Giáo án Lớp 3 - Tuần 33 - Năm học 2020-2021 - Trần Thị Tuyết

TẬP ĐỌC

MẶT TRỜI XANH CỦA TÔI

I. Yêu cầu cần đạt:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Biết ngắt nhịp hợp lí ở các dòng thơ, nghỉ hơi sau mỗi khổ thơ; (HSKG bước đầu biết đọc với giọng có biểu cảm).

- Hiểu được tình yêu quê hương của tác giả qua hình ảnh “Mặt trời xanh” và những dòng thơ tả vẻ đẹp đa dạng của rừng cọ. (trả lời đ¬ược các CH trong SGK; thuộc bài thơ)

2. Năng lực, phẩm chất:

- Góp phần hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.

- Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học.

- Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm.

II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

III. Các hoạt động dạy - học:

1. Khởi động: 5’

- Gọi 2 HS nối tiếp nhau đọc bài Cóc kiện Trời và TLCH về ND từng đoạn.

- Gv nhận xét, giới thiệu bài học hôm nay bằng tranh.

2. Khám phá: 20’

2.1. Luyện đọc.

a. GV đọc toàn bài (giọng tha thiết, trìu mến).

b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.

- Đọc từng dòng thơ: HS đọc nối tiếp nhau mỗi em đọc hai dòng thơ: 2 lần.

- GV hướng dẫn các em đọc một số từ khó, ngắt nghỉ đúng.

- HS đọc theo cặp phần giải nghĩa từ.

- HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4.

+ Nhóm trưởng điều hành, phân công nhiệm vụ cho các thành viên.

+ HS đọc cá nhân. + HS đọc trong nhóm.

- Đại diện một số nhóm thi đọc: Lớp trưởng điều hành các bạn thi đọc nối tiếp từng khổ thơ – nhận xét bạn đọc.

- Một HS đọc lại toàn bài.

2.2. H¬ướng dẫn tìm hiểu bài. (Nhóm 4)

- HS đọc thầm bài, thảo luận trả lời các câu hỏi:

+ Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với những âm thanh nào?

+ Về mùa hè rừng cọ có gì thú vị?

+ Vì sao tác giả thấy lá cọ giống như mặt trời?

+ Em có thích gọi lá cọ là mặt trời không? Vì sao?

- Gọi đại diện mỗi nhóm trả lời 1 câu hỏi. HS nhận xét, Gv nhận xét và kết luận.

3. Luyện tập: 5’ Luyện đọc thuộc lòng bài thơ.

- GV hướng dẫn HS đọc thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ theo nhóm.

- HS thi đọc từng khổ thơ, cả bài thơ. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt nhất, hay nhất.

4. Vận dụng: 5’

- GV hỏi: Bài thơ muốn nói với các em điều gì?

- GV nhận xét giờ học, dặn HS về luyện đọc TL bài thơ.

 

