Giáo án Lớp 4 - Nguyễn Thế Kỷ - Tuần 10
*Hoạt động 1: Làm việc cá nhân (bài tập 1 –SGK)
-GV nêu yêu cầu bài tập 1:
Em tán thành hay không tán thành việc làm của từng bạn nhỏ trong mỗi tình huống sau? Vì sao?
a, b, c,d,đ,e
-GV kết luận:
+Các việc làm a, c, d là tiết kiệm thời giờ.
+Các việc làm b, đ, e không phải là tiết kiệm thời giờ
*Hoạt động 2:
Thảo luận theo nhóm đôi(Bài tập 4-SGK/16)
GV nhận xét, khen ngợi những HS đã biết SD tiết kiệm thời giờ, nhắc nhỡ những HS còn sữ dụng lãng phí thời giờ
*Hoạt động 3:
Thảo luận theo nhóm đôi (Bài tập 6- SGK/16)
-GV nêu yêu cầu bài tập 6.
+Em hãy lập thời gian biểu và trao đổi với các bạn trong nhóm về thời gian biểu của mình.
-GV gọi một vài HS trình bày trước lớp.
-GV nhận xét, khen ngợi
*Hoạt động 4: Trình bày, giới thiệu các tranh vẽ, các tư liệu đã sưu tầm (Bài tập 5- SGK/16)
-GV gọi 1 số HS trình bày trước lớp.
-GV kết luận chung:
+Thời giờ là thứ quý nhất, cần phải sử dụng tiết kiệm.
+Tiết kiệm thời giờ là sử dụng thời giờ một cách hợp lí, có hiệu quả.
......................................................................................................................................................... ------------ Kĩ thuật KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT ( Tiết 1) I.Mục tiêu: -HS biết cách gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa hoặc mũi đột mau. -Gấp mép vải và khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa hoặc mũi đột mau. đúng quy trình , đúng kĩ thuật. -Yêu thích sản phẩm mình làm được. II.Đồ dùng dạy học: -Tranh quy trình mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột hoặc may bằng máy. -Vật liệu và dụng cụ cần thiết : +Một mảnh vải trắng hoặc màu có kích thước 20cm x 30 xm +Len ( sợi ) khác màu vải +Kim khâu len và kim khâu chỉ , kéo , thước , phấn vạch. III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: TG Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1’ 5’ 25’ 4’ 1/Ổn định tổ chức: -Nhắc nhở học sinh tư thế ngồi học. -Hát tập thể. -Kiểm tra dụng cụ học tập 2/Kiểm tra bài cũ : -GV chấm một số bài thực hành của HS tiết HS trước. -Nhận xét – Đánh giá. 3/Dạy – học bài mới: a.Giới thiệu bài : Bài học hôm nay giúp HS : + HS biết cách gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa hoặc mũi đột mau. +Gấp mép vải và khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa hoặc mũi đột mau. đúng quy trình, đúng kĩ thuật. +Yêu thích sản phẩm mình làm được. . Qua bài ”Khâu viền đường mép vải bằng mũi khâu đột” -GV ghi tựa bài lên bảng. b.Dạy – Học bài mới: *Hoạt động1: GV hướng dẫn HS quan sát, nhận xét mẫu. -GV giới thiệu mẫu và hướng dẫn HS quan sát để nhận xét đường gấp mép vải và đường khâu viền trên mẫu ( mép vải được gấp hai lần.Đường ở mặt trái được khâu bằng đường khâu đột thưa hay đột mau. Đường khâu thực hiện ở mặt phải mảnh vải) -GV nhậnxét và tóm tắt đặc điểm đường khâu viền gấp mép vải *Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật -GV hướng dẫn HS quan sát hình 1, 2, 3 , 4 và đặt câu hỏi yêu cầu HS nêu các bước thực hiện. -Gọi HS thực hiện thao tác vạch hai đường dấu lên mảnh vải được ghim trên bảng . 