Giáo án Lớp 3 - Tuần 31 - Năm học 2020-2021 - Trần Thị Tuyết
TẬP VIẾT
ÔN CHỮ HOA V
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa V (1 dòng), L, B (1 dòng); viết đúng tên riêng Văn Lang (1 dòng) và câu ứng dụng Vỗ tay cần nhiều ngón/Bàn kĩ cần nhiều người (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
- HSNK viết đúng và đủ các dòng (tập viết trên lớp) trong trang vở TV3.
2. Năng lực, phẩm chất:
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực thẩm mĩ.
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học.
- Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ.
II. Đồ dùng dạy - học: Mẫu chữ viết hoa V.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Khởi động: 5’
- Giáo viên tổ chức cho HS thi viết nhanh, viết đẹp từ: Uông Bí, Uốn cây.
- Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học.
2. Thực hành, luyện tập: 25’
a. Luyện viết chữ hoa:
- HS tìm các chữ hoa có trong bài: V, L, B.
- GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ hoa.
- HS tập viết vào bảng con: V
b. Luyện viết từ ứng dụng (tên riêng ):
- HS đọc tên riêng (Văn Lang)
+ GV giới thiệu : Văn lang là tên nước ta thời các Vua Hùng.
- GV cho HS xem chữ mẫu đồng thời viết mẫu lên bảng.
- HS viết bảng con.
c. Luyện viết câu ứng dụng:
- HS đọc câu ứng dụng; Vỗ tay cần nhiều ngón
Bàn kĩ cần nhiều người
- GV giúp HS hiểu nội dung câu tục ngữ: Khuyên ta muốn bàn kĩ điều gì cần nhiều người tham gia.
- HS tập viết trên bảng con :Vỗ tay
d. Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết.
- GV nêu yêu cầu :
+ Các chữ V : 1 dòng ; Chữ L, B : 1 dòng
+ Viết tên riêng : Văn Lang : 1 dòng
+ Víêt câu ứng dụng : 1 lần
- HS viết vào vở. GV theo dõi và hướng dẫn thêm.
- Chấm, chữa bài. GV chấm bài của một số HS rồi nhận xét.
3. Vận dụng. 5’
- HS viết một tên một tên riêng có âm V đứng đầu
- GV nhận xét tiết học. Nhắc HS luyện viết thêm trong vở TV.
TUẦN 31 Thứ 2 ngày 19 tháng 4 năm 2021 TOÁN NHÂN SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ I. Yêu cầu cần đạt: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Biết cách nhân số có năm chữ số với số có một chữ số (có nhớ không quá hai lần và nhớ không liên tiếp). - Cả lớp làm bài tập 1,2,3. 2. Năng lực, phẩm chất: - Năng lực giao tiếp toán học, Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán, Năng lực tư duy và lập luận toán học, Năng lực giải quyết vấn đề toán học. - Hình thành và phát triển phẩm chất chủ yếu như: chăm chỉ, tự học, kỉ luật, chủ động. II. Các hoạt động dạy - học: 1. Khởi động: 5’ - Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh-ai đúng”: 5406 x 3 2738 x 4. - GV nhận xét. - Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học. 2. Khám phá: 10’ Hướng dẫn thực hiện phép nhân 14273 x 3 14273 x 3 42819 - GV viết trên bảng: 14273 x 3 = ? - HS thảo luận theo nhóm đôi nêu cách tính và tính. - Đại diện HS nêu cách tính, lớp và GV nhận xét. Vậy: 14273 x 3 = 42819 - Một em trình bày cách đặt tính và thực hiện tính. GV ghi bảng như ở SGK. - Gọi một số HS nhắc lại cách tính. 3. Thực hành, luyện tập.15’ Bài 1: (Cá nhân)- Cho HS đọc yêu cầu bài. Tính 21526 40729 17092 15180 x 3 x 2 x 4 x 5 - HS tự làm bài vào vở rồi đổi chéo vở kiểm tra và chữa bài . Khi chữa bài trên bảng yêu cầu HS vừa nói , vừa viết như phần bài học ở SGK.(HSCHT làm 2 bài đầu) Bài 2: (Cặp đôi)- Cho HS đọc yêu cầu bài . Số? Thừa số 19091 13 070 10 709 Thừa số 5 6 7 Tích - GV hướng dẫn HS quan sát bảng (SGK). (HSCHT làm 2 bài đầu) - HS trao đổi với bạn tự tìm tích sau đó điền kết quả vào các ô trống. Bài 3: (Nhóm 4)- Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc đề bài, trao đổi trong nhóm phân tích tóm tắt đề - nêu cách giải. - HS tự giải vào vở, trình bày trong nhóm. - Đại diện các nhóm trình bày bài giải trước lớp.