Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3, Tuần 1 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Nhung

I. Mục tiêu:

- Biết cách đọc, viết, so sánh các số có 3 chữ số.

- Rèn kĩ năng đọc, viết, so sánh các số có 3 chữ số.

II. Đồ dùng: Bảng phụ chép BT 1.

III. Các hoạt động dạy học:

1. Kiểm tra bài cũ: GV viết: 113 ; 222 ; 505

- 3 HS đọc số. 3 HS phân tích số thành các trăm, chục, đơn vị.

 2. Dạy bài mới:

a. Giới thiệu bài:

b. Hướng dẫn làm bài tập:

Bài 1:

- GV treo bảng phụ có chép ND bài 1.

- 1 HS nêu yêu cầu và đọc mẫu.

- Lần lượt từng HS lên đọc, viết số. 2 HS đọc lại (mỗi em 1 bảng).

- GV củng cố: cách đọc, viết số có 3 chữ số (lưu ý chữ số 0 ở giữa).

Bài 2:

- 1HS đọc yêu cầu của bài.

- 1 HS nêu đặc điểm của dãy số, HS viết tiếp vào các ô trống.

- HS đọc lại cả dãy số

- GV củng cố: a) Các số tăng liên tiếp từ 300 đến 319

 b) Các số giảm liên tiếp từ 400 đến 391

 => KL: Mỗi số trong dãy số này bằng số đứng ngay trước nó trừ đi 1.

Bài 3: - HS nêu yêu cầu của bài: So sánh các số

 - HS - GV làm mẫu sau đó lần lượt từng HS điền dấu vào chỗ chấm.

 - HS - GV giải thích. GV củng cố cách so sánh các số có 3 chữ số.

 