1 HS khác thực hiện thao tác gấp mép vải. -GV nhận xét thao tác HS. -Gv lưu ý những điểm cần thiết khi thực hiện . -Hướng dẫn HS kết hợp đọc nội dung của mục 2 , mục 3 với quan sát hình 3 , 4 (SGK) để trả lời câu hỏi và thực hiện thao tác khâu viền gấp mép bằng mũi khâu đột. -GV giới thiệu nhanh lần hai toàn bộ thao tác để HS hiểu và biết thực hiện quy trình . GV kết luận hoạt động 2. -GV kiểm tra sự chuẩn bị vật liệu , dụng cụ của HS và tổ chức cho HS tập khâu mau thưa trên giấy ô li với các điểm cách đều 1 ô trên đường dấu. 4Củng cố - Dặn dò: -Nhận xét giờ học. Tuyên dương HS học tốt. Nhắc nhở các em còn chưa chú ý. -Dặn học sinh đọc bài mới và chuẩn bị vật liệu , dụng cụ theo SGK để thực hành. -HS ngồi ngay ngắn, trật tự. -Hát theo bắt nhịp của lớp trưởng. -Mang ĐDHT để lên bàn cho GV kiểm tra. -Lắng nghe. -Lắng nghe, HS quan sát nhận xét . -Một vài HS nêu nhận xét về đường khâu đột mau. Cả lớp theo dõi. -Thực hiện yêu cầu. -Lắng nghe , trả lời . -Quan sát . Lắng nghe. -HS tiến hành tập khâu đột mau trên giấy ô li với các điểm cách đều 1 ô trên đường dấu Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ------------ Đạo đức: TIẾT KIỆM THỜI GIỜ ( T2 ) I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS có khả năng hiểu được: - Thời giờ là cái quý nhất, cần phải tiết kiệm. - Cách tiết kiệm thời giờ. Biết quý trọng và sử dụng thời giờ một cách tiết kiệm. *Các kĩ năng sống: + Kĩ năng xác định giá trị của thời gian là vô giá. + Kĩ năng lập kế hoạch khi làm việc hoặc khi học tập có hiệu quả. + Kĩ năng quản lí thời gian trong sinh hoạt và trong học tập hằng ngày. + Kĩ năng bình luận phê phán việc lãng phí thời gian. II.Đồ dùng dạy học: -SGK Đạo đức 4. -Các truyện, tấm gương về tiết kiệm thời giờ. III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1’ 5’ 1’ 25’ 2’ 1’ 1.Ổn định tổ chức 2.Kiểm tra bài cũ 3.Bài mới a.Giới thiệu bài b.Nội dung *Hoạt động 1: Làm việc cá nhân (bài tập 1 –SGK) -GV nêu yêu cầu bài tập 1: Em tán thành hay không tán thành việc làm của từng bạn nhỏ trong mỗi tình huống sau? Vì sao? a, b, c,d,đ,e -GV kết luận: +Các việc làm a, c, d là tiết kiệm thời giờ. +Các việc làm b, đ, e không phải là tiết kiệm thời giờ *Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm đôi(Bài tập 4-SGK/16) GV nhận xét, khen ngợi những HS đã biết SD tiết kiệm thời giờ, nhắc nhỡ những HS còn sữ dụng lãng phí thời giờ *Hoạt động 3: Thảo luận theo nhóm đôi (Bài tập 6- SGK/16) -GV nêu yêu cầu bài tập 6. +Em hãy lập thời gian biểu và trao đổi với các bạn trong nhóm về thời gian biểu của mình. -GV gọi một vài HS trình bày trước lớp. -GV nhận xét, khen ngợi … *Hoạt động 4: Trình bày, giới thiệu các tranh vẽ, các tư liệu đã sưu tầm (Bài tập 5- SGK/16) -GV gọi 1 số HS trình bày trước lớp. -GV kết luận chung: +Thời giờ là thứ quý nhất, cần phải sử dụng tiết kiệm. +Tiết kiệm thời giờ là sử dụng thời giờ một cách hợp lí, có hiệu quả. 4.Củng cố - Dặn dò: -Thực hiện tiết kiệm thời giờ trong sinh hoạt hàng ngày. -Chuẩn bị bài cho tiết sau. 5.Nhận xét tiết học -Cả lớp làm việc cá nhân. -HS trình bày, trao đổi trước lớp. -Lớp trao đổi chất vấn, nhận xét -HS thảo luận theo nhóm đôi về việc đã sử dụng thời giờ của bản thân -HS trình bày . -Cả lớp trao đổi, chất vấn, nhận xét. -HS trình bày, giới thiệu các tranh vẽ, bài viết hoặc các tư liệu các em sưu tầm được. -HS cả lớp thực hiện. Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ------------ Thứ tư ngày 29 tháng 10 năm 2014 Tập đọc: ÔN TẬP GIỮA HKI (Tiết 4) I. Mục tiêu: Hệ thống được một điều cần ghi nhớ về thể loại, nội dung chính, nhân vật, tính cách, cách đọc các bài tập đọc thuộc chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ. II. Đồ dùng dạy học: Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9. Bảng phụ kẻ sẵn BT2. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1’ 5’ 1’ 13’ 15’ 2’ 1’ 1.Ổn định tổ chức: 2.Kiểm tra bài cũ Bài 2 T4) 3.Bài mới a. Giới thiệu bài: b. Kiểm tra đọc: -Tiến hành tương tự như tiết 1. c. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 2: - HS đọc yêu cầu. -HS đọc tên các bài tập đọc, số trang thuộc chủ điểm Đôi cánh ước mơ. - HD trao đổi, làm việc trong nhóm làm bài. -Kết luận lời giải đúng -Gọi HS đọc lại phiếu. Bài 3: -Tiến hành tương tự bài 2: 4. Củng cố – dặn dò: -Hỏi: các bài tập đọc thuộc chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ giúp em hiểu điều gì? -Dặn dò HS về nhà ôn tập 5. Nhận xét tiết học. -Đọc yêu cầu trong SGK. -Các bài tập đọc:… -Hoạt động trong nhóm. -1 số nhóm báo cáo -6 HS nối tiếp nhau đọc. Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ------------ Toán: KHẢO SÁT GIỮA HỌC KÌ I ------------ Thể dục Giáo viên chuyên dạy -------- Tập làm văn: ÔN TẬP GHKI (tiết 5) I. Mục tiêu: Xác định được các tiếng trong đọc văn theo mô hình âm tiết đã học. Tìm được từ đơn, từ ghép, từ láy, danh từ, động từ, tính từ, trong các câu văn đọan văn. II. Đồ dùng dạy học: Bảng lớp viết sẵn đoạn văn. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1’ 1’ 1’ 28’ 2’ 1’ 1.Ổn định tổ chức: 2.Kiểm tra bài cũ _Gọi HS làm bài tập 2,3 của tiêt trước 3.Bài mới a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: -Gọi HS đọc đoạn văn. -Hỏi: + Cảnh đẹp của đất nước được quan sát ở vị trí nào? +Những cảnh của đất nước hiện ra cho em biết điều gì về đất nước ta? Bài 2: -Gọi HS đọc yêu cầu. -YCHS thảo luận và hoàn thành phiếu. làm xong báo cáo. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -Nhận xét, kết luận phiếu đúng. Bài 3: - HS đọc yêu cầu. -Thế nào là từ đơn, cho ví dụ. +Thế nào là từ ghép? Cho ví dụ. +Thế nào là từ láy? Cho ví dụ. -Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và tìm từ. -Kết luận lời giải đúng. Bài 4: -HS đọc yêu cầu. -Thế nào là danh từ? Cho ví dụ? +Thế nào là động từ? Cho ví dụ. -Tiến hành tương tự bài 3. 4. Củng cố – dặn dò: -Hệ thống bài. - Dặn dò chuẩn bị tiết sau 5.Nhận xét tiết học. -2 HS đọc thành tiếng. +Cảnh đẹp của đất nước được quan sát từ trên cao xuống. +Những cảnh đẹp đó cho thấy đất nước ta rất thanh bình, đẹp hiền hoà. -2 HS đọc thành tiếng. -2 HS ngồi cùng bàn trao đổi và hoàn thành -Chữa bài (nếu sai). -1 HS trình bày yêu cầu trong SGK. -HS trả lời -2 HS ngồi cùng bàn thảo luận, tìm từ vào giấy nháp. - HS lên bảng viết các từ mình tìm được. -Viết vào vở bài tập. -1 HS đọc thành tiếng. +Danh từ là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm, hoặc đơn vị). Ví