Giáo án Lớp 3 - Tuần 26 - Năm học 2020-2021 - Trần Thị Tuyết

CHÍNH TẢ

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 3)

I. Yêu cầu cần đạt:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 65 tiếng/phút; HSNK đọc tương đối lưu loát; tốc độ đọc khoảng trên 65 tiếng/phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đọc.

- Báo cáo được một trong 3 nội dung nêu ở BT2 (về học tập, hoặc về lao động, về công tác khác).

2. Năng lực, phẩm chất:

- Góp phần hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực thẩm mĩ.

- Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học.

- Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ.

II. Các hoạt động dạy - học:

1. Khởi động: 5’

- GV cho HS chơi trò chơi truyền điện nói một câu nhân hóa sự vật.

- GV nhận xét.

- Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học.

2. Thực hành, luyện tập: 28’

a. Kiểm tra tập đọc (số HS còn lại)

- Từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc, sau đó ôn bài 1-2 phút.

- HS đọc một đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu và TLCH. GV nhận xét.

- Những em nào chưa đạt cho HS tiếp tục về nhà học hôm sau kiểm tra lại.

b. Hướng dẫn làm bài tập (BT2).

- Đóng vai với chi đội trưởng báo cáo với thầy cô tổng phụ trách kết quả thi

đua “Xây dựng Đội vững mạnh”.

- 1HS đọc yêu cầu của bài tập. HS đọc lại mẫu báo cáo đã học ở tuần 20.

- GV hỏi: Yêu cầu của báo cáo này có gì khác với yêu cầu của báo cáo đã học đư¬ợc ở tiết TLV tuần 20?

 + Người báo cáo là chi đội trưởng. Người nhận báo cáo là thầy (cô) tổng phụ trách.

 + Nội dung thi đua: Xây dựng đội vững mạnh.

 + Nội dung báo cáo: Về học tập, về lao động, thêm nội dung về công tác khác.

- Các tổ làm việc theo các bước:

 + Thống nhất kết quả hoạt động của chi đội trong tháng qua.

 + Lần lượt từng bạn trong tổ đóng vai chi đội trưởng.

 + Đại diện các nhóm thi trình bày báo cáo trước lớp.

 + Cả lớp và GV bổ sung, nhận xét các tiêu chuẩn: báo cáo đủ thông tin, rõ rang, rành mạch, đàng hoàng, tự tin, bình chọn bạn đóng vai chi đội trưởng giỏi nhất.

4. Vận dụng: 5’

- HS báo cáo vài nét về các hoạt động của em trong tuần qua.

- HS tự đánh giá em đã học được những gì qua tiết học.

- GV nhận xét, yêu cầu HS về nhà tiếp tục ôn tập.

 

doc13 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 14/03/2024 | Lượt xem: 9 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 - Tuần 26 - Năm học 2020-2021 - Trần Thị Tuyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ới thiệu cách viết số 42 316; cả lớp viết vào vở nháp. 
 	+ Số 42316 có mấy chữ số? Khi viết số này chúng ta bắt đầu viết từ đâu ? 
+ Cách đọc số 42 316 và 2 316 có gì giống và khác nhau?
- GV chốt ý và yêu cầu HS đọc cặp số: 2 357; 42 357.
3. Thực hành, luyện tập. 13’
Bài 1: - HS tự điền vào ô trống theo mẫu.(Cá nhân)
 Hàng
Chụcnghìn
Nghìn
Trăm
Chục
Đơn vị
10 000
 1000
 100
 10
 1
10 000
 1000
 100

