Giáo án Lớp 3 - Tuần 2 - Năm học 2019-2020

HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN

 ĐỌC SÁCH THƯ VIỆN

I. Mục tiêu :

- Qua tiết đọc sách ở thư viện giúp các em say mê đọc truyện , đọc sách tham khảo.

- Giúp các em học sinh đó cú thúi quen đọc sách nhiều hơn và Biết được ý nghĩa của một số câu chuyện .

- HS có năng khiếu có thể kể lại được một đoạn hoặc cả một câu chuyện .

II. Chuẩn bị :

- Một số sách chuyện.

III. Hoạt động dạy học

A. Ổn định tổ chức: ( 3')

- Ổn định chỗ ngồi của học sinh trong thư viện và nhắc c¸c em về c¸c nội quy thư viện .

B.Cách tiến hành:

1. Giới thiệu bài. (2')

- Giới thiệu với học sinh về hoạt động mà các em sắp tham gia.

2. Hướng dẫn đọc sách : (25')

 - Chia nhóm học sinh, 4- 5 học sinh/nhóm.

- Các nhóm thảo luận chọn chuyện mình thích đọc .

- Nhóm trưởng đi lấy chuyện - Phát cho mỗi thành viên trong nhóm

- Học sinh cùng đọc và tham gia đọc.

- Giáo viên theo dâi, hướng dẫn thêm .

- Mời 3 - 4 học sinh chia sẻ về quyển sách mà các em đó đọc.

Giáo viên : - Em có thích câu chuyện mình vừa đọc không? Tại sao?

 - Câu chuyện em vừa đọc nói về ai ?

 - Điều gì em thấy thú vị nhất trong câu chuyện mình vừa đọc?

- Nhóm trưởng thu sách truyện mang sách để vào đúng từng kệ (trong thư viện)

3.Tổng kết dặn dò: ( 5' )

 - GV nhận xét giờ học .

- Liên hệ trong cuộc sống thường ngày .

 

