Giáo án Lớp 3 - Tuần 27 (Buổi 1) - Năm học 2015-2016

Tiết 53: ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II (T3)

I. MỤC TIÊU:

- Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 65 tiếng/phút); trả lời được 1 CH về nội dung đọc.

- Báo cáo được 1 trong 3 nội dung nêu ở BT2 (về học tập hoặc về lao động, về công tác khác).

- HS say mê học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Phiếu bắt thăm.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Giới thiệu bài:

2.Ôn tập đọc:

- Đọc thêm các bài Tập đọc trong SGK: Người trí thức yêu nước (T21), Chiếc máy bơm (T22)

- GV theo dõi hướng dẫn.

- Gọi HS bốc thăm chuẩn bị bài.

- Yêu cầu đọc và trả lời câu hỏi.

- Nhận xét.

3. Bài tập 2:

- HS đọc nối tiếp câu đoạn.

- 2HS đọc bài.

- HS chuẩn bị bài.

- Đọc bài trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS nêu yêu cầu. - HS nêu yêu cầu bài tập.

 - HS đọc lại mẫu báo cáo đã học ở tuần 20 (T.20)

- GV hỏi. - Những điểm khác là.

+ Yêu cầu báo cáo này có gì khác với yêu cầu của báo cáo đã được học ở tiết TLV tuần 20 ? - Người báo cáo là chi đội trưởng.

 + Người nhận báo cáo là cô tổng phụ trách.

 + Nội dung thi đua

- GV nhắc HS chú ý thay đổi lời "Kính gửi " bằng "Kính thưa." + Nội dung báo cáo: HT, LĐ thêm ND về công tác khác.

- GV yêu cầu HS làm việc theo tổ - HS làm việc theo tổ theo ND sau:

 + Thống nhất kết quả hoạt động của chi đội trong tháng qua.

 + Lần lượt từng thành viên đóng vai báo cáo.

- GV gọi các nhóm. - Đại diện các nhóm thi báo cáo trước lớp.

- GV nhận xét. - HS nhận xét.

C. CỦNG CỐ DẶN DÒ:

- Nêu lại ND bài?

- Về nhà chuẩn bị bài sau.

 