 1
10 000
 1000


 1




 1
 3
 3
 2
 1
 4
- Viết số: 33214. - Đọc số: Ba mươi ba nghìn hai trăm mười bốn.
- GV giải thích mẫu. Luyện đọc số, viết số.
Bài 2: (Nhóm 2)- Cho HS nhận xét: số 68 352 có mấy chục nghìn, mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị? HS viết số rồi đọc số theo mẫu.
Bài 3: (Cá nhân)Cho HS lần lượt đọc từng số theo hình thức nối tiếp.
- GV ghi bảng các số có 5 chữ số để HS luyện đọc 
4. Vận dụng: 5’
- HS đọc và viết số có 5 chữ số theo cặp đôi
- HS nêu nội dung tiếp thu được qua bài học. Đánh giá tiết học.
- Dặn HS luyện tập thêm.
TẬP VIẾT
ÔN CHỮ HOA T
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức, kĩ năng:
	- Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa T (1 dòng), D, Nh (1 dòng); viết đúng tên riêng Tân Trào (1 dòng) và câu ứng dụng Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
	- HSNK viết đúng và đủ các dòng (tập viết trên lớp) trong trang vở TV3.
2. Năng lực, phẩm chất:
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực thẩm mĩ. 
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học.
- Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ.
II. Đồ dùng dạy - học: Mẫu chữ viết hoa T. Tên riêng và câu ứng dụng trong bài viết trên dòng kẻ ô li. 
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Khởi động: 5’ 
- Giáo viên tổ chức trò chơi “Ai nhanh – Ai đẹp” thi viết từ: Sầm Sơn 
- Giáo viên giới thiệu bài - HS viết mục bài vào vở. Giáo viên nêu mục tiêu bài học.
2. Thực hành, luyện tập: 25’
a. Luyện viết chữ hoa:
- HS tìm các chữ hoa có trong bài: T, D, N (Nh).
- GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ. 
- HS tập viết vào bảng con: T
b. Luyện viết từ ứng dụng (tên riêng):
- HS đọc tên riêng (Tân Trào). 
- GV giới thiệu và viết mẫu tên riêng theo cỡ nhỏ. HS tập viết vào bảng con.
c. Luyện viết câu ứng dụng: 
- HS đọc câu ứng dụng:
- GV giúp HS hiểu nội dung câu ca dao.
- HS tập viết ở trên bảng con, các chữ: Tân Trào, giỗ Tổ.
d. Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết.
- GV nêu yêu cầu bài viết. HS viết bài, GV theo dõi, nhắc nhở.
- Chấm, chữa bài: GV chấm bài của một số HS rồi nhận xét.
3. Vận dụng. 5’
- HS viết một tên riêng có âm T đứng đầu
- Nhắc HS luyện viết thêm trong vở TV để rèn chữ đẹp.
CHÍNH TẢ
RƯỚC ĐÈN ÔNG SAO
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức, kĩ năng:
	- Nghe – viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
	- Làm đúng BT(2) a/b.
2. Năng lực, phẩm chất:
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực thẩm mĩ. 
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học.
- Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ.
II. Đồ dùng dạy - học: Bút dạ và 3 tờ phiếu ghi ND bài tập2.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Khởi động: 5’ 
- Giáo viên tổ chức cho HS thi viết cao lênh khênh, dập dềnh, dí dỏm. GV nhận xét.
- Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học.
2. Khám phá: 20’
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc 1 lần đoạn chính tả. 2 HS đọc lại bài, cả lớp đọc thầm.
- GV hỏi: + Đoạn văn tả gì? Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa?
- HS đọc và viết ra giấy nháp những chữ mình dễ viết sai.
b. GV đọc, HS viết bài.
c. Chấm, chữa bài: Cho HS đổi chéo vở để kiểm tra và ghi số lỗi bằng bút chì ra lề vở. Sau đó GV chấm 5 - 7 bài, nhận xét về nội dung, chữ viết và cách trình bày bài.
3. Thực hành, luyện tập: 5’(Nhóm 4)
Bài tập 2a. HS đọc YC của bài. GV nhắc HS chú ý tìm đúng tên các đồ vật, con vật.
- HS làm bài theo nhóm 4.
- GVdán 3 tờ phiếu lên bảng mời 3 nhóm lên thi làm bài. HS đọc kết quả; Cả lớp và GV nhận xét, chốt ý đúng.
4. Vận dụng. 3’
- HS thi nói, viết các tiếng có âm ch, tr.
- GV lưu ý HS cách trình bày bài chính tả và sửa lỗi đã mắc trong bài.
Thứ ba ngày 23 tháng 3 năm 2021
Lớp học môn đặc thù
Thứ tư ngày 24 tháng 3 năm 2021
Tiếng Anh
Cô Linh soạn và dạy
Tin
Thầy Thắng soạn và dạy
TOÁN
CÁC SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ (Tiếp theo)
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Biết viết và đọc các số với trường hợp chữ số hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị là 0 và hiểu được chữ số 0 còn dùng để chỉ không có đơn vị nào ở hàng đó của số có năm chữ số.
- Biết thứ tự của các số có năm chữ số và ghép hình.
- Cả lớp làm bài tập1,2(a,b),3(a,b),4. Dành cho HSNK: Bài 2(c)Bài 3(c). 
2. Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực giao tiếp toán học, Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán, Năng lực tư duy và lập luận toán học, Năng lực giải quyết vấn đề toán học.
- Hình thành và phát triển phẩm chất chủ yếu như: chăm chỉ, tự học, kỉ luật, chủ động.
II. Đồ dùng dạy - học: Các mảnh nhựa hình tam giác vuông cân; bảng phụ kẻ sẵn bảng như ở SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Khởi động: 5’ 
- HS chơi trò chơi truyền điện đọc, viết số có năm chữ số. - Gv nhận xét.
- Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học.
2. Khám phá: Giới thiệu các số có năm chữ số, trong đó bao gồm cả trường hợp có chữ số 0. 7’
- GV treo bảng phụ và yêu cầu HS quan sát bảng trong bài học rồi nêu nhận xét: ở dòng đầu, ta phải viết số gồm 3 chục nghìn, 0 nghìn, 0 trăm, 0 chục, 0 đơn vị.
- HS nêu lại lần nữa, vừa nêu vừa viết số 30000 ở cột viết số rồi đọc số. HS có thể đọc theo các cách sau đều được: “Ba chục nghìn”; “Ba mươi nghìn”.
- GV tiến hành tương tự để HS tự nêu cách đọc, viết các số còn lại theo nhóm.
- GV gọi một số HS nối tiếp nhau lên viết, đọc số vào bảng đã kẻ sẵn.
- Một số HS đọc các số vừa viết.
3. Thực hành, luyện tập. 20’
Bài 1: Viết (theo mẫu).(Cá nhân)
 Viết số
 Đọc số
 86030
Tám mươi sáu nghìn không trăm ba mươi
 62300