doc22 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 16/03/2024 | Lượt xem: 14 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 3 - Tuần 2 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọc.
CHÍNH TẢ
Tiết 3: AI CÓ LỖI?
I. Mục tiêu
- Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Tìm và viết được từ ngữ chứa tiếng có vần uêch/uyu (BT2)
- Làm đúng BT (3) a/ b hoặc BTCT phương ngữ do GV soạn
II. Đồ dùng
VBT
III. Các hoạt động dạy học.
1. Bài cũ (3’)
- HS viết bài theo vào bảng con: ngao ngán, hiền lành
- HS nhận xét các bạn
- Gv nhận xét.
2. Giới thiệu bài (2’)
- GV nêu mục tiêu bài
- HS nhắc lại
3. Dạy bài mới
HĐ1: Hướng dẫn hoc HS viết. (15’)
MT: - Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
Cách tiến hành:
- GV đọc đoạn viết 1 lần. 2 HS đọc lại
- Đoạn văn nói lên điều gì? (En-ri-cô ân hận khi bình tĩnh lại. Nhìn vai áo bạn sứt chỉ, cậu muốn xin lỗi bạn nhưng không đủ can đảm)
+ Tìm tên riêng trong bài chính tả? (Cô –rét –ti)
+ Đoạn chép có mấy câu? 
+ Cuối mỗi câu có dấu gì?
+ Chữ đầu câu viết NTN?
- HS viết bảng con: Cô- rét – ti, Khuỷu tay, sứt chỉ 
HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả. (13’)
MT: Tìm được các từ ngữ có vần uêch, uyu; Phân biệt được s/x
Cách tiến hành:
Bài 2:
- HS nêu y/c BT2: Tìm các từ ngữ có vần uêch, uyu 
- HS làm theo N2
- Các nhóm nêu kết quả
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
GV kết luận:
a) Có vần uêch: nguệch ngoạc, rỗng tuếch, tuệch toạc, khuếch khoác
b) Có vần uyu: ngã khuỵu, khuỷu tay, khuỷu chân, khúc khuỷu
Bài 3:
- HS nêu y/c BT3: Chọn từ trong ngoặc điền vào chỗ chấm 
- HS làm cá nhân vào VBT. HS trình bày
- HS nhận xét, GV kết luận
a) cây sấu, chữ xấu, san sẻ, xẻ gỗ, xắn tay áo, củ sắn
b) kiêu căng, căn dặn, nhọc nhằn, lằng nhằng, vắng mặt, vắn tắt
4. Củng cố dặn dò (2’)
- GV nhận xét chung
..
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Tiết 3: VỆ SINH HÔ HẤP
I. Mục tiêu
- Nêu được những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp.
- HS khá, giỏi nêu ích lợi tập thể dục buổi sáng và giữ sạch mũi, miệng.
- GDKNS: Tự tin giao tiếp để thuyết phục người thân không hút thuốc lá, thuốc lào ở nơi công cộng nhất là nơi có trẻ em
II. Đồ dùng:
- Hình vẽ SGK 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: (4’)
- GV hỏi:
+ Lông mũi, chất nhầy, mạch máu có tác dụng gì?
+ Thở bằng gì là hợp vệ sinh? Vì sao?
+ Thở không khí trong lành có lợi gì? 
- HS làm việc theo N2
- HS trả lời - GV nhận xét
2. Giới thiệu bài: (1’)
- GV nêu mục tiêu bài học.
- HS nhắc lại mục tiêu.
3. Bài mới.
 HĐ1: Thảo luận nhóm (10’)
MT: Biết được lợi ích của việc thở sâu và vệ sinh mũi họng 
Cách tiến hành:
- Chia 4 em 1 nhóm Q/S H1, 2, 3SGK thảo luận trả lời câu hỏi
+ Tập thở sâu vào buổi sáng có ích lợi gì?
+ Hằng ngày chúng ta phải làm gì để giữ sạch mũi họng?
+ Các nhóm thảo luận 
- Đại diện các nhóm trả lời
- GV gọi các nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung
- GV kết luận những ý đúng: Vào buổi sáng chúng ta cần tập hít thở sâu để giúp chúng ta nhận nhiều khí o-xi trong không khí và thải ra nhiều khí các-bô-níc. Hằng ngày, chúng ta phải giữ sạch mũi họng bằng cách đeo khẩu trang khi tiếp xúc với nơi có nhiều khói bụi, súc miệng bằng nước muối,...
