Giáo án Lớp 3 - Tuần 28 - Năm học 2005-2006

 Tập đọc

CÙNG VUI CHƠI

I MỤC TIÊU:

 1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:

 - Đọc trôi trảy, lưu loát toàn bài; Đọc đúng các từ ngữ :đẹp lắm, nắng vàng, bóng lá, bay lên, lộn xuống, tinh mắt, khoẻ người.

 2.Rèn kỹ năng đọc –hiểu :

 - Hiểu được nghĩa các từ chú giải trong bài

 - Hiểu nội dung bài: Các bạn HS chơi đá cầu trong giờ ra chơi rất vui. Trò chơi giúp các bạn tinh mắt, dẻo chân, khoẻ người. Bài thơ khuyên HS chăm chơi thể thao, chăm vận động trong giờ ra chơi để có sức khoẻ, để vui hơn và học tốt hơn.

 3.Học thuộc lòng bài thơ.

II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Tranh minh hoạ bài đọc trong sách giáo khoa.

III . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 A. KIỂM TRA BÀI CŨ:

 - 2 HS nối tiếp nhau kể truyện Cuộc chạy đua trong rừng và trả lời các câu hỏi về nội dung bài.

 - GV nhận xét, cho điểm.

B.GIỚI THIỆU BÀI MỚI : Thể thao không những đem lại sức khoẻ mà còn đem lại niềm vui, tình thân ái. Bài thơ Cùng vui chơi sẽ cho ta thấy điều đó.

 

