Giáo án Lớp 4 - Huỳnh Thị Hằng - Tuần 6

I. KIỂM TRA BÀI CŨ :

-Thế nào là thực phẩm sạch và an toàn?

- Vì sao phải ăn nhiều rau quả chín hằng ngày?

II. BÀI MỚI :

1. Giới thiệu bài :

2. Giảng bài :

 a) Hoạt động 1: Tìm hiểu các cách bảo quản thức ăn

*Mục tiêu:Kể tên các cách bảo quản thức ăn.

Cách tiến hành:

 

doc33 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 3544 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 4 - Huỳnh Thị Hằng - Tuần 6, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỏi toán. Lớp 3B có 27 HS giỏi toán. Lớp 3C có 21 HS giỏi toán.
c)Trong khối lớp 3: Lớp 3B có nhiều HS giỏi toán nhất, lớp 3A có ít HS giỏi toán nhất.
4/ a) Năm 2000 thuộc TK XX
 b) Năm 2005 thuộc TK XXI
Tiết 4 – Môn : Tập làm văn
 Bài 11: TRẢ BÀI VĂN VIẾT THƯ
I. MỤC TÊU:
- Biết rút kinh nghiệm về bài tập làm văn viết thư (Đúng ý, bố cục rõ ràng, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả, …); tự sửa được các lỗi đã mace trong bài viết theo sự hướng dẫn của giáo viên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng lớp và phấn màu để chữa lỗi chung.
- Phiếu học tập :
Lỗi về bố cục/ sửa lỗi
Lỗi về ýø/
sửa lỗi
Lỗi về cách dùng từ/
 sửa lỗi
Lỗi đặt câu/
sửa lỗi
Lỗi chính tả/ sửa lỗi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. KIỂM TRA BÀI CŨ :
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
II. BÀI MỚI :
1. Giới thiệu bài: Trả bài văn viết thư
2. Giảng bài : 
a) Hoạt động 1: GV nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp.
- GV viết đề bài văn của tuần 5 lên bảng.
- Nhận xét về kết quả làm bài.
- Những ưu điểm chính: HS biết xác định đúng đề bài, kiểm tra bài, bố cục, ý diễn đạt.
- Những thiếu sót hạn chế, VD như: sai chính tả, viết câu còn lủng củng, chưa đúng ngữ pháp.
- Thông báo số điểm cụ thể.
b) Hoạt động 2: Hướng dẫn HS chữa bài.
- GV trả bài cho từng HS.
* Hướng dẫn từng HS sửa lỗi:
- GV phát phiếu học tập cho từng HS làm việc cá nhân. GV giao nhiệm vụ:
* Hướng dẫn chữa lỗi chung :
- GV chép các lỗi định chữa lên bảng lớp.
- GV theo dõi, kiểm tra HS làm việc.
- GV chữa lại cho đúng bằng phấn màu (nếu sai).
c) Hoạt động 3: Hướng dẫn học tập những đoạn văn, bài văn hay.
GV đọc những đoạn văn, bài văn hay của một số HS trong lớp.
IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ :
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài TLV : Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện.
- HS đọc lại đề bài.
- HS lắng nghe.
- Đọc lời phê của thầy (cô) giáo.
- Đọc những chỗ thầy (cô) giáo chỉ lỗi trong bài.
- Viết vào phiếu học các lỗi trong bài làm theo từng loại (lỗi chính tả, từ, câu, diẽn đạt ý) và sửa lỗi.
- Đổi bài làm, đổi phiếu cho bạn bên cạnh để soát lỗi còn sót, soát lại việc sữa lỗi.
- 1, 2 HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi. Cả lớp tự chữa trên nháp.
- HS trao đổi về bài chữa trên bảng.
- HS chép bài chữa vào vở.
- HS trao đổi, thảo luận dưới sự hướng dẫn của GV để tìm ra cái hay, cái đẹp của đoạn văn, bài văn, từ đó rút kinh nghiệm cho mình.
