho rằng ông đã chống đối quan điểm của Giáo hội, nói ngược với những lời phán bảo của Chúa trời. - Hai nhà bác học đã dám nói ngược với lời phán bảo của Chúa trời, tức là đối lập với quan điểm của giáo hội lúc bấy giờ, mặc dù họ biết việc làm đó nguy hại đến tính mạng. Vì bảo vệ chân lí khoa học, nhà bác học Ga- li- lê đã phải sống trong cảnh tù đày. Ý nghĩa: Bài văn ca ngợi nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học 4. Luyện đọc diễn cảm(8-10p) * Mục tiêu: HS đọc diễn cảm được đoạn 1 của bài thể hiện được thái độ ngợi ca với nhà bác học Cô-péc-ních * Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp - Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài, giọng đọc của các nhân vật - Yêu cầu đọc diễn cảm đoạn 1 của bài - GV nhận xét, đánh giá chung 5. Hoạt động ứng dụng (1 phút) - Liên hệ, giáo dục HS biết bảo vệ lẽ phải, bảo vệ chân lí khoa học - HS nêu lại giọng đọc cả bài - 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài - Nhóm trưởng điều hành các thành viên trong nhóm + Luyện đọc diễn cảm trong nhóm + Cử đại diện đọc trước lớp - Bình chọn nhóm đọc hay. - Ghi nhớ nội dung, ý nghĩa của bài CON SẺ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Hiểu ND, ý nghĩa của bài: Ca ngợi hành động dũng cảm, xả thân cứu con và tình mẫu tử thiêng liêng của sẻ mẹ (trả lời được các câu hỏi trong SGK). 2. Kĩ năng - Đọc trôi trảy bài tập đọc. Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài phù hợp với nội dung; bước đầu biết nhấn giọng từ ngữ gợi tả, gợi cảm. 3. Thái độ - GD HS tình cảm gia đình, tình mẹ con 4. Góp phần phát triển các năng lực - NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng - GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to) Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc - HS: SGK 2. Phương pháp, kĩ thuật - Phương pháp: Quan sát, hỏi - đáp, luyện tập – thực hành - Kĩ thuật: Làm việc nhóm, chia sẻ, động não, tia chớp III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: (3p) + Bạn hãy đọc bài tập đọc: Dù sao trái đất vẫn qua? + Nêu nội dung bài - GV dẫn vào bài mới – Ghi tên bài - TBHT điều khiển lớp trả lời, nhận xét: + 1 HS đọc + Bài văn ca ngợi tinh thần dũng cảm bảo vệ chân lí khoa học của hai nhà bác học Cô-péc-ních và Ga-li-lê \ 2. Luyện đọc: (8-10p) * Mục tiêu: Đọc trôi chảy, rành mạch bài tập đọc, nhấn giọng các từ ngữ miêu tả sự dũng cảm và tình mẫu tử thiêng liêng của sẻ mẹ * Cách tiến hành: - Gọi 1 HS đọc bài (M3) - GV chốt vị trí các đoạn - GV lưu ý giọng đọc: + Đoạn 1: Đầu đoạn đọc với giọng kể khoan thai dần chuyển sang giọng hồi hộp, tò mò ở cuối đoạn. + Đoạn 2+ 3: Đọc với giọng hồi hộp, căng thẳng, nhấn giọng ở những từ ngữ: lao xuống, dựng ngược, rít lên, tuyệt vọng, thảm thiết. + Đoạn 4+ 5: Đọc với giọng chậm rãi, thán phục. Nhấn giọng với các từ ngữ: dừng lại, bối rối, đầy thán phục, kính cẩn nghiêng mình. - Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) - 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầ - Nhóm trưởng điều hành cách chia đoạn - Bài chia làm 5 đoạn. (Mỗi chỗ xuống dòng là 1 đoạn) - Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó: tuồng như, chậm rãi, bộ ức khản đặc, bối rối, kính cẩn, ....) - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp - Giải nghĩa các từ: đọc chú giải - HS đọc nối tiếp lần 2 theo điều khiển - Các nhóm báo cáo kết quả