Giáo án Lớp 3 - Tuần 7 - Năm học 2020-2021

ĐẠO ĐỨC

TỰ LÀM LẤY VIỆC CỦA MÌNH (tiết2)

I. Mục tiêu:

 - Kể được một số việc mà HS lớp 3 có thể tự làm lấy.

 - Nêu được ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình.

 - Biết tự làm lấy những việc của mình ở nhà, ở trường.

 - HSNK: Hiểu được ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình trong cuộc sống hằng ngày.

* KNS: Kĩ năng tự lập kế hoạch tự làm lấy công việc của mình.

II. Tài liệu và phương tiện: VBT Đạo đức.

III. Các hoạt động dạy - học:

1. Khởi động:

N2: nêu nội dung ghi nhớ của bài.

- Nhận xét

2. Bài mới

Giới thiệu bài nêu mục tiêu của bài.

Hoạt động 1: HS tự liên hệ: (BT4) 10’

 - Yêu cầu HS suy nghĩ và trao đổi với bạn ngồi bên cạnh:

 + Các em đã từng tự làm lấy những việc gì của mình ?

 + Các em đã thực hiện những việc đó như¬ thế nào ?

 + Em cảm thấy nh¬ư thế nào sau khi hoàn thành công việc ?

 - Gọi một số cặp trao đổi trước lớp.

 - Nhận xét tuyên dương những HS thực hiện tốt các công việc của mình.

 ? Em đã được đi chơi xa cùng bố mẹ chưa? Khi đó em đã chuẩn bị những gì?

Hoạt động 2: Đóng vai. (BT5) 10’

 - GV giao nhiệm vụ quan sát tranh, tìm hiểu nội dung BT5 (VBT).

 - HS thảo luận theo nhóm 2. - Giao cho 1 nửa số nhóm thảo luận tình huống 1 , 1 nửa còn lại thảo luận tình huống 2, rồi thể hiện qua trò chơi đóng vai .

 - Đại diện từng nhóm lên đóng vai, các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến.

 - GV kết luận chung.

GV nêu tình huống: Đi học về, bật ti vi lên em thấy chương trình hoạt hình mà em yêu thích. Nhìn vào bếp, em thấy mẹ đang chuẩn bị bữa tối. Khi đó em sẽ làm gì?

 HS nêu lên suy ngi và việc làm của mình. GV kết luận.

Hoạt động 3: Thảo luận nhóm. 10’

- GV phát phiếu học tập cho HS và yêu cầu các em bày tỏ thái độ của mình về các ý kiến bằng cách ghi vào ô trống dấu cộng trư¬ớc ý kiến mà em đồng ý, dấu trừ vào ý kiến không đồng ý.

- Sau khi thảo luận , từng HS độc lập làm việc .

- Theo từng nội dung, một số em nêu kết quả , các em khác bổ sung.

- GV kết luận theo từng nội dung.

 3. Củng cố

 Kết luận chung: Trong học tập, lao động và sinh hoạt hằng ngày, em hãy tự làm lấy công việc của mình, như vậy em mới mau tiến bộ và được mọi người quý mến.

 4. Hướng dẫn học ở nhà:

 HS tự làm lấy những việc phù hợp với khả năng của mình để phục vụ cho học tập và suộc sống hằng ngày.

 