doc15 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 126 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3, Tuần 1 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Nhung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m cả bài, HS trả lời: Câu chuyện này nói lên điều gì?" (Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé)
4. Luyện đọc lại:
- GV đọc mẫu đoạn 2, hướng dẫn đọc lời từng nhân vật.
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 3 em.
- HS LĐ theo hình thức phân vai (người dẫn chuyện, cậu bé và nhà vua)
- GV tổ chức cho HS thi đọc trước lớp. Cả lớp nhận xét.
*Kể chuyện
1. Gv nêu nhiệm vụ của ND kể chuyện: Quan sát 3 tranh minh hoạ 3 đoạn truyện và tập kể lại từng đoạn của câu chuyện.
2. Hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh.
- HS lần lượt quan sát 3 tranh minh hoạ 3 đoạn của câu chuyện, nhẩm KC.
- Gv đặt câu hỏi gợi ý HS:
Tranh 1: + Quân lính đang làm gì? Thái độ của dân làng ra sao khi nghe lệnh này?
Tranh 2: + Trước mặt vua, cậu bé đang làm gì? Thái độ của nhà vua như thế nào? 
Tranh 3: + Cậu bé yêu cầu sứ giả điều gì? Thái độ của nhà vua thay đổi ra sao?
- GV treo tranh phóng to SGK lên bảng mời 3 HS nối tiếp nhau, quan sát tranh và kể 3 đoạn của câu chuyện.
- Gv gợi ý HS nhận xét :+ Kể có đủ ý, đúng trình tự không?
 + Nói đã thành câu chưa? Dùng từ có phù hợp không?
 + Giọng kể có thích hợp tự nhiên không?
- HS thi KC trước lớp. (2 nhóm)
- Cả lớp và Gv nhận xét, ghi điểm HS kể tốt. Tuyên dương những HS kể sáng tạo.
3. Củng cố dặn dò:
+ Trong câu chuyện, em thích nhân vật nào?" Vì sao?
- GV liên hệ khen ngợi những em tiến bộ, thông minh.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương. HDHS chuẩn bị tiết sau.
 ------------------------------------------------
Buổi chiều: Thể dục; Tin học; Âm nhạc (GV chuyên)
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 23 tháng 8 năm 2016
Buổi sáng: Tập đọc; Chính tả; Toán; TNXH (Đ/c Duyên soạn giảng)
 ------------------------------------------------
Buổi chiều
Tiết 1: ÔN TIẾNG VIỆT
Ôn bài tập đọc: Cậu bé thông minh 
I. Mục tiêu
- Học sinh đọc thầm nhanh hơn lớp 2. Học sinh thấy rõ hơn ý nghĩa của chuyện: Ca ngợi sự thông minh, tài trí của cậu bé. Tiếp tục kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
- Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng từ ngữ khó. Dựa vào tranh kể được từng đoạn với lời kể tự nhiên. Nhận xét và đánh giá được lời kể của bạn .
- Giáo dục học sinh tính kiên trì trong học tập 
II. Đồ dùng dạy học 
- GV + HS : Tranh minh hoạ truyện SGK -5 
III. Các hoạt động dạy học 
1. KTBC
2. Dạy bài mới .
a. Giới thiệu bài: Gv nêu nội dung, yêu cầu của tiết học 
b. Hướng dẫn học sinh ôn tập 
* Hoạt động 1 : Đọc nâng cao 
- HS đọc nối tiếp đoạn (3 đoạn - 1 lần ) 
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá qua các câu hỏi: 
+ Cậu bé đã làm gì mà được gọi là thông minh? (3 HS nêu cách xử lý thông minh của cậu bé trong những trường hợp cụ thể.)
+ Câu chuyện nói nên điều gì? (sự thông minh, tài trí của cậu bé.)
- Yêu cầu HS nhận xét cách đọc: người dẫn chuyện, cậu bé, nhà vua?
- HS đọc phân vai. GVHD giọng đọc cho từng vai. 
* Hoạt động 2: Kể chuyện .
- 3 HS kể nối tiếp đoạn, dựa vào tranh trong SGK
- Hs. khác nhận xét, bổ sung.
+ Yêu cầu: kể cần phối hợp lời, kể với điệu bộ, nét mặt và thay đổi giọng nói cho phù hợp với nhân vật, không nên đọc thuộc lòng như SGK.
