Giáo án Lớp 3 - Tuần 20 - Năm học 2020-2021

Đạo đức

ĐOÀN KẾT VỚI THIẾU NHI QUỐC TẾ (tiết 2)

I/ Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè, được tiếp nhận thông tin phù hợp, được giữ gìn bản sắc dân tộc và được đối xử bình đẳng.

- Thiếu nhi thế giới đều là anh em, bạn bè do đó cần phải đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau.

- Học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động giao lưu, biểu lộ tình đoàn kết với thiếu nhi quốc tế.

2. Kĩ năng: Biết quan tâm, giúp đỡ bạn bè.

3. Thái độ:

- Học sinh có thái độ tôn trọng, thân ái, hữu nghị với các bạn bè thiếu nhi nước khác.

4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL phát triển bản thân, NL điều chỉnh hành vi đạo đức.

II.chuẩn bị:

1. Đồ dùng:

- Giáo viên: Bảng phụ, phấn màu.

- Học sinh: Vở bài tập.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề.

 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III/ Hoạt động dạy và học:

1. Hoạt động Khởi động (5 phút):

+ Vì sao phải đoàn kết với thiếu nhi quốc tế?

- Hát: “Tiếng chuông và ngọn cờ”.

- Vì thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi thế giới đều là anh em, bạn bè do đó cần phải đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau.

- Kết nối kiến thức.

- Giới thiệu bài mới – Ghi bài lên bảng.

2. HĐ thực hành: (25 phút)

* Mục tiêu: Tạo cơ hội cho hs thể hiện quyền được bày tỏ ý kiến được thu nhận thông tin, được tự do kết giao bạn bè.

 