doc27 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 12/03/2024 | Lượt xem: 45 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 3 - Tuần 7 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. 
B. Dạy bài mới: 
1. GV giới thiệu bài: - HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK, Gv giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học.
2. Luyện đọc
a. GV đọc diễn cảm toàn bài – HS theo dõi.
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
- HS đọc theo cặp phần giải nghĩa từ.
- HS luyện đọc từ khó: GV ghi bảng từ khó cho HS luyên đọc.
+ Từ khó: dẫn bóng, ngần ngừ, khung thành, sững lại, nổi nóng, lảo đảo, khuỵu xuống, xuýt xoa, xịch tới 
- Đọc từng câu: HS nối tiếp nhau mỗi em đọc một câu. GV kết hợp hướng dẫn HS cách đọc một số câu dài, câu hỏi.
- Đọc từng đoạn trong nhóm: 
+ Nhóm trưởng điều hành, phân công nhiệm vụ cho các thành viên.
+ HS đọc cá nhân.
+ Chia sẻ trong nhóm. Báo cáo.
- Đại diện một số nhóm thi đọc: Lớp trưởng điều hành các bạn thi đọc nối tiếp từng đoạn – nhận xét bạn đọc.
- Một HS đọc lại toàn truyện.
C. Củng cố
- Gọi một HS đọc lại toàn bộ câu chuyện 
D. Hướng dẫn học ở nhà:
- GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc lại câu chuyện.
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
TRẬN BÓNG DƯỚI LÒNG ĐƯỜNG 
I. Yêu cầu cần đạt:
A. Tập đọc: - Hiểu lời khuyên từ câu chuyện: không được chơi bóng dưới lòng đường vì dễ gây tai nạn. Phải tôn trọng Luật giao thông, tôn trọng luật lệ, quy tắc chung của cộng đồng. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
B. Kể chuyện: Kể lại được một đoạn của câu chuyện.
- HSNK kể lại được một đoạn câu chuyện theo lời của một nhân vật.
*KNS : Đảm nhận trách nhiệm.
II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ truyện phóng to và trong SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Khởi động - GV yêu cầu các nhóm kiểm tra các bạn đọc bài: 3 bạn đoạn nối tiếp 3 đoạn bài Trận bóng dưới lòng đường.
- GV nhận xét. 
B. Dạy bài mới: 
1. GV giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học.
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài.10’(Cặp đôi)
- HS đọc đoạn 1. Cả lớp đọc thầm lại, trả lời các câu hỏi:
+ Các bạn nhỏ chơi bóng đá ở đâu?
+ Vì sao trận bóng phải tạm dừng lần đầu?
- Một HS đọc đoạn 2 – Cả lớp đọc thầm trả lời: 
+ Chuyện gì khiến trận bóng phải dừng hẳn?
+ Thái độ của bạn nhỏ như thế nào khi tai nạn xảy ra?
- Một HS đọc đoạn 3 - Cả lớp đọc thầm:
+ Tìm các chi tiết cho thấy Quang rất ân hận trước tai nạn do mình gây ra?
+ Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
3. Luyện đọc lại. 5’ (nhóm 4)
- GV và 3 HS đọc mẫu toàn truyện theo phân vai. Hướng dẫn cách đọc.
- HS luyện đọc theo nhóm 4.
- Đại điện một số nhóm thi đọc.
4. Kể chuyện.
a. GV nêu nhiệm vụ: Yêu cầu HS dựng lại câu chuyện: Mỗi em sẽ nhập vai một nhân vật trong câu chuyện, kể lại một đoạn trong câu chuyện.
b. Hướng dẫn HS phân các vai trong câu chuyện theo từng đoạn.
- HS các nhóm thi dựng lại câu chuyện trước lớp.