Thứ tư ngày 24 tháng 09 năm 2014
Tiết 1 – Môn : Tập đọc
 Bài 12: CHỊ EM TÔI
 I - MỤC TIÊU :
 1 - Kiến thức :
 - Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, bước đầu tả được nội dung câu chuyện.
 - Hiểu ý nghĩa : Khuyên HS không nói dối vì đó là một tính xấu làm mất lòng tin, sự tôn trọng của mọi người đối với mình.
 2 - Kĩ năng :
 - Đọc trơn cả bài. Chú ý :
 + Đọc đúng các từ dễ mắc lỗi phát âm.
 + Biết đọc bài với giọng kể nhẹ nhàng , hóm hỉnh phù hợp với việc thể hiện tính cách, cảm xúc của các nhân vật.
- Tự nhận thức về bản thân; thể hiện sự thông cảm; xác định được giá trị và biết lắng nghe tích cực.
3 - Giáo dục :
 - HS không nói dối, hiểu rằng nói dối là một tật xấu.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh minh hoạ nội dung bài học.
- Bảng phụ ghi các câu cần luyện đọc.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. KIỂM TRA BÀI CŨ : 
- Câu chuyện muốn nói với em điều gì ?
- GV nhận xét.
II. BÀI MỚI :
1. Giới thiệu bài :
2. Giảng bài :
a) Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc 
- Giải nghĩa thêm từ khó, sửa lỗi về đọc cho HS, nhắc nhở HS đọc đúng những câu hỏi, câu cảm; nghỉ hơi đúng.
- Đọc diễn cảm cả bài.
b) Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài 
- Cô chị nói dối ba để đi đâu ?
- Vì sao mỗi lần nói dối, cô chị lại thấy ân hận?
- Cô em đã làm gì để chị mình thôi nói dối?
- Vì sao cách làm của cô em giúp chị được tỉnh ngộ ?
c) Hoạt động 3 : Đọc diễn cảm 
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm. Chú ý phân biệt giọng nhân vật.
- Luyện đọc đoạn “Hai chị em về đến nhà … cho nên người”. 
III. CỦNG CỐ – DẶN DÒ :
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị : Trung thu độc lập.
- HS đọc và trả lời.
- Cả lớp nhận xét.
- Chia đoạn.
- HS đọc từng đoạn và cả bài.
- Đọc thầm phần chú giải.
- Cô xin phép ba đi học nhóm. 
- Vì cô thương ba, biết mình đã phụ lòng tin của ba nhưng vẫn tặc lưỡivì cô đã quen nói dối.
- Cô em bắt chước chị, cũng nói dối ba đi tập văn nghệ, rồi rủ bạn vào rạp chiếu bóng, lướt qua trước mặt chị, vờ làm như không thấy chị. Chị thấy em nói dối đi học lại vào rạp chiếu bóng thì tức giận bỏ về.
+ Bị chị mắng cô em thủng thẳng đáp là em đi tập văn nghệ khiến chị càng tức, hỏi: Mày tập văn nghệ ở rạp chiếu bóng à ? Em giả bộ thơ ngây hỏi lại: Chị nói đi học nhóm sao lại ở rạp chiếu bóng vì phải ở rạp chiếu bóng mới biết em không đi tập văn nghệ. Chị sững sờ vì bị lộ.
- Vì em nói dối hệt như chị khiến chị nhìn thấy thói xấu của chính mình Chị lo cho em sao nhãng học hành và hiểu mình là gương xấu cho em.Ba biết chuyện, buồn rầu khuyên hai chị em bảo ban nhau. Vẻ buồn rầu của ba đã tác động đến chị.
- Luyện đọc diễn cảm.
- HS nối tiếp nhau đọc.
- Đọc phân vai.
- Thi đua đọc diễn cảm.
Tiết 3 – Môn : LTVC
 Bài 11 : DANH TỪ CHUNG – DANH TỪ RIÊNG	
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức :
- Hiểu được khái niệm danh từ chung và danh từ riêng.
- Nhận biết được danh từ chung và danh từ riêng dựa trên dấu hiệu về ý nghĩa khái quát của chúng; nắm được quy tắc viết hoa danh từ riêng và bước đầu vận dụng quy tắc đó vào thực tế.