HĐ2: Thảo luận theo cặp (17’)
MT: Nêu được những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp.
Cách tiến hành:
- Cho HS làm việc theo cặp. Y/C HS mở SGK Q/S hình vẽ trang 9 thảo luận
- Chỉ và nói tên các việc làm và không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp? 
- Gọi 1 số cặp hỏi đáp trước lớp
- GV kết luận theo nội dung câu hỏi trên:
Kết luận:
+ Không nên ở trong phòng có người hút thuốc lá, thuốc lào (vì trong khói thuốc lá, thuốc lào có nhiều chất độc) và chơi đùa ở nơi có nhiều khói, bụi. Khi quét dọn, làm vệ sinh lớp học, nhà ở cần phải đeo khẩu trang
+ Luôn quét dọn và lau sạch đồ đạc cũng như sàn nhà để bảo đảm không khí trong nhà luôn trong sạch không có bụi
+ Tham gia tổng vệ sinh đường đi, ngõ xóm: không vứt rác, khạc nhổ bừa bãi
4. Củng cố dặn dò: (2’)
- Cho HS liên hệ về việc giữ vệ sinh cơ quan hô hấp
- Gọi 1em đọc phần bóng đèn toả sáng . GV nhận xét tiết học
Buổi chiều: Thứ ba, ngày 17 tháng 9 năm 2019
TỰ HỌC
 ÔN LUYỆN CÁC KIẾN THỨC ĐÃ HỌC
I. Mục tiêu: 
- Học sinh tự ôn luyện một số kiến thức đã học về : 
+ HS tự hoàn thành các bài ở vở BT toán đã học, vở TV.
+ Luyện viết vào vở luyện viết 1trang chữ hoa A, V, D và câu.
Anh em như thể chân tay
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.
II. Đồ dùng dạy học:
+ Vở bài tập toán, vở TV, vở luyện viết.
III. Hoạt động dạy và học :
1.GV nêu mục tiêu tiết học : 
2. Tổ chức cho các em tự học: 
 Hoạt động 1 : Phân chia nhóm, giao nhiệm vụ ( 15')
Mục tiêu: HS tự hoàn thành các bài ở vở BT toán đã học, vở TV.
Cách tiến hành:
 Nếu HS tự tìm ra được nội dung tự học thì GV theo dõi học tự học 
+ Nếu HS không tìm ra được nội dung tự học thì GV định hướng cho HS.
 Hoàn thành các bài tập ở vở BT toán trừ các số có ba chữ số có nhớ 1 lần trong VBT.
Viết phần luyện tập của bài trong vở tập viết.
+ GV cho HS ngồi theo nhóm lựa chọn nội dung học tập
 Hoạt động 2 : Các nhóm làm việc 
Mục tiêu: Luyện viết vào vở luyện viết 1trang chữ hoa A, V, D và câu.
Anh em như thể chân tay
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.
- HS luyện viết vào vở luyện viết.
- GV theo dõi chung, hướng dẫn các nhóm còn lúng túng 
3. Củng cố: 
GV cho HS nhắc lại nội dung đã ôn luyện trong tiết học.
4. Dặn dò: 
 Nhận xét chung tiết học. Dặn HS ghi nhớ nội dung đã học. Chuẩn bị bài sau. 
Dạy vào tiết 2 Lớp 2B và chiêu thứ 6 tiết 2 Lớp 2A
HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN
 ĐỌC SÁCH THƯ VIỆN
I. Mục tiêu :
- Qua tiết đọc sách ở thư viện giúp các em say mê đọc truyện , đọc sách tham khảo. 
- Giúp các em học sinh đó cú thúi quen đọc sách nhiều hơn và Biết được ý nghĩa của một số câu chuyện .
- HS có năng khiếu có thể kể lại được một đoạn hoặc cả một câu chuyện .
II. Chuẩn bị : 
- Một số sách chuyện.
III. Hoạt động dạy học 
A. Ổn định tổ chức: ( 3')
- Ổn định chỗ ngồi của học sinh trong thư viện và nhắc c¸c em về c¸c nội quy thư viện .
B.Cách tiến hành:
1. Giới thiệu bài. (2')
- Giới thiệu với học sinh về hoạt động mà các em sắp tham gia.
2. Hướng dẫn đọc sách : (25')
 - Chia nhóm học sinh, 4- 5 học sinh/nhóm. 
- Các nhóm thảo luận chọn chuyện mình thích đọc . 
- Nhóm trưởng đi lấy chuyện - Phát cho mỗi thành viên trong nhóm
- Học sinh cùng đọc và tham gia đọc. 
- Giáo viên theo dâi, hướng dẫn thêm .