- GV chấm đánh giá, chốt kiến thức. Hướng dẫn HS có thể giải theo 2 cách. 4. Vận dụng: 5’ - HS thực hiện phép tình: 10235 x 4; 20157 x 3 - HS nêu lại cách nhân các số có năm chữ số với số có một chữ số. - GV hệ thống bài. Dặn HS về ôn bài. TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN BÁC SĨ Y- ÉC- XANH I. Yêu cầu cần đạt: 1. Kiến thức, kĩ năng: A. Tập đọc: - Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. - Hiểu nội dung: Đề cao lẽ sống cao đẹp của Y-éc-xanh (sống để yêu thương và giúp đỡ đồng loại); nói lên sự gắn bó của Y-éc-xanh với mảnh đất Nha Trang nói riêng và Việt Nam nói chung. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK) B. Kể chuyện: Bước đầu kể lại từng đoạn của câu chuyện theo lời của bà khách, dựa theo tranh minh hoạ. - HSNK biết kể lại câu chuyện theo lời của bà khách. 2. Năng lực, phẩm chất: - Góp phần hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học. - Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học. - Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm. II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ truyện trong SGK. III. Các hoạt động dạy - học: Tiết 1 Tập Đọc 1. Khởi động: 5’ - GV cho HS hát bài Trái đất này là của chúng mình. - Gv nhận xét, liên hệ giới thiệu chủ điểm và bài học hôm nay bằng tranh. 2. Khám phá: 35’ 2.1. Luyện đọc. 25’ a. GV đọc toàn bài. Gợi ý cách đọc. b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. - Đọc từng câu: HS nối tiếp nhau mỗi em đọc một câu. - GV hướng dẫn các em đọc một số từ khó, đọc đúng các câu khó. - HS đọc theo cặp phần giải nghĩa từ. GV nói thêm về bác sĩ Y- éc- xanh, về Nha Trang. - HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4. + Nhóm trưởng điều hành, phân công nhiệm vụ cho các thành viên. + HS đọc cá nhân. + HS đọc trong nhóm. - Đại diện một số nhóm thi đọc: Lớp trưởng điều hành các bạn thi đọc nối tiếp từng đoạn – nhận xét bạn đọc. - Một HS đọc lại toàn truyện Tiết 2 2.2. Hướng dẫn tìm hiểu bài. (Nhóm 4) - HS đọc thầm bài, thảo luận trả lời các câu hỏi: + Vì sao bà khách ao ước được gặp bác sĩ Y- éc- xanh? + Em thử đoán xem bà khách tưởng tượng bác sĩ Y- éc- xanh là người như thế nào. Trong thực tế, bác sĩ Y- éc- xanh có khác gì so với trí tưởng tượng của bà? + Vì sao bà khách nghĩ là Y- éc -xanh quên nước Pháp? + Những câu nào nói lên lòng yêu nước của bác sĩ Y- éc- xanh? + Bác sĩ Y- éc- xanh là người yêu nước nhưng ông vẫn quyết định ở lại Nha Trang vì sao? - Gọi đại diện mỗi nhóm trả lời 1 câu hỏi. HS nhận xét, Gv nhận xét và kết luận. 3. Luyện tập: 30’ 3.1. Luyện đọc lại. 10’ - GV hướng dẫn HS đọc bài bằng cách phân vai (theo nhóm). - HS thi đọc bài theo vai. - Một số học sinh đọc toàn bài. 3.2. Kể chuyện: 18’ a. GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào tranh minh hoạ, nhớ lại và kể lại được câu chuyện bằng lời của bà khách lời kể tự nhiên, sinh động, thể hiện đúng nội dung. b. Hướng dẫn HS kể chuyện theo tranh. - Hướng dẫn HS quan sát tranh, nêu vắn tắt nội dung từng bức tranh. + Câu chuyện được kể bằng lời của ai? - HS lưu ý các em kể: kể theo vai bà khách (đổi các từ khách, bà, bà khách thành tôi; đổi từ họ ở cuối bài thành chúng tôi hoặc ông và tôi...) - Một HS kể mẫu đoạn 1. GV và cả lớp nhận xét. - Từng cặp HS tập kể chuyện theo tranh. - Một vài HS kể toàn bộ câu chuyện trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét. 4. Vận dụng: 5’ - Qua bài học, em thấy mình cần làm gì - Một vài HS nói về ý nghĩa câu chuyện. - GV nhận xét tiết học. Dặn HS về tập kể lại câu chuyện. Thứ ba ngày 20 tháng 4 năm 2021 Lớp học môn đặc thù Thứ tư ngày 21 tháng 4 năm 2021 Nghỉ lễ: Giổ Tổ Hùng Vương Thứ năm ngày 22 tháng 4 năm 2021 TOÁN CHIA SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ I. Yêu cầu cần đạt: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Biết chia số có năm chữ số cho số có một chữ số với trường hợp có một lượt chia có dư và là phép chia hết. - Cả lớp làm bài tập 1, 2, 3. 