2. Kĩ năng: 
- Nắm được quy tắc viết hoa danh từ riêng và bước đầu vận dụng quy tắc đó vào thực tế.
3. Thái độ: 
- Học sinh yêu thích học môn Tiếng việt và thích sử dụng Tiếng việt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bản đồ tự nhiên (để tìm sông Cửu Long), bảng phụ viết nội dung bài 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I.KIỂM TRA BÀI CŨ: 
- Nhắc lại nội dung cần ghi nhớ về danh từ. 
- GV nhận xét.
II. BÀI MỚI :
1/ Giới thiệu bài:
2/ Giảng bài :
a) Hoạt động 1: Nhận xét
Bài 1: 
- GV nêu cách viết hoa, chỉ bản đồ sông Cửu Long.
Bài 2: Nghĩa của các từ vừa mới tìm đựơc khác nhau như thế nào?
* Những danh từ gọi chung của một laọi vật như sông - vua - gọi chung là danh từ chung.
* Những danh từ gọi tên riêng của một sự vật nhất định như sông Cửu Long, vua Lê Lợi gọi là danh từ riêng.
Bài 3: Cách viết các từ trên có gì khác nhau?
- So sánh a với b. 
- So sánh c với d. 
b) Hoạt động 2: Ghi nhớ:
- SGK.
c) Hoạt động 3 : Luyện tập
* Bài tập 1:
- GV yêucầu HS làm bài vào phiếu.
- GV nhận xét và chốt.
* Danh từ chung: núi, dòng, sông, dày, mặt, ánh, nắng, đường, nhà, trái, phải, giữa, trước.
* Danh từ riêng: Chung/ Lam/ Thiên Nhẩn/ Trúc/ Đại Huệ/ Bác Hồ.
* Bài tập 2:
- GV yêu cầu viết cả họ, tên, tên đệm.
III. CỦNG CỐ – DẶN DÒ :
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài MRVT: Trung Thực - Tự trọng.
- HS thực hiện.
1/- HS đọc yêu cầu.
- Tìm nhanh, 2 HS lên bảng viết.
a. sông	b. Cửu Long
c. Vua d. Lê Lợi
2/ -1 HS đọc yêu cầu bài
So sánh sông với sông Cửu Long
a)Cửu Long tên riêng của một con sông.
b)Vua với vua Lê Lợi.
Lê Lợi: tên riêng của người một vị vua.
3/- Đọc yêu cầu và xác định đề bài.
- So sánh cách viết có gì khác nhau.
+ Tên chung của sông không viết hoa. Tên riêng của sông viết hoa Cửu Long.
+ Chỉ chung người đứng đầu nhà nước phong kiến (vua) không viết hoa.
- Đọc lại ghi nhớ.
- Cho nêu vì ví dụ chứng minh.
1/ - HS đọc yêu cầu bài.
- Cả lớp đọc thầm.
- HS trao đổi nhóm đôi và làm vào phiếu.
- Trình bày kết quả và nhận xét.
2/ - HS đọc yêu cầu bài tập.
 - 2 HS viết bảng lớp, HS khác làm vào VBT viết tên 3 bạn nam, 3 bạn nữ trong lớp.
- HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi họ tên các bạn là DT chung hay DT riêng? Vì sao?
Tiết 3 – Môn : Toán
 Bài 28 : LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU :
 - Viết, đọc, so sánh được các số tự nhiên; nêu được giá trị của chữ số trong một số.
- Chuyển đổi được đơn vị đo khối lượng, thời gian.
- Đọc thông tin trên biểu đồ cột.
- Tìm được số trung bình cộng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. KIỂM TRA BÀI CŨ :
- Kiểm tra và chữa bài tập về nhà.
II. BÀI MỚI :
1/ Giới thiệu bài :
2/ Giảng bài :Hướng dẫn HS thực hành.
* Bài tập 1 : 
- Cho HS đọc đề bài. Thảo luận nhóm đôi.
- Gọi đại diện các nhóm lên trình bày.
- Cả lớp nhận xét.
* Bài tập 2 : 
- Cho HS đọc đề bài. Thảo luận nhóm đôi.
- Gọi đại diện các nhóm lên trình bày.
- Cả lớp nhận xét.
III . CỦNG CỐ – DẶN DÒ :