Năm mươi tám nghìn sáu trăm linh một
 42980


Bảy mươi nghìn không trăm ba mươi mốt.
 60 002

- 1 HS nêu yêu cầu của bài tập; GV cho HS xem mẫu ở dòng đầu tiên: 86030: Tám mươi sáu nghìn không trăm ba mươi.
- GV cho HS phân tích mẫu rồi yêu cầu HS tự đọc viết số theo mẫu. 
- HS tự làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng làm bài vào bảng phụ. GV và cả lớp nhận xét, chốt ý đúng.
Bài 2: Số? (Nhóm 2) - GV yêu cầu HS quan sát để phát hiện ra quy luật của dãy số.
- HS làm bài cá nhân, trao đổi cặp về kết quả.
- 1 HS lên bảng làm. GV và cả lớp nhận xét, chữa bài.(HSCHT chỉ làm 2 dòng đầu)
a. 18301; 18302; 18303; 18304; 18305; 18306; 18307.
b. 32606; 32607; 32608; 32609; 32610; 32611; 32612.
c. 92999; 93000; 93001; 93002; 93003; 93004; 93005.
Bài 3: Số? (Nhóm 2) 
- Hướng dẫn HS làm tương tự BT2: quan sát nhận xét quy luật của dãy số.
- HS làm bài vào vở. Gọi 3 HS thi đua lên viết số vào bảng phụ. GV và cả lớp nhận xét tuyên dương.
Bài 4: Xếp hình. (Nhóm 4) - GV cho HS quan sát hình vẽ ở SGK.
- Yêu cầu HS lấy 8 hình tam giác để xếp như hình ở SGK.
- HS làm việc theo nhóm. GVtheo dõi giúp đỡ những em còn lúng túng.
4. Vận dụng: 5’
- HS nêu nội dung tiếp thu được qua bài học, liên hệ vào thực tiễn. Đánh giá tiết học.
- Dặn HS luyện tập thêm.
TẬP ĐỌC KỂ CHUYỆN
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 2)
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 65 tiếng/phút; HSNK đọc tương đối lưu loát; tốc độ đọc khoảng trên 65 tiếng/phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đọc.
- Nhận biết được phép nhân hoá, các cách nhân hoá (BT2a/b).
2. Năng lực, phẩm chất:
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực thẩm mĩ. 
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học.
- Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ.
II. Đồ dùng dạy - học: Phiếu ghi tên các bài tập đọc.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Khởi động: 5’ 
- Kiểm tra các bạn kể lại chuyện Quả táo ở tiết trước.
- Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học.
2. Thực hành, luyện tập: 25’
a. Kiểm tra tập đọc. 
 	- Từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc và về chỗ chuẩn bị. (1/3 số HS)
- HS đọc một đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu và TLCH. GV nhận xét.
- Những em nào chưa đạt cho HS tiếp tục về nhà học hôm sau kiểm tra lại.
b. Hướng dẫn làm bài tập (BT2). (Nhóm 4)
- GV đọc bài thơ Em thương; 2 HS đọc lại, cả lớp theo dõi SGK.
 - HS đọc thành tiếng câu hỏi a, b; trao đổi theo nhóm 4.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. GV và HS nhận xét, chốt lời giải đúng 
 Lời giải a:
Sự vật được nhân hoá
Từ chỉ đặc điểm
Từ chỉ hoạt động
Làn gió
mồ côi
tìm, ngồi
Sợi nắng
gầy
run run, ngã
Lời giải b: Làn gió giống một bạn nhỏ mồ côi.
 Sợi nắng giống một người gầy yếu.
Lời giải c: Tác giả bài thơ rất yêu thương, thông cảm với những đứa trẻ mồ côi, cô đơn; những người ốm yếu, không nơi nương tựa .
3. Vận dụng. 5’
- HS đặt 1 câu để nhân hóa một đồ vật em thích
- HS tự đánh giá em đã học được những gì qua tiết học.