doc16 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 463 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 - Tuần 27 (Buổi 1) - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Nhận biết được phép nhân hoá, các cách nhân hoá (BT2 a/b).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Phiếu bài đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Giới thiệu bài - ghi đầu bài.
2. Ôn tập kiểm tra đọc:
- Đọc thêm các bài Tập đọc trong SGK: Trên đường mòn Hồ Chí Minh (T20)
- GV theo dõi hướng dẫn.
- Gọi HS bốc thăm chuẩn bị bài.
- Yêu cầu đọc và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét.
3. Bài tập 2:
- HS đọc nối tiếp câu đoạn.
- 2HS đọc bài.
- HS chuẩn bị bài.
- Đọc bài trả lời câu hỏi.
- Yêu cầu đọc đầu bài.
- HS đọc thành tiếng các câu hỏi a,b,c
- GV yêu cầu HS thảo luận.
- HS trao đổi theo cặp. 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- GV nhận xét.
- HS nhận xét.
Sự vật được nhân hoá 
Từ chỉ đặc điểm của con người 
Từ chỉ hoạt động của con người
Làn gió 
Mồ côi
Tìm, ngồi
Sợi nắng 
Gầy
Run run, ngũ
b. nối
Làn gió
Giống 1 người bạn ngồi trong vườn cây
Giống một người gầy yếu
Sợi nắng
Giống một bạn nhỏ mồ côi
c. Tác giả bài thơ rất yêu thương, thông cảm với những đứa trẻ mồ côi, cô đơn; những người ốm yếu , không nơi nương tựa.
4. Củng cố dặn dò:
 - Nhận xét tiết học, nêu những HS chưa đạt khi kiểm tra. 
 - Về nhà chuẩn bị bài sau. 	 
___________________________________
Toán:
Tiết 131: CÁC SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU: 
- Biết các hàng: hàng chục nghìn, hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị.
- Biết viết và đọc các số có năm chữ số trong trường hợp đơn giản (không có chữ số 0 ở giữa).( Bài 1, bài 2, bài 3) (tr140).
- HS say mê học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ.
III. CÁC HĐ DẠY - HỌC:
A. KIỂM TRA: 
- GV viết 4348; 2549
- Nhận xét.
B. BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài: 
2. Số có 5 chứ số:
a. Giới thiệu số 42316
- HS đọc.
b. GV giới thiệu: Coi mỗi thẻ ghi số 10000 là 1 chục nghìn, vậy có mấy chục nghìn ?
- Có bốn chục nghìn.
- Có bao nhiêu nghìn ?
- Có 2 nghìn. 
- Có bao nhiêu trăm ?
- Có 3 trăm.
- Có bao nhiêu chục, bao nhiêu đơn vị?
- Có 1 chục, 6 đơn vị.
- GV gọi HS lên bảng viết số chục nghìn, số nghìn, số trăm, chục, đơn vị vào bảng số.
- 1HS lên bảng viết.
c. Giới thiệu cách viết số 42316:
- GV: Dựa vào cách viết số có 4 chữ số, bạn nào có thể viết số có 4 chục nghìn, 2nghìn, 3 trăm, 1chục, 6 đơn vị ?
- 2HS lên bảng viết + lớp viết bảng con 43216
- HS nhận xét 
+ Số 42316 là số có mấy chữ số ?
- Số 42316 là số có 5 chữ số.
+ Khi viết số này chúng bắt đầu viết từ đâu ?
- Viết từ trái sang phải: Từ hàng cao nhất đến hàng thấp nhất.
- Nhiều HS nhắc lại.
d. Giới thiệu cách đọc số 42316. 
+ Bạn nào có thể đọc được số 42316
- 1 - 2 HS đọc: Bốn mươi hai nghìn ba trăm mười sáu.
+ Cách đọc số 42316 và số 2316 có gì giống và khác nhau.
- Giống nhau: Đều đọc từ hàng trăm đến hết.
- Khác nhau ở cách đọc phần nghìn.
- GV viết bảng 2357 và 3257 
 8795 và 38795
 3876 và 63876
3. Thực hành:
Bài 1: 
- GV gọi HS nêu yêu cầu. 
- HS nêu yêu cầu bài tập. 
- Yêu cầu HS nêu cách làm, làm vào SGK.
- HS làm bài. 
+ 24312.
- GV gọi HS đọc bài. 
+ Đọc: Hai mươi tư nghìn ba trăm mười hai.
- GV nhận xét.
- HS nhận xét.
 Bài 2:
- GV gọi HS nêu yêu cầu. 
- HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm vào SGK.
- HS làm bài:
Viết
Đọc
35187
Ba mươi năm nghìn một trăm tám mươi bảy 