- Nhận xét, đánh giá tiết học.
- HS làm BT 3 và chuẩn bị cho tiết học sau bài : Phép cộng. 
1/ a) Khoanh vào câu D 
b) Khoanh vào câu B
c) Khoanh vào câu C
d) Khoanh vào câu C
e) Khoanh vào câu C
2/ a) Hiền đã đọc 33 quyển sách.
b) Hòa đã đọc 40 quyển sách.
c) Hòa đã đọc nhiều hơn Thực 15 quyển sách.
d) Trung đã đọc ít hơn Thực 3 quyển sách.
e) Hòa đã đọc nhiều sách nhất
g) Trung đã đọc ít sách nhất
h) Trung bình mỗi bạn đã đọc được :
(33 + 40 + 22 + 25 ) : 4 = 30 (q/s)
Tiết 4: Bài 6 ƠN TẬP TỐN
I. Mục tiêu : Củng cố về đơn vị đo, giờ, phút ... 
 Củng cố kỹ năng tính tốn về cộng, trừ
II. Hoạt động dạy học :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Kiểm tra bài cũ : 
2. Bài mới : GTB 
 - GV yêu cầu HS làm bài 
 Bài 1: Viết (theo mẫu):
a/ 7 tấn 13 kg = kg
b/ 6 giờ 25 phút = phút
 - GVNX.
 Bài 2: Đặt tính rồi tính : 285471+370626 =
28160 – 16524 = 
64782 + 439024 =
 - GV yêu cầu HS làm bài và chữa bài : 
 - GVNX.
 Bài 3 : Tìm x
a/ x – 135 = 8421
b/ 247+ x = 6380
- GVNX.
Bài 4 : Cĩ 2 bể chứa dầu. Bể thứ nhất chứa 1200l, bể thứ hai chứa ít hơn bể thứ nhất 150l. Hỏi cả hai bể chứa bao nhiêu lít dầu ?
3. Củng cố – dặn dò:
 - GVNX tiết học.
 - Dặn HS về nhà học bài
- HS làm bài trên bảng lớp , lớp làm bài vào vơ.û
- Chữa bài chốt kết quả đúng 
- HS lên bảng, lớp làm bài vào vở
- Chữa bài, chốt kết quả đúng 
- HS làm và chữa bài
- HS nghe và thực hiện.
- Tương tự HS làm bài và chữa bài
Tiết 5 – Môn : Khoa học
 Bài 11 : MỘT SỐ CÁCH BẢO QUẢN THỨC ĂN
I. Mục tiêu:
Sau bài học, HS : 
- Kể tên một số cách bảo quản thức ăn : Làm khô, ướp lạnh, ướp mặn, đóng hộp, v.v…
- Thực hiện một số biện pháp bảo quản thức ăn ở nhà.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của hs
I. KIỂM TRA BÀI CŨ :
-Thế nào là thực phẩm sạch và an toàn?
- Vì sao phải ăn nhiều rau quả chín hằng ngày?
II. BÀI MỚI :
1. Giới thiệu bài :
2. Giảng bài :
 a) Hoạt động 1: Tìm hiểu các cách bảo quản thức ăn
*Mục tiêu:Kể tên các cách bảo quản thức ăn.
Cách tiến hành:
Bước 1
- GV hướng dẫn HS quan sát hình vẽ trong SGK và trả lời các câu hỏi: Chỉ và nói những cách bảo quản thức ăn trong từng hình.
Bước 2: 
- Làm việc cả lớp
- GV gọi đại diện một số nhóm trình bày trước lớp.
- GV chốt ý chính (SGK)
b) Hoạt động 2: Tìm hiểu cơ sở khoa học của các cách bảo quản thức ăn
*Mục tiêu: Giải thích được cơ sở khoa học của các cách bảo quản thức ăn.
*Cách tiến hành:
Bước 1 :
- GV giảng: Các loại thức ăn tươi có nhiều nước và các chất dinh dưỡng, đó là môi trường thích hợp cho vi sinh vật phát triển nên dễ bị hư hỏng. Vậy muốn bảo quản thức ăn được lâu chúng ta phải làm như thế nào?
Bước 2 
- GV cho cả lớp thảo luận: Nguyên tắc chung của việc bảo quản thức ăn là gì?
- GV chia nhóm và phát phiếu HT cho các nhóm.
Bước 3
- GV cho HS làm bài tập:
+ Trong các cách bảo quản thức ăn dưới đây, cách nào làm cho vi sinh vật không có điều kiện hoạt động? Cách nào ngăn không cho các vi sinh vật xâm nhập vào thực phẩm? 
a. Phơi khô
b. Ướp muối, ngâm nước mắm
c. Ướp lạnh
d. Đóng hộp 
e. Cô đặc với đường