- GV nhận xét, yêu cầu HS về nhà tiếp tục ôn tập. 
CHÍNH TẢ
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 3)
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 65 tiếng/phút; HSNK đọc tương đối lưu loát; tốc độ đọc khoảng trên 65 tiếng/phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đọc.
- Báo cáo được một trong 3 nội dung nêu ở BT2 (về học tập, hoặc về lao động, về công tác khác).
2. Năng lực, phẩm chất:
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực thẩm mĩ. 
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học.
- Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ.
II. Các hoạt động dạy - học: 
1. Khởi động: 5’ 
- GV cho HS chơi trò chơi truyền điện nói một câu nhân hóa sự vật.
- GV nhận xét.
- Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học.
2. Thực hành, luyện tập: 28’
a. Kiểm tra tập đọc (số HS còn lại)
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc, sau đó ôn bài 1-2 phút.
- HS đọc một đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu và TLCH. GV nhận xét.
- Những em nào chưa đạt cho HS tiếp tục về nhà học hôm sau kiểm tra lại.
b. Hướng dẫn làm bài tập (BT2).
- Đóng vai với chi đội trưởng báo cáo với thầy cô tổng phụ trách kết quả thi
đua “Xây dựng Đội vững mạnh”.
- 1HS đọc yêu cầu của bài tập. HS đọc lại mẫu báo cáo đã học ở tuần 20.
- GV hỏi: Yêu cầu của báo cáo này có gì khác với yêu cầu của báo cáo đã học được ở tiết TLV tuần 20?
 + Người báo cáo là chi đội trưởng. Người nhận báo cáo là thầy (cô) tổng phụ trách.
 + Nội dung thi đua: Xây dựng đội vững mạnh.
 + Nội dung báo cáo: Về học tập, về lao động, thêm nội dung về công tác khác.
- Các tổ làm việc theo các bước:
 + Thống nhất kết quả hoạt động của chi đội trong tháng qua.
 + Lần lượt từng bạn trong tổ đóng vai chi đội trưởng.
 + Đại diện các nhóm thi trình bày báo cáo trước lớp.
 + Cả lớp và GV bổ sung, nhận xét các tiêu chuẩn: báo cáo đủ thông tin, rõ rang, rành mạch, đàng hoàng, tự tin, bình chọn bạn đóng vai chi đội trưởng giỏi nhất.
4. Vận dụng: 5’
- HS báo cáo vài nét về các hoạt động của em trong tuần qua.
- HS tự đánh giá em đã học được những gì qua tiết học.
- GV nhận xét, yêu cầu HS về nhà tiếp tục ôn tập. 
Thứ năm ngày 25 tháng 3 năm 2021
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Biết cách đọc, viết các số có năm chữ số (trong 5 chữ số đó có chữ số 0).
- Biết thứ tự của các số có năm chữ số.
- Làm tính với số có tròn nghìn, tròn trăm.
2. Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực giao tiếp toán học, Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán, Năng lực tư duy và lập luận toán học, Năng lực giải quyết vấn đề toán học.
- Hình thành và phát triển phẩm chất chủ yếu như: chăm chỉ, tự học, kỉ luật, chủ động.
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Khởi động: 5’ 
- Cho HS chơi trò chơi truyền điện nói số liên tiếp ví dụ: 37042, 37043, ......, ...... , ...... , ........ - Gv nhận xét.
- Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học.
2. Thực hành, luyện tập. 25’
Bài 1: Viết số theo mẫu: (Nhóm 2) 
 Viết số
 Đọc số
 16305
Mười sáu nghìn ba trăm linh năm
 16500