94361
Chín mươi tư nghìn ba trăm sáu mươi mốt 
57136
Năm mươi bảy nghìn ,một trăm ba mươi sáu
15411
Mười năm nghìn bốn trăm mười một.
- GV nhận xét. 
Bài 3: 
- GV gọi HS nêu yêu cầu.
- HD HS làm bài.
- Chú ý HS chậm.
- 2HS nêu yêu cầu.
- HS đọc theo cặp. 
- GV gọi HS đọc trước lớp. 
- 4 - 5 HS đọc trước lớp. 
+ Hai mươi ba nghìn một trăm mười sáu.
+ Mười hai nghìn bốn trăm hai mươi bảy..
- GV nhận xét. 
- HS nhận xét. 
 Bài 4**: 
- GV gọi HS nêu yêu cầu. 
- HS nêu yêu cầu 
- Yêu cầu HS làm bài.
- HS làm SGK.
- GV gọi HS nêu kết quả. 
- 3HS nêu kết quả 
+ 80000, 90000
+ 25000, 26000,27000
- GV nhận xét.
+ 23300, 23400,23500
C. CỦNG CỐ DẶN DÒ :
- Nêu cách đọc và viết số có 5 chữ số ?
- Đánh giá tiết học, dặn về nhà chuẩn bị bài sau.
__________________________________________________________________
 Ngày soạn: 13/3/2016
 Ngày giảng: Thứ ba ngày 15/3 /2016
BUỔI 1:
Toán:
Tiết 132: LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU: 
- Biết cách đọc, viết các số có năm chữ số.
- Biết thứ tự của các số có năm chữ số.
- Biết viết các số tròn nghìn (từ 10000 đến 19000) vào dưới mỗi vạch của tia số.
 ( Bài 1, bài 2, bài 3, bài 4) (tr142).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. KIỂM TRA BÀI CŨ: 	
- GV đọc 12856; 54799. 
- GV nhận xét.
B. BÀI MỚI:
- HS viết bảng con.
1. Giới thiệu bài:
2. Thực hành :
 Bài 1 ( 142): 
- GV gọi HS nêu yêu cầu. 
- HS nêu yêu cầu bài tập. 
- Yêu cầu HS làm SGK + 1 HS lên 
- HS làm bài.
bảng làm. 
45913: Bốn mươi năm nghìn chính trăm mười ba. 
63721: Sáu mươi ba nghìn bảy trăm hai mốt 
47535: Bốn mươi bảy nghìn năm trăm ba mươi năm.
- GV gọi HS nêu kết quả - nhận xét. 
- HS đọc bài.
- GV nhận xét.
- HS nhận xét. 
 Bài 2 (142):
- GV gọi HS nêu yêu cầu. 
- HS nêu yêu cầu bài tập. 
- Yêu cầu HS cả lớp làm vào SGK, 1 HS lên bảng giải.
+ Chín mươi bảy nghìn một trăm bốn mươi năm. 
- HDHS chậm.
+ 27155
+ Sáu mươi ba nghìn hai trăm mười một. 
+ 89371
- GV gọi HS đọc bài. 
- 3 - 4 HS đọc. 
- GV nhận xét. 
- HS nhận xét. 
 Bài 3(142): 
- GV gọi HS nêu yêu cầu. 
- HS nêu yêu cầu bài tập. 
- Yêu cầu HS làm vào vở. 
a. 36522; 36523; 36524; 36525, 36526.
- 1HS lên bảng làm.
b. 48185, 48186, 48187, 48188, 48189.
c. 81318, 81319; 81320;81321, 81322, 81223.
- GV gọi HS đọc bài. 
- 3 - 4 HS đọc bài - nhận xét 
 Bài 4 (142): 
- GV gọi HS nêu yêu cầu. 
- HS nêu yêu cầu bài tập. 
- Yêu cầu làm SGK - nêu kết quả. 
12000; 13000; 14000; 15000; 16000; 17000; 18000; 19000.
- GV nhận xét.
 C. CỦNG CỐ DẶN DÒ:
- Nêu cách đọc số có 5 chữ số ?
- Về nhà chuẩn bị bài sau.
Chính tả:
Tiết 53: ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II (T3)
I. MỤC TIÊU:
- Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 65 tiếng/phút); trả lời được 1 CH về nội dung đọc.
- Báo cáo được 1 trong 3 nội dung nêu ở BT2 (về học tập hoặc về lao động, về công tác khác).
- HS say mê học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Phiếu bắt thăm. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Giới thiệu bài: 
2.Ôn tập đọc:
- Đọc thêm các bài Tập đọc trong SGK: Người trí thức yêu nước (T21), Chiếc máy bơm (T22)
- GV theo dõi hướng dẫn.
- Gọi HS bốc thăm chuẩn bị bài.
- Yêu cầu đọc và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét.
3. Bài tập 2:
- HS đọc nối tiếp câu đoạn.
- 2HS đọc bài.
- HS chuẩn bị bài.
- Đọc bài trả lời câu hỏi.
- GV gọi HS nêu yêu cầu. 
- HS nêu yêu cầu bài tập. 
- HS đọc lại mẫu báo cáo đã học ở tuần 20 (T.20)
- GV hỏi. 
- Những điểm khác là.