c) Hoạt động 3: Tìm hiểu một số cách bảo quản thức ăn ở nhà.
*Mục tiêu: HS liên hệ thực tế về cách bảo quản một số thức ăn mà gia đình áp dụng.
*Cách tiến hành:
Bước 1:
- GV phát phiếu học tập cho cá nhân.
Bước 2: Làm việc cả lớp
III. CỦNG CỐ – DẶN DÒ :
 - Nhận xét, đánh giá tiết học
- Chuẩn bị bài : Phòng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng.
- HS trả lời.
- Cả lớp nhận xét.
- HS trả lời câu hỏi trong SGK theo nhóm và ghi vào bảng.
* Người ta có thể bảo quản thức ăn bằng cách:
+ Phơi khô, nướng,sấy;
+ Ướp muối. Ngâm nước mắm.
+ Ướp lạnh;
+ Đóng hộp
+ Cô đặc với đường;
- HS thảo luận và rút ra nguyên tắc chung của việc bảo quản thức ăn là: Làm cho các vi sinh vật không có môi trường hoạt động hoặc ngăn không cho các vi sinh vật xâm nhập vào thức ăn.
- HS thảo luận và rút ra đáp án:
+ Làm cho vi sinh vật không có đk hoạt động: a,b,c,e.
+ Ngăn không cho các vi sinh vật xâm nhập vào thực phẩm:d
- HS làm việc với phiếu học tập
- Một số HS trình bày, các em khác bổ sung và học tập lẫn nhau
Thứ năm ngày 25 tháng 09 năm 2014
Tiết 1 – Môn : LTVC
 Bài 12 : MRVT : TRUNG THỰC - TỰ TRỌNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức :
- Biết thêm được nghĩa một số từ ngữ về chủ điểm Trung thực – Tự trọng; bước đầu biết xếp các từ Hán việt có tiếng “trung” theo hai nhóm nghĩa và đặt câu được với một từ trong nhóm.
2. Kỹ năng : 
- Sử dụng những từ đã học để đặt câu, chuyển các từ đó vào vốn từ tích cực.
3. Giáo dục :
- HS yêu thích học TV.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- 3, 4 tờ phiếu khổ to viết nội dung BT 1, 2, 3.
III. CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
I. KIỂM TRA BÀI CŨ : 
- Yêu cầu: 2 HS viết 5 DT riêng và 5 DT chung.
- Nhận xét.
II. BÀI MỚI :
1. Giới thiệu bài: 
2. Bài mới: Hướng dẫn HS thực hành.
 * Bài tập 1 :
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng : 
+ Thứ tự cần điền : tự trọng, tự kiêu, tự ti, tự tin, tự ái, tự hào.
* Bài tập 2 :
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng : 
+ Một lòng một dạ gắn bó với ……… - trung thành
+ Trước sau như một, không gì ……… - trung kiên
+ Một lòng một dạ vì việc nghĩa - trung nghĩa
+ Ăn ở nhân hậu, thành thật, trước … - trung hậu
+ Ngay thẳng, thật thà - trung thực
* Bài tập 3 :
- Phát phiếu 3, 4 HS làm.
- GV chốt lại :
a. trung thu, trung bình, trung tâm.
b. trung thành, trung nghĩa, trung thực, trung hậu, trung kiên.
* Bài tập 4: 
- GV nêu yêu cầu BT.
- Các nhóm thi tổ tiếp sức. Từng thành viên tiếp nối nhau đọc câu văn đã đặt với 1 từ ở BT 3.
- GV nhận xét.
IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ :
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam.
- HS thực hiện viết.
- Cả lớp nhận xét.
1/- HS đọc đề bài
- HS đọc thầm đoạn văn, làm bài vào VBT. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống.
- 3, 4 HS làm vào phiếu.
- Trình bày kết quả.
2/ - HS đọc yêu cầu bài.
- HS làm việc cá nhân.
- HS trình bày kế quả.
- Cả lớp nhận xét.
3/ - HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm việc cá nhân.
- HS phát biểu. Cả lớp nhận xét.