+ Gv hướng dẫn nhận xét về nội dung, cách thể hiện 
+ Gv đặc biệt khen học sinh kể sáng tạo.
3. Củng cố dặn dò 
- Trong câu chuyện này em thích ai? Vì sao?
- Giáo viên liên hệ GDSH, nhận xét tiết học . 
 ------------------------------------------------
Tiết 2:ÔN TOÁN
Ôn: Cộng, trừ số có ba chữ số (không nhớ)
I. Mục tiêu
 - Củng cố cách đặt tính và tính các phép cộng, trừ số có 3 chữ số
 - Rèn kĩ năng đặt tính - tính một cách thành thạo và chính xác.
II. Đồ dùng 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn ôn tập: GV ra 1 số bài tập yêu cầu HS làm và chữa bài
Bài 1: Tính
 537 139 999 495
 + + - -
 235 60 666 104
- HS làm nháp, 3 em lên bảng chữa bài. 
- Lớp nhận xét kết quả tính.
- Củng cố cách tính: Cộng, trừ theo thứ tự từ phải sang trái (không nhớ)
Bài 2: Đặt tính và tính
 a) 235 + 264 b) 637 – 306 c) 222 – 120
- HS làm bài vào vở, chữa bài trên bảng.
- Củng cố các bước: Đặt tính (sao cho các hàng thẳng cột với nhau) và tính (theo thứ tự từ phải sang trái)
Bài 3: Tìm x: 
 a) x - 352 = 247 b) x + 155 = 367
- Củng cố cách tìm SBT trong phép trừ và tìm số hsngj chưa biết trong phép cộng.
(KQ: a. x = 599. b. x = 212)
Bài 4: Trong một vườn có 584 cây gỗ xoan và xà cừ. Trong đó gỗ xoan có 532 cây. Hỏi trong vườn có bao nhiêu cây gỗ xà cừ ?
- HS đọc, nêu yêu cầu. GV tóm tắt lên bảng.
- HS làm vở, 1 em lên bảng làm.
- GV chấm 1 số bài HS. (Đáp số: 52 cây xà cừ)
Bài 5: Hồng có 154 con tem. Hồng có ít hơn Lan 25 con tem. Hỏi Lan có bao nhiêu con tem?
 - HS tự làm bài và chữa bài
 - Khi chữa bài GV yêu cầu HS giải thích cách làm
 - GV củng cố cho HS cách giải BT có lời văn. (Đáp số: 179 con tem)
3. Củng cố – dặn dò: 
 + Muốn tìm SBT ta làm như thế nào? Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm ra sao?
 - GV chốt lại các dạng BT vừa làm, nhận xét tiết học.
 ------------------------------------------------
Tiết 3: ĐẠO ĐỨC
Kính yêu Bác Hồ (Tiết 1)
I. Mục tiêu
 - Biết công lao to lớn của Bác Hồ đối với đất nước, dân tộc. Biết được tình cảm 
của Bác đối với thiếu nhi và của thiếu nhi đối với Bác.
- Rèn thói quen luôn ghi nhớ và thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy. HSK – G biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện năm điều Bác Hồ dạy.
- Có tình cảm kính yêu và biết ơn Bác Hồ.
II. Đồ dùng: Vở bài tập đạo đức, sưu tầm các câu chuyện , bài hát về Bác.
III. Các hoạt động dạy học: 
 1. Khởi động: 
- Cả lớp hát bài hát: Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên, nhi đồng. 
 2.Dạy bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
 * HĐ1: Thảo luận nhóm.
+ MT: Biết Bác Hồ là lãnh tụ vĩ đại, có công to lớn đối với đất nước, dân tộc.
+ Cách T/ H: - GV chia nhóm giao nhiệm vụ quan sát tranh, tìm hiểu ND.
 - HS thảo luận theo cặp, đại diện mỗi nhóm 1 em trình bày trước lớp.
 - GV khuyến khích HS tìm hiểu thêm nhiều điều về Bác. 
	 - GV KL: SGV tr.24 
 * HĐ2: Kể chuyện: Các cháu vào đây.
 + MT:Biết được tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ và những việc các em cần làm để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ. 
 + Cách T/H: GV kể chuyện 1 lần. 
 - 1HS kể lại, cả lớp thảo luận:
 Qua câu chuyện em thấy tình cảm giữa Bác Hồ và các cháu thiếu nhi ntn?
 Thiếu nhi cần làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ?
 + GV KL: SGV tr. 26
 * HĐ3: Tìm hiểu về năm điều Bác Hồ dạy.
 + MT: Giúp HS hiểu và ghi nhớ ND năm điều Bác dạy.
 + Cách T/H: HS nối tiếp nhau đọc từng điều trong năm điều Bác dạy.