doc11 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 14/03/2024 | Lượt xem: 31 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 - Tuần 33 - Năm học 2020-2021 - Trần Thị Tuyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng bài tập.
VD: Số 27469 bé hơn số 27470 (27469 < 27 470), vì hai số này đều có năm chữ số, các chữ số hàng chục nghìn đều là 2, các chữ số hàng nghìn đều là 7, các chữ số hàng trăm
đều là 4, nhưng chữ số hàng chục có 6 < 7 nên 27469 bé hơn 27470.
- GV tập cho HS biết nhận xét, chẳng hạn: nếu 27469 27469 
- Tương tự với các trường hợp khác HS tự làm bài.
Bài 2: (Cá nhân) GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Khi chữa bài GV khuyến khích HS nêu cách chọn ra số lớn nhất. 
Chẳng hạn, ở phần a): bốn số này đều có các chữ số hàng chục nghìn là 4; chữ số hàng nghìn của 42360 là 2, của ba số còn lại đều là1, mà 2 > 1; vậy 42360 là số lớn nhất trong bốn số.
Bài 3. (Cặp đôi) Cho HS đọc yêu cầu bài.Viết các số 69 725 ; 70 100 ;59 825 ; 67 925 ; theo thứ tự từ bé đến lớn .
- Cho HS làm bài vào vở rồi đổi chéo vở kiểm tra, chữa bài.
Bài 4: GV cho HSNK tự làm bài rồi chữa bài. Chữa bài tương tự như bài 2.
Bài 5: (Nhóm 4) )- Nhóm trưởng điều hành các bạn làm bài
- HS tự làm, trình bày trong nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày bài giải trước lớp.- GV chấm đánh giá, chốt kiến thức.
- Ta thấy với ba số 8763; 8843; 8853. Có 8763 < 8843 < 8853, nên nhóm C được viết theo thứ tự từ bé đến lớn. Ta khoanh vào chữ C. 
*GV chấm bài và nhận xét bài làm của HS.
3. Vận dụng. 5’
- HS tự đánh giá em đã học được những gì qua tiết học.
- GV nhận xét tiết học. Nhắc HS về nhà ôn bài.
CHÍNH TẢ
CÓC KIỆN TRỜI
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Đọc và viết đúng tên 5 nước láng giềng ở Đông Nam Á (BT2).
- Làm đúng BT(3) a/b.
2. Năng lực, phẩm chất:
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực thẩm mĩ. 
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học.
- Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ.
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ viết các từ ngữ của BT2
III. Các hoạt động dạy - học: 
1. Khởi động: 5’ 
- Giáo viên cho 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết vào vở nháp: lâu năm, nứt nẻ, dùi trống, dịu giọng.
- Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học.
2. Khám phá: 20’
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc 1 lần bài chính tả. Cả lớp theo dõi trong SGK. 
- Hỏi: Cóc lên thiên đình kiện trời vì những ai?
- Đoạn văn có mấy câu? Những chữ nào cần viết hoa?
- Hs viết chữ khó: Chim nuông, khôn khéo, quyết.
b. GV đọc cho HS viết bài vào vở.
c. Chấm, chữa bài.
3. Thực hành, luyện tập: 7’
Bài tập 2:(Cá nhân) - Một HS đọc yêu cầu bài.
- Cả lớp đọc đồng thanh tên 5 nước Đông Nam Á.
- GV đọc cho 1 HS viết trên bảng lớp, các HS khác viết vào vở: Bru-nây.
- Cả lớp hoàn thành bài tập vào vở.
Bài tập 3 (Nhóm 4) GV chọn cho HS làm bài 3a (HSNKlàm thêm bài 3b); 
- Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc đề bài, trao đổi trong nhóm phân tích yêu cầu.