doc39 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 12/03/2024 | Lượt xem: 17 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 3 - Tuần 20 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọc đúng, hay.
5. HĐ ứng dụng (1 phút) 
Nêu một số tỉnh, địa danh gắn liền với những cuộc kháng chiến lịch sử của dân tộc.
___________________________
Chiều
Tự nhiên xã hội
ÔN TẬP: XÃ HỘI
I.Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Sau bài học, học sinh biết:
- Kể tên các kiến thức xã hội đã học về xã hội.
- Kể với bạn về gia đình nhiều thế hệ, trường học và cuộc sống xung quanh (phạm vi tỉnh).
- Yêu quý gia đình, trường học và tỉnh (thành phố) của mình. 
- Cần có ý thức bảo vệ môi trường nơi công cộng và cộng đồng, nơi sinh sống.
2. Kĩ năng: 
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.
3. Thái độ: Yêu quý gia đình, trường học, Có ý thức bảo vệ môi trường và cộng đồng.
4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm tòi và khám phá.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng:	
- Giáo viên: Tranh ảnh về chủ đề xã hội.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III.Hoạt động dạy và học:
1. HĐ khởi động (5 phút)
- HS hát một bài.
+ Trong nước thải có gì gây hại cho sức khoẻ của con người?
+ Theo bạn các loại nước thải của gia đình, bệnh viện, nhà máy, cần cho chảy ra đâu?
- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới.
- Ghi đầu bài lên bảng.
2. HĐ luyện tập thực hành (25 phút)
*Mục tiêu: 
- Kể tên các kiến thức xã hội đã học về xã hội. 
- Kể với bạn về gia đình nhiều thế hệ, trường học và cuộc sống xung quanh (phạm vi tỉnh).
*Cách tiến hành:
Giáo viên đưa ra một số câu hỏi liên quan đến chủ đề xã hội, mỗi câu hỏi được viết vào một tờ giấy nhỏ.
Học sinh lắng nghe.
- Học sinh trình bày. 
- Các bạn khác nghe và bổ sung.
- Một số câu hỏi gợi ý :
+ Theo các em trong mỗi gia đình có thể có bao nhiêu thế hệ?
+ Những người thuộc họ nội gồm những ai? Những người thuộc họ ngoại gồm những ai?
+ Kể một vài câu chuyện về thiệt hại do cháy gây ra?
 mà chính các em đã chứng kiến hoặc biết được qua thông tin đại chúng? 
+ Bạn sẽ làm gì khi thấy diêm hay bật lửa vứt lung tung trong nhà của mình?
+ Theo bạn, những thứ dễ bắt lửa như xăng, dầu hỏa  nên được cất giữ ở đâu trong nhà? Bạn sẽ nói thế nào với bố, mẹ hoặc người lớn trong nhà để chúng được cất giữ xa nơi đun nấu của gia đình?
+ Kể tên các môn học mà em được học ở trường?
+ Kể những việc mình đã làm để giúp đỡ các bạn trong học tập? 
+ Kể tên những trò chơi mình thường chơi trong giờ ra chơi và trong thời gian nghỉ giữa giờ?
+ Kể tên những cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế,  cấp tỉnh? 
+ Kể về những hoạt động diễn ra ở nhà bưu điện tỉnh?
+ Nêu nhiệm vụ và ích lợi của hoạt động phát thanh, truyền hình? 
+ Kể về hoạt động nông nghiệp ở nơi em đang sống?
+ Kể về hoạt động công nghiệp ở nơi em đang sống? 
+ Nêu rõ sự khác nhau giữa làng quê và đô thị 
+ Kể tên những nghề nghiệp mà người dân ở làng quê và đô thị thường làm 
+ Hãy nói cảm giác của bạn khi đi qua đống rác. Rác có hại như thế nào?
+ Những sinh vật nào thường sống ở đống rác, chúng có hại gì đối với sức khoẻ con người?
+ Cần phải làm gì để giữ vệ sinh nơi công cộng? 
+ Em đã làm gì để giữ vệ sinh nơi công cộng?
+ Hãy nêu cách xử lí rác ở địa phương em?
+ Bạn và những người trong gia đình cần làm gì để giữ cho nhà tiêu luôn sạch sẽ?
+ Đối với vật nuôi thì cần làm gì để phân vật nuôi không làm ô nhiễm môi trường? 
+ Trong nước thải có gì gây hại cho sức khoẻ của con người?
+ Theo bạn các loại nước thải của gia đình, bệnh viện, nhà máy,  cần cho chảy ra đâu?
- Giáo viên nhận xét.
3. HĐ ứng dụng (3 phút)
- Về nhà tiếp tục ôn tập.
- Kể với bạn về gia đình nhiều thế hệ, trường học và cuộc sống xung quanh (phạm vi tỉnh).
____________________________
Tin
GÕ CÁC CHỮ Ă, Â, Ê, Ô, Ơ, Ư ( Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- HS biết cách gõ các chữ ă, â, đ, ê, ô, ơ, ư theo kiểu gõ Telex hoặc VNI;