dụ: Học sinh, mây, đạo đức. +Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật. Ví dụ: ăn, ngủ, yên tĩnh,… Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ------------ Khoa học: ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE (Tiết 2) I/ Mục tiêu: Giúp HS: -Hệ thống hoá những kiến thức đã học về dinh dưỡng qua mười lời khuyên về dinh dưỡng hợp lí của bộ y tế II/ Đồ dùng dạy học: -Vẽ và phóng to 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lí có trang trí xung quanh bảng về các loại rau, củ, quả, cá thịt, sữa..... -Phiếu bài tập của học sinh III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1’ 5’ 1’ 25’ 2’ 1’ 1. Ổn định tổ chức: 2 Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc hoàn thành phiếu của HS. -HS nhắc lại tiêu chuẩn về một bữa ăn cân đối. 3. Dạy bài mới: a Giới thiệu bài: b.Nội dung * Hoạt động 1: Thảo luận chủ đề: Con người và sức khỏe. - Chia ra nhiều nhóm nhỏ thảo luận một số câu hỏi sau: H1: Phối hợp thức ăn như thế nào để được đầy đủ mà không bị chán? H2: Cần cho trẻ bú mẹ thế nào thì hợp lí? H3: cần thực hiện những ngâuồn đạm từ đâu? H4: cần chú ý hợp lí giữa mỡ dầu thực vật để tỉ lệ cân đối và ăn thêm những loại gì? H5: cần nên sử dụng muối gì? Và lượng muối như thế nào cho hợp lí với cơ thể? H6: sử dụng thức ăn như thế nào là an toàn? Và cần ăn thêm nhiều loại gì hằng ngày? … -Giáo viên kết luận và treo bảng phụ 10 lời khuyên trên bảng 4. Củng cố- dặn dò: -Gọi 2 HS đọc 10 điều khuyên dinh dưỡng hợp lý. -Dặn dò HS 5.Nhận xét tiết học -Học sinh thảo luận theo nhóm đôi trong phiếu bài tập -Đại diện từng nhóm lần lượt trình bày trước lớp. -Lớp theo dõi và bổ sung -Học sinh lần lượt đọc 10 lời khuyên Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ------------ Thứ năm ngày 30 tháng 10 năm 2014 Luyện từ và câu: KHẢO SÁT GIỮA HỌC KÌ I ------------ Toán: NHÂN VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ I.Mục tiêu: -Giúp HS: Biết thực hiện phép nhân số có sáu chữ số với số có một chữ số (không nhớ và có nhớ). -Aùp dụng phép nhân số có sáu chữ số với số có một chữ số để giải các bài toán có liên quan. II. Đồ dùng dạy học: III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1’ 5’ 1’ 15’ 15’ 2’ 1’ 1.Ổn định tổ chức: 2.Kiểm tra bài cũ -Kiểm tra VBT về nhà của một số HS 3.Bài mới : a.Giới thiệu bài: b.Hướng dẫn thực hiện phép nhân số có sáu chữ số với số có một chữ số * Phép nhân 241324 x 2 (phép nhân không nhớ) -GV viết lên bảng phép nhân: 241324 x 2. -Khi thực hiện phép nhân này, ta phải thực hiện tính bắt đầu từ đâu ? - Yêu cầu HS nêu cách tính của mình, sau đó GV nhắc lại cho HS cả lớp ghi nhớ. * Phép nhân 136204 x 4 (phép nhân có nhớ) -GV viết lên bảng phép nhân: 136204 x 4. -HS đặt tính và thực hiện phép tính, chú ý đây là phép nhân có nhớ. -GV nêu kết quả nhân đúng, sau đó yêu cầu HS nêu lại từng bước thực hiện phép nhân của mình. c.Luyện tập, thực hành : Bài 1 -Yêu cầu HS tự làm bài. -GV nhận xét HS. Bài 2 - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - HS làm bài. m 2 3 4 5 201634 x m 403268 604902 806536 1008170 -GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. Bài 3 -GV nêu yêu cầu bài tập và cho HS tự làm bài. Bài 