- Bình chọn nhóm dựng hay nhất.
C. Củng cố
- HS tự đánh giá em đã học được những gì qua tiết học.
- GV nhận xét tiết học. 
D. Hướng dẫn học ở nhà:
Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện kể lại câu chuyện.
TOÁN
BẢNG NHÂN 7
I. Yêu cầu cần đạt:
	- Bước đầu thuộc bảng nhân 7.
	- Vận dụng phép nhân 7 trong giải toán.
 - Các bài tập cần làm:1, 2, 3.
II. Các hoạt động dạy, học:
A. Khởi động – HS kiểm tra trong nhóm đọc thuộc bảng nhân 6 rồi báo cáo.
 - GV nhận xét.
B. Bài mới: 
1. GV giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học.
2. Lập bảng nhân 7
- Hướng dẫn HS lập các công thức 7 x 1 = 7; 7 x 2 = 14; 
GV cho HS quan sát một tấm bìa có 7 chấm tròn và hỏi: 7 chấm tròn được lấy mấy lần? Ta viết: 7 x 1 = 7. HS nêu lại. 
GV cho HS quan sát hai tấm bìa có 7 chấm tròn và hỏi: 7 chấm tròn được lấy mấy lần? Ta viết: 7 x 2 = 14. 
Vì sao 7 x 2 = 14; HS trả lời: 7 x 2 = 7 + 7 = 14. Vậy 7 x 2 = 14
- Tương tự cho HS lập các phép tính còn lại theo nhóm 4 hoàn thành bảng nhân 7 vào vở nháp rồi báo cáo.
- HS luyện học thuộc bảng nhân 7: cá nhân, trao đổi cặp rồi trình bày trong nhóm và báo cáo.
2. Thực hành
Bài 1: Tính nhẩm. (Cặp đôi)
- HS tự làm vào vở. Sau đổi chéo cho bạn để kiểm tra kết quả.
 - Đại diện một số cặp nêu kết quả. HS nhận xét, thống nhất.
 7 x 3 = 21 7 x 4 = 28 7 x 2 = 14 7 x 1 = 7
 7 x 5 = 35 7 x 6 =42 7 x 10 = 70 0 x 7 = 0
 7 x 7 = 49 7 x 4 = 28 7 x 9 = 63 7 x 0 = 0
- GV kết luận.
Bài 2: (Nhóm 4)- Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc đề bài, trao đổi trong nhóm phân tích đề - nêu cách giải.
+ HS tự giải vào vở, chia sẻ trong nhóm.
+ Đại diện các nhóm trình bày bài giải trước lớp.- GV chấm đánh giá, chốt kiến thức.
Giải: 4 tuần lễ có số ngày là: 4 x 7 = 28 (ngày)
 Đáp số : 28 ngày.
Bài 3: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi đếm thêm 7 rồi viết số thích hợp vào ô trống.
- Một HS nêu kết quả. GV cùng cả lớp nhận xét chốt lại kết quả đúng.
 7
14
21
28
35
42
49
56
63
70
C. Cũng cố
- 2 HS đọc lại bảng nhân 7. GV nhận xét giờ học.
D. Hướng dẫn học ở nhà:
Làm bài tập trong VBT Toán
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
HOẠT ĐỘNG THẦN KINH
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nêu được ví dụ về những phản xạ tự nhiên thường gặp trong đời sống.
- HSNK: Biết được tuỷ sống là trung ương thần kinh điều khiển hoạt động phản xạ.
*KNS: Kỹ năng ra quyết định để có những hành vi tích cực, phù hợp.
II. Phương tiện dạy học: Các hình trong SGK trang 28 ; 29 .
III. Hoạt động dạy - học: 
A. Khởi động 
 - GV yêu cầu Hs kiểm tra trong nhóm rồi báo cáo câu hỏi: Cơ quan thần kinh gồm có những bộ phận nào?
 - GV nhận xét.
B. Bài mới : 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu bài và ghi mục bài lên bảng. - HS ghi mục bài vào vở.
- GV nêu mục tiêu bài học.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về phản xạ.
Bước 1: GV dùng kim chích quả bóng bơm căng. Quả bóng phát nổ, gây ra tiếng ồn. HS sẽ giật mình.
? Vì sao em giật mình? – HS : vì tiếng nổ to, bất ngờ	