- HS tự làm vào vở, trình bày trong nhóm.
a. cây sào, xào nấu, lịch sử, đối xử. b. chín mọng, mơ mộng, hoạt động, ứ đọng.
4. Vận dụng. 3’
- HS thi nói, viết các tiếng có âm s, âm x
GV yêu cầu HS về nhà chuẩn bị bài học sau.
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
CÁC ĐỚI KHÍ HẬU
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Nêu được tên 3 đới khí hậu trên Trái Đất: nhiệt đới, ôn đới, hàn đới.
- HSNK: Nêu được đặc điểm chính của 3 đới khí hậu.
2. Năng lực, phẩm chất:
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực nhận thức về tự nhiên và xã hội; năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ứng xử phù hợp với tự nhiên và xã hội
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học.
- Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.
II. Đồ dùng dạy - học: Các hình trong SGK; quả địa cầu; tranh ảnh do GV và HS sưu tầm về thiên nhiên và con người ở các đới khí hậu khác nhau. Một số hình vẽ phóng to tương tự như H1-SGK 124 (không có màu) và 6 dải màu (như các màu trên H1 - SGK 124).
III. Các hoạt động dạy - học: 
1. Khởi động: 5’ 
- Giáo viên tổ chức cho học sinh Chơi trò chơi nêu tên các mùa trong năm và đặc điểm của các mùa. 
- Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học.
2. Khám phá. 25’
Hoạt động 1: Làm việc theo cặp. 10’ 
Mục tiêu: Nêu được ba đới khí hậu trên Trái Đất.
Bước 1: GV hướng dẫn HS quan sát hình 1 trang 124 trong SGK và thảo luận nhóm các câu hỏi sau: 
- Chỉ và nói tên các đới khí hậu ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu. 
- Mỗi bán cầu có mấy đới khí hậu ? 
- Kể tên các đới khí hậu từ X.đạo đến Bắc cực và từ xích đạo đến Nam cực.
Bước 2: Đại diện các nhóm trình bày kết quả TL. Nhóm khác nhận xét,bổ sung. 
*GV kết luận: Mỗi bán cầu đều có ba đới khí hậu. Từ xích đạo đến Bắc cực hay đến Nam cực có các đới sau: nhiệt đới, ôn đới và hàn đới.
Hoạt động 2: Thực hành theo nhóm. 10’ 
Mục tiêu: Học sinh chỉ vị trí các đới khí hậu: Nhiệt đới, ôn đới, hàn đới trên quả địa cầu.
Bước 1: GV hướng dẫn HS chỉ vị trí các đới khí hậu: nhiệt đới, ôn đới, hàn đới trên quả địa cầu.
- HS tìm đường xích đạo trên quả địa cầu.
- GV xác định trên quả địa cầu 4 đường ranh giới giữa các đới khí hậu.
- GV dùng phấn màu tô đậm 4 đường đó. 
- GV hướng dẫn HS chỉ các đới khí hậu trên quả địa cầu. 
Bước 2: HS làm việc theo nhóm 
- Chỉ trên địa cầu vị trí của Việt Nam và cho biết nước ta nằm trong khí hậu nào.
- HS trong nhóm lần lượt chỉ các đới khí hậu trên quả địa cầu. 
- HS tập trình bày trong nhóm các hình ảnh tự nhiên và con người ở các đới khí hậu khác nhau. 
Bước 3: - Đại diện các nhóm trình bày. 
- HS nhận xét phần trình bày của từng nhóm. 
*GV kết luận: Trên Trái Đất, những nơi càng ở gần xích đạo càng nóng, càng ở xa xích đạo càng lạnh. Nhiệt đới: thường nóng quanh năm; ôn đới: ôn hoà, có đủ bốn mùa. Hàn đới: rất lạnh. Ở hai cực của Trái Đất quanh năm nước đóng băng. 
Hoạt động 3: Chơi trò chơi tìm vị trí các đới khí hậu. 10’ 
Mục tiêu:- Học sinh thi tìm các đới khí hậu
Bước 1: GV chia nhóm và phát cho mỗi nhóm hình vẽ tương tự hình 1 trang 124 SGK (nhưng không có màu) và 6 dải (như các màu trên hình 1 trang 124 SGK) 
