Giáo án Lớp 3 - Tuần 7 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Hồng Nhung
TOÁN
GẤP MỘT SỐ LÊN NHIỀU LẦN
I. Mục tiêu:
- Biết thực hiện gấp một số lên nhiều lần (bằng cách nhân số đó với số lần).
- Các bài tập cần làm;1,2, (bài 3 dòng 2). Dành cho HS NK làm cả.
II. Đồ dùng dạy - học: Một số sơ đồ.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Khởi động
- HS kiểm tra trong nhóm đọc thuộc bảng nhân 7 rồi báo cáo.
- GV nhận xét.
B. Bài mới:
1. GV giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học.
2. Hướng dẫn HS thực hiện gấp một số lên nhiều lần.
- Hướng dẫn HS nêu tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng.
GV cho HS trao đổi vẽ đoạn thẳng CD dài gấp 3 lần đoạn thẳng AB.
- GV cho HS nêu phép tính tìm độ dài đoạn thẳng CD.
- HS giải bài toán.
+ Muốn gấp 2 cm lên 3 lần ta làm thế nào? (Lấy 2cm nhân 3).
+ Muốn gấp 4 kg lên 2 lần ta làm thế nào? (lấy 4kg nhân 2).
+ Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm thế nào? ( Lấy số đó nhân với số lần).
3. Thực hành. (Nhóm 4)
- Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc đề bài, trao đổi trong nhóm phân tích đề - nêu cách giải.
+ HS tự giải vào vở, chia sẻ trong nhóm.
+ Đại diện các nhóm trình bày bài giải trước lớp.- GV chấm đánh giá, chốt kiến thức.
Bài 1.
Giải:
Tuổi của chị năm nay là: 6 x 2 = 12( tuổi)
Đáp số : 12 tuổi.
Bài 2:
Giải:
Mẹ hái được số cam là: 7 x 5 = 35 (quả)
Đáp số : 35 quả
Bài 3 (dòng 2): HSNK- GV giải thích nhiều hơn là cộng, gấp là nhân.
3. Chấm bài – Nhận xét
- HS tự đánh giá em đã học được những gì qua tiết học.
4. Hướng dẫn học ở nhà:
- GV dặn HS về ôn lại gấp một số lên nhiều lần.
Mục tiêu: - Bước đầu thuộc bảng nhân 7. - Vận dụng phép nhân 7 trong giải toán. - Các bài tập cần làm:1, 2, 3. II. Các hoạt động dạy, học: A. Khởi động – HS kiểm tra trong nhóm đọc thuộc bảng nhân 6 rồi báo cáo. - GV nhận xét. B. Bài mới: 1. GV giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học. 2. Lập bảng nhân 7 - Hướng dẫn HS lập các công thức 7 x 1 = 7; 7 x 2 = 14; GV cho HS quan sát một tấm bìa có 7 chấm tròn và hỏi: 7 chấm tròn được lấy mấy lần? Ta viết: 7 x 1 = 7. HS nêu lại. GV cho HS quan sát hai tấm bìa có 7 chấm tròn và hỏi: 7 chấm tròn được lấy mấy lần? Ta viết: 7 x 2 = 14. Vì sao 7 x 2 = 14; HS trả lời: 7 x 2 = 7 + 7 = 14. Vậy 7 x 2 = 14 - Tương tự cho HS lập các phép tính còn lại theo nhóm 4 hoàn thành bảng nhân 7 vào vở nháp rồi báo cáo. - HS luyện học thuộc bảng nhân 7: cá nhân, trao đổi cặp rồi trình bày trong nhóm và báo cáo. 2. Thực hành Bài 1: Tính nhẩm. (Cặp đôi) - HS tự làm vào vở. Sau đổi chéo cho bạn để kiểm tra kết quả. - Đại diện một số cặp nêu kết quả. HS nhận xét, thống nhất. 7 x 3 = 21 7 x 4 = 28 7 x 2 = 14 7 x 1 = 7 7 x 5 = 35 7 x 6 =42 7 x 10 = 70 0 x 7 = 0 7 x 7 = 49 7 x 4 = 28 7 x 9 = 63 7 x 0 = 0 - GV kết luận. Bài 2: (Nhóm 4)- Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc đề bài, trao đổi trong nhóm phân tích đề - nêu cách giải. + HS tự giải vào vở, chia sẻ trong nhóm. + Đại diện các nhóm trình bày bài giải trước lớp.