đọc - 1 HS đọc cả bài (M4) 3.Tìm hiểu bài: (8-10p) * Mục tiêu: Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: Ca ngợi hành động dũng cảm, xả thân cứu con và tình mẫu tử thiêng liêng của sẻ mẹ (trả lời được các câu hỏi trong SGK). * Cách tiến hành: Làm việc nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp - Gọi HS đọc các câu hỏi cuối bài. + Trên đường đi, con chó thấy gì? Nó định làm gì? + Việc gì đột ngột xảy ra khiến con chó dừng lại và lùi lại? + Hình ảnh sẻ mẹ cứu con được miêu tả như thế nào? + Em hiểu một sức mạnh vô hình trong câu “Nhưng một sức mạnh vô....đất” là sức mạnh gì? + Vì sao tác giả bày tỏ lòng kính phục đối với con sẻ nhỏ bé? + Câu chuyện có ý nghĩa gì? * HS M3+M4 đọc trả lời câu hỏi hoàn chỉnh và nêu nội dung đoạn, bài. - 1 HS đọc - HS tự làm việc nhóm 4 trả lời các câu hỏi - TBHT điều hành các nhóm trả lời, nhận xét + Trên đường đi, con chó đánh hơi thấy một con sẻ non vừa rơi từ trên tổ xuống. Nó chậm rãi tiến lại gần sẻ non. + Một con sẻ già từ trên cây lao xuống đất cứu con. Dáng vẻ của sẻ mẹ rất hung dữ khiến con chó phải dừng và lùi lại vì cảm thấy trước mặt nó có một sức mạnh làm nó phải ngần ngại. + Con sẻ già lao xuống như một hòn đá rơi trước mõm con chó. Lông sẻ già dựng ngược phủ kín sẻ con. + Đó là sức mạnh của tình mẹ con, một tình cảm tự nhiên, bản năng trong con sẻ khiến nó dù khiếp sợ con chó săn to lớn vẫn lao vào nơi nguy hiểm để cứu con. + Vì con sẻ nhỏ bé đã dũng cảm đối đầu với con chó để cứu con. Đó là một hành động đáng trân trọng khiến con người phải cảm phục. Ý nghĩa: Bài văn ca ngợi hành động dũng cảm cứu con và tình mẫu tử thiêng liêng của sẻ mẹ. - HS ghi nội dung bài vào vở 4. Luyện đọc diễn cảm (8-10p) * Mục tiêu: HS biết đọc diễn cảm được một số đoạn của bài * Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp - Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài. - Yêu cầu các nhóm thảo luận tự chọn đoạn luyện đọc diễn cảm và thi đọc diễn cảm trước lớp 5. Hoạt động ứng dụng (1 phút) - Giáo dục tình cảm gia đình, tình mẹ con 6. Hoạt động sáng tạo (1 phút) - 1 HS nêu lại - 1 HS đọc toàn bài - Nhóm trưởng điều khiển: + Đọc diễn cảm trong nhóm + Thi đọc diễn cảm trước lớp - Lớp nhận xét, bình chọn. - Ghi nhớ nội dung bài văn - Nói về tình mẫu tử thiêng liêng ở một số loài vật mà em biết English Giáo viên bộ môn dạy LỊCH SỬ THÀNH THỊ Ở THẾ KỈ XVI – XVII I. MỤC TIÊU * Kiến thức: - Mô tả vài nét về cảnh buôn bán của ba thành thị: Thăng Long, Phố Hiến, Hội An ở thế kỉ XVI- XVII để thấy rằng thương nghiệp thời kì này rất phát triển (cảnh buôn bán nhộn nhịp, phố phường nhà cửa, cư dân ngoại quốc,). *Kĩ năng : - Chỉ được vị trí và quan sát tranh, ảnh về các thành thị này trên lược đồ, hoặc bản đồ hành chính Việt Nam - Sưu tầm tư liệu về 3 thành thị lớn thế kỉ XVI- XVII: và kể được một số nét tiêu biểu của 1 trong 3 thành thị Thăng Long; Phố Hiến; hội An *Định hướng thái độ: - Tự hào về sự phồn thịnh về nền kinh tế của đất nước ta thế kỉ XVI- XVII. - Góp phần bảo tồn và giữa gìn các con phố cổ và các di tích lịch sử. * Định hướng về năng lực: Năng lực nhận thức lịch sử: Mô tả được một số nét tiêu biểu của 1 trong 3 thành thị ; NL tìm hiểu LS: Mô tả, trình bày về các thành thị. NL Vận dụng KT, KN LS: Chỉ được vị trí của các thành thị trên lược đồ, bản đồ Việt Nam ; chọn 1thành thị và viết được 3 đến 5 dòng nói