 - HS thảo luận nhóm tìm 1 số biểu hiện cụ thể của 1 trong 5 điều Bác dạy.
 - Đại diện 1 số HS trình bày, cả lớp trao đổi, bổ sung.
 - GV củng cố lại ND Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.
 3. Củng cố dặn dò:
 - GV hệ thống lại nôi dung bài học và liên hệ.
 - Nhắc nhở HS luôn thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy. HDHSCB bài sau.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 24 tháng 8 năm 2016
Tiết 1: LUYỆN TỪ VÀ CÂU.
Ôn về từ chỉ sự vật. So sánh
I. Mục tiêu
- Ôn tập về các tự chỉ sự vật. Bước đầu HS làm quen với biện pháp tu từ so sánh.
- Xác định được các từ ngữ chỉ sự vật(BT1), tìm được những sự vật được so sánh với nhau (BT2). Nêu được hình ảnh so sánh mình thích và lý do vì sao thích hình ảnh đó (BT3).
- HS yêu thích môn học, có thói qeu dùng từ đúng.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ viết sẵn khổ thơ ở BT1 và câu văn câu thơ BT2.
III. Các hoạt động dạy học:
1. KT bài cũ: KT sách vở HS.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. HD HS làm BT:
Bài 1: 
- 2 HS đọc yêu cầu của bài – lớp đọc thầm – GV treo bảng phụ.
- 1 HS lên bảng làm mẫu.
- Lớp làm vở nháp.
- 3 HS lên bảng gạch dưới từ chỉ sự vật – lớp, GV nhận xét, chốt lời giải.
- GV lưu ý: người hay bộ phận của cơ thể người cũng là từ chỉ sự vật.
Bài 2: HS đọc yêu cầu của BT- GV treo bảng phụ.
- 1 HS làm mẫu câu a. Nếu HS lúng túng, Gv gợi ý: Hai bàn tay em được so sánh với gì?
- HS trao đổi theo cặp.
- 3 HS lên bảng gạch dưới những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ, câu văn.
- Lớp, GV nhận xét, chốt lời giải.
- Vì sao các sự vật nói trên được so sánh với nhau? 
- GV kết luận: các tác giả quan sát rất tài tình nên đã phát hiện ra sự giống nhau giữa các vật trong thế giới xung quanh chúng ta.
Bài 3: - HS đọc yêu cầu của BT.
- GV khuyến khích HS phát biểu (Em thích hình ảnh so sánh nào ở BT 2? Vì sao?).
3. Củng cố – dặn dò:
- HS nhắc lại bài học. HS nêu lại các từ chỉ sự vật.
- HDHS về nhà quan sát các vật xung quanh xem có thể so sánh chúng với vật gì?
 ------------------------------------------------
Tiết 2: CHÍNH TẢ (Nghe- viết)
Chơi chuyền
I. Mục tiêu
- Nghe- viết đúng bài chính tả; trình bày đúng bài thơ; không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Điền đúng các vần ao/oao vào chỗ trống BT2. Làm đúng BT(3)a
- HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp 
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ viết sẵn 2 lần BT2
III. Các hoạt động dạy học:
1. KT bài cũ:
- HS viết vào vở nháp - 1HS lên bảng viết: lo sợ, rèn luyện, siêng năng, nở hoa 
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. HD HS nghe- viết
- GV đọc bài thơ – 2 HS đọc lại
+ Khổ thơ 1 nói lên điều gì?
+ Khổ thơ 2 nói lên điều gì?
+ Mỗi dòng thơ có mấy chữ? Chữ đầu dòng thơ viết như thế nào?
+ Những câu nào được đặt trong ngoặc kép? Vì sao?
- HS đọc bài, tự viết vào vở nháp những tiếng khó
c. GV đọc cho HS viết bài
d. Chấm bài, chữa bài: GV chấm 5-7 bài, nhận xét.
c. HD HS làm bài tập:
Bài 2: 
- HS nêu yêu cầu BT- GV treo bảng phụ
- HS làm bài vào vở nháp – 2 HS lên bảng thi điền đúng, điền nhanh
- Lớp, GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài (3) a: 
- HS đọc yêu cầu bài tập
- Lớp làm bài vào vở nháp
- HS đọc lời giải: lành, nổi, liềm
3. Củng cố – dặn dò:
- HS nhắc lại nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học – dặn dò.