doc27 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 536 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 3 - Tuần 28 - Năm học 2005-2006, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÏC TIÊU
	* Rèn kĩ năng viết chính tả
 	1.Nghe viết đúng một đoạn tóm tắt truyện Cuộc chạy đua trong rừng.
 	2.Làm đúng các bài tập phân biệt các âm, dấu thanh dễ viết sai do phát âm sai: l/n; dấu hỏi/ dấu ngã.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	- SGK, bảng lớp viết nội dung bài tập 2b
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 A. KIỂM TRA BÀI CŨ:
 	- GV nhận xét bài chính tả giữa kì II
 B.GIỚI THIỆU BÀI MỚI: Tiết chính tả hôm nay các em sẽ nghe viết một đoạn tóm tắt truyện Cuộc chạy đua trong rừng và làm đúng các bài tập phân biệt dấu thanh dễ viết sai do phát âm sai: dấu hỏi/ dấu ngã.
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
 1
 2
 Hướng dẫn HS viết chính tả 
- GV đọc bài viết.
- Đoạn văn trên có mấy câu?
- Những chữ nào trong đoạn viết hoa?
- GV hướng dẫn HS viết đúng các từ ngữ: khoẻ, giành nguyệt quế, mải ngắm, thợ rèn.
 - Nêu cách trình bày bài viết?
- Nêu tư thế khi viết bài ?
- GV nhắc HS ngồi ngay ngắn , viết nắn nót .
- GV đọc bài
- GV đọc lại bài
- GV thống kê lỗi lên bảng.
- Thu khoảng 7 vở chấm và nhận xét Hướng dẫn làm bài tập chính tả
 Bài 2 
- GV chọn cho HS làm phần b
- GV yêu cầu HS đọc đề
- Đề bài yêu cầu gì ?
- GV theo dõi, nhận xét.
 - 2 HS đọc lại.
- 3 câu
- Các chữ đầu bài, đầu đoạn, đầu câu và tên nhân vật.
- HS viết bảng con các từ GV vừa hướng dẫn.
- Viết đề bài ở giữa trang vở, chữ cái đầu câu, đầu dòng và tên riêng phải viết hoa.
- Ngồi ngay ngắn, lưng thẳng, mắt cách quyển vở từ 25- 30 cm. Vở để hơi nghiêng so với mặt bàn.Viết nắn nót từng chữ.
- HS thực hiện.
- HS nghe đọc và viết bài vào vở.
- HS soát lỗi.
- HS báo lỗi
- 1HS đọc đề, cả lớp đọc thầm.
- Đặt trên những chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã
- 1 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm vào vở. Cả lớp theo dõi, nhận xét.
 Hạng A Cháng đẹp người thật. Mười tám tuổi, ngực nở vòng cung, da đỏ như lim, bắp tay bắp chân rắn như trắc gụ. Vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như cái cột đá trời trồng.
 Nhưng phải nhìn A Cháng cày ruộng thì mới thấy hết vẻ đẹp của anh. Trông anh hùng dũng như một chàng hiệp sĩ đeo cung ra trận.
 IV
 CỦNG CỐ –DẶN DÒ
 - Vừa viết chính tả bài gì ?
 - Nêu cách trình bày bài chính tả dưới dạng một đoạn văn ?
 - Nêu tư thế khi ngồi viết chính tả?
 - GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những HS viết chính tả đúng.
Tiết 4	 	Tập viết 
ÔN CHỮ HOA T
I MỤC TIÊU:
	- Củng cố cách viết chữ viết hoa T (Th)thông qua bài tập ứng dụng. 
	- Viết tên riêng Thăng Long bằng chữ cỡ nhỏ.
	- Viết câu ứng dụng Thể dục thường xuyên bằng nghìn viên thuốc bổ bằng chữ cỡ nhỏ. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	- Mẫu chữ viết hoa T(Th)
 	- Tên riêng Thăng Long và câu ứng dụng trên dòng kẻ ô li
III .HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A . KIỂM TRA BÀI CŨ: 
 	- Kiểm tra bài viết ở nhà
 	- 1 HS nhắc lại từ và câu ứng dụng tiết trước
 	- 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con: Tân Trào 
B. GIỚI THIỆU BÀI MỚI:
 Tiếât tập viết hôm nay các em sẽ được củng cố cách viết chữ viết hoa T( Th) có trong tên riêng và câu ứng dụng.
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1
2
 3
4
5
Hướng dẫn viết chữ hoa 
- Tìm các chữ hoa có trong bài?
- GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết chữ T (Th), L
Chữ T:Viết nét móc cong trái nhỏ ,từ điểm DB của nét 1, viết nét lượn ngang từ trái sang phải,Từ điểm DB của nét 2 viết tiếp nét cong trái to. Nét cong trái này cắt nét lượn ngang, tạo vòng xoắn nhỏ ở đầu chữ rồi chạy xuống dưới, phần cuối nét uốn cong vào trong, sau đó viết tiếp chữ h. 