- GV: Hiện tượng giật mình gọi là phản xạ của cơ thể.
? Em biết gì về hoạt động phản xạ của cơ thể?
Bước 2: Học sinh mô tả bằng lời những hiểu biết của mình thảo luận nhóm thống nhất ý kiến trình bày vào bảng nhóm
- Các nhóm trình bày
VD: + Hoạt động phản xạ của cơ thể người là mắt và tai.
+ Hoạt động phản xạ là hoạt đông mà khi nghe tiếng động lớn ta sẽ giật mình..
Bước 3: GV tập hợp các ý, hướng dẫn HS so sánh sự giống nhau và khác nhau và nêu câu hỏi thắc mắc với nhóm bạn.
 VD: + Hoạt động phản xạ của cơ thể xảy ra khi nào? 
+ Hoạt động phản xạ của cơ thể có làm hại chúng ta không?
+ Hoạt động phản xạ là gì?
GV tổng hợp câu hỏi –HS thảo luận đề xuát phương án tìm tòi.
GV hướng HS thực hiện phương án thực hành.
Bước 4: HS thực hành theo nhóm và ghi kết quả.
Bước 5: HS báo cáo kết quả so sánh đối chiếu với dự đoán và khắc sâu kiến thức.
- HS HS ghi nhớ bài học, nêu thêm ví dụ về phản xạ.
Hoạt động 3: Trò chơi Ai phản xạ nhanh.
	- GV hướng dẫn HS cách chơi.
	- Cho HS tiến hành chơi theo nhóm.
 Trò chơi 1: Thử phản xạ đầu gối:
- Bước 1: GV hướng dẫn.
- Bước 2: HS thực hành thử phản xạ đầu gối theo nhóm.
- Bước 3: Các nhóm thực hành trước lớp.
 Trò chơi 2: Ai phản ứng nhanh.
- GV hướng dẫn, cho HS chơi thử rồi chơi thật vài lần.
- GV khen những HS có phản xạ nhanh.
C. Củng cố 
- HS tự đánh giá em đã học được những gì qua tiết học.
D. Hướng dẫn học ở nhà:
- Dặn HS về cần biết bảo vệ cơ quan thần kinh.
Thứ Tư ngày 4 tháng 11 năm 2020
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Yêu cầu cần đạt:
- Thuộc bảng nhân 7 và vận dụng vào trong tính giá trị biểu thức và giải toán.
- Nhận xét được về tính chất giao hoán của phép nhân qua ví dụ cụ thể.
- Các bài tập cần làm.1,2,3,4. - Dành cho HSNK: Bài 5.
II. Các hoạt động dạy - học:
A. Khởi động - HS kiểm tra trong nhóm đọc thuộc bảng nhân 7 rồi báo cáo.
- GV nhận xét.
B. Bài mới: 
1. GV giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: Tính nhẩm. (Cá nhân)- HS tự làm vào vở. Sau đổi chéo cho bạn để kiểm tra kết quả.
 - Đại diện một số HS nêu kết quả. HS nhận xét, thống nhất.
a) 7 x 1 = 7 7 x 8 = 56 7 x 6 = 42 7 x 5 = 35
 7 x 2 = 14 7 x 9 = 63 7 x 4 = 28 0 x 7 = 0
 7 x 3 = 21 7 x 7 = 49 7 x 0 = 0 7 x 10 = 70
b) 7 x 2 = 14 4 x 7 = 28 7 x 6 = 42 3 x 7 = 21 5 x 7 = 35 
 2 x 7 = 14 7 x 4 = 28 6 x 7 = 42 7 x 3 = 21 7 x 5 = 35
 - HS so sánh kết quả của các phép tính trong từng cột để nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân. Ví dụ: 7 x 2 = 2 x 7.
Bài 2: Tính. (Cặp đôi) - HS tự làm vào vở. Sau đổi chéo cho bạn để kiểm tra kết quả.
 - Đại diện một số cặp nêu kết quả, cách thực hiện. HS nhận xét, thống nhất.
 Ví dụ: 7 x 5 + 15 = 35 + 15
 = 50.
Bài 3: (Nhóm 4)- Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc đề bài, trao đổi trong nhóm phân tích đề - nêu cách giải.
+ HS tự giải vào vở, chia sẻ trong nhóm.
+ Đại diện các nhóm trình bày bài giải trước lớp.- GV chấm đánh giá, chốt kiến thức.
Giải 5 lọ như thế có số bông là:
 5 x 7 = 35 (bông)
 Đáp số : 35 bông.