 62007

 62070

 71010

 71001

- Củng cố cho HS cách đọc số ( gọi 1 số HS đọc nối tiếp)
Ví dụ : 16305 : Đọc : Mười sáu nghìn ba trăm linh năm.
- HS tự làm bài theo nhóm 2 rồi chữa bài 
Bài 2: Viết theo mẫu: HS làm tương tự bài 1.
Bài 3: (Cá nhân)GV cho HS quan sát tia số và mẫu đã nối để nêu được qui luật xếp thứ tự các số có trên vạch. Từ đó nối các số còn lại với vạch thích hợp.
Bài 4: (Cá nhân)GV hướng dẫn HS cách tính nhẩm.
Ví dụ: 300 + 2000 x 2 = 300 + 4000 = 4300
GV lưu ý HS cần có bước tính nhẩm ở vở nháp như trên rồi mới viết kết quả:
300 + 2000 x 2 = 4300.
- Tương tự HS làm phần còn lại rồi chữa bài. (HSCHT chỉ làm 2 dòng đầu)
4. Vận dụng: 5’
- Mẹ đi chợ mua hết 5000 tiền rau, 50000 tiền thịt, 20000 tiền nước mắm. Hỏi mẹ mua hết tất cả bao nhiêu tiền?
- HS nêu nội dung tiếp thu được qua bài học. Đánh giá tiết học.
- Dặn HS luyện tập thêm.
TẬP ĐỌC
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 4)
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 65 tiếng/phút.
- HSNK đọc tương đối lưu loát; tốc độ đọc khoảng trên 65 tiếng/phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đọc.
	- Nghe - viết đúng bài chính tả Khói chiều (tốc độ viết khoảng 65 chữ/15 phút; HSNK viết đúng và đẹp bài CT; tốc độ 65 chữ/15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày sạch sẽ, đúng bài thơ lục bát (BT2).
2. Năng lực, phẩm chất:
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực thẩm mĩ. 
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học.
- Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ.
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Khởi động: 5’ 
- Giáo viên tổ chức cho HS hát bài Ở tường cô dạy em thế. GV nhận xét.
- Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học.
2. Thực hành, luyện tập. 25’
2.1. Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài HTL, sau đó ôn bài 1-2 phút. (1/3 số HS)
- HS đọc một đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu và TLCH. GV nhận xét.
- Những em nào chưa đạt cho HS tiếp tục về nhà học hôm sau kiểm tra lại.
2.2. Hướng dẫn nghe viết.
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị.
- GV đọc một lần bài thơ Khói chiều.
- 2 HS đọc lại, cả lớp theo dõi SGK.
- GV giúp HS nắm nội dung bài thơ:
+ Tìm những câu thơ tả cảnh Khói chiều? Bạn nhỏ trong bài thơ nói gì về khói?
- HS nêu cách trình bày một bài thơ lục bát.
- HS viết vào bảng con hoặc giấy nháp các từ dễ viết sai .
b. GV đọc cho HS viết bài .
c. Chấm, chữa bài.
4. Vận dụng: 5’
- HS nêu điều cần lưu ý khi viết bài thơ.
- HS tự đánh giá em đã học được những gì qua tiết học.
- GV nhận xét, yêu cầu HS về nhà tiếp tục ôn tập. 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 5)
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 65 tiếng/phút; HSNK đọc tương đối lưu loát; tốc độ đọc khoảng trên 65 tiếng/phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đọc.
- Dựa vào báo cáo miệng ở tiết 3, dựa theo mẫu (SGK), viết báo cáo về 1 trong 3 nội dung: về học tập, hoặc về lao động, về công tác khác.
2. Năng lực, phẩm chất:
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực thẩm mĩ. 
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học.
- Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ.
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Khởi động: 5’ 
- 1 HS nêu các phần chính của báo cáo - Gv nhận xét.
- Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học.
2. Thực hành, luyện tập. 25’
a. Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài HTL, sau đó ôn bài 1-2 phút. (1/3 số HS)