 Chữ L: Nét 1 viết một nét cong lượn dưới như viết phần đầu các chữ C, G sau đó đổi chiều bút viết nét lượn dọc thì đổi chiều bút, viết nét lượn ngang tạo một vòng xoắn nhỏ ở chân chữ.
Luyện viết từ ứng dụng
 - GV yêu cầu HS đọc từ ứng dụng
 - GV giới thiệu: Thăng Long tên cũ của thủ đô Hà Nội do Lí Thái Tổ đặt khi ông cho rời đô từ Hoa Lư về thành Đại La sau đó đôỉ tên Đại La thành Thăng Long.
Luyện viết câu ứng dụng
 - GV yêu cầu HS đọc câu ứng dụng
 - GV giúp HS nội dung ứng dụng : Năng tập thể dục làm cho con người khoẻ mạnh như uống rất nhiều thuốc bổ.
 - Nêu độ cao của các chữ cái?
- Cách đặt dấu thanh ở các chư õ?
- Khoảng cách giữa các chữ ?
Hướng dẫn HS viết vào vở TV
- GV nêu yêu cầu:
 + Viết chữ Th : 1 dòng
 + Viết chữ L : 1 dòng
 + Viết tên Thăng Long :2 dòng
 + Viết câu ứng dụng : 5 dòng
Chấm, chữa bài
- GV thu khoảng 7 bài chấm, nhận xét.
- Chữ T (Th), L
- HS theo dõi để nắm được cách viết.
- Viết bảng con chữ : T (Th), L
- 2 HS đọc từ ứng dụng
- Viết bảng con từ ứng dụng
- 2 HS đọc câu ứng dụng
- Các chữ cao 2,5 li: T, H, Y, G, B
- Các chữ cao 2 li: d
- Các chữ còn lại cao 1li
- Dấu sắc đặt trên chữ ô. Dấu huyền đặt trên chữ ơ, I,. Dấu hỏi đặt trên chữ ê, ôâ. Dấu nặng đặt dưới chữ u
- Bằng khoảng cách viết một chữ o
- Viết trên bảng con chữ : Thể dục
- HS nghe hướng dẫn để viết đúng theo yêu cầu.
- HS viết bài vào vở.
- HS nghe, rút kinh nghiệm cho bài viết sau.
 IV
CỦNG CỐ- DẶN DÒ 
- Các em vừa viết chữ hoa gì ? từ ứng dụng gì?
- Chữ hoa cỡ nhỏ cao bao nhiêu?
- Nêu tư thế khi viết bài ?
- Về nhà hoàn thành bài viết ở nhà.
- GV nhận xét tiết học.
Tiết 1 Thứ tư ngày 28 tháng 3 năm 2006
 	 	 Tập đọc
CÙNG VUI CHƠI
I MỤC TIÊU:
	1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
 	- Đọc trôi trảy, lưu loát toàn bài; Đọc đúng các từ ngữ :đẹp lắm, nắng vàng, bóng lá, bay lên, lộn xuống, tinh mắt, khoẻ người.
	2.Rèn kỹ năng đọc –hiểu :
 	- Hiểu được nghĩa các từ chú giải trong bài
 	- Hiểu nội dung bài: Các bạn HS chơi đá cầu trong giờ ra chơi rất vui. Trò chơi giúp các bạn tinh mắt, dẻo chân, khoẻ người. Bài thơ khuyên HS chăm chơi thể thao, chăm vận động trong giờ ra chơi để có sức khoẻ, để vui hơn và học tốt hơn.
	3.Học thuộc lòng bài thơ.
II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	- Tranh minh hoạ bài đọc trong sách giáo khoa.
III . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 A. KIỂM TRA BÀI CŨ:
 	- 2 HS nối tiếp nhau kể truyện Cuộc chạy đua trong rừng và trả lời các câu hỏi về nội dung bài.
 	- GV nhận xét, cho điểm. 
B.GIỚI THIỆU BÀI MỚI : Thể thao không những đem lại sức khoẻ mà còn đem lại niềm vui, tình thân ái. Bài thơ Cùng vui chơi sẽ cho ta thấy điều đó.
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1
2
3
Luyện đọc
- GV đọc mẫu bài với giọng nhẹ nhàng, tưởng chừng như em nhỏ đá cầu vừa chăm chú nhìn theo quả cầu, vừa hồn nhên đọc bài thơ. Nhấn giọng các từ ngữ: đẹp lắm, xanh xanh, tinh mắt, dẻo chân, học càng vui.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
 + Đọc từng dòng thơ
 + Đọc từng khổ thơ trước lớp
 + Đọc từng khổ thơ trong nhóm
 + Thi đọc giữa các nhóm
 + Đọc đồng thanh
Hướng dẫn tìm hiểu bài 
- GV chốt lại câu trả lời đúng
1. Bài thơ tả hoạt động gì của HS? 
2. HS chơi đá cầu vui và khéo léo như thế nào? 
3. Em hiểu “ Chơi vui học càng vui” là thế nào?
Học thuộc lòng khổ thơ em thích.
- GV hướng dẫn HS thuộc lòng tại lớp từng câu thơ, từng khổ thơ rồi cả bài: xoá dần các từ, cụm từ, chỉ giữ lại các từ đầu dòng các câu thơ.
- GV nhận xét, tuyên dương những HS đọc hay nhất, diễn cảm nhất. 
- HS kết hợp đọc thầm