- Soạn được một đoạn văn bản có các chữ ă, â, đ, ê, ô, ơ, ư
 2. Kĩ năng: 
- Học sinh luyện gõ văn bản theo quy tắc gõ mười ngón tay.
- Biết cách khởi động phần mềm soạn thảo văn bản.
 3. Thái độ:
- Giáo dục tính chăm chỉ, tạo hứng thú cho môn học.	
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo án, phòng máy.
- Học sinh: đủ dụng cụ học tập. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. Kiểm tra bài cũ:
 - Để soạn thảo văn bản em dùng phần mềm gì?
 - Cách khởi động phần mềm soạn thảo văn bản Word.
B. Bài mới:
1. GTB:
2. Hoạt động cơ bản:
- GV hướng dẫn học sinh tập gõ các chữ cái.
a) Gõ chữ cái Tiếng Việt theo kiểu gõ Telex.
- Học sinh quan sát bàn phím sau đó bảo 2 học sinh tìm trên bàn phím các chữ đặc trưng của tiếng Việt như â, ư..
 - Tiếp tục tìm hiểu và liệt kê các chữ khác của tiếng Việt không thể gõ được từ bàn phím.
* Gõ các chữ thường ă, â, ê, ô, ơ, ư, đ
 Muốn gõ các chữ thường ă, â, ê, ô, ơ, ư, đ em gõ theo quy tắc ở bảng sau:
 Để có chữ Em gõ
 ă aw
 â aa
 ê ee
 ô oo
 ơ ow
 ư uw 
 đ dd
- HS đọc nội dung SGK trao đổi cùng nhau để nắm kiến thức về gõ chữ cái theo kiểu gõ Telex.
b) Gõ chữ cái Tiếng Việt theo kiểu VNI:
Học sinh nêu yêu cầu SGK, tìm hiểu và trao đổi cùng bạn cách gõ chữ cái Tiếng Việt theo kiểu gõ VNI.
c) Ghi nhớ:
HS nêu nội dung cần ghi nhớ: (SGK)
3. Củng cố, dặn dò: 
GV nhận xét giờ học.
___________________________
Đạo đức
ĐOÀN KẾT VỚI THIẾU NHI QUỐC TẾ (tiết 2)
I/ Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 
- Trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè, được tiếp nhận thông tin phù hợp, được giữ gìn bản sắc dân tộc và được đối xử bình đẳng.
- Thiếu nhi thế giới đều là anh em, bạn bè do đó cần phải đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau.
- Học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động giao lưu, biểu lộ tình đoàn kết với thiếu nhi quốc tế.
2. Kĩ năng: Biết quan tâm, giúp đỡ bạn bè.
3. Thái độ: 
- Học sinh có thái độ tôn trọng, thân ái, hữu nghị với các bạn bè thiếu nhi nước khác.
4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL phát triển bản thân, NL điều chỉnh hành vi đạo đức.
II.chuẩn bị:
1. Đồ dùng:	
- Giáo viên: Bảng phụ, phấn màu.
- Học sinh: Vở bài tập.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III/ Hoạt động dạy và học:
1. Hoạt động Khởi động (5 phút):
+ Vì sao phải đoàn kết với thiếu nhi quốc tế?
- Hát: “Tiếng chuông và ngọn cờ”.
- Vì thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi thế giới đều là anh em, bạn bè do đó cần phải đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau.
- Kết nối kiến thức.
- Giới thiệu bài mới – Ghi bài lên bảng.
2. HĐ thực hành: (25 phút)
* Mục tiêu: Tạo cơ hội cho hs thể hiện quyền được bày tỏ ý kiến được thu nhận thông tin, được tự do kết giao bạn bè.
* Cách tiến hành:
Việc 1: Giới thiệu những sáng tác hoặc tư liệu đã sưu tầm được về đoàn kết với thiếu nhi quốc tế
(Nhóm -> Cả lớp)
- Tổ chức trưng bày tranh ảnh và các tư liệu sưu tầm được.
- Học sinh trưng bày tranh, ảnh và các tư liệu đã sưu tầm được.
- Cả lớp đi xem, nghe các nhóm hoặc cá nhân giới thiệu tranh ảnh, tư liệu và nhận xét, chất vấn.
- Giáo viên nhận xét khen các học sinh, nhóm học sinh đã sưu tầm được nhiều tư liệu hoặc
Việc 2: Viết thư bày tỏ tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi các nước.
(Nhóm -> Cả lớp)
- Tổ chức cho học sinh viết thư theo nhóm.
Học sinh viết thư theo nhóm nên cả nhóm thảo luận lựa chọn và quyết định xem nên gửi thư cho các ban thiếu nhi nước nào (Ví dụ các nước đang gặp khó khăn. đói nghèo, dịch bệnh, chiến tranh, tiên tai sóng thần)
- Nội dung thư sẽ viết những gì?
- Tiến hành viết thư (một bạn số lá thư ký, ghi chép ý của các bạn đóng góp)
- Thông qua nội dung thư cho các nhóm nghe và ký tên tập thể vào thư.
- Cử người sau giờ học ra bưu điện gửi thư.
Yêu cầu cả lớp trao đổi nhận xét và bổ sung nội dung. 