Bài 4: (Cặp đôi)
- HS tự làm bài rồi trao đổi theo cặp nêu nhận xét: 7 x 4 = 4 x 7 .
Bài 5 (dành cho HSNK): (Cá nhân)HS tự làm bài rồi nêu kết quả.
- HS nêu quy luật của dãy số.
- Chia lớp thành 2 nhóm chơi tiếp sức.
a- 14 ; 21 ; 28 ; ; ; .... ;.... ;..... ;.... (nhóm 1).
b- 56 ; 49 ; 42 ;.... ;.... ;..... ;.... (nhóm 3)
- HS theo dõi nhận xét phân đội thắng.
C. Cũng cố
	- HS nêu nội dung tiếp thu được qua bài học. Đánh giá tiết học.
D. Hướng dẫn học ở nhà:
- Làm bài tập trong VBT Toán
	- Dặn HS về ôn lại các bảng nhân, chia đã học. Chuẩn bị tiết sau.
CHÍNH TẢ
TRẬN BÓNG DƯỚI LÒNG ĐƯỜNG
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nghe – viết và trình bày đúng bài chính tả.
- Làm đúng bài tập (2) a.
- Điền đúng 11 chữ và tên chữ vào ô trống trong bảng (BT3).
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ. 
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Khởi động 
- GV yêu cầu HS viết: nhà nghèo, ngoằn ngoèo, vòng vèo, ngoẹo đầu.
- HS viết nháp. Nhóm trưởng kiểm tra và báo cáo. GV nhận xét.
B. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu bài. GV nêu mục tiêu bài học.
2. Hướng dẫn HS viết chính tả
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc đoạn chính tả, HS theo dõi trong SGK. Sau đó mời 1 HS đọc lại.
- Hướng dẫn HS nhận xét: + Những chữ nào cần viết hoa?
+ Lời nhân vật được đặt sau những dấu câu gì?...
- HS đọc thầm lại đoạn chính tả, tự viết ra nháp những chữ các em dễ mắc lỗi khi viết bài, trao đổi theo cặp kiểm tra.
b. Gv đọc cho HS viết bài vào vở.
c. Chấm, chữa bài: GV đọc cho HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở, chấm 5 – 7 bài, nhận xét về nội dung, chữ viết và cách trình bày bài.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài tập 2: (Cá nhân) - 1 HS đọc yêu cầu của bài.- HS làm bài vào vở bài tập sau đó chữa bài.
Mình tròn, mũi nhọn
Chẳng phải bò chẳng phải trâu
Uống nước ao sâu 
Lên cày ruộng cạn
 Là cái bút máy
Bài tập 3: (Nhóm)- 1 HS đọc yêu cầu của bài 
 - HS làm bài theo nhóm sau đó chữa bài theo hình thức nối tiếp.
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
 Số thứ tự
 Chữ 
 Tên chữ
 Số thứ tự
 Chữ 
 Tên chữ
1
q
quy
7
u
u
2
r
e - rờ
8
ư
ư
3
s
ét - sì
9
v
vê
4
t
tê
10
x
ích- xì
6
tr
tê e - rờ
11
y
I dài
C. Củng cố
- GV lưu ý HS cách trình bày bài chính tả và sửa lỗi đã mắc trong bài. 
D. Hướng dẫn học ở nhà:
Luyện viết vở luyên viết bài tự chọn.
--------------------------------------------------
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
ÔN VỀ TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG, TRẠNG THÁI. SO SÁNH
I. Yêu cầu cần đạt:
	- Biết thêm được một kiểu so sánh: so sánh sự vật với con người (BT1).
	- Tìm được các từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái trong bài tập đọc Trận bóng dưới lòng đường, trong bài TLV cuối tuần 6 của em (BT2, BT3).
II. Các hoạt động dạy, học:
A. Khởi động
 - HS kiểm tra trong nhóm bài tập 2 tuần 6 rồi báo cáo.
- GV nhận xét.
B. Dạy bài mới: 