2. Năng lực, phẩm chất: - Năng lực giao tiếp toán học, Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán, Năng lực tư duy và lập luận toán học, Năng lực giải quyết vấn đề toán học. - Hình thành và phát triển phẩm chất chủ yếu như: chăm chỉ, tự học, kỉ luật, chủ động. II. Các hoạt động dạy - học: 1. Khởi động: 5’ - Giáo viên tổ chức trò chơi “Ai nhanh – Ai đúng” thi làm hai phép tính: 43467 x 2 12058 x 5 - GV nhận xét. - Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học. 2. Khám phá: 10’Hướng dẫn thực hiện phép chia 37648 : 4 - HS thảo luận theo nhóm đôi nêu cách tính và tính. - Đại diện HS nêu cách tính, lớp và GV nhận xét. - Một em trình bày cách đặt tính và thực hiện tính. GV ghi bảng như ở SGK. - GV lưu ý HS mỗi lần chia đều tính nhẩm: chia, nhân, trừ. 3. Thực hành, luyện tập.15’ Bài 1. (Cá nhân) - HS tự làm bài vào vở. - 3 HS chữa bài trên bảng (có trình bày cách tính). GV và cả lớp nhận xét. Bài 2. (Nhóm 4)- Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc đề bài, trao đổi trong nhóm phân tích tóm tắt đề - nêu cách giải. - HS tự giải vào vở, trình bày trong nhóm. - Đại diện các nhóm trình bày bài giải trước lớp.- GV chấm đánh giá, chốt kiến thức Giải: Số xi măng đã bán là: 36 550 : 5 = 7310(kg). Số xi măng còn lại là. 36 550 – 7310 = 29240(kg) Đáp số: 29240 kg. Bài 3: (Cặp đôi)- HS nhắc lại thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức, rồi tính giá trị của biểu thức. (HSCHT làm bài a) - HS làm bài sau đó đổi vở kiểm tra lẫn nhau. - Kết quả là: a) 60306 39799 b)43463 9296 Bài 4: - Cho HS đọc yêu cầu bài và quan sát hình ở SGK - Cho HS chơi trò chơi. - Từ 8 hình tam giác đó xếp thành hình như SGK. - GV chấm chữa bài cho HS. 4. Vận dụng: 5’ - Em mua 2 cái bút máy hết 96000 đồng. Hỏi mỗi cái bút có giá bao nhiêu ? - HS nêu lại cách chia các số có năm chữ số cho số có một chữ số. - GV hệ thống bài. Dặn HS về ôn bài. LUYỆN TỪ VÀ CÂU TỪ NGỮ VỀ CÁC NƯỚC. DẤU PHẨY I. Yêu cầu cần đạt: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Kể được tên một vài các nước mà em biết (BT1). - Viết được tên các nước vừa kể (BT2). - Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu (BT3). 2. Năng lực, phẩm chất: - Góp phần hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học. - Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học. - Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ. II. Đồ dùng dạy - học: Bản đồ hoặc quả địa cầu, 3 tờ phiếu viết câu văn ở BT3. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Khởi động: 5’ - Giáo viên tổ chức trò chơi “Truyền điện” hỏi đáp câu hỏi Bằng gì?. - GV nhận xét. - Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học. 2. Thực hành, luyện tập: 28’ Bài tập 1: (Nhóm 4)- HS đọc yêu cầu của bài - HS trao đổi theo nhóm, kể nhanh tên một số nước mà em biết. - Đại diện các nhóm nêu kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, kết luận. - GV treo bản đồ lên bảng hoặc đặt quả địa cầu trên bàn GV. - HS nối tiếp nhau lên bảng dùng que chỉ trên bản đồ. VD: Lào, Cam- pu- chia, Thái Lan... Bài tập 2: (Cá nhân)- HS đọc yêu cầu của bài. - HS làm bài cá nhân. Gọi 3 HS thi viết nhành trên bảng. - Cả lớp và GV nhận