- Giáo viên kết luận.
Việc 3: Bày tỏ tình đoàn kết, hữu nghị đối với thiếu nhi quốc tế.
(Cá nhân -> Cả lớp)
- Khuyến khích học sinh M1+ M2 chia sẻ.
Học sinh múa hát, đọc thơ, kể chuyện, diễn tiểu phẩm về tình đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế.
- Học sinh lên chia sẻ trước lớp. Cácbạn khác nhận xét, biểu dương.
- Học sinh lắng nghe.
Giáo viên kết luận chung: Thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi các nước tuy khác nhau về màu da ngôn ngữ, điều kiện sống. Song đều là anh em bạn bè, cùng là chủ nhân tương lai của thế giới, vì vậy chúng ta cần phải đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi thế giới.
3. Hoạt động ứng dụng (3 phút)
- Hát những bài hát về đoàn kết với thiếu nhi quốc tế.
____________________________
Thứ Tư, ngày 27 tháng 1 năm 2021
Toán
SO SÁNH CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 10 000
I/ Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 
- Biết các dấu hiệu và cách so sánh các số trong phạm vi 10000.
- Biết so sánh các đại lượng cùng loại.
2. Kĩ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng so sánh các đại lượng cùng loại.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh biết yêu thích học toán. 
4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
* Bài tập cần làm: Bài 1a, 2.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng: 
- Giáo viên: Phấn màu, phiếu học tập.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III/ Hoạt động dạy và học:
 1. HĐ khởi động (2 phút)
- Hát “Em yêu trường em”.
- 2 học sinh lên bảng xác định trung điểm của đoạn thẳng AB và CD. 
- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng.
2. HĐ hình thành kiến thức mới (15 phút)
* Mục tiêu: 
- Biết các dấu hiệu và cách so sánh các số trong phạm vi 10000.
- Biết so sánh các đại lượng cùng loại.
* Cách tiến hành:
Hướng dẫn học sinh nhận biết dấu hiệu và cách so sánh 2 số trong phạm vi 10 000.
+ So sánh 2 số có số chữ số khác nhau:
- Giáo viên ghi bảng: 
 999  10 000 
- Yêu cầu học sinh điền dấu () thích hợp rồi chia sẻ
1 học sinh lên bảng điền dấu, chia sẻ.
 + 999 < 1000, vì số 999 có ít chữ số hơn 1000 (3 chữ số ít hơn 4 chữ số ).
+ Muốn so sánh 2 số có số chữ số khác nhau ta làm thế nào?
Đếm: số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn và ngược lại.
- Yêu cầu so sánh 2 số 9999 và 10 000 
- Yêu cầu nêu cách so sánh. 
- So sánh hai số có số chữ số bằng nhau. 
- Yêu cầu học sinh so sánh 2 số 9000 và 8999.
- Học sinh tự so sánh: 9999 < 10 000 
+ Học sinh làm vào giấy nháp, chia sẻ.
+ Học sinh so sánh chữ số ở hàng nghìn vì 9 > 8 nên 9000 > 8999
6579 < 6580.
Giáo viên chốt kiến thức khi so sánh các số trong phạm vi 10 000:
+ Số nào có ít chữ số hơn thì số đó bé hơn (ngược lại).
+ Nếu hai số có cùng chữ số thì so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng, kể từ trái sang phải.
+ Nếu hai số có cùng số chữ số và từng cặp chữ số ở cùng một hàng đều giống nhau thì hai số đó bằng nhau.
3. HĐ thực hành (15 phút)
* Mục tiêu: Thực hành tính giá trị của biểu thức.
* Cách tiến hành:
Bài 1a: (Cá nhân – Cặp đôi – Cả lớp)
- Giáo viên theo dõi, hỗ trợ học sinh còn lúng túng.
2 học sinh nêu yêu cầu bài tập. 
- Học sinh làm vào phiếu học tập (cá nhân).
- Đại diện 2 học sinh lên bảng gắn phiếu lớn.
- Chia sẻ kết quả trước lớp kết quả. 
1942 > 998 6742 >6722
1999 < 2000 900+ 9= 9009
Giáo viên nhận xét chung.
- Giáo viên củng cố cách so sánh các số trong phạm vi 10 000.
Bài 2:
Kĩ thuật khăn trải bàn (Nhóm 6)
- Giáo viên gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập 
- Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện theo ba bước của kĩ thuật khăn trải bàn. 
-> Giáo viên gợi ý cho học sinh nhóm đối tượng M1 hoàn thành bài tập.
- Học sinh nêu yêu cầu bài tập. 
+ Học sinh làm cá nhân (góc phiếu cá nhân).
+ Học sinh thảo luận kết quả, thống nhất kết quả, ghi vào phần phiếu chung.
+ Đại diện học sinh chia sẻ trước lớp.