1. GV giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1: (Nhóm 4)
- Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc yêu cầu, trao đổi trong nhóm phân tích yêu cầu - nêu cách làm.
+ HS tự làm vào vở BT, chia sẻ trong nhóm.
+ Đại diện các nhóm trình bày bài giải trước lớp.- GV chấm đánh giá, chốt kiến thức.
GV: Các hình ảnh so sánh ở đây là so sánh giữa sự vật và con người.
 a) Trẻ em - Búp trên cành.
 b) Ngôi nhà - Trẻ nhỏ.
 c) Cây pơ - mu - người lính canh
 d) Bà - quả ngọt
Bài tập 2: (Cặp đôi). HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn:
+ Hỏi: Các em cần tìm các từ ngữ chỉ hoạt động chơi bóng của các bạn nhỏ ở đoạn nào? ( đoạn 1 và gần hết đoạn 2).
+ Hỏi: Cần tìm các từ ngữ chỉ thái độ của Quang và các bạn nhỏ khi vô tình gây ra tai nạn cho cụ già ở đoạn nào? ( cuối đoạn 2, đoạn 3).
- HS tự làm vào vở. Sau đổi chéo cho bạn để kiểm tra kết quả.
- Đại diện một số cặp nêu kết quả. HS nhận xét, thống nhất.
.- GV nhận xét, chữa bài và kết luận.
Bài tập 3: Giảm tải
C. Củng cố
- HS tự đánh giá em đã học được những gì qua tiết học.
D. Hướng dẫn học ở nhà:
- GV dặn HS về ôn lại và học tìm thêm từ chỉ hoạt động, trạng thái.
----------------------------------------------------
TẬP VIẾT
ÔN CHỮ HOA D, Đ
I. Mục tiêu:
- Viết đúng chữ hoa D (1 dòng), Đ, H (1 dòng); viết đúng tên riêng Kim Đồng (1 dòng) và câu ứng dụng Dao có mài mới sắc, người có học mới khôn (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng; biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
- HSNK viết đúng và đủ các dòng (tập viết trên lớp) trong vở TV3.
II. Đồ dùng dạy - học: Mẫu chữ viết hoa D, Đ.
	Tên riêng và câu ứng dụng trong bài viết trên dòng kẻ ô li.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Khởi động: GV kiểm tra vở tập viết của HS.
- Gọi 1 HS lên bảng viết từ Chu Văn An.
- Cả lớp viết vào giấy nháp. - GV nhận xét sửa sai (nếu có)
B. Dạy bài mới: 25’
1. Giới thiệu bài nêu mục tiêu của bài.
2. Hướng dẫn HS viết trên bảng con.
a. Luyện viết chữ hoa:
- HS tìm các chữ hoa có trong bài: K, Đ, D.
- GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ. 
- HS tập viết vào bảng con.
b. Luyện viết từ ứng dụng (tên riêng): Kim Đồng.
- HS đọc tên riêng; - Mời 1-2 HS nói những điều đả biết về anh Kim Đồng. Kim Đồng là một trong những đội viên đầu tiên của Đội Thiếu niên Tiền phong .Anh Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền , quê ở bản Nà Mạ , huyện Hà Quảng , tỉnh Cao Bằng, hi sinh năm 1943, lúc 15 tuổi.
- GV giới thiệu và viết mẫu tên riêng theo cỡ nhỏ.
- HS tập viết vào bảng con.
c. Luyện viết câu ứng dụng: Dao có mài mới sắc, người có học mới khôn.
- HS đọc câu ứng dụng - GV giúp HS hiểu nội dung. Con người phải chăm học mới khôn ngoan, trưởng thành.
- HS nêu các chữ viết hoa trong câu, GV hướng dẫn HS viết chữ Dao.
3. Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết.
GV nêu yêu cầu viết chữ theo cỡ nhỏ
- Viết chữ D : 1 dòng .- Viết chữ Đ, K : 1 dòng.- Viết tên Kim Đồng : 1 dòng.- Viết câu tục ngữ : 1 lần. 
– HS viết bài.
4. Chấm, chữa bài