Bước 2: HS trong nhóm bắt đầu trao đổi và dán các dải màu vào hình vẽ. 
Bước 3: - HS trưng bày SP của các nhóm. 
- Nhận xét, đánh giá kết quả của từng nhóm. 
- Nhóm nào xong trước, đúng và đẹp nhóm đó thắng.
3. Vận dụng: 5’
- HS giải thích đặc điểm khí hậu của nước ta.
- GV nhận xét về ý thực học tập của HS. Dặn HS về chuẩn bị cho bài học sau.
Thứ năm ngày 06 tháng 5 năm 2021
TOÁN
ÔN TẬP BỐN PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 100 000
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Biết cộng, trừ, nhân, chia các số trong phạm vi 100 000.
- Biết giải toán bằng hai cách. - Cả lớp làm bài tập 1,2,3.
2. Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực giao tiếp toán học, Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán, Năng lực tư duy và lập luận toán học, Năng lực giải quyết vấn đề toán học.
- Hình thành và phát triển phẩm chất chủ yếu như: chăm chỉ, tự học, kỉ luật, chủ động.
II. Hoạt động dạy - học:
1. Khởi động: 5’ 
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi tung bóng và thực hiện so sánh các số trên bóng.
27 469 ..... 27 470; 85 100 .... 85 099;	30 000 ..... 29 000 + 1000
- Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học.
2. Thực hành, luyện tập: 25’
Bài 1: (Cá nhân)- HS đọc yêu cầu bài tập.Tính nhẩm.(HSCHT làm dòng đầu)
 a) 50 000 + 20 000 b) 25 000 + 3000 c) 20 000 x 3 d) 12 000 x 2
 80 000 – 40 000 42 000 – 2 000 60000 : 2 36 000 : 6
- HS làm bài vào vở. GV theo dõi.
- Gọi HS chữa bài: HS nối nhau đọc kết quả, lớp nhận xét.
- GV yêu cầu HS nêu cách nhẩm: VD: 20 000 x 3 = ? 
Nhẩm : 2 chục nghìn x 3 = 6 chục nghìn, vậy 20 000 x 3 = 60 000
Bài 2: (Cặp đôi)- (Đặt tính rồi tính)
 a) 39178 + 25706 b) 86271 - 43954 c) 412 x 5 d) 25968 : 6
 58427 + 40 753 26883 – 7826 6247 x 2 36 296 : 8
- HS nêu những chú ý khi đặt tính và tính. (HSCHT làm dòng đầu)
- HS làm vào vở. 4 HS làm 4 cột ở bảng phụ. GV theo dõi giúp đỡ HS yếu.
- Một số HS nhắc lại cách đặt tính và tính.
Bài 3: Nhóm 4)- Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc đề bài, trao đổi trong nhóm phân tích tóm tắt đề - nêu cách giải.
- HS tự giải vào vở, trình bày trong nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày bài giải trước lớp.- GV chấm đánh giá, chốt kiến thức.
Cách1:Số bóng đèn còn lại sau khi chuyển lần đầu là:80000 - 38000 = 42000(bóng đèn)
 Trong kho còn lại số bóng đèn là: 42 000 - 26 000 = 16 000 (bóng đèn)
 Đáp số: 16 000 bóng đèn
Cách 2: Số bóng đèn đã chuyển đi tất cả là: 38 000 + 26 000 = 64 000 (bóng đèn)
 Số bóng đèn còn lại trong kho là: 80 000 - 64 000 = 16 000 (bóng đèn)
 Đáp số: 16 000 bóng đèn 
3. Vận dụng. 5’
- HS trả lời: Một quyển vở giá 7000 đồng, một cái bút giá 5000 đồng. Em mua 4 quyển vở và 3 cái bút thì em phải trả bao nhiêu tiền ? 
- HS tự đánh giá em đã học được những gì qua tiết học.
- GV nhận xét tiết học. Nhắc HS về nhà ôn bài.
TẬP ĐỌC
MẶT TRỜI XANH CỦA TÔI
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Biết ngắt nhịp hợp lí ở các dòng thơ, nghỉ hơi sau mỗi khổ thơ; (HSKG bước đầu biết đọc với giọng có biểu cảm).