- Mời 3 - 4 học sinh chia sẻ về quyển sách mà các em đó đọc. 
Giáo viên : - Em có thích câu chuyện mình vừa đọc không? Tại sao?
 - Câu chuyện em vừa đọc nói về ai ?
 - Điều gì em thấy thú vị nhất trong câu chuyện mình vừa đọc?
- Nhóm trưởng thu sách truyện mang sách để vào đúng từng kệ (trong thư viện) 
3.Tổng kết dặn dò: ( 5' ) 
 - GV nhận xét giờ học .
- Liên hệ trong cuộc sống thường ngày .
Thứ tư, ngày 18 tháng 9 năm 2019
TOÁN
Tiết 8: ÔN TẬP CÁC BẢNG NHÂN 
I. Mục tiêu
- Thuộc các bảng nhân 2, 3, 4, 5
- Biết nhân nhẩm với số tròn trăm và tính giá trị biểu thức
- Vận dụng được vào việc tính chu vi hình tam giác và giải bài toán có lời văn (có một phép nhân)
- HS làm các bài tập: bài 1, bài 2 (a, c); bài 3, bài 4
II. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: (4’)
- GV yêu cầu 2 em lên bảng làm. Lớp làm vào bảng con
 146 - 139, 100 - 36 
- GV nhận xét
2. Bài mới:
 Giới thiệu bài:(1')
- GV hỏi: Các em đã học những phép nhân nào?
- GV giới thiệu bài
HĐ: Luyện tập:
Bài 1: (10’)
MT: Thuộc các bảng nhân 2, 3, 4, 5; Biết nhân nhẩm với số tròn trăm và tính giá trị biểu thức
- HS nêu y/c BT1: Tính nhẩm
- GV y/c HS làm bài 
- HS nối tiếp nêu đáp án
- HS nhận xét. GV chốt lời giải đúng
Bài 2 a,c: Tính (theo mẫu) (8’)
MT: áp dụng các phép nhân vào tính giá trị của biểu thức
- GV hướng dẫn mẫu:
4 x 3 + 10 = 12 + 10
 = 22
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở
- HS làm bài sau đó gọi 2 em làm vào bảng phụ
- HS nhận xét, GV kết luận 
Bài 3: (7’) Làm vào vở.
MT: Vận dụng được vào việc giải bài toán có lời văn (có một phép nhân)
- HS nêu y/c BT3: Giải bài toán có lời văn
- Y/c HS đọc và phân tích bài toán
- 1em lên bảng tóm tắt rồi giải 
- GV chấm 1 số bài 
- HS nhận xét. GV kết luận
Bài giải
 Số ghế trong phòng ăn là:
 4 x 8 = 32 (cái ghế)
 Đáp số: 32 cái ghế
Bài 4: (7’)(Làm miệng)GT: Không yêu cầu viết phép tính, chỉ trả lời câu hỏi.
MT: Vận dụng được vào việc tính chu vi hình tam giác 
- HS nêu y/c BT4: Tính chu vi hình tam giác ABC 
- Muốn tính chi vi hình tam giác ta làm như thế nào? 
- HS suy nghĩ trả lời kết quả.
- HS nhận xét. GV kết luận: Chu vi hình tam giác ABC là: 300cm
3) Củng cố dặn dò:(1')
- Nhận xét tiết học
................................................................
TẬP ĐỌC
Tiết 2: CÔ GIÁO TÍ HON
I. Mục tiêu
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ ngơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
- Hiểu nội dung: Tả trò chơi lớp học rất ngộ nghĩnh của các bạn nhỏ, bộc lộ tình cảm yêu quý cô giáo và mơ ước trở thành cô giáo. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II. Đồ dùng dạy- học
- Tranh minh hoạ bài học trong sách giáo khoa
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Bài cũ (4')
Đọc lại bài: Ai có lỗi? Theo N5
- Gọi một nhóm đọc nối tiếp bài: Ai có lỗi và trả lời câu hỏi SGK
- GV nhận xét
2. Giới thiệu bài (1’)
- GV hỏi: Các em ở nhà cùng bạn bè thường chơi những trò chơi gì?
- GV giới thiệu bài: Cô giáo tí hon
- HS lắng nghe
3. Bài mới
 HĐ1: Luyện đọc (15’)
MT: Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ ngơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ
Cách tiến hành:
- GV đọc toàn bài: Giọng vui thông thả nhẹ nhàng 
- GV hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- GV