xét, đánh giá và sửa lối về viết hoa tên riêng cho HS. - Yêu cầu HS viết tên 1 số nước vào vở BT. GV giúp đỡ HS viết không đúng quy tắc viết hoa. Bài tập 3: (Cặp đôi)- Gọi HS nêu yêu cầu của bài. - GV yêu cầu HS đọc 3 câu văn trước lớp, yêu cầu HS cả lớp theo dõi và để ý chổ ngắt giọng tự nhiên của bạn. - Yêu cầu HS tự làm bài. Gợi ý: Những chổ ngắt giọng trong câu thường là vị trí của các dấu câu. - Chữa bài và yêu cầu HS đổi vở để kiểm tra lẫn nhau. 3. Vận dụng. 5’ - HS chỉ vị một số nước Đông Nam A trên bản đồ. - HS tự đánh giá em đã học được những gì qua tiết học. - GV nhận xét tiết học. Nhắc HS về nhà ôn bài. TẬP VIẾT ÔN CHỮ HOA V I. Yêu cầu cần đạt: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa V (1 dòng), L, B (1 dòng); viết đúng tên riêng Văn Lang (1 dòng) và câu ứng dụng Vỗ tay cần nhiều ngón/Bàn kĩ cần nhiều người (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ. - HSNK viết đúng và đủ các dòng (tập viết trên lớp) trong trang vở TV3. 2. Năng lực, phẩm chất: - Góp phần hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực thẩm mĩ. - Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học. - Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ. II. Đồ dùng dạy - học: Mẫu chữ viết hoa V. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Khởi động: 5’ - Giáo viên tổ chức cho HS thi viết nhanh, viết đẹp từ: Uông Bí, Uốn cây. - Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học. 2. Thực hành, luyện tập: 25’ a. Luyện viết chữ hoa: - HS tìm các chữ hoa có trong bài: V, L, B. - GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ hoa. - HS tập viết vào bảng con: V b. Luyện viết từ ứng dụng (tên riêng ): - HS đọc tên riêng (Văn Lang) + GV giới thiệu : Văn lang là tên nước ta thời các Vua Hùng. - GV cho HS xem chữ mẫu đồng thời viết mẫu lên bảng. - HS viết bảng con. c. Luyện viết câu ứng dụng: - HS đọc câu ứng dụng; Vỗ tay cần nhiều ngón Bàn kĩ cần nhiều người - GV giúp HS hiểu nội dung câu tục ngữ: Khuyên ta muốn bàn kĩ điều gì cần nhiều người tham gia. - HS tập viết trên bảng con :Vỗ tay d. Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết. - GV nêu yêu cầu : + Các chữ V : 1 dòng ; Chữ L, B : 1 dòng + Viết tên riêng : Văn Lang : 1 dòng + Víêt câu ứng dụng : 1 lần - HS viết vào vở. GV theo dõi và hướng dẫn thêm. - Chấm, chữa bài. GV chấm bài của một số HS rồi nhận xét. 3. Vận dụng. 5’ - HS viết một tên một tên riêng có âm V đứng đầu - GV nhận xét tiết học. Nhắc HS luyện viết thêm trong vở TV. Tiếng Anh Cô Linh soạn và dạy Thứ sáu ngày 23 tháng 4 năm 2021 Toán Cô Minh soạn và dạy THỂ DỤC TUNG BẮT BÓNG CÁ NHÂN. TRÒ CHƠI “AI KÉO KHOẺ” I. Mục tiêu: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Bước đầu làm quen tung bắt bóng cá nhân (tung bóng một tay và bắt bóng bằng hai tay) - Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi. 2. Năng lực, phẩm chất: - Góp phần hình thành và phát triển năng lực chăm sóc sức khỏe, năng lực vận động cơ bản, năng lực hoạt động thể dục thể thao. - Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học. - Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất bản thân, chăm chỉ, trách nhiệm. II. Địa điểm, phương tiện: -Sân trường dọn vệ sinh, 1 còi, bóng. III. Nội dung và phương pháp: 1.Phần mở đầu: (5’) - GV nhận lớp.-Phổ biến nội dung giờ học. - Xoay các khớp cổ tay, hông, đầu gối, - Trò chơi “Lò cò tiếp sức” 2.Phần cơ bản: (25’) * Học tung bắt bóng cá nhân: - GV làm mẫu và giải thích cách chơi - HS tập thử.