- HS nối tiếp nhau đọc hai dòng thơ. Nhấn giọng các từ ngữ: đẹp lắm, xanh xanh, tinh mắt, dẻo chân, học càng vui.
- HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ trước lớp.
- HS đọc các từ được chú giải cuối bài. - Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm đọc từng khổ thơ.
- Cá nhân các nhóm thi đọc với nhau
- Các nhóm đọc đồng thanh.
- Các nhóm thảo luận trao đổi về nội dung bài.
- 1 HS đọc câu hỏi , các HS khác trả lời
- Chơi đá cầu trong giờ ra chơi.
- Trò chơi rất vui mắt: quả cầu giấy màu xanh, bay lên rồi bay xuống đi từng vòng từ chân bạn nàysang chân bạn kia. HS vừa chơi vừa cười, hát.
+ Các bạn chơi rất khéo léo: nhìn rất tinh, đá rất dẻo, cố gắng để quả cầu luôn bay trên sân, không bị rơi xuống đất.)
- Chơi vui làm hết mệt nhọc, tinh thần thoải mái, tăng thêm tình đoàn kết, học tập sẽ tốt hơn.
- HS học thuộc lòng theo hướng dẫn của GV
- HS nối tiếp nhau thi đọc khổ thơ, cả bài thơ.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét những HS đọc hay nhất
IV
 CỦNG CỐ –DẶN DÒ
- Bài thơ cho em biết điều gì?
- GV nhận xét tiết học; khen ngợi những HS đọc tốt, hiểu bài, dặn HS về nhà tiếp tục học thuộc bài thơ.
Tiết 3 Luyện từ và câu
NHÂN HOÁ. ÔN TẬP CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI ĐỂ LÀM GÌ?
DẤU CHẤM, CHẤM HỎI, CHẤM THAN
I. MỤC TIÊU:
 	1. Tiếp tục học về nhân hoá
 	2. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì?
 	3. Ôn luyện về dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	- Phiếu bài tập để HS làm bài tập 3
III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 A KIỂM TRA BÀI CŨ:
 	- Nhận xét bài kiểm tra giữa kì của HS
 B. GIỚI THIỆU BÀI MỚI: Trong tiết LTVC hôm nay các em sẽ được tiếp tục học về nhân hoá ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì? và ôn luyện về dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1
Hướng dẫn HS làm bài tập 
 Bài 1
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- Đề bài yêu cầu gì ?
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm.
- GV theo dõi, nhận xét , tuyên dương,
khen ngợi những HS trả lời đúng.
Bài 2
- GV yêu cầu HS đọc đề bài
- Đề bài yêu cầu gì?
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở.
- GV theo dõi, tuyên dương những HS làm bài đúng.
Bài 3
- GV yêu cầu HS đọc đề bài. 
- Đề bài yêu cầu gì ?
- GV phát phiếu học tập cho HS
- 1 HS đọc yêu cầu , cả lớp đọc thầm
- Tìm các sự vật được nhân hoá, 
- 1 em làm trên bảng lớp. Cả lớp theo dõi, nhận xét.
 a. Con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng.
 b. Cả một vùng sông Hồng nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông.
c. Ngày mai, muông thú trong rừng mở hội thi chạy để chọn con vật nhanh nhất.
- 1 HS đọc đề, cả lớp đọc thầm.
- Chọn dấu chấm , dấu chấm hỏi hay dấu chấm than để điền vào ô trống.
 - HS nhận phiếu học tập và làm bài. Sau đó một số em đọc bài làm của mình. Cả lớp theo dõi, nhận xét.
 Nhìn bài của bạn
Phong đi học về . Thấy em rất vui, mẹ hỏi:
 - Hôm nay con được điểm tốt à ? 
- Vâng ! con con được điểm 9 nhưng đó là nhờ con nhìn bài bạn Long . Nếu không bắt chước bạn ấy thì con không được điểm cao như thế. 
 Mẹ ngạc nhiên: 
- Sao con nhìn bài của bạn ?
- Nhưng thầy giáo có cấm nhìn bài tập đâu! Chúng con thi thể dục ấy mà.
IV
CỦNG CỐ –DẶN DÒ
- Các em vừa học những nội dung gì ?
- GV nhận xét tiết học :dặn HS về nhà xem học thuộc các câu thơ có dùng hình ảnh nhân hoá ở bài tập 1 và tập kể lại câu chuyện vui Nhìn bài của bạn.
Tiết 3	 Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
	* Giúp học sinh:
	- Củng cố về thứ tự các số trong phạm vi 100000.
	- Tìm thành phần chưa biết của phép tính.
	- Giải bài toán co liên quan đến rút về đơn vị.
	- Luyện ghép hình.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- 8 hình tam giác vuông.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