- Hiểu được tình yêu quê hương của tác giả qua hình ảnh “Mặt trời xanh” và những dòng thơ tả vẻ đẹp đa dạng của rừng cọ. (trả lời được các CH trong SGK; thuộc bài thơ)
2. Năng lực, phẩm chất:
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học. 
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học.
- Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm.
II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Khởi động: 5’ 
- Gọi 2 HS nối tiếp nhau đọc bài Cóc kiện Trời và TLCH về ND từng đoạn.
- Gv nhận xét, giới thiệu bài học hôm nay bằng tranh.
2. Khám phá: 20’
2.1. Luyện đọc. 
a. GV đọc toàn bài (giọng tha thiết, trìu mến).
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng dòng thơ: HS đọc nối tiếp nhau mỗi em đọc hai dòng thơ: 2 lần.
- GV hướng dẫn các em đọc một số từ khó, ngắt nghỉ đúng.
- HS đọc theo cặp phần giải nghĩa từ. 
- HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4.
+ Nhóm trưởng điều hành, phân công nhiệm vụ cho các thành viên.
+ HS đọc cá nhân. + HS đọc trong nhóm.
- Đại diện một số nhóm thi đọc: Lớp trưởng điều hành các bạn thi đọc nối tiếp từng khổ thơ – nhận xét bạn đọc.
- Một HS đọc lại toàn bài.
2.2. Hướng dẫn tìm hiểu bài. (Nhóm 4)
- HS đọc thầm bài, thảo luận trả lời các câu hỏi: 
+ Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với những âm thanh nào?
+ Về mùa hè rừng cọ có gì thú vị?
+ Vì sao tác giả thấy lá cọ giống như mặt trời?
+ Em có thích gọi lá cọ là mặt trời không? Vì sao?
- Gọi đại diện mỗi nhóm trả lời 1 câu hỏi. HS nhận xét, Gv nhận xét và kết luận.
3. Luyện tập: 5’ Luyện đọc thuộc lòng bài thơ.
- GV hướng dẫn HS đọc thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ theo nhóm. 
- HS thi đọc từng khổ thơ, cả bài thơ. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt nhất, hay nhất.
4. Vận dụng: 5’
- GV hỏi: Bài thơ muốn nói với các em điều gì?
- GV nhận xét giờ học, dặn HS về luyện đọc TL bài thơ.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
NHÂN HOÁ
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Nhận biết được hiện tượng nhân hoá, cách nhân hoá được tác giả sử dụng trong đoạn thơ, đoạn văn (BT1).
- Viết được một đoạn văn ngắn có sử dụng phép nhân hoá (BT2).
2. Năng lực, phẩm chất:
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học. 
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học.
- Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ.
II. Đồ dùng dạy - học: Phiếu khổ to viết sẵn bảng tổng hợp kết quả BT1
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Khởi động: 5’ 
- Giáo viên tổ chức trò chơi “Truyền điện” đặt câu có sử dụng dấu hai chấm. 
- GV nhận xét.
- Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học.
2. Thực hành, luyện tập: 28’
Bài tập 1: (Nhóm 4)- HS đọc yêu cầu của bài. - HS trao đổi theo nhóm, làm bài.
- Đại diện các nhóm nêu kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, kết luận.
a.
Sự vật
Nhân hoá
Nhân hoá các từ ngữ chỉ người, bộ phận của người
Nhân hoá các từ ngữ chỉ hoạt động,đặc điểm của người
Mầm cây