- HS tập theo khu vực đã phân công - Tổ trưởng điều khiển - Các tổ thi đua. - GV theo dỏi nhận xét * Trò chơi: “ Ai kéo khoẻ” - GV nêu tên trò chơi và luật chơi, HS nhắc lại luật chơi. - HS chơi thử - HS chơi. -GV theo dỏi nhận xét. 3.Phần kết thúc: (5’) - Giản cách đội hình thả lỏng các khớp. - GV cùng HS hệ thống lại bài học. - GV nhận xét giờ học.- Giao bài tập về nhà CHÍNH TẢ BÀI HÁT TRỒNG CÂY I. Yêu cầu cần đạt: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Nhớ - viết đúng, trình bày đúng quy định bài chính tả. - Làm đúng bài tập (2) a/b. 2. Năng lực, phẩm chất: - Góp phần hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực thẩm mĩ. - Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học. - Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ. II. Đồ dùng dạy - học: Bảng lớp viết 2 lần BT2. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Khởi động: 5’ - Giáo viên cho lớp cả lớp viết vào giấy nháp những từ ngữ sau: hình dáng, rung mành, giao việc, lơ lửng, cõi tiên. - Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học. 2. Khám phá: 20’ a. Hướng dẫn chuẩn bị: - 1 HS đọc thuộc lòng bài thơ Bài hát trồng cây. - 2 HS đọc thuộc lòng 4 khổ thơ đầu. - HS đọc thầm 2, 3 lượt các khổ thơ 1, 2, 3, 4. - HS nêu nhận xét: Những chữ nào phải viết hoa? - HS tập viết những từ ngữ dễ viết sai vào bảng con. b. HS viết bài: Yêu cầu HS gấp sách và nhớ viết bài vào vở. c. Chấm và chữa bài. 3. Thực hành, luyện tập: 7’ Bài tập 2 (Nhóm 4) GV chọn cho HS làm bài 2a (HSNKlàm thêm bài 2b); - Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc đề bài, trao đổi trong nhóm phân tích yêu cầu. - HS tự làm vào vở, trình bày trong nhóm. - Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.- GV chấm đánh giá, chốt kiến thức. Bài tập 3: - 1 HS đọc yêu cầu bài tập. - HSNK làm bài cá nhân và nêu miệng. 4. Vận dụng. 3’ - HS thi nói, viết các tiếng có âm r, d. - GV lưu ý HS cách trình bày bài chính tả và sửa lỗi đã mắc trong bài. HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ SINH HOẠT LỚP I. Yêu cầu cần đạt: - Nhận xét, đánh giá các hoạt động trong tuần về vệ sinh trực nhật, nề nếp, học tập. - Bình xét thi đua. Nêu kế hoạch tuần tới. II. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động 1: Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt đánh giá hoạt động tuần 31. - Các tổ trưởng điều hành các bạn tự kiểm điểm bản thân. - Tổ trưởng báo cáo. - Lớp trưởng đánh giá chung. - GV nhận xét chung về mọi mặt: nề nếp, học tập, sinh hoạt đội sao và vệ sinh trong tuần. + Tuyên dương những học sinh có nhiều tiến bộ, có ý thức trong học tập và tham gia tốt các hoạt động phong trào của lớp: + Nhắc nhở những HS còn phạm nhiều khuyết điểm như: Quên bảng nhân, chia, đọc bài chậm, quên đồng phục, vệ sinh chậm và sinh hoạt 15 phút đầu giờ chưa nghiêm túc, chưa đoàn kết với bạn - Bình xét thi đua, biếu dương HS tiến bộ, biểu dương đôi bạn cùng tiến. Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới. - Lớp trưởng nêu những nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện trong thời gian tới. - Cả lớp nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét bổ sung thêm: + Phát huy những mặt tốt, khắc phục những tồn tại trong tuần qua. + Tăng cường kiểm tra các bảng nhân chia các bạn còn lại vào các giờ sinh hoạt, tự học theo hình thức kiểm tra theo cặp và báo cáo. + Vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học, chăm sóc bồn hoa. + Thi chữ viết đẹp, khảo sát chất lượng vào cuối tuần. + Thực hiện nghiêm túc các nội quy lớp học đã đề ra. + Tiếp tục tham gia viết, giải bài trên báo. + Hoàn thành các khoản đóng nộp. Hoạt động 3: Tuyên truyền giáo dục - Giáo dục văn hóa giao thông. - Giáo dục kĩ năng sống.
File đính kèm:
giao_an_lop_3_tuan_31_nam_hoc_2020_2021_tran_thi_tuyet.doc