+ Yêu cầu báo cáo này có gì khác với yêu cầu của báo cáo đã được học ở tiết TLV tuần 20 ? 
- Người báo cáo là chi đội trưởng. 
+ Người nhận báo cáo là cô tổng phụ trách. 
+ Nội dung thi đua 
- GV nhắc HS chú ý thay đổi lời "Kính gửi" bằng "Kính thưa.." 
+ Nội dung báo cáo: HT, LĐ thêm ND về công tác khác. 
- GV yêu cầu HS làm việc theo tổ 
- HS làm việc theo tổ theo ND sau:
+ Thống nhất kết quả hoạt động của chi đội trong tháng qua.
+ Lần lượt từng thành viên đóng vai báo cáo.
- GV gọi các nhóm.
- Đại diện các nhóm thi báo cáo trước lớp. 
- GV nhận xét.
- HS nhận xét.
C. CỦNG CỐ DẶN DÒ: 
- Nêu lại ND bài? 
- Về nhà chuẩn bị bài sau.
_____________________________________
Hoạt động giáo dục đạo đức:
Tiết 27: TÔN TRỌNG THƯ TỪ, TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC (T2)
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được một vài biểu hiện về tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
- Biết: Không được xâm phạm thư từ, tài sản của người khác.
- Thực hiện tôn trọng thư từ, nhật kí, sách vở, đồ dùng của bạn bè và mọi người.
- Biết: Trẻ em có quyền được tôn trọng bí mật riêng tư. Nhắc mọi người cùng thực hiện.
II. TÀI LIỆU PHƯƠNG TIỆN:
- Thẻ màu.
III. TIẾN TRÌNH:
- HS lấy đồ dùng. 
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: 
1. Khởi động:
- Lớp hát một bài.
2. Giới thiệu bài:
3. Học sinh đọc mục tiêu:
4. Bài mới:
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
*Hoạt động 1: Nhận xét hành vi.
* Mục tiêu: HS có kĩ năng nhận xét những hành vi liên quan đến tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
* Tiến hành:
- GV phát phiếu giao việc có ghi các tình huống lên bảng.
- HS nhận xét tình huống sau đó từng cặp HS thảo luận để nhận xét xem hành vi nào sai.
- GV gọi HS trình bày. 
- Đại diện 1 số cặp trình bày. 
- HS nhận xét.
* GV kết luận về từng nội dung. 
+ Tình huống a: sai
+ Tình huống b: đúng
+ Tình huống c: sai
* Hoạt động 2: Đóng vai.
* Mục tiêu: HS có kĩ năng thực hiện 1 số hành động thể hiện sự tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
* Tiến hành: 
- GV yêu cầu các nhóm thực hiện trò chơi đóng vai theo tình huống đã ghi trong phiếu.
- HS nhận tình huống.
- HS thảo luận theo nhóm bằng đóng vai trong nhóm.
- GV gọi các nhóm trình bày. 
- 1 số nhóm trình bày trò chơi trước lớp 
- HS nhận xét.
* GV kết luận:
- TH1: Khi bạn quay về lớp thì hỏi mượn chứ không tự ý lấy đọc.
- TH 2: Khuyên ngăn các bạn không làm hỏng mũ của người khác và nhặt mũ trả lại cho Thịnh.
* Kết luận chung: Thư từ, tài sản của mỗi người thuộc về riêng họ, không ai được xâm phạm.  
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: 
 - Về nhà biết nói với người thân cần tôn trọng thư từ và tải sản của người khác.
D. ĐÁNH GIÁ:
- GV nhận xét chung giờ học.
___________________________________________ 
Tự nhiên và xã hội:
Tiết 53: CHIM
( Tích hợp GDBVMT)
I. MỤC TIÊU: 	
- Nêu được ích lợi của chim đối với con người.
- Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được các bộ phận bên ngoài của chim.
- Biết chim là ĐV có xương sống. Tất cả các loài chim đều có lông vũ, có mỏ, hai cánh và hai chân. 
- Nêu NX cánh và chân của ĐV chim bay (đại bàng), chim chạy (đà điểu).
- Có ý thức bảo vệ sự đa dạng của các loài vật trong tự nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các hình trong SGK. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. KIỂM TRA:
- Nêu ích lợi của cá ?
- Nhận xét đánh giá.
B. BÀI MỚI:
1. Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.
* Mục tiêu: Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con chim được quan sát.
* Cách tiến hành:
- Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- HS nêu ý kiến.
+ GV yêu cầu HS quan sát các hình trong SGK và nêu câu hỏi thảo luận:
- HS thảo luận theo nhóm. Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo câu hỏi.
- Chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của con chim? Nhận xét về độ lớn của chúng.
- Bên ngoài cơ thể chim thường có gì bảo vệ? Bên trong có xương sống không?
- Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Đại diện các nhóm lên trình bày. 
- HS nhận xét.
- GV hãy rút ra đặc điểm chung của các loài chim? 
* Kết luận: Chim là động vật có xương sống. Tất cả các loài chim đều có lông vũ, có mỏ, 2 cánh và chân.
- Nhiều HS nêu.
2. Hoạt động 2: Làm việc với các tranh ảnh sưu tầm được.
* Mục tiêu: Giải thích được tại sao không nên săn bắt, phá tổ chim. 
* Cách tiến hành:
- Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Các nhóm trưởng điều khiển các bạn phân loại những tranh ảnh về loài chim đã sưu tầm được.
+ GV yêu cầu HS thảo luận: Tại sao chúng ta không nên săn bắt hoặc phá tổ chim ?
- HS thảo luận.
- Bước 2: Làm việc cả lớp. 
- Yêu cầu trình bày kết quả.
- Các nhóm trưng bày bộ sưu tập trước lớp.
- GV cùng lớp nhận xét.
- Đại diện nhóm thi dẫn thuyết.
* GV cho HS chơi trò chơi " Bắt chước tiếng chim hót"
- GV nêu tên trò chơi, cách chơi
- HS chơi trò chơi:
C. CỦNG CỐ DẶN DÒ: 
+ Em Cần làm gì để bảo vệ các loại chim?
- Về thực hành bảo vệ loài chim, chuẩn bị bài sau.
- HS liên hệ bản thân.
__________________________________________________________________
 Ngày soạn: 15/3 /2016
 Ngày giảng: Thứ năm ngày 17/3 /2016
BUỔI 1:
Toán:
Tiết 134: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Biết cách đọc, viết các số có năm chữ số (trong năm chữ số đó có chữ số 0).
- Biết thứ tự của các số có năm chữ số.
- Làm tính với số tròn nghìn, tròn trăm.( Bài 1, bài 2, bài 3, bài 4) (tr145).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. KIỂM TRA: 
- GV viết bảng: 49037; 12062; 94710 
- GV nhận xét.
B. BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài:
2. Thực hành:
 Bài 1: 
- HS đọc.
- GV gọi HS nêu yêu cầu. 
- HS nêu yêu cầu bài tập. 
- Yêu cầu làm bài miệng.
+ Mười sáu nghìn năm trăm. 
+ Sáu mươi hai nghìn không trăm linh bảy. 
+ Sáu mươi hai nghìn không trăm bảy mươi.
- GV gọi HS đọc bài, nhận xét. 
+ Bảy mươi mốt nghìn không trăm mười. 
- GV nhận xét.
+ Bảy mươi mốt nghìn không trăm linh một.
 Bài 2: 
- GV gọi HS nêu yêu cầu.
- Thực hiện viết thế nào? 
- HS nêu yêu cầu bài tập. 
- GV đọc cho HS làm bảng con. 
- HS viết bảng con.
+ 87105
+ 87001
- GV gọi HS đọc bài. 
+ 87500
- GV nhận xét.
+ 87000
 Bài 3: 
- GV gọi HS nêu yêu cầu. 
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- HD làm bài bảng lớp.
- HDHS còn lúng túng.
- HS dùng thước kẻ nối số đã cho vào tia số.
- GV gọi HS đọc kết quả.
- HD đọc kết quả.
- GV nhận xét.
- HS nhận xét.
 Bài 4: 
- GV gọi HS nêu yêu cầu. 
- HS nêu yêu cầu. 
- Yêu cầu HS tính nhẩm. 
4000 + 500 = 4500
6500 - 500 = 6000
300 + 2000 2 = 300 +4000
 = 4300
- GV gọi HS đọc bài.
- 3 - 4 HS đọc. 
- GV nhận xét.
- Nhận xét.
C. CỦNG CỐ DẶN DÒ:
- Yêu cầu đọc số 92119?
- HS đọc nêu cách đọc.
- Về nhà luyện đọc các số có nhiều chữ số, chuẩn bị bài sau.
_____________________________
 Tập làm văn:
Tiết 27: ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I (T6)