a) 1km >985m b) 60 phút = 1 giờ
 600cm = 6m 50 phút < 1 giờ
 797mm 1 giờ
Giáo viên lưu ý một số học sinh M1 về cách so sánh các đại lượng. 
- Giáo viên củng cố cách so sánh.
Bài 3: (BT chờ - Dành cho đối tượng yêu thích học toán)
Học sinh tự làm bài rồi báo cáo sau khi hoàn thành.
a) Tìm số lớn nhất trong các số: 4753
b) Tìm số bé nhất trong các số: 6019
Giáo viên kiểm tra, đánh giá riêng từng em
4. HĐ ứng dụng (2 phút)
- Áp dụng tìm số lớn nhất trong các số sau: 7652; 7755; 7605; 7852.
___________________________
Anh
____________________________
Luyện từ và câu
TỪ NGỮ VỀ TỔ QUỐC - DẤU PHẨY
I/ Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 
	- Nắm được nghĩa một số từ ngữ về Tổ quốc để xếp đúng các nhóm (BT1).
	- Bước đầu biết kể về một vị anh hùng (BT2)
- Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn (bài tập 3). 
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng dấu phẩy hợp lí trong khi viết câu.
3. Thái độ: Bồi dưỡng từ ngữ về tiếng Việt.
4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng:	
- Giáo viên: Giáo viên chuẩn bị phần tóm tắt tiểu sử của 13 vị anh hùng được nêu ở bài tập 2.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. Các hoạt động dạy học:
1. HĐ khởi động (3 phút)
- Trò chơi “Dấu câu”: 
- Học sinh nêu:
+ Nhân hoá là gì?
+ Nêu ví dụ về những con vật được nhân hoá trong bài “Anh Đom Đóm”.
- Kết nối kiến thức. Giới thiệu bài mới
2. HĐ thực hành (28 phút):
*Mục tiêu: Nắm được nghĩa một số từ ngữ về Tổ quốc để xếp đúng các nhóm. Bước đầu biết kể về một vị anh hùng. Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn 
*Cách tiến hành:
Bài tập 1:
- Gọi 1 em đọc đầu bài.
- Cho học sinh làm bài (phiếu học tập nhóm 2): Xếp các từ sau đây vào nhóm thích hợp: đất nước, xây dựng, nước nhà, giữ gìn, non sông, gìn giữ, kiến thiết, giang sơn. 
(Nhóm đôi -> Chia sẻ trước lớp)
- 1 học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- Học sinh làm vào phiếu bài tập.
- Đại diện 2 học sinh lên chia sẻ trước lớp. 
a) đồng nghĩa với từ Tổ quốc: đất nước, nước nhà, non sông, giang sơn.
b) Từ cùng nghĩa với từ Bảo vệ: Giữ gìn, gìn giữ.
c) Từ cùng nghĩa với từ Xây dựng: Xây dựng, kiến thiết.
- Học sinh đặt câu với từ xây dựng.
+ Chúng em quyết tâm học thật tốt để xây dựng tập thể 3A vững mạnh.
- Lớp nhận xét thống nhất kết quả
Bài tập 2 : Kể về một vị anh hùng và công lao của họ.
- GV quan sát, gợi ý, giúp đỡ đối tượng M1
(Cá nhân - Nhóm đôi – Cả lớp)
- HS làm bài cá nhân (Có thể kể về: Trưng Trắc, Lí Bí, Triệu Quang Phục, Phùng Hưng, Ngô Quyền, Lê Hoàn , Lí Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Hồ Chí Minh, vv..)
- Chia sẻ cặp đôi.
- Chia sẻ kết quả trước lớp.
- Lớp lắng nghe bình chọn bạn kể tốt
- Giáo viên nhận xét chung.
Bài tập 3: Cá nhân -> Chia sẻ trước lớp
- Giáo viên nhận xét chữa bài cho học sinh.
- Giáo viên củng cố về cách sử dụng dấu phẩy trong câu,...
- HS tự làm bài cá nhân.
- Chia sẻ kết quả trước lớp.
- 2 học sinh đọc lại đoạn văn đã điền dấu đúng: 
Bấy giờ, ở Lam Sơn có ông Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa. Trong những năm đầu, nghĩa quân còn yếu, thường bị giặc vây. Có lần giặc vây rất ngặt , quyết bắt bằng được chủ tướng Lê Lợi .
3. HĐ ứng dụng (3 phút)
- Tìm thêm những từ ngữ gần nghĩa với Tổ quốc.
- Về nhà viết lại những điều mình biết về một vị anh hùng thành một đoạn văn ngắn.
____________________________
Chính tả (Nghe viết).
TRÊN ĐƯỜNG MÒN HỒ CHÍ MINH
I/ Mục đích, yêu cầu: 
1. Kiến thức: 
- Nghe viết chính xác đoạn từ “Đường lên dốc... những khuôn mặt đỏ bừng” trong bài Trên đường mòn Hồ Chí Minh.
- Làm đúng các bài tập chính tả; phân biệt s/x, uôi/uôt và đặt đúng câu với các từ ghi tiếng có âm đầu s/x hoặc vần uôt/uôi.
- Viết đúng: trơn, lầy, thung lũng, lù lù, lúp xúp,
2. Kĩ năng: 
- Rèn luyện kỹ năng viết đúng chính tả.
- Biết viết hoa các chữ đầu câu.
- Kĩ năng trình bày bài khoa học.
3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ Việt.