4 -1 HS đọc đề bài toán. -GV yêu cầu HS tự làm bài. 4.Củng cố- Dặn dò: -GV hệ thống bài. - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài : Tính chất giao hoán của phép nhân. 5. Nhận xét giờ học -HS nghe GV giới thiệu bài. -HS đọc: 241324 x 2. -2 HS lên bảng đặt tính, cả lớp đặt tính vào giấy nháp. -Tính từ phải sang trái. 241324 * 2 nhân 4 bằng 8, viết 8 x 2 * 2 nhân 2 bằng 4, viết 4 482648 * 2 nhân 3 bằng 6, viết * 2 nhân 1 bằng 2, viết 2. * 2 nhân 4 bằng 8, viết 8 * 2 nhân 2 bằng 4, viết 4. Vậy 241 324 x 2 = 482 648 -HS đọc: 136204 x 4. -1 HS thực hiện trên bảng lớp, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp. -HS nêu các bước như trên. -4 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào VBT. -Các HS còn lại trình bày tương tự như trên. -Viết giá trị thích hợp của biểu thức vào ô trống. -Biểu thức 201634 x m. -Với m = 2, 3, 4, 5. - -1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào VBT. -HS nhận xét bài bạn, 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. -1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. -HS đọc. -1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào VBT. Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ------------ Lịch sử: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC LẦN THỨ NHẤT(Năm 981) I.Mục tiêu : -HS biết Lê Hoàn lên ngôi vua là phù hợp với yêu cầu của đất nước, hợp với lòng dân - Kể lại được diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược. - Ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến. II.Đồ dùng dạy học: - Hình trong SGK phóng to. - PHT của HS III.Các hoạt động dạy học chủ yếu TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1’ 5’ 1’ 25’ 2’ 1’ 1.Ổn định tổ chức: 2.Kiểm tra bài cũ: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân. 3.Bài mới : a.Giới thiệu : b. HDHS nội dung bài: *Hoạt động 1: Làm việc cả lớp - HS đọc SGK đoạn : “Năm 979 …. sử cũ gọi là nhà Tiền Lê”. - GV đặt vấn đề : + Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh nào? +Lê hoàn được tôn lên làm vua có được nhân dân ủng hộ không ? - Tổ chức cho HS thảo luận để đi đến thống nhất: ý kiến thứ 2 đúng vì: khi lên ngôi, Đinh Toàn còn quá nhỏ; nhà Tống đem quân sang xâm lược nước ta; Lê Hoàn đang giữ chức Tổng chỉ huy quân đội; khi Lê Hoàn lên ngôi được quân sĩ ủng hộ tung hô “vạn tuế”. *Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm - GV phát PHT cho HS . - Các nhóm thảo luận theo câu hỏi : + Quân Tống xâm lược nước ta vào năm nào? + Quân Tống tiến vào nước ta theo những đường nào? + Lê Hoàn chia quân thành mấy cánh và đóng quân ở đâu để đón giặc ? - Quân Tống có thực hiện được ý đồ xâm lược của chúng không ? - Kết quả của cuộc kháng chiến như thế nào? - HS thảo luận xong, GV yêu cầu các nhóm đại diện lên bảng thuật lại diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Tống của nhân dân ta trên lược đồ - GV nhận xét, kết luận. *Hoạt động 3: Làm việc cả lớp - HS thảo luận: “Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Tống có ý nghĩa gì với cho nhân dân ta ?”