lên sự phồn thịnh của thành thị; so sánh sự phát triển thành thị xưa và nay. 2. Phương pháp, kĩ thuật - PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm. - KT: Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Khởi động: (4p) Cho HS quan sát một số hình ảnh về thành thị và nông thôn. GV chốt lại nêu một số đặc điểm về thành thị và dẫn dắt vào bài học mớ Yêu cầu HS quan sát và nhận xét về con người, cảnh vật trong từng tranh. HS nêu 2. Khám phá: (30p) * Mục tiêu: Miêu tả vài nét về ba đô thị: Thăng Long, Phố Hiến, Hội An ở thế kỉ XVI-XVII để thấy rằng thương nghiệp thời kì này rất phát triển (cảnh buôn bán nhộn nhịp, phố phường, cư dân ngoại quốc.). * Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm - Lớp Hoạt động 1: Một số thành thị lớn của nước ta thế kỷ XVI - XVII - GV trình bày khái niệm thành thị: Thành thị ở giai đoạn này không chỉ là trung tâm chính trị, quân sự mà còn là nơi tập trung đông dân cư, công nghiệp và thương nghiệp phát triển. + Kể tên các thành thị lớn của nước ta thời bấy giờ - GV treo bản đồ Việt Nam và yêu cầu HS xác định vị trí của Thăng Long, Phố Hiến, Hội An trên bản đồ. - Giáo viên chia lớp thành các nhóm 4, giao nhiệm vụ cho các nhóm, mỗi nhóm 1 nhiệm vụ: Em hãy đóng vai phỏng vấn người nước ngoài nhận xét về 1 trong 3 thành thị của nước ta ở thế kỷ XVI- XVII GV nhận xét, chốt KT mục 1 Hoạt động2: Tìm hiểu về đặc điểm của 3 đô thị lớn - GV phát phiếu học tập cho các nhóm và yêu cầu các nhóm đọc các nhận xét của người nước ngoài về Thăng Long, Phố Hiến, Hội An (trong SGK) để điền vào bảng thống kê sau cho chính xác - GV yêu cầu vài HS dựa vào bảng thống kê và nội dung SGK để mô tả lại các thành thị Thăng Long, Phố Hiến, Hội An ở thế kỉ XVI- XVII. + Theo em, hoạt động buôn bán ở các thành thị trên nói lên tình hình kinh tế (nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp) nước ta thời đó như thế nào? - GV nhận xét, chốt KT - Giới thiệu với HS: Hội An đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá thế giới vào 5-12-1999 Hoạt động 3: Tìm hiểu vị trí của các thành thị trên bản đồ hành chính Việt Nam (5 phút) 3. HĐ ứng dụng (1p) 4. HĐ sáng tạo (1p) Cá nhân – Lớp - HS lắng nghe + Thăng Long, Phố Hiến, Hội An - 2 HS lên xác định. - HS nhận xét. Các nhóm thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu Các nhóm đóng vai phỏng vấn người nước ngoài và thể hiện trước lớp, Nhận xét. Nhóm 4 – Lớp - HS đọc SGK và thảo luận rồi điền vào bảng thống kê để hoàn thành phiếu học tập. * Phiếu học tập: Đặc điểm T. thị Cảnh buôn bán Phố phường Cư dân ngoại quốc Thăng Long Phố Hiến Hội An - Vài HS mô tả. - HS nhận xét và chọn bạn mô tả hay nhất. + Sự phát triển của thành thị phản ánh sự phát triển mạnh của nông nghiệp và thủ công nghiệp. - Lắng nghe Hoạt động theo nhóm 2 HS quan sát chỉ trên bản đồ vị trí của 3 thành thị Đại diện nhóm lên chỉ trên bản đồ treo ở bảng lớp Nhận xét - Tìm hiểu thêm về Hội An, Thăng Long, Phố Hiến ngày nay. - Trình bày lại cảnh Hội An xưa bằng lời hoặc tranh vẽ. Đối chiếu và so sánh với cảnh Hội An nay Thứ năm ngày 25 tháng 3 năm 2021 BUỔI SÁNG Giáo viên bộ môn dạy BUỔI CHIỀU: TOÁN Tiết 134: DIỆN TÍCH HÌNH THOI I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Biết cách tính diện tích hình thoi 2. Kĩ năng - Lập đượ
File đính kèm:
- giao_an_lop_4_soan_theo_dhptnlhs_tuan_26_nam_hoc_2020_2021_d.doc