 ------------------------------------------------
Tiết 3:TOÁN
Tiết 3: Luyện tập
I. Mục tiêu
- Củng cố cách cộng, trừ số có 3 chữ số (không nhớ) và kĩ năng xếp hình. - Rèn kĩ năng cộng, trừ các số có 3 chữ số (không nhớ). Biết giải toán về “Tìm x”, giải toán có lời văn (có một phép trừ). (làm được BT 1, 2, 3. HSKG làm thêm BT 4).
II. Đồ dùng: Bảng con ( BT 1), 4 hình tam giác ( BT 4).	
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV viết phép tính: 765 - 242 40 + 184
- 2 HS lên bảng đặt tính và tính, dưới lớp làm bảng con. 
- HS nhận xét bài, nêu cách đặt tính và cách tính.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn làm bài tập trang 4:
Bài 1: Đặt tính rồi tính: 
- 3 HS lên bảng làm, lớp làm vào bảng con theo dãy. Khi chữa bài yêu cầu HS nêu cách đặt tính và cách tính ở 1 số phép tính.
- GV và cả lớp nhận xét, chốt KQ đúng. 
- GV củng cố cách đặt tính và thứ tự thực hiện phép tính cho HS.
Bài 2: Tìm x:
a) x – 125 = 344
b) x + 125 = 266
- HS nêu yêu cầu, và nêu các thành phần tên gọi trong phép trừ x - 125 = 344 
- HS nêu cách tìm số bị trừ và làm mẫu, nêu cách làm.
- HS làm phép cộng còn lại x + 125 = 266 
- GV củng cố cách tìm số bị trừ và số hạng chưa biết và lưu ý cách trình bày bài cho HS
Bài 3: 
- HS đọc đề toán, GV phân tích đề bài.
+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
+ Muốn biết đội đồng diễn thể dục có bao nhiêu nữ ta làm như thế nào?
- 1 HS tóm tắt, nhìn tóm tắt nêu đề bài.
- HS giải vào vở, 1 HS chữa bài, GV và HS nhận xét.
Bài giải: Đội đồng diễn đó có số HS nữ là:
 	 285 – 140 = 145 ( người)
 	Đáp số: 145 người.
Bài 4: (Nếu còn thời gian): Cho HS xếp hình theo mẫu.
- HS lấy hình tam giác trong bộ đồ dùng toán rồi xếp hình theo mẫu
- GV quan sát giúp đỡ HS
3. Củng cố dặn dò:
+ Nêu thứ tự thực hiện phép cộng, trừ các số có ba chữ số?
+ Muốn tìm số bị trừ, số hạng chưa b iết ta làm như thế nào ?
- GV nhận xét tiết học, HDHS chuẩn bị tiết sau.
 ------------------------------------------------
Tiết 4: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Nên thở như thế nào?
I. Mục tiêu
 -Hiểu được cần thở bằng mũi, không nên thở bằng miệng, hít thở không khí 
trong lành sẽ giúp cơ thể khoẻ mạnh
 -HS biết được nếu hít thở không khí có nhiều khói bụi sẽ có hại cho sức khoẻ
 -HS có ý thức bảo vệ cơ bầu không khí trong lành
II. Đồ dùng dạy học:
 -HS: gương soi nhỏ(HĐ1)
III. Các hoạt động dạy học:
1. KT bài cũ:
 -Cơ quan hô hấp gồm những bộ phận nào?
 -Cơ quan hô hấp có chức năng gì?
2. Bài mới:
 a.Giới thiệu bài
 b.Các hoạt động:
 Hoạt động 1:Thảo luận nhóm
 Bước 1: -HS lấy gương soi để quan sát phía trong của lỗ mũi mình
 Bước 2: -HS thảo luận theo nhóm đôi các câu hỏi sau:
 +Các em nhìn thấy gì trong mũi?
 +Khi bị sổ mũi, em thấy có gì chảy ra từ 2 lỗ mũi?HS thảo luận tiếp 2 câu hỏi trong
SGK trang 6
 -Đại diện các nhóm lên trình bày-Lớp,GV nhận xét, bổ sung
 -GV giảng: Trong lỗ mũi có nhiều lông để cản bớt bụi trong không khí khi ta hít vào.
Ngoài ra trong lỗ mũi còn có nhiều tuyến dịch nhầy dể cản bụi,diệt khuẩn, tạo độ ẩm, có 
nhiều mao mạch để sưởi ấm không khí
 Kết luận: thở bằng mũi là hợp vệ sinh và có lợi cho sức khoẻ
 Hoạt động 2:Làm việc với SGK
 Bước 1: Làm việc theo cặp
 -HS mở SGK, quan sát hình 3,4,5 - 2 bạn sẽ lần lượt người hỏi, người trả lời 
theo câu hỏi trong SGK trang7
 Bước 2: Làm việc cả lớp
 - Gọi 1 số cặp lên hỏi, đáp trước lớp (mỗi cặp chỉ hỏi đáp 1 câu)
 - Lớp nhận sét, bổ sung