. - HD thảo luận để đi đến thống nhất : Nền độc lập của nước nhà được giữ vững; Nhân dân ta tự hào, tin tưởng vào sức mạnh và tiền đồ của dân tộc 4.Củng cố –Dặn dò - HS đọc bài học. - Cuộc kháng chiến chống quân Tống mang lại kết quả gì ? - Dặn dò HS chuẩn bị bài sau 5.Nhận xét tiết học . - 3 HS trả lời. - HS khác nhận xét. - HS lắng nghe. -1 HS đọc. - HS cả lớp thảo luận và thống nhất ý kiến thứ 2. - HS các nhóm thảo luận. - Đại diện nhóm trình bày, Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Cả lớp thảo luận và trả lời câu hỏi. - HS khác nhận xét, bổ sung. - 2 HS đọc bài học. - HS trả lời. Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ------------ Anh văn Giáo viên chuyên dạy -------- Âm nhạc HỌC HÁT BÀI KHĂN QUÀNG THẮM MÃI VAI EM I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: - Học sinh nắm được giai điệu, tính chất nhịp nhàng, vui tươi của bài hát. - Hát đúng giai điệu và lời ca, tập thể hiện tình cảm của bài hát. - Qua bài hát, giáo dục các em vươn lên trong học tập, xứng đáng là thế hệ tương lai của đất nước. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: lời bài hát lên bảng. Bảng phụ - Học sinh: Sách giáo khoa, thanh phách. III. PHƯƠNG PHÁP: - Làm mẫu, tổng quát, giảng giải, đàm thoại, thực hành, lý thuyết IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1’ 2’ 16’ 10’ 4’ 1. Ổn định tổ chức: - Nhắc nhở HS ngồi ngay ngắn, kiểm tra đồ dùng 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 3 em lên bảng đọc bài TĐN số 2 - Giáo viên nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới: * Hoạt động:1 *. Giới thiệu bài: - Bài hát “Khăn quàng … em” của tác giả Ngô Ngọc Báu được viết ở giọng đô trưởng … gợi lên niềm sướng vui, tự hào và những ước mơ tươi đẹp *. Nội dung: - Giáo viên hát mẫu cho cả lớp nghe 1 lần. - Giáo viên giới thiệu qua về tác giả tác phẩm. - Cho học sinh luyện thanh o, a - Giáo viên dạy học sinh hát từng câu theo lối móc xích. Khi trông phương đông vừa hé ánh dương, khăn quàng trên vai chúng em tới trường. Em yêu khăn em càng gắng học hành sao cho xứng cháu Bác Hồ Chí Minh. Điệp khúc: Nhìn bao khăn … thắm mãi vai em. Em reo vang muôn lời ca sáng tươi, lao động kiến thiết chúng em xây đời. Tương lai em như ngàn đóa hoa tươi, nở trong ánh nắng tưng bừng sớm mai. Điệp khúc: Nhìn bao khăn … thắm mãi vai em. - Giáo viên cho học sinh hát kết hợp cả bài dưới nhiều hình thức cả lớp - dãy - tổ Em hãy kể tên một số bài hát về khăn quàng đỏ? *Hoạt động: 2 Gõi đệm tập biểu diễn bài hát: - Hướng dẫn học sinh hát kết hợp gõ đệm theo phách - Hát kết hợp gõ theo nhịp - 2 dãy bàn đứng hát và nhún theo nhịp 2. - 2 nhóm lên bảng biểu diễn kết hợp vận động phụ họa. - Gọi 2 HS lên bảng biểu diễn - Nhận xét 4. Củng cố dặn dò Tiết hôm nay các em được học bài hát gì? - Giáo viên bắt nhịp cho cả lớp hát bài hát 1 lần - Giáo viên nhận xét tinh thần giờ học - Dặn dò: Về nhà hát ôn lại bài hát - Thực hiện yêu cầu GV - 3 em lên bảng đọc bài TĐN số 2 - Học sinh lắng nghe - Học sinh lắng nghe - Học sinh luyện thanh - Tập hát từng câu theo sự HD của giáo viên Hát kết hợp với đàn và giáo viên hát mẫu - Học sinh luyện hát theo sự chỉ đạo của giáo viên. - Người thiếu niên mang khăn quàng đỏ, em yêu chiếc khăn quàng … - Hát kết hợp gõ theo phách -
File đính kèm:
- Giao an lop 4 tuan 10.doc