 1. KIỂM TRA BÀI CŨ:
	- Gọi 2 HS lên bảng giải bài tập 5/148.
	- Nhận xét bài cũ.
 2. GIỚI THIỆU BÀI MỚI : 	Luyện tập
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1
Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1:
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Yêu cầu HS nêu qui luật của từng dãy số.
- Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 2:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Yêu cầu HS giải thích cách làm của từng phần trong bài.
- Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 3:
- Gọi HS đọc đề bài.
- Bài toán cho biết những gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Bài toán trên thuộc dạng toán nào đã học?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 4:
- GV yêu cầu HS quan sát và tự xếp hình.
- Chữa bài và cho điểm HS.
- 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một phần, cả lớp làm vào vở.
a. 3897; 3898; 3899; 3900; 3901; 3902.
b. 24686; 24687; 24688; 24689; 24690; 24691.
c. 99995; 99996, 99997; 99998; 99999; 100000.
- HS nêu qui luật của dãy số mình tính.
- Tìm x.
- 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào bảng con.
a. x + 1536 = 6924
 x = 6924 - 1536
 x = 5388
b. x - 636 = 5618
 x = 5618+ 636
 x = 6254
c. x x 2 = 2826
 x = 2826 : 2
 x = 1413
d. x : 3 = 1628
 x = 628 x 3
 x = 4884
- HS giải thích theo yêu cầu của GV.
- 1 em đọc đề, cả lớp đọc thầm.
- 3 ngày đào được 315 m mương, số mét mương đào trong mỗi ngày là như nhau.
- Bài toán hỏi trong 8 ngày đào được bào nhiêu mét mương.
- Là bài toán có liên quan đến rút về đơn vị.
- 1 em lên bảng làm, cả lớp làm bài vào vở.
Tóm tắt
 3 ngày : 315m
 8 ngày : . . . m ?
 Bài giải
Số mét mương đào được trong một ngày là:
 315 : 3 = 105(m)
Số mét mương đào được trong tám ngày là:
 105 x 8 = 840(m)
 Đáp số: 840m
- HS xếp như SGK.
IV
CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- Nêu cách giải bài toán có liên quan đến rút về đơn vị.
- Nêu cách tìm số bị chia, số hạng chưa biết, thừa số chưa biết?
- về nhà luyện tập thêm về làm tính giải toán.
- Chuẩn bị bài : Diện tích của một hình.
- Nhận xét tiết học.
Tiết 1 Thứ năm ngày 30 tháng 3 năm 2006
 	 Tập đọc
TIN THỂ THAO
I MỤC TIÊU:
 1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
 	- Đọc đúng các từ phiên âm tiếng nước ngoài, các từ ngữ dễ viết sai do ảnh hưởng của phương ngữ: Hồng Công, SEA Games ( Xi Ghêm), Am- xtơ- rông, nản chí, lại lao vào, luyện tập, trường quyền, vô địch.
 2.Rèn kỹ năng đọc –hiểu :
 	- Hiểu được nghĩa các từ chú giải trong bài
 	- Hiểu được các bản tin thể thao: Thành công của vận động viên Việt Nam Nguyễn Thuý Hiền ; Quyết định của ban tổ chức SEA Games chọn chú Trâu vàng làm biểu tượng của SEA Games 22; gương luyện tập của Am- xtơ- rông.
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	- Tranh minh hoạ bài đọc trong sách giáo khoa.
III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 A. KIỂM TRA BÀI CŨ:
 	- 3 HS đọc bài Cùng vui chơi và trả lời các câu hỏi về nội dung bài.
 	- GV nhận xét, cho điểm. 
B.GIỚI THIỆU BÀI MỚI : Để hiểu về thể thao, chúng ta cần đọc báo chí. Bài đọc hôm nay giúp các em làm quen với một số bản tin thể thao.
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1
2
3
Luyện đọc
- GV đọc mẫu toàn bài với giọng rành mạch, hào hứng; nhấn giọng ở ngững từ ngữ thông báo tên tuổi, kết quả, thành tích, ý chí vượt khó của từng vận động viên, ý nghĩa biểu tượng của Trâu Vàng.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
 + Đọc từng câu trước lớp
- GV viết bảng: Hồng Công, SEA Games 22 ( Xi Ghêm hai mươi hai ), Am- xtơ- rông
 + Đọc từng đoạn trước lớp
GV chia bài thành 3 đoạn ( theo từng mẩu tin)