- HS đọc một đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu và TLCH. GV nhận xét.
- Những em nào chưa đạt cho HS tiếp tục về nhà học hôm sau kiểm tra lại.
b. Làm bài tập 2. 
- 1 HS đọc yêu cầu của bài và mẫu báo cáo, cả lớp theo dõi trong SGK.
- GV nhắc các em nhớ nội dung báo cáo đã trình bày trong tiết 3, viết lại đúng mẫu, đủ thông tin, rõ ràng, trình bày đẹp.
- HS viết báo cáo vào vở. 
- Một số HS đọc bài viết. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn báo cáo tốt nhất.
4. Vận dụng: 5’
- HS tự đánh giá em đã học được những gì qua tiết học, liên hệ thực tiễn.
- GV nhận xét, yêu cầu HS về nhà tiếp tục ôn tập. 
Tiếng Anh
Cô Linh soạn và dạy 
Thứ sáu ngày 26 tháng 3 năm 2021
Toán
Cô Minh soạn và dạy
BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG VỚI CỜ VÀ HOA. 
TRÒ CHƠI “HOÀNG ANH HOÀNG YẾN”
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Thực hiện đúng bài thể dục phát triển chung với hoa và cờ
- Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được
2. Năng lực, phẩm chất:
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực chăm sóc sức khỏe, năng lực vận động cơ bản, năng lực hoạt động thể dục thể thao.
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học.
- Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất bản thân, chăm chỉ, trách nhiệm.
II. Địa điểm, phương tiện: -Sân trường dọn vệ sinh, 1 còi, dây.
III. Nội dung và phương pháp:
1.Phần mở đầu: (5’)
- GV nhận lớp.-Phổ biến nội dung giờ học.
- Xoay các khớp cổ tay, hông, đầu gối, 
- Trò chơi “Làm theo hiệu lệnh”
2.Phần cơ bản: (25’) 
* Ôn bài thể dục phát triển chung với hoa và cờ:
- GV làm mẫu động tác với hoa và cờ để HS nắm được cách thực hiện.
- HS tập thử 1 lần - HS tập cả 8 động tác
- GV theo dỏi sửa sai
* Trò chơi: “ Hoàng Anh Hoàng Yến”
- GV nêu tên trò chơi, HS nhắc lại luật chơi.
- HS nhắc lại luật chơi.
- HS chơi.- GV theo dỏi nhận xét.
3.Phần kết thúc: (5’)
- Giản cách đội hình thả lỏng các khớp. - GV cùng HS hệ thống lại bài học.
- GV nhận xét giờ học.- Giao bài tập về nhà
TẬP VIẾT
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 6)
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng
65 tiếng/phút; HSNK đọc tương đối lưu loát; tốc độ đọc khoảng trên 65 tiếng/phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đọc.
- Viết đúng các âm, vần dễ lẫn trong đoạn văn (BT2).
2. Năng lực, phẩm chất:
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực thẩm mĩ. 
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học.
- Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ.
II. Đồ dùng dạy - học: Phiếu ghi tên các bài thơ.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Khởi động: 5’ 
- Giáo viên tổ chức cho HS hát bái Em yêu trường em.
- Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học.
2. Thực hành, luyện tập: 25’
a. Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng. (kiểm tra số HS còn lại)
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài HTL. Sau khi bốc thăm, xem lại trong SGK bài vừa chọn khoảng 2 phút.
- HS đọc TL cả bài hoặc khổ thơ theo phiếu chỉ định. GV nhận xét.
b. Làm bài tập 2. (Nhóm 4)
- GV nêu yêu cầu BT. Cả lớp đọc thầm đoạn văn, làm BT vào vở.
- GV dán 3 tờ phiếu lên bảng lớp, mời 3 nhóm HS lên bảng thi tiếp sức (chọn 11 chữ thích hợp với 11 chổ trống bằng cách gạch bỏ những chữ không thích hợp )
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Một số HS đọc lại đoạn văn đã điền chữ thích hợp.
- Cả lớp chữa bài theo lời giải

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_26_nam_hoc_2020_2021_tran_thi_tuyet.doc