- GV Kết luận: Thở không khí trong lành sẽ giúp ta khoẻ mạnh
3. Củng cố- dặn dò:
 -HS đọc ND bài học
 -Liên hệ:Em cần làm gì để bảo vệ bầu không khí trong lành?
 -Nhận xét tiết học
 ------------------------------------------------
Buổi chiều
Tiết 1: TẬP VIẾT.
Ôn chữ hoa A
I. Mục tiêu
- Củng cố cách viết các chữ hoa A, V, D. Viết đúng tên riêng và câu ứng dụng.
- Rèn kĩ năng viết đúng mẫu chữ, đều nét và nối đúng quy định.
- Có ý thức cẩn thận, kiên nhẫn trong rèn luyện viết.
II. Đồ dùng: Chữ mẫu A, V, D; từ ứng dụng, phấn màu
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: GV nêu yêu cầu của tiết tập viết lớp 3.
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn viết trên bảng con
* Luyện viết chữ hoa
- GV giới thiệu chữ hoa A, HS quan sát, 1 HS nêu cách viết.
- GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết.
- HS quan sát GV viết mẫu, sau đó viết bảng chữ A.
- GV nhận xét, sửa sai.
* Viết từ ứng dụng
- HS đọc từ ứng dụng: Vừ A Dính
- GV giảng từ ứng dụng: Vừ A Dính: là một thiếu niên người dân tộc Hmông, anh dũng hi sinh trong kháng chiến chống thực dân Pháp để bảo vệ cách mạng.
- HS tìm các chữ hoa có trong tên riêng (A, V, D)
- GV viết mẫu trên bảng lớp từng chữ
- HS viết bảng con.
* Luyện viết câu ứng dụng: 
 Anh em như thể chân tay
 Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.
- HS đọc câu ứng dụng 
- GV giảng câu ứng dụng: anh em thân thiết, gắn bó với nhau như chân với tay, lúc nào cũng phải yêu thương đùm bọc.
- GV hướng dẫn HS cách viết
- HS viết ở bảng con: Anh, Rách
c. Hướng dẫn viết vở Tập viết
- GV nêu yêu cầu từng phần cần viết, nhắc nhở tư thế ngồi viết cho HS.
- HS viết mỗi chữ hoa 1 dòng, tên riêng 1 dòng, câu ứng dụng 1 lần.
- HS viết nhanh viết đúng và đủ các dòng trên vở tập viết. 
d. Chấm, chữa bài: 
- GV chấm 5 – 7 bài , nhận xét bài viết của HS 
3. Củng cố dặn dò
- HS nhắc lại cách viết các chữ vừa học.
- HDHS về nhà viết phần bài ở nhà.
 ------------------------------------------------
Tiết 2: ÔN TIẾNG VIỆT
Luyện viết: Hai bàn tay em
I . Mục tiêu 
- Hs viết 3 khổ thơ đầu bài “ Hai bàn tay em” và làm bài tập phân biệt n/l 
- Nghe viết chính xác và tình bày đúng 3 khổ thơ của bài “ Hai bàn tay em” và điền đúng 
 n / l vào chỗ trống 
- Giáo dục HS ý thức giữ vở sạch - viết chữ đẹp 
II Đồ dùng dạy học 
- Gv chuẩn bị phần bài tập 
III Các hoạt động chủ yếu 
1 . Dạy bài mới 
a. Giới thiệu bài 
- GV nêu nội dung yêu cầu của tiết học 
b . Hướng dẫn chính tả 
 HĐ1 : Hướng dẫn chuẩn bị 
 Bước 1: Gv đọc bài, 1 HS đọc lại 
 Bước 2: Hai bàn tay bé được so sánh với những gì? 
+ Hai bàn tay thân thiết với bé như thế nào? 
 Bước 3: - GV đọc: siêng năng, giăng giăng nằm ngủ.
 	 - 1 HS viết bảng lớp - lớp viết vở nháp 
HĐ2 : Viết chính tả 
- GV đọc 3 khổ thơ đầu bài: Hai bàn tay em 
- Nhắc HS cách trình bày bài thơ và tư thế ngồi của HS khi viết.
- HS viết bài vào vở, soát lại bài sau khi viết xong.
HĐ3: Chấm - chữa bài 
- Gv chấm 3-5 bài, nhận xét về nội dung, cách trình bày.
c. Hướng dẫn làm bài tập 
 Bài tập : Điền vào chỗ trống l hay n 
 Dân ...........àng cô ........àng 
 Nồng ........àn lặn .........ội 
- HS làm nháp + bảng lớp 
- Cả lớp đọc lại các từ ngữ của BT 
2. Củng cố, dặn dò 
- GV khen những HS viết đẹp 
- GV nhận xét tiết học, nhắc HS cần rèn chữ.
 ------------------------------------------------
Tiết 3:ÔN TOÁN
Ôn cộng, trừ các số có ba chữ số
I. Mục tiêu:
- Củng cố cách thực hiện phép cộng, trừ các số có 3 chữ số
- HS vận dụng làm tốt các BT có liên quan
II. Đồ dùng: bảng con
III. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài
2. HDHS làm BT:
Bài 1: Tính nhẩm:
 a.300 + 400 = b. 600 + 60 = c.400 + 50 + 6 =
 400 + 300 = 660 – 60 = 400 + 50 =
 700 - 300 = 660 – 600 = 400 + 6 =
- Lớp làm vào vở phần a, b
- HS làm thêm phần c
- HS lên bảng chữa bài - HS nêu lại cách nhẩm 1 vài phép tính
Bài 2: Đặt tính rồi tính
 432 + 205 547 – 243 637 + 215 482 – 71 85 + 96 756 - 42
 - HS làm bài bảng con
 - 2 HS lên bảng chữa bài - Lớp, GV nhận xét
 - HS nhắc lại cách tính
Bài 3:Tìm x
 a. x – 317 = 350 b. 315 + x = 665 c. x + 304 =554
- HS làm bài vào vở phần a, b
- HS làm thêm cả bài
- 3 HS lên bảng chữa bài
Bài 4: Giải bài toán theo tóm tắt sau:
Buổi sáng bán: 225 l xăng
Buổi chiều bán: 347 l xăng
Cả hai buổi bán: l xăng?
- 1 HS dựa vào tóm tắt nêu đề toán
- HS giải BT
- GV chấm 1 số bài- chữa bài
Bài 5:Nhà Hải nuôi một con bò và một con lợn, con lợn nặng 168 kg và nặng kém con bò 81 kg. Hỏi con bò nặng bao nhiêu ki lô gam?
3. Củng cố- dặn dò:
- HS nhắc lại cách thực hiện phép cộng, trừ các số có 3 chữ số
- GV nhận xét tiết học.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 25 tháng 8 năm 2016
Buổi sáng: Toán; Thủ công; Tiếng Anh; Tiếng Anh (GV chuyên)
 ------------------------------------------------
Buổi chiều
Tiết 1: LUYỆN VIẾT CHỮ ĐẸP
Bài 1
I. Mục tiêu.
- Củng cố, luyện tập cách viết chữ hoa A và cách viết chữ nét thanh, nét đậm kiểu chữ đứng.
- Rèn kỹ năng viết chữ đều, đẹp, đúng kỹ thuật.
- GD Hs tính cẩn thận, ý thức luyện chữ.
II. Đồ dùng: Vở luyện viết, bảng con. 
III. Các hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ: KT vở, bút của Hs.
2. Dạy bài mới. 
a. Giới thiệu bài (trực tiếp)
b. Hướng dẫn viết.
- GV viết mẫu chữ A lên bảng - HS quan sát.
- 1HS nêu quy trình viết chữ hoa A đã học. Lớp nhận xét.
- GV viết mẫu, vừa viết vừa nhắc lại cách viết - HS quan sát.
- GV HD cách viết nét thanh, nét đậm; cách cầm bút để tạo nét thanh, nét đậm.
- HS tập viết bảng con chữ A.
- GV HD HS viết vở: 1HS đọc các chữ, cụm từ, câu ca dao cần viết trong vở. Vài em nhận xét về khoảng cách giữa các chữ.
- HS viết vở luyện viết. Gv theo dõi, giúp đỡ HS; lưu ý HS tư thế ngồi, cách cầm bút
- GV chấm một số bài; nhận xét
3. Củng cố, dặn dò.
- HS nhắc lại cách viết chữ hoa A, khoảng cách giữa các chữ trong cụm từ, câu ca dao, tục ngữ.
- GV nhận xét tiết học. HDHS viết bài ở nhà.
 ------------------------------------------------
Tiết 2: THỂ DỤC (Gv chuyên)
 ------------------------------------------------
Tiết 3: HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
Ôn bài múa hát sân trường
I. Mục tiêu:
- Củng cố các bài múa hát sân trường.
- HS múa đúng đều đẹp các bài múa.
- Có thái độ tích cực, nghiêm túc trong tập luyện
II. Địa điểm, phương tiện: Sân trường, loa đài
II. Các hoạt động dạy, học:
1- Phần mở đầu:
- GV tập hợp lớp theo đội hình 4 hàng ngang, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học, 
- HS tập các ĐT khởi động theo hiệu lệnh của cán sự.
2- Ôn bài múa hát sân trường
- 1 HS nhắc lại tên các bài múa hát sân trường: Yêu lắm Trường Sa; Tia nắng hạt mưa; Bông hồng tặng cô
- HS múa từng bài theo băng đĩa.
- HS ôn luyện theo tổ.
- GV theo dõi, uốn nắn
- GV tập hợp lớp, cho HS múa lại một l

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_01_nam_hoc_2016_2017_pham_thi_nhung.doc