- GV chấm đánh giá, chốt kiến thức. Giải: 4 tuần lễ có số ngày là: 4 x 7 = 28 (ngày) Đáp số : 28 ngày. Bài 3: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi đếm thêm 7 rồi viết số thích hợp vào ô trống. - Một HS nêu kết quả. GV cùng cả lớp nhận xét chốt lại kết quả đúng. 7 14 21 28 35 42 49 56 63 70 C. Cũng cố - 2 HS đọc lại bảng nhân 7. GV nhận xét giờ học. D. Hướng dẫn học ở nhà: Làm bài tập trong VBT Toán TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI HOẠT ĐỘNG THẦN KINH I. Mục tiêu: - Nêu được ví dụ về những phản xạ tự nhiên thường gặp trong đời sống. - HSNK: Biết được tuỷ sống là trung ương thần kinh điều khiển hoạt động phản xạ. *KNS: Kỹ năng ra quyết định để có những hành vi tích cực, phù hợp. II. Phương tiện dạy học: Các hình trong SGK trang 28 ; 29 . III. Hoạt động dạy - học: A. Khởi động - GV yêu cầu Hs kiểm tra trong nhóm rồi báo cáo câu hỏi: Cơ quan thần kinh gồm có những bộ phận nào? - GV nhận xét. B. Bài mới : Hoạt động 1: Giới thiệu bài. - GV giới thiệu bài và ghi mục bài lên bảng. - HS ghi mục bài vào vở. - GV nêu mục tiêu bài học. Hoạt động 2: Tìm hiểu về phản xạ. Bước 1: GV dùng kim chích quả bóng bơm căng. Quả bóng phát nổ, gây ra tiếng ồn. HS sẽ giật mình. ? Vì sao em giật mình? – HS : vì tiếng nổ to, bất ngờ - GV: Hiện tượng giật mình gọi là phản xạ của cơ thể. ? Em biết gì về hoạt động phản xạ của cơ thể? Bước 2: Học sinh mô tả bằng lời những hiểu biết của mình thảo luận nhóm thống nhất ý kiến trình bày vào bảng nhóm - Các nhóm trình bày VD: + Hoạt động phản xạ của cơ thể người là mắt và tai. + Hoạt động phản xạ là hoạt đông mà khi nghe tiếng động lớn ta sẽ giật mình.. Bước 3: GV tập hợp các ý, hướng dẫn HS so sánh sự giống nhau và khác nhau và nêu câu hỏi thắc mắc với nhóm bạn. VD: + Hoạt động phản xạ của cơ thể xảy ra khi nào? + Hoạt động phản xạ của cơ thể có làm hại chúng ta không? + Hoạt động phản xạ là gì? GV tổng hợp câu hỏi –HS thảo luận đề xuát phương án tìm tòi. GV hướng HS thực hiện phương án thực hành. Bước 4: HS thực hành theo nhóm và ghi kết quả. Bước 5: HS báo cáo kết quả so sánh đối chiếu với dự đoán và khắc sâu kiến thức. - HS HS ghi nhớ bài học, nêu thêm ví dụ về phản xạ. Hoạt động 3: Trò chơi Ai phản xạ nhanh. - GV hướng dẫn HS cách chơi. - Cho HS tiến hành chơi theo nhóm. Trò chơi 1: Thử phản xạ đầu gối: - Bước 1: GV hướng dẫn. - Bước 2: HS thực hành thử phản xạ đầu gối theo nhóm. - Bước 3: Các nhóm thực hành trước lớp. Trò chơi 2: Ai phản ứng nhanh. - GV hướng dẫn, cho HS chơi thử rồi chơi thật vài lần. - GV khen những HS có phản xạ nhanh. C. Củng cố - HS tự đánh giá em đã học được những gì qua tiết học. D. Hướng dẫn học ở nhà: - Dặn HS về cần biết bảo vệ cơ quan thần kinh. ______________________________ Thứ Tư ngày 4 tháng 11 năm 2020 TOÁN LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Thuộc bảng nhân 7 và vận dụng vào trong tính giá trị biểu thức và giải toán. - Nhận xét được về tính chất giao hoán của phép nhân qua ví dụ cụ thể. - Các bài tập cần làm.1,2,3,4. - Dành cho HSNK: Bài 5. II. Các hoạt động dạy - học: A. Khởi động - HS kiểm tra trong nhóm đọc thuộc bảng nhân 7 rồi báo cáo. - GV nhận xét. B. Bài mới: 1. GV giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài 1: Tính nhẩm. (Cá nhân)- HS tự làm vào vở. Sau đổi chéo cho bạn để kiểm tra kết quả. - Đại diện một số HS nêu kết quả. HS nhận xét, thống nhất. a) 7 x 1 = 7 7 x 8 = 56 7 x 6 = 42 7 x 5 = 35 7 x 2 = 14 7 x 9 = 63 7 x 4 = 28 0 x 7 = 0 7 x 3 = 21 7 x 7 = 49 7 x 0 = 0 7 x 10 = 70 b) 7 x 2 = 14 4 x 7 = 28 7 x 6 = 42 3 x 7 = 21 5 x 7 = 35 2 x 7 = 14 7 x 4 = 28 6 x 7 = 42 7 x 3 = 21 7 x 5 = 35 - HS so sánh kết quả của các phép tính trong từng cột để nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân. Ví dụ: 7 x 2 = 2 x 7. Bài 2: Tính. (Cặp đôi) - HS tự làm vào vở. Sau đổi chéo cho bạn để kiểm tra kết quả. - Đại diện một số cặp nêu kết quả, cách thực hiện. HS nhận xét, thống nhất. Ví dụ: 7 x 5 + 15 = 35 + 15 = 50. Bài 3: (Nhóm 4)- Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc đề bài, trao đổi trong nhóm phân tích đề - nêu cách giải. + HS tự giải vào vở, chia sẻ trong nhóm. + Đại diện các nhóm trình bày bài giải trước lớp.- GV chấm đánh giá, chốt kiến thức. Giải 5 lọ như thế có số bông là: 5 x 7 = 35 (bông) Đáp số : 35 bông. Bài 4: (Cặp đôi) - HS tự làm bài rồi trao đổi theo cặp nêu nhận xét: 7 x 4 = 4 x 7 . Bài 5 (dành cho HSNK): (Cá nhân)HS tự làm bài rồi nêu kết quả. - HS nêu quy luật của dãy số. - Chia lớp thành 2 nhóm chơi tiếp sức. a- 14 ; 21 ; 28 ; ; ; .... ;.... ;..... ;.... (nhóm 1). b- 56 ; 49 ; 42 ;.... ;.... ;..... ;.... (nhóm 3) - HS theo dõi nhận xét phân đội thắng. C. Cũng cố - HS nêu nội dung tiếp thu được qua bài học. Đánh giá tiết học. D. Hướng dẫn học ở nhà: - Làm bài tập trong VBT Toán - Dặn HS về ôn lại các bảng nhân, chia đã học. Chuẩn bị tiết sau. ______________________________ TẬP VIẾT ÔN CHỮ HOA: D, Đ ( TUẦN 6 ) ______________________________ Thứ Năm ngày 5 tháng 11 năm 2020 TẬP VIẾT ÔN CHỮ HOA E, Ê. I. Mục tiêu: - Viết đúng chữ hoa E (1 dòng), Ê (1 dòng); viết đúng tên riêng Ê – đê (1dòng) và câu ứng dụng Em thuận anh hoà là nhà có phúc (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng; biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. II. Đồ dùng dạy - học: Mẫu chữ viết hoa E, Ê. Tên riêng và câu ứng dụng trong bài viết trên dòng kẻ ô li. III. Các hoạt động dạy - học: A. Khởi động - GV yêu cầu HS viết: Kim Đồng - HS viết nháp. Nhóm trưởng kiểm tra và báo cáo. GV nhận xét. B. Dạy bài mới: 1. GV giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học. 2. Hướng dẫn HS viết trên bảng con a. Luyện viết chữ hoa: - HS tìm các chữ hoa có trong bài: E, Ê. - GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ. - HS tập viết vào bảng con. b. Luyện viết từ ứng dụng (tên riêng): Ê- đê. - HS đọc tên riêng; GV giới thiệu và viết mẫu tên riêng theo cỡ nhỏ. GV giới thiệu: Ê đê là một dân tộc thiểu số , có trên 270 000 người sống chủ yếu ở các tỉnh Đắc Lắc , Phú Yên và Khánh Hòa. - HS tập viết vào bảng con. c. Luyện viết câu ứng dụng: - HS đọc câu ứng dụng: Em thuận anh hòa là nhà có phúc. - GV giúp HS hiểu câu tục ngữ: Anh em thương yêu nhau, sống hòa thuận là hạnh phúc lớn của gia đình. - HS nêu các chữ viết hoa trong câu, hướng dẫn HS viết chữ: Ê- đê, Em 3. Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết - GV nêu yêu cầu: +Viết chữ E: 1 dòng. + Viết chữ Ê: 1 dòng. + Viết tên riêng: 1 dòng. + Viết câu ứng dụng: 1 lần. - HS viết bài vào vở, GV theo dõi, hướng dẫn thêm. 4. Chấm, chữa bài: GV chấm bài của một số HS rồi nhận xét. C. Củng cố - HS tự đánh giá em đã học được những gì qua tiết học. D. Hướng dẫn học ở nhà: - GV dặn HS về luyện viết đẹp hơn. ______________________________ TOÁN GẤP MỘT SỐ LÊN NHIỀU LẦN I. Mục tiêu: - Biết thực hiện gấp một số lên nhiều lần (bằng cách nhân số đó với số lần). - Các bài tập cần làm;1,2, (bài 3 dòng 2). Dành cho HS NK làm cả. II. Đồ dùng dạy - học: Một số sơ đồ. III. Các hoạt động dạy - học: A. Khởi động - HS kiểm tra trong nhóm đọc thuộc bảng nhân 7 rồi báo cáo. - GV nhận xét. B. Bài mới: 1. GV giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học. 2. Hướng dẫn HS thực hiện gấp một số lên nhiều lần. - Hướng dẫn HS nêu tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng. GV cho HS trao đổi vẽ đoạn thẳng CD dài gấp 3 lần đoạn thẳng AB. - GV cho HS nêu phép tính tìm độ dài đoạn thẳng CD. - HS giải bài toán. + Muốn gấp 2 cm lên 3 lần ta làm thế nào? (Lấy 2cm nhân 3). + Muốn gấp 4 kg lên 2 lần ta làm thế nào? (lấy 4kg nhân 2). + Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm thế nào? ( Lấy số đó nhân với số lần). 3. Thực hành. (Nhóm 4) - Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc đề bài, trao đổi trong nhóm phân tích đề - nêu cách giải. + HS tự giải vào vở, chia sẻ trong nhóm. + Đại diện các nhóm trình bày bài giải trước lớp.- GV chấm đánh giá, chốt kiến thức. Bài 1. Giải: Tuổi của chị năm nay là: 6 x 2 = 12( tuổi) Đáp số : 12 tuổi. Bài 2: Giải: Mẹ hái được số cam là: 7 x 5 = 35 (quả) Đáp số : 35 quả Bài 3 (dòng 2): HSNK- GV giải thích nhiều hơn là cộng, gấp là nhân. 3. Chấm bài – Nhận xét - HS tự đánh giá em đã học được những gì qua tiết học. 4. Hướng dẫn học ở nhà: - GV dặn HS về ôn lại gấp một số lên nhiều lần. ______________________________ CHÍNH TẢ NGHE – VIẾT: BẬN I. Mục tiêu: - Nghe – viết đúng bài chính tả, trình bày đúng các dòng thơ, khổ thơ 4 chữ. - Làm đúng bài tập điền tiếng có vần en/oen (BT2). - Làm đúng BT(3) a/b (chọn 4 trong 6 tiếng). II. Các hoạt động dạy - học: 1. Khởi động GV đọc cho 2 HS viết trên bảng, cả lớp viết vào nháp các từ ngữ: tròn trĩnh, chảo rán, giò chả, trôi nổi, giếng nước 2. Dạy bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết chính tả a. Hướng dẫn HS chuẩn bị: - GV đọc khổ thơ 2 và 3 trong bài thơ Bận - HS theo dõi . Sau đó mời 1 HS đọc lại. + Đoạn thơ gồm mấy câu? + Những chữ nào cần viết hoa? - HS viết ra nháp những chữ các em dễ mắc lỗi khi viết bài. b. GV đọc cho HS viết bài vào vở. c. Chấm, chữa bài: GV đọc cho HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở. Sau đó GV chấm 5 – 7 bài, nhận xét về nội dung, chữ viết và cách trình bày bài. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả Bài tập 2: - 1 HS đọc yêu cầu của bài. - Mời 3 nhóm các HS trong nhóm tiếp nối nhau tìm từ ghi trên bảng. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc. Bài tập 3: - 1 HS đọc yêu cầu của bài 3a. - HS làm bài cá nhân sau đó đọc kết quả. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò GV lưu ý HS cách trình bày bài chính tả và sửa lỗi đã mắc trong bài. 3. Hướng dẫn học ở nhà: - GV dặn HS về luyện viết đẹp hơn. ______________________________ TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI HOẠT ĐỘNG THẦN KINH (tiếp theo) I. Mục tiêu: - Biết được vai trò của não trong việc điều khiển mọi hoạt động có suy nghĩ của con người . - HSNK: Nêu ví dụ cho thấy não điều khiển, phối hợp mọi hoạt động của cơ thể. - KNS: Kĩ năng ra quyết định để có những hành vi tích cực. II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ SGK III. Các hoạt động dạy - học: A. Khởi động - GV yêu cầu Hs kiểm tra trong nhóm rồi báo cáo câu hỏi: Phản xạ là gì? Nêu ví dụ về pản xạ. - GV nhận xét. B. Bài mới : Hoạt động 1: Giới thiệu bài. - GV giới thiệu bài và ghi mục bài lên bảng. - HS ghi mục bài vào vở. - GV nêu mục tiêu bài học. Hoạt động 2: Tìm hiểu về vai trò của não.(Nhóm 4) - GV yêu cầu HS quan sát hình 1 trang 30 SGK và thảo luận theo nhóm 4 trả lời: + Khi bất ngờ giẫm phải đinh, Nam đã có phản ứng như thế nào? Hoạt động này do não hay tuỷ sống trực tiếp điều khiển? + Sau khi đã rút đinh ra khỏi dép, Nam vứt chiếc đinh đó đi đâu? Việc làm đó có tác dụng gì? + Theo bạn, não hay tuỷ sống đã điều khiển hoạt động suy nghĩ và khiến Nam là không vứt chiếc đinh ra đường? - Các nhóm thảo luận. - Đại diện từng nhóm trình bày. - GV giải thích thêm và kết luận. Hoạt động 3: Nêu một số ví dụ về vai trò của não trong việc điều khiển mọi hoạt động suy nghĩ của con người. (Nhóm 2). - HS quan sát hình vẽ SGKvà đọc ví dụ về hoạt động viết chính tả trên cơ sở đó nghĩ và nêu thêm một số ví dụ để thấy vai trò của não trong việc điều khiển, phối hợp các cơ quan khác nhau cùng hoạt động trong một lúc. - HS làm việc theo cặp: nói về kết quả làm việc cá nhân. - Gọi đại diện một số em trình bày. + Theo em bộ phận nào của cơ quan thần kinh giúp chúng ta học và ghi nhớ những điều đã học? + Vai trò của não trong hoạt động thần kinh là gì? - Cho HS chơi trò chơi Thử trí nhớ. C. Củng cố - HS tự đánh giá em đã học được những gì qua tiết học. D. Hướng dẫn học ở nhà: - Dặn HS về cần biết bảo vệ cơ quan thần kinh. ______________________________ THỦ CÔNG GẤP, CẮT, DÁN BÔNG HOA (tiết 1) I. Mục tiêu: - Biết cách gấp, cắt, dán bông hoa. - Gấp, cát, dán được bông hoa. Các cánh của bông hoa tương đối đều nhau. - Với HS khéo tay: Gấp, cắt, dán được bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh. Các cánh của mỗi bông hoa đều nhau. Có thể cắt được nhiều bông hoa. Trình bày đẹp. II. GV chuẩn bị: - GV: + Mẫu các bông hoa 4 cánh, 5 cánh, 8 cánh đã cắt + Qui trinh gấp, cắt + Giấy thủ công, giấy trắng làm nền, kéo, hồ dán, bút màu,... - HS : + Giấy thủ công màu đỏ, vàng,.... + Kéo thủ công, hồ dán, bút chì, thước kẻ,.... III. Các hoạt động dạy - học: A. Khởi động - HS kiểm tra trong nhóm đồ dùng học tập rồi báo cáo. - GV nhận xét. B. Bài mới: GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học. Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét - GV giới thiệu mẫu và đặt các câu hỏi định hướng. - HS quan sát, nhận xét về màu sắc, kích thước và các bước gấp. - Liên hệ các loại hoa thực tế. Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu *GV hướng dẫn mẫu cho hs theo dõi: * Gấp cắt bông hoa 5 cánh - Gọi 3 HS lên bảng thực hành thao tác gấp ngôi sao 5 cánh - Hướng dẫn HS gấp theo các bước: + Gấp, cắt hình vuông cạnh 6 ô + Gấp như ngôi sao 5 cánh + Vẽ đường cong tạo cánh hoa + Dùng kéo thực hiện đường cong cắt được cánh hoa * Gấp cắt bông hoa 4 cánh, 8 cánh - Hướng dẫn theo các bước: Gấp cắt hình vuông to nhỏ khác nhau - Gấp làm 4 phần bằng nhau( H5a) - Tiếp tục thành 8 phần bằng nhau( H5b) - Vẽ đường cong - Dùng kéo cắt theo đường cong để tạo bông hoa 4 cánh - GV hướng dẫn cách gấp, cắt bông hoa 8 cánh + Gấp đôi hình 5b ta được 16 phần bằng nhau(6a) cắt lượn theo đường cong ta được bông hoa 8 cánh * Dán các hình bông hoa. - GV gọi 1 – 2 HS thực hiện thao tác gấp, cắt bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh. Sau đó tổ chức cho HS tập gấp, cắt bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh. C. Cũng cố - GV nhận xét sự chuẩn bị,tinh thần thái độ h/tập và KN thực hành của HS. D. Hướng dẫn học ở nhà: - Dặn HS chuẩn bị cho tiết sau. ______________________________ Chiều: TOÁN LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Biết thực hiện gấp một số lên nhiều lần và vận dụng vào giải toán. - Biết làm tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số. - Các bài tập cần làm: Bài 1(cột 1,2), Bài 2(cột 1,2,3). Bài 3, bài 4(cột a,b). - Dành cho HSNK: Bài 1(cột 3).Bài 2( cột 4,5). Bài 4( cột c). II. Các hoạt động dạy - học: 1. Khởi động - GV yêu cầu HS thực hiện phép tính sau: 6 cm gấp lên 3 lần? 3 kg gấp lên 9 lần? - HS tự làm, nhóm trưởng kiểm tra, báo cáo. GV nhận xét. 2. Bài mới: Bài 1 (cột 1, 2): Viết theo mẫu. (Cặp đôi) - HS tự làm vào vở nháp. Sau đổi chéo cho bạn để kiểm tra kết quả. - Đại diện một số cặp nêu kết quả, cách thực hiện. HS nhận xét, thống nhất. VD: 4 gấp 6 lần : 4 x 6 = 24 Bài 2 (cột 1, 2 HSNK làm hết): Tính (Cá nhân) - HS tự làm vào vở. Sau đổi chéo cho bạn để kiểm tra kết quả. - Đại diện một số HS nêu kết quả. HS nhận xét, thống nhất. Bài 3: (Nhóm 4)- Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc đề bài, trao đổi trong nhóm phân tích đề - nêu cách giải. + HS tự giải vào vở, chia sẻ trong nhóm. + Đại diện các nhóm trình bày bài giải trước lớp.- GV chấm đánh giá, chốt kiến thức. Giải : Số bạn nữ trong buổi tập múa có là: 6 x 3 = 18 ( bạn ) Đáp số : 18 bạn. Bài 4 (a, b) (bài c dành cho HSNK) Gọi HS nêu yêu cầu bài, cách làm rồi tự làm bài và chữa bài. - Cho HS quan sát hình vẽ ở SGK. - Cho HS vẽ vào vở nháp. Gọi 1 số HS trả lời – GVnhận xét. 3. Cũng cố - HS tự đánh giá em đã học được những gì qua tiết học. 4. Hướng dẫn học ở nhà: - GV dặn HS về ôn lại các bảng nhân, chia đã học. ______________________________ TẬP ĐỌC BẬN I. Mục tiêu: - Bước đầu biết đọc bài thơ với giọng vui, sôi nổi. - Hiểu nội dung: Mọi người, mọi vật và cả em bé đều bận rộn làm những công việc có ích, đem niềm vui nhỏ góp vào cuộc đời. (trả lời được câu hỏi 1, 2, 3; thuộc được một số câu thơ trong