I. MỤC TIÊU:
- Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 65 tiếng/phút); trả lời được 1 CH về nội dung đọc.
- Viết đúng các âm, vần dễ lẫn trong đoạn văn (BT2).
- HS say mê học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Phiếu bắt thăm.
III. CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài 
2. Ôn tập kiểm tra:
- Đọc thêm các bài Tập đọc trong SGK: Ngày hội rừng xanh (T25), Đi hội chùa hương (T26)
- Gọi HS bốc thăm các bài đọc.
- Yêu cầu HS đọc bài.
- Nhận xét.
3. Bài tập 2:
- HS luyện đọc nối tiếp câu đoạn.
- Chuẩn bị bài.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- GV gọi HS nêu yêu cầu. 
- HS nêu yêu cầu bài tập. 
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn. 
- GV yêu cầu HS làm vào vở.
- HS làm bài. 
- GV đính bảng phụ lên bảng. 
- 3 nhóm HS lên bảng thi tiếp sức. 
- HS nhận xét.
- GV nhận xét - chốt bài giải đúng 
Tôi đi qua đình. Trời rét đậm, rét buốt. Nhìn thấy cây ngất ngưởng trụi lá trước sân đình, tôi tính thầm "A, còn ba hôm nữa lại Tết, Tết hạ cây nêu !'. Nhà nào khá giả lại gói bánh chưng. Nhà tôi thì không biết Tết hạ cây nêu là cái gì. Cái tôi mong nhất bây giờ là ngày làng vào đám. Tôi bấm đốt tay; mười một hôm nữa.
4. Củng cố dặn dò:
- Đánh giá tiết học. Dặn HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng các bài đã học.
________________________________
Luyện từ và câu:
Tiết 27: KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II 
Đề bài: 
1. Đọc thành tiếng 
- Đọc một đoạn bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 26
2. Đọc thầm và làm bài tập : 
Đọc thầm bài “ Ông tổ nghề thêu “ ( Tiếng Việt 3, tập 2, trang 22,23)
Làm bài tập : khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng :
Câu 1: Vua Trung Quốc nghĩ ra cách gì để thử tài sứ thần Việt nam
Dựng một cáI lầu cao,mời sứ thần Việt Nam lên chơi, cất thang . Lầu chỉ có pho tượng Phật, hai cái lọng,một bức trướng thêu ba chữ “ Phật trong lòng” và một vò nước.
Mời sứ thần đến chơi, có pho tượng Phật, bức trướng thêu ba chữ.
Cả hai ý trên đều đúng.
Câu 2: Vì sao Trần Quốc Khái được suy tôn là ông tổ nghề thêu?
Vì Trần Quốc Khái được triều đình cử đi sứ bên Trung Quốc.
Vì Trần Quốc Khái truyền dạy cho dân nghề thêu và nghề làm lọng.
Vì vua Trung Quốc khen ông là người có tài đặc biệt
Câu 3: Trong câu “ Chị mây vừa kéo đến. Ông sấm vỗ tay cười”. Các sự vật được gọi bằng gì?
Chị, ông
Chị mây, ông sấm
Cả hai ý trên đều đúng
Câu 4: Bộ phận in đậm trong câu : “ ở Trung Quốc, Trần Quốc Khái học được nghề thêu”. trả lời cho câu hỏi nào?
A. Khi nào? B. Vì sao? C. ở đâu?
________________________________
Tiếng Việt(TC):
Tiết 3: LUYỆN VIẾT 
I. MỤC TIÊU:
 - Nghe-viết đúng bài chính tả bài: Hội đua voi ở Tây Nguyên (từ đầu đến mặc áo xanh da trời). Trình bày đúng hình thức văn suôi
 - Biết viết một đoạn văn ngắn (khoảng 7 câu) kể về một anh hùng chống ngoại xâm mà em biết.
- HS cẩn thận trong khi viết bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- VBT Seqap.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
 - GVNX chốt lại.
3. Dạy bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Viết chính tả bài: Hội đua voi ở Tây Nguyên
- Viết: - GV đọc 
- Khi viết đoạn văn ta cần lưu ý gì?
* Đọc cho HS viết:
- GV đọc chậm mỗi câu đọc 3 lần 
- GV đi kiểm tra uốn nắn HS viết
- Lớp hát 1 bài.
- HS khác nhận xét
- HS theo dõi trong sách.
- Viết lùi vào một chữ khi xuống dòng, viết hoa sau dấu chấm.
- HS ngồi ngay ngắn nghe - viết