4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II.CHUẨN BỊ :
1. Đồ dùng:	
- Giáo viên: Bảng lớp viết 2 lần bài tập 2a. Bút dạ và giấy khổ to.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III/ Hoạt động dạy và học:
1. HĐ khởi động (3 phút)
- Hát: “Chữ đẹp nết càng ngoan”.
- Nêu nội dung bài hát.
- Trưởng ban học tập tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: “Viết đúng viết nhanh”: Sấm sét, xe sợi, chia sẻ, suối cá.
- Kết nối kiến thức.
- Giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng
2. HĐ chuẩn bị viết chính tả (5 phút):
*Mục tiêu: 
- Học sinh có tâm thế tốt để viết bài.
- Nắm được nội dung bài viết, luyện viết những từ ngữ khó, dễ lẫn, biết cách trình bày đúng quy định để viết cho đúng chính tả, trình bày bài kho học.
*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp
a. Trao đổi về nội dung đoạn chép
 - Giáo viên đọc đoạn văn với giọng thong thả, rõ ràng.
1 học sinh đọc lại.
+ Tìm câu văn cho thấy bộ đội đang vượt một cái dốc rất cao?
+ Đoàn quân nối thành một vệt dài từ thung lũng đến đỉnh cao như một sợi dây kéo thẳng đứng.
+ Đọc đoạn văn nói lên điều gì? 
+ Đoạn văn nói lên nỗi vất vả của đoàn quân vượt dốc.
b. Hướng dẫn cách trình bày:
+ Đoạn văn có mấy câu?
+ Trong đoạn văn có những chữ nào viết hoa?
+ ...7 câu
+ Chữ đầu đoạn, đầu câu, tên người, tên địa danh (Hồ Chí Minh, Đường, Người,....). 
c. Hướng dẫn viết từ khó:
 - Trong bài có các từ nào khó, dễ lẫn?
Học sinh nêu các từ: trơn, lầy, thung lũng, lù lù, lúp xúp,
- Giáo viên đọc từ khó, dễ lẫn cho học sinh viết.
- 3 học sinh viết bảng. Lớp viết bảng con
3. HĐ viết chính tả (15 phút):
*Mục tiêu: 
- Học sinh viết chính xác bài chính tả.
- Viết hoa chữ đầu câu, ghi dấu câu đúng vị trí.
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân
- Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở. Chú ý lắng nghe cô giáo phát âm, đọc nhẩm từng cụm từ để viết cho đúng, đẹp, nhanh; ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng qui định. 
- Giáo viên cho học sinh viết bài.
Lưu ý: Tư thế ngồi, cách cầm bút và tốc độ viết của các đối tượng M1.
Học sinh viết bài.
4. HĐ chấm, nhận xét bài (3 phút)
*Mục tiêu: Giúp học sinh nhận ra lỗi sai trong bài chính tả, biết sửa lỗi.
*Cách tiến hành: Hoạt động cặp đôi
- Giáo viên gọi 1 học sinh M4 đọc lại bài viết cho các bạn soát bài.
Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau.
- Giáo viên đánh giá, nhận xét 5 - 7 bài.
- Nhận xét nhanh về bài làm của học sinh
5. HĐ làm bài tập (7 phút)
*Mục tiêu: Làm đúng các bài tập chính tả; phân biệt s/x, uôi/uôt và đặt đúng câu với các từ ghi tiếng có âm đầu s/x hoặc vần uôt/uôi.
*Cách tiến hành:
Bài 2a: Làm việc nhóm đôi -> Chia sẻ trước lớp
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.
- Hướng dẫn học sinh làm bài theo nhóm đôi.
Học sinh đọc yêu cầu, trao đổi nhóm đôi.
- Thống nhất kết quả.
+ Sáng suốt, xao xuyến
+ Sóng sánh, xanh xao.
- Giáo viên chốt lại lời giải đúng.
Bài 3: Trò chơi “Tiếp sức”
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.
- Tổ chức chơi trò chơi tiếp sức.
- Học sinh thực hiện theo yêu cầu.
- Học sinh lên thi tiếp sức, cả lớp nhận xét bình chọn bạn đặt câu đúng cấu trúc ngữ pháp, giàu hình ảnh
6. HĐ ứng dụng (1 phút)
Về viết lại 10 lần những chữ đã viết sai.
- Tìm và viết ra 5 từ có vần uôi/uôt.
___________________________
Thứ Năm, ngày 28 tháng 1 năm 2021
Thể dục
_____________________________
Toán
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 
- Biết so sánh các số trong phạm vi 10 000; viết bốn số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.
	- Nhận biết được thứ tự các số tròn trăm (nghìn) trên tia số và cách xác định trung điểm của đoạn thẳng.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng so sánh các số trong phạm vi 10 000; viết bốn số theo thứ tự từ bé đến

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_20_nam_hoc_2020_2021.doc