bài) *KNS:Tự nhận thức. II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. III. Các hoạt động dạy - học: A. Khởi động - Nhóm trưởng kiểm tra các bạn đọc thuộc lòng một đoạn trong bài Trận bóng dưới lòng đường, nêu ý nghĩa câu chuyện rồi báo cáo. - GV nhận xét. B. Dạy bài mới: 1. GV giới thiệu bài: - HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK, Gv giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học. 2. Luyện đọc. a. GV đọc diễn cảm toàn bài (giọng vui, khẩn trương) b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ - HS đọc theo cặp phần giải nghĩa từ. - HS luyện đọc từ khó: GV ghi bảng từ khó cho HS luyên đọc. Chảy; vẫy gió; làm lửa; thổi nấu. - Đọc từng câu: HS nối tiếp nhau mỗi em đọc 2 dòng thơ. GV hướng dẫn cách ngắt nhịp. - Đọc từng khổ thơ trong nhóm: + Nhóm trưởng điều hành, phân công nhiệm vụ cho các thành viên. + HS đọc cá nhân. + HS đọc trong nhóm. - Đại diện một số nhóm thi đọc: Lớp trưởng điều hành các bạn thi đọc nối tiếp từng khổ thơ – nhận xét bạn đọc. - Cả lớp đọc đồng thanh cả bài. 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài.(Cả lớp) - HS đọc thầm khổ thơ 1 và 2, trả lời câu hỏi: + Mọi người, mọi vật xung quanh bé bận những việc gì? + Bé bận những việc gì? - HS đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi: + Vì sao mọi người, mọi vật bận mà vui? + Em có bận rộn không? Em thường bận rộn với công việc gì? Em có thấy bận mà vui không? 4. Luyện học thuộc lòng bài thơ. (Nhóm 4) - GV đọc diễn cảm bài thơ. - HS luyện đọc thuộc theo nhóm 4 theo các bước: + Đọc cá nhân. + Đọc trong nhóm. - Đại điện một số nhóm thi đọc.- GV kết luận. C. Củng cố - HS tự đánh giá em đã học được những gì qua tiết học. D. Hướng dẫn học ở nhà: - GV nhận xét, yêu cầu HS về nhà tiếp tục đọc bài. ______________________________ Thứ Sáu ngày 6 tháng 11 năm 2020 ĐẠO ĐỨC QUAN TÂM, CHĂM SÓC ÔNG BÀ, CHA MẸ, ANH CHỊ EM (Tiết 1) I. Mục tiêu: - Biết được những việc trẻ em cần làm để thể hiện quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình. - Biết được vì sao mọi người trong gia đình cần quan tâm, chăm sóc lẫn nhau. - Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình. - HS khá, giỏi: Biết được bổn phận của trẻ em là phải quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình bằng những việc làm phù hợp với khả năng. *KNS: KN đảm nhận trách nhiệm chăm sóc người thân trong những việc vừa sức. II. Tài liệu và phương tiện: VBT Đạo đức. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Khởi động - N2 đọc nội dung ghi nhớ - Nhận xét. 2. Bài mới: Khởi động: 3’ Cả lớp hát bài Cả nhà thương nhau. TLCH: Bài hát nói lên điều gì? Hoạt động 1: Kể về sự quan tâm, chăm sóc của ông bà, cha mẹ dành cho mình. 10’ - Thảo luận theo nhóm 2 người: - Yêu cầu HS suy nghĩ và trao đổi với bạn ngồi bên cạnh. - Gọi một số cặp trao đổi trước lớp. - Thảo luận cả lớp: + Em nghĩ gì về tình cảm và sự chăm sóc mà mọi người trong gia đình dành cho em? + Em nghĩ gì về những bạn nhỏ thiệt thòi hơn chúng ta: phải sống thiếu tình cảm và sự chăm sóc của cha mẹ?
File đính kèm:
- giao_an_lop_3_tuan_7_nam_hoc_2020_2021_nguyen_hong_nhung.doc