c) Tập làm văn:
- GV nêu câu hỏi gợi ý.
- Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 7 câu) kể về một anh hùng chống ngoại xâm mà em biết.
* Gợi ý :
* Gợi ý :
+ Người anh hùng đó tên là gì ? ở đâu ? (Em có thể chọn kể về một người anh hùng mà em biết qua bài tập đọc, chính tả đã học, qua sách báo, truyện kể,)
+ Người anh hùng đó đã tham gia chống giặc ngoại xâm nào ?
+ Thành tích nổi bật của người anh hùng chống ngoại xâm đó là gì ?
+ Em có suy nghĩ gì về tấm gương của người anh hùng đó ?
 - Gọi HS làm mẫu miệng từng câu hỏi gợi ý.
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi 
- Đại diện nhóm đọc. 
- GV nhận xét sửa câu cho HS
- Yêu cầu HS làm bài vào vở
c. Nhận xét, chữa bài:
- GV đọc lại bài 
- Nhận xét 3 - 5 bài 
 4. Củng cố, dặn dò: 
- GV hệ thống ND bài.
- GVNX tiết học 
 - HS nêu yêu cầu bài tập và câu hỏi gợi ý
- Vài HS nêu
- Đại diện mỗi nhóm đọc bức thư nhóm mình viết.
- Cả lớp nhận xét bình chọn
- Học sinh viết bài vào Vở
- HS lắng nghe
Tham khảo :
Ông Trần Hưng Đạo là người anh hùng dân tộc có công lao to lớn trong công cuộc chống ngoại xâm trên đất nước ta. Ông là một vị chỉ huy có tài, đã từng thống lĩnh quân đội thời nhà Trần hai lần đánh tan quân Nguyên xâm lược. Dưới sự lãnh đạo của ông, quân dân ta đã lập nên chiến công lẫy lừng trên sông Bạch Đằng. Hàng trăm chiến thuyền cùng hàng ngàn quân giặc bị nhấn chìm dưới dòng sông sâu. Em rất tự hào vì dân tộc ta có những người con ưu tú như ông Trần Hưng Đạo 
__________________________________________________________________
 	 Ngày soạn: 16/3 /2016
 Ngày giảng: Thứ sáu ngày 18/3 /2016
Toán:
Tiết 135: SỐ 100000 - LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU:
- Biết số 100000.
- Biết cách đọc, viết và thứ tự các số có năm chữ số.
- Biết số liền sau của số 99999 là số 100000.( Bài 1, 2,3 (dòng 1, 2, 3), bài 4) (TR,147).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. KIỂM TRA: 
- GV đọc cho HS viết 42609; 80321
- GV nhận xét.
B. BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài:
2. Giới thiệu số 100 000:
- HS viết bảng con.
- GV yêu cầu HS lấy 8 thẻ ghi số
10 000.
- HS thao tác theo yêu cầu của GV. 
+ Có mấy chục nghìn.
- Có 8 chục nghìn.
- GV yêu cầu HS lấy thêm 1 thẻ có ghi 10000 đặt vào cạnh 8 thẻ số lúc trước. 
- HS thao tác. 
+ 8 chục nghìn thêm 1 chục nghìn nữa là mấy chục nghìn ?
- Là chín chục nghìn. 
- GV yêu cầu HS lấy thêm 1 thẻ ghi 10000 đặt cạnh vào 9 thẻ lúc trước.
- HS thao tác.
+ 9 chục nghìn thêm 1 chục nghìn nữa là mấy chục nghìn ?
- Là mười chục nghìn. 
- GV hướng dẫn cách viết: 100000 
+ Số 100 nghìn gồm mấy chữ số? 
- Gồm 6 chữ số.
- GV: Mười chục nghìn gọi là một trăm nghìn.
- Nhiều HS nhắc lại.
3. Thực hành:
 Bài 1 (146):
- GV gọi HS nêu yêu cầu. 
- HS nêu yêu cầu bài tập. 
- Yêu cầu HS làm bài bảng lớp. 
- 1 em lên bảng, lớp làm bài SGK.
a. 30000, 40000; 60000, 70000, 90000
b. 13000, 14000, 15000, 17000, 18000
- GV gọi HS đọc bài. 
c. 18300, 18400, 18500, 18600.
- GV nhận xét. 
d. 18237; 18238; 18239, 18240
 Bài 2 (146):
- GV gọi HS nêu yêu cầu. 
- HS nêu yêu cầu bài tập. 
- Yêu cầu HS làm vào SGK.
 50 000, 60000, 70000, 80000, 90000.
- GV gọi HS nhận xét. 
- GV nhận xét.
 Bài 3 (146): 
- GV gọi HS nêu yêu cầu. 
- Yêu cầu làm vào SGK.
- HS nêu yêu cầu. 
- HS làm bài.
Số liền trước
Số đã cho
Số liền sau
12533
12534
12535
43904
43905
43906
62369
62370
62371
- Nhận xét đánh giá.
39998
39999
40000
 Bài 4 (146):
-

File đính kèm:

  • docTUAN 27 BUOI 1.doc