 + Đọc từng đoạn trong nhóm
 + Thi đọc giữa các nhóm
Hướng dẫn tìm hiểu bài 
1. Tóm tắt mỗi tin trong bài bài một câu ngắn? 
2. Tấm gương của Am- xtơ- rông nói lên điều gì? 
3. Ngoài tin thể thao, báo chí còn cho ta biết những gì? 
- GV chốt lại câu trả lời đúng
Luyện đọc lại
- GV yêu cầu HS thi đọc 3 bản tin. GV hướng dẫn đọc đúng phong cách bản tin. Chú ý nhấn giọng những từ ngữ quan trọng.
- GV nhận xét, tuyên dương những HS đọc đúng nhất.
- HS kết hợp đọc thầm
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu. 
- HS đọc cá nhân, đồng thanh.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn 
- HS đọc các từ được chú giải cuối bài. 
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm đọc từng đoạn
- Cá nhân các nhóm thi đọc với nhau
- Các nhóm thảo luận trao đổi về nội dung bài.
- 1 HS đọc câu hỏi , các HS khác trả lời
- Tin 1: Vận động viên Nguyễn Thu Hiền vừa đạt huy chương vàng môn trường quyền.
- Tin 2: Ban tổ chức SEA Games 22 đã chọn Trâu Vàng là biểu tượng của đại hội.
- Tin 3: Am- xtơ- rông lại đoạt giải vô địch vòng đua nước Pháp.
- Am- xtơ- rông là người có ý chí và nghị lực, nhờ vậy anh đã làm được những điều phi thường.
- Tin thời sự, giá cả thị trường, văn hoá giáo dục, dự báo thời tiết
- HS thi đọc các bản tin.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét những HS đọc đúng nhất
IV
 CỦNG CỐ –DẶN DÒ
- Bài hôm nay cho em biết những bản tin thể thao nào?
- GV nhận xét tiết học; khen ngợi những HS đọc tốt, hiểu bài. Nhắc HS về nhà tìm đọc các tin thể thao, nhớ lại một trận thi đấu thể thao để chuẩn bị cho tiết TLV tới.
Tiết 2 	Toán
DIỆN TÍCH CỦA MỘT HÌNH
I. MỤC TIÊU
	* Giúp học sinh:
	- Bước đầu làm quen với khái niệm diện tích, có biểu tượng về điện tích thông qua bài toán so sánh điện tích của các hình.
	- Có biểu tượng về diện tích bé hơn, điện tích bằng nhau.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Các hình minh hoạ trong SGK.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP 
 1. KIỂM TRA BÀI CŨ:
	- Gọi HS lên bảng sửa bài tập 2/149.
	- Nhận xét và cho điểm học sinh.
 2. GIỚI THIỆU BÀI MỚI: Bài học hôm naysẽ giúp các em làm quen với một khái niệm mới trong toán học đó là diện tích của một hình.
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1
2
Giới thiệu về điện tích của một hình.
a) Ví dụ 1:
- GV đưa ra trước lớp một hình tròn như SGK và hỏi: Đây là hình gì?
- GV tiếp tục đưa ra một hình chữ nhật như SGK và hỏi: Đây là hình gì?
- Cô đặt hình chữ nhật lên trên hình tròn thì thấy hình chữ nhật nằm trọn trong hình tròn (không bị thừa ra ngoài), khi đó ta nói diện tích hình chữ nhật bé hơn hình tròn.
b) Ví dụ 2:
- GV đưa hình A sau đó hỏi: Hình A có mấy ô vuông? 
- Ta nói diện tích hình vuông bằng 5 ô vuông.
- GV đưa hình B sau đó hỏi: Hình B có mấy ô vuông? 
- Vậy diện tích hình B bằng mấy ô vuông?
- Nói: Diện tích hình A bằng 5 ô vuông, diện tích hình B bằng 5 ô vuông nên ta nói diện tích hình A bằng điện tích hình B.
c) Ví dụ 3 :
- GV đưa hình P sau đó hỏi: Hình P có mấy ô vuông? 
- GV dùng kéo cắt hình P thành 2 hình M và N như SGK, vừa thao tác vừa nêu: tách hình P thành 2 hình M và N. Em hãy nêu số ô vuông có trong mỗi hình M và N.
- Lấy số ô vuông của hình M cộng với số ô vuông của hình N thì được bao nhiêu ô vuông?
- 10 ô vuông là điện tích của hình nào trong các hình P, M, N?
- Khi đó ta nói diện tích hình P bằng tổng diện tích của hình M và hình N.
Luyện tập
Bài 1:
- Yêu cầu HS cả lớp quan sát hình.
- Gọi HS đọc các ý a, b, c trước lớp.
- Diện tích hình tam giác ABC lớn hơn diện tích hình tứ giác ABCD, đúng hay sai? vì sao?
- Diện tích hình tam giác ABC bé hơn diện tích hình tứ giác ABCD, đúng hay sai vì sao?
- Di

File đính kèm:

  • docGA_T28.doc