4/ - VD : 
- Bạn Lương là HS trung bình của lớp.
Tiết 2 – Môn : Chính tả
Bài 06 : NGƯỜI VIẾT TRUYỆN THẬT THÀ
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức :
- Nghe - viết đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ; trình bày đúng lời đối thoại của nhân vật trong bài.
2.Kỹ năng :
- Làm đúng BT2, BT 3 (a).
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Từ điển (nếu có) hoặc vài trang phô tô.
- Giấy khổ to và bút dạ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I.KIỂM TRA BÀI CŨ:
- KT sự chuẩn bị của HS.
II. BÀI MỚI:
1/ Giới thiệu bài :
2. Giảng bài :
a) Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả
* Tìm hiểu nội dung truyện:
- Gọi HS đọc truyên.
- Hỏi: + Nhà văn Ban-dắc có tài gì?
+ Trong cuộc sống ông là người như thế nào?
* Hướng dẫn viết từ khó:
- Yêu cầu HS tìm các từ khó viết trong truyện.
- Yêu cầu HS đọc và luyện viết các từ vừa tìm được..
* GV đọc cho HS viết chính tả.
* Thu, chấm, nhận xét bài.
b) Hoạt động 2: HD làm bài tập chính tả.
* Bài tập 2 :
- Yêu cầu HS ghi lỗi và chữa lỗi vào vở nháp hoặc vở BT (nếu có).
- Chấm một số bài chữa của HS.
- Nhận xét.
* Bài tập 3 (a) :
- Gọi HS đọc.
- Phát giấy và bút dạ cho HS.
- GV kết luận :
a) - sàn sàn, san sát, sẵn sàng, săn sóc, sáng suốt, sầm sập, se sẽ, song song, sốt sắng, …
- xa xa, xám xit, xa xôi, xao xác, xào xạc, xao xuyến, xanh xao, xót xa, xối xả, xôn xao, …
IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ :
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ các lỗi chính tả, các từ láy vừa tìm được và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS đọc thành tiếng.
+ Ông có tài tưởng tượng khi viết truyện ngắn, truyện dài.
+ Ông là người rất thật thà, nói dối là thẹn đỏ mặt và ấp úng.
- Các từ: Ban-dắc, truyện dài, truyện ngắn, …
- HS nghe đọc ghi bài.
- Tiến hành như các tiết trước.
2/ - 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu và mẫu.
- Tự ghi lỗi và chữa lỗi.
3/ - HS đọc yêu cầu BT.
- Hoạt động trong nhóm.
- Nhóm xong trước dán phiếu lên bảng.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung để có 1 phiếu hoàn chỉnh.
Tiết 3 – Môn : Toán 
 Bài 29 : PHÉP CỘNG
I.MỤC TIÊU:
- Biết đặt tính và biết thực hiện phép cộng các số có đến sáu chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá 3 lượt và không liên tiếp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. KIỂM TRA BÀI CŨ : 
- GV sửa bài về nhà. 
II. BÀI MỚI : 
1. Giới thiệu bài :
2. Giảng bài : 
a) Hoạt động1: Củng cố cách thực hiện phép cộng.
- GV nêu 1 đề toán (SGK).
- Yêu cầu HS tìm cách làm: muốn tìm được số tiền cả hai lớp đã đóng góp được, ta phải làm như thế nào?
- GV gắn bảng thẻ số có ghi phép tính:
 48 352 + 21 026
- Yêu cầu HS đặt tính và tính vào bảng con, 1 HS lên bảng lớp để thực hiện.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính và cách thực hiện phép tính cộng?
- Trong phép tính này, những số nào là số hạng, số nào là tổng?
- (Củng cố cách cộng có nhớ) GV đưa tiếp ví dụ: 36

File đính kèm:

  • docGIAO AN TUAN 06.doc