 tỉnh giấc
Hạt mưa

 mải miết, trốn tìm
Cây đào
 mắt
 lim dim,cười
b.
Sự vật được
nhân hoá
Nhân hóa bằng các từ ngữ chỉ người, bộ phận của người
Nhân hoá bằng các từ ngữ chỉ hoạt động,đặc điểm của người
Cơn dông

kéo đến
Lá (cây)gạo
 anh em
múa, reo, chào
Cây gạo

thảo, hiển, đứng, hát
- HS nêu cảm nghĩ của các em về các hình ảnh nhân hoá: Thích hình ảnh nào? Vì sao?
Bài tập 2: (Cá nhân)- Một HS đọc yêu cầu của BT.
- GV nhắc HS chú ý: Sử dụng phép nhân hoá khi viết đoạn văn tả bầu trời buổi sớm hoặc tả một vườn cây. Nếu chọn đề tả một vườn cây, các em có thể tả một vườn cây trong trường, ở làng quê, vườn cây nhỏ nhà mình hoặc nhà hàng xóm. 
- GV mời một vài HS nhắc lại tên những bài thơ có những câu thơ tả vườn cây, xem đó như gợi ý cho các em làm bài (VD: Quạt cho bà ngủ. Ngày hội rừng xanh. Bài hát trồng cây. Mặt trời xanh của tôi...)
- HS viết bài. GV chọn đọc một số bài cho cả lớp nghe và nhận xét.
VD: Trên sân thượng nhà em có một vườn cây nhỏ trồng mấy cây hoa phong lan, hoa giấy, hoa trạng nguyên. Ông em chăm chút cho vườn cây này lắm. Mấy cây hoa giấy, hoa trạng nguyên hiểu lòng ông nên chúng rất tươi tốt. Mỗi sáng ông lên sân thượng, chúng vẫy những chiếc lá, những cánh hoa chào đón ông. Chúng khoe với ông những cánh hoa trắng muốt, những cánh hoa hồng nhạt hoặc những chiếc lá đỏ rực.
3. Vận dụng. 5’
- HS đặt câu có sử dụng biện pháp nhân hóa.
- HS tự đánh giá em đã học được những gì qua tiết học.
GV yêu cầu những HS chưa làm xong BT2 về nhà hoàn chỉnh bài viết. 
Tiếng Anh
Cô Linh soạn và dạy 
ĐẠO ĐỨC 
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ( dành cho địa phương)
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức, kĩ năng:
- HS hiểu như thế nào là bảo vệ môi trường và cần làm gì để bảo vệ môi trường.
- Có ý thức bảo vệ môi trường sống xung quanh mình.
2. Năng lực, phẩm chất:
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực điều chỉnh hành vi và năng lực phát triển bản thân. 
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học.
- Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, rách nhiệm.
II. Chuẩn bị: - Tranh ảnh về môi trường
III. Hoạt động dạy học. 33’
1. Khởi động: 5’ 
- HS hát tập thể hoặc vận động theo lời bài hát Ai trồng cây.
- Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học.
2. Khám phá
HĐ1 :Quan sát thảo luận theo nhóm. 
- GV giới thiệu 4 bức tranh về môi trường. Yêu cầu 4 nhóm quan sát , thảo luận nội dung bức tranh.
- Đại diện nhóm trình bày - nhóm khác bổ sung kết luận.
HĐ2: Thảo luận cả lớp.
Bước 1: GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm.
- Các nhóm thảo luận theo gợi ý của GV:
+ Rác có tác hại như thế nào ?
+ Nêu cảm giác của bạn khi đi qua rác thải?
- Thảo luận cả lớp.
Bước 2: GV gọi đại diện 1 số nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV kết luận.
- GV nêu câu hỏi:
+ Em cần làm gì để giữ vệ sinh nơi công cộng ?
- Sau đó GV nêu 1 số bệnh thường gặp do sống ở những nơi bị ô nhiểm môi trường và cách phòng chống.
? Từ những bức tranh trên em thấy cần làm gì để bảo vệ môi trường?
- HS nêu - lớp bổ sumg - GV kết luận về những việc cần làm gì để bảo vệ môi trường.
HĐ3: Liên hệ thực tế .
- Chia nhóm, yêu cầu các nhóm nêu thực trạng môi trường sống ở thôn xóm, địa phương em.
- Từ đó nêu ra các cách bảo vệ môi trường.
- Các nhóm trên thực tế ghi phiếu. - Đại diện nhóm trả lời.
? Gia đình em đã làm gì để bảo vệ môi trường.
4. Vân dụng. 5’
- HS thực hành vệ sinh lớp học.
GV hệ thống toàn bài. Yêu cầu HS về nhà cần thực hiện tốt những yêu cầu bài học đã nêu. 
Thứ sáu ngày 07 tháng 5 năm 2021
Toán
Cô Minh soạn và dạy
THỂ DỤC
TUNG BẮT BÓNG CÁ NHÂN. TRÒ CHƠI “CHUYỂN ĐỒ VẬT”
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Bước đầu làm quen tung bắt bóng cá nhân (tung bóng một tay và bắt bóng bằng hai tay)
- Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