C. Củng cố:
 - Nêu một số lỗi Hs thường sai, cần lưu ý.
 4. Hướng dẫn học ở nhà:	
 - Nhắc HS luyện viết thêm trong vở tập
___________________________
 Thứ Năm ngày 5 tháng 11 năm 2020
TẬP VIẾT
ÔN CHỮ HOA E, Ê.
I. Yêu cầu cần đạt:
	- Viết đúng chữ hoa E (1 dòng), Ê (1 dòng); viết đúng tên riêng Ê – đê (1dòng) và câu ứng dụng Em thuận anh hoà là nhà có phúc (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng; biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
II. Đồ dùng dạy - học: Mẫu chữ viết hoa E, Ê.
	Tên riêng và câu ứng dụng trong bài viết trên dòng kẻ ô li. 
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Khởi động
- GV yêu cầu HS viết: Kim Đồng
- HS viết nháp. Nhóm trưởng kiểm tra và báo cáo. GV nhận xét.
B. Dạy bài mới: 
1. GV giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học.
2. Hướng dẫn HS viết trên bảng con
a. Luyện viết chữ hoa:
	- HS tìm các chữ hoa có trong bài: E, Ê.
	- GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ. 
	- HS tập viết vào bảng con.
b. Luyện viết từ ứng dụng (tên riêng): Ê- đê.
	- HS đọc tên riêng; GV giới thiệu và viết mẫu tên riêng theo cỡ nhỏ. GV giới thiệu: Ê đê là một dân tộc thiểu số , có trên 270 000 người sống chủ yếu ở các tỉnh Đắc Lắc , Phú Yên và Khánh Hòa.
 - HS tập viết vào bảng con.
c. Luyện viết câu ứng dụng:
	- HS đọc câu ứng dụng: Em thuận anh hòa là nhà có phúc.
- GV giúp HS hiểu câu tục ngữ: Anh em thương yêu nhau, sống hòa thuận là hạnh phúc lớn của gia đình.
- HS nêu các chữ viết hoa trong câu, hướng dẫn HS viết chữ: Ê- đê, Em
3. Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết
- GV nêu yêu cầu: +Viết chữ E: 1 dòng.
 + Viết chữ Ê: 1 dòng.
 + Viết tên riêng: 1 dòng.
 + Viết câu ứng dụng: 1 lần.
 - HS viết bài vào vở, GV theo dõi, hướng dẫn thêm.	
4. Chấm, chữa bài: GV chấm bài của một số HS rồi nhận xét.
C. Củng cố
- HS tự đánh giá em đã học được những gì qua tiết học.
D. Hướng dẫn học ở nhà:
- GV dặn HS về luyện viết đẹp hơn.
TOÁN
GẤP MỘT SỐ LÊN NHIỀU LẦN
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết thực hiện gấp một số lên nhiều lần (bằng cách nhân số đó với số lần).
- Các bài tập cần làm;1,2, (bài 3 dòng 2). Dành cho HS NK làm cả.
II. Đồ dùng dạy - học: Một số sơ đồ.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Khởi động 
 - HS kiểm tra trong nhóm đọc thuộc bảng nhân 7 rồi báo cáo.
- GV nhận xét.
B. Bài mới: 
1. GV giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học.
2. Hướng dẫn HS thực hiện gấp một số lên nhiều lần.
- Hướng dẫn HS nêu tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng.
GV cho HS trao đổi vẽ đoạn thẳng CD dài gấp 3 lần đoạn thẳng AB. 
- GV cho HS nêu phép tính tìm độ dài đoạn thẳng CD. 
- HS giải bài toán.
+ Muốn gấp 2 cm lên 3 lần ta làm thế nào? (Lấy 2cm nhân 3).
+ Muốn gấp 4 kg lên 2 lần ta làm thế nào? (lấy 4kg nhân 2).
+ Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm thế nào? ( Lấy số đó nhân với số lần).
3. Thực hành. (Nhóm 4)
- Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc đề bài, trao đổi trong nhóm phân tích đề - nêu cách giải.
+ HS tự giải vào vở, chia sẻ trong nhóm.
+ Đại diện các nhóm trình bày bài giải trước lớp.- GV chấm đánh giá, chốt kiến thức.
Bài 1.
Giải:
Tuổi của chị năm nay là: 6 x 2 = 12( tuổi)
Đáp số : 12 tuổi.
Bài 2: 
Giải:
Mẹ hái được số cam là: 7 x 5 = 35 (quả)
Đáp số : 35 quả
 Bài 3 (dòng 2): HSNK- GV giải thích nhiều hơn là cộng, gấp là nhân.
3. Chấm bài – Nhận xét
- HS tự đánh giá em đã học được những gì qua tiết học.
4. Hướng dẫn học ở nhà:
- GV dặn HS về ôn lại gấp một số lên nhiều lần.
-----------------------------------------------------
CHÍNH TẢ
Nghe - viết: BẬN
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nghe – viết đúng bài chính tả, trình bày đúng các dòng thơ, khổ thơ 4 chữ.
- Làm đúng bài tập điền tiếng có vần en/oen (BT2).
- Làm đúng BT(3) a/b (chọn 4 trong 6 tiếng).
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Khởi động
 GV đọc cho 2 HS viết trên bảng, cả lớp viết vào nháp các từ ngữ: tròn trĩnh, chảo rán, giò chả, trôi nổi, giếng nước
2. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết chính tả
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc khổ thơ 2 và 3 trong bài thơ Bận - HS theo dõi . Sau đó mời 1 HS đọc lại.
+ Đoạn thơ gồm mấy câu?
+ Những chữ nào cần viết hoa?
- HS viết ra nháp những chữ các em dễ mắc lỗi khi viết bài.
b. GV đọc cho HS viết bài vào vở.
c. Chấm, chữa bài: GV đọc cho HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở. Sau đó GV chấm 5 – 7 bài, nhận xét về nội dung, chữ viết và cách trình bày bài.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài tập 2: - 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Mời 3 nhóm các HS trong nhóm tiếp nối nhau tìm từ ghi trên bảng. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc.
Bài tập 3: - 1 HS đọc yêu cầu của bài 3a.
- HS làm bài cá nhân sau đó đọc kết quả.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
GV lưu ý HS cách trình bày bài chính tả và sửa lỗi đã mắc trong bài. 
3. Hướng dẫn học ở nhà:
- GV dặn HS về luyện viết đẹp hơn.
--------------------------------------------------
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
HOẠT ĐỘNG THẦN KINH (tiếp theo)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết được vai trò của não trong việc điều khiển mọi hoạt động có suy nghĩ của con người .
- HSNK: Nêu ví dụ cho thấy não điều khiển, phối hợp mọi hoạt động của cơ thể.
- KNS: Kĩ năng ra quyết định để có những hành vi tích cực.
II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ SGK
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Khởi động
- GV yêu cầu Hs kiểm tra trong nhóm rồi báo cáo câu hỏi: Phản xạ là gì? Nêu ví dụ về pản xạ.
- GV nhận xét.
B. Bài mới : 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu bài và ghi mục bài lên bảng. - HS ghi mục bài vào vở.
- GV nêu mục tiêu bài học.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về vai trò của

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_7_nam_hoc_2020_2021.doc