2. Năng lực, phẩm chất:
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực chăm sóc sức khỏe, năng lực vận động cơ bản, năng lực hoạt động thể dục thể thao.
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học.
- Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất bản thân, chăm chỉ, trách nhiệm.
II. Địa điểm, phương tiện: -Sân trường dọn vệ sinh, 1 còi, cờ, hoa.
III. Nội dung và phương pháp:
1.Phần mở đầu: (5’)
- GV nhận lớp.-Phổ biến nội dung giờ học.
- Xoay các khớp cổ tay, hông, đầu gối, 
- Trò chơi “Lò cò tiếp sức”
2.Phần cơ bản: (25’) 
* Học tung bắt bóng cá nhân:
- GV làm mẫu và giải thích cách chơi
- HS tập thử.- HS tập theo khu vực đã phân công - Tổ trưởng điều khiển
- Các tổ thi đua. - GV theo dỏi nhận xét
* Trò chơi: “ Chuyển đồ vật”
- GV nêu tên trò chơi và luật chơi, HS nhắc lại luật chơi.
- HS chơi thử - HS chơi.
 -GV theo dỏi nhận xét.
3.Phần kết thúc: (5’)
- Giản cách đội hình thả lỏng các khớp. - GV cùng HS hệ thống lại bài học.
- GV nhận xét giờ học.- Giao bài tập về nhà
TẬP VIẾT
ÔN CHỮ HOA Y
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức, kĩ năng:
	- Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa Y (1 dòng), P, K (1 dòng); viết đúng tên riêng Phú Yên (1 dòng) và câu ứng dụng Yêu trẻ, trẻ hay đến nhà/Kính già, già để tuổi cho (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
	- HSNK viết đúng và đủ các dòng (tập viết trên lớp) trong trang vở TV3.
2. Năng lực, phẩm chất:
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực thẩm mĩ. 
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học.
- Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ.
II. Đồ dùng dạy - học : - Mẫu chữ viết hoa Y.
- Tên riêng Phú Yên và câu Yêu trẻ, trẻ hay đến nhà / Kính già, già để tuổi cho viết trên dòng ô li ( cỡ nhỏ )
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Khởi động: 5’ 
- Hai HS nhắc lại tên riêng Đồng Xuân và các câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn /Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người
- Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học.
2. Thực hành, luyện tập: 25’
a. Luyện viết chữ hoa:
- HS tìm các chữ viết hoa có trong BT ứng dụng: P, Y, K. 
- GV viết mẫu chữ Y.
- HS tập viết chữ Y trên bảng con.
b. Luyện viết tên riêng :
- HS đọc từ ứng dụng. GV giải thích: Phú Yên là tên một tỉnh ở ven biển miền Trung.
- HS viết từ ứng dụng trên bảng con.
 c. Luyện viết câu ứng dụng :
- HS đọc câu ứng dụng. GV giải thích: Câu tục ngữ khuyên người ta yêu trẻ em, kính trọng người già và nói rộng ra là sống tốt với mọi người. Yêu trẻ thì sẽ được trẻ yêu. Trọng người già thì sẽ được sống lâu như người già. Sống tốt với mọi người thì sẽ được đền đáp.
- HS tập viết các chữ Yêu, Kính trên bảng con.
3. Hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết.
GV nêu yêu cầu viết bài, HS viết bài vào vở tập viết, GV theo dõi nhắc nhở.
4. Chấm, chữa bài
GV chấm bài của một số HS rồi nhận xét.
3. Vận dụng. 5’
- HS viết một tên một địa danh có âm Y đứng đầu
Nhắc HS luyện viết thêm trong vở tập viết.
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
SINH HOẠT LỚP
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nhận xét, đánh giá các hoạt động trong tuần về vệ sinh trực nhật, nề nếp, học tập.
- Bình xét thi đua. Nêu kế hoạch tuần tới. 
II. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt đánh giá hoạt động tuần 33.
- Các tổ trưởng điều hành các bạn tự kiểm điểm bản thân.
- Tổ trưởng báo cáo.
- Lớp trưởng đánh giá chung.
- GV nhận xét chung về mọi mặt: nề nếp, học tập, sinh hoạt đội sao và vệ sinh trong tuần. 
+ Tuyên dương những học sinh có nhiều tiến bộ, có ý thức trong học tập và tham gia tốt các hoạt động phong t

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_33_nam_hoc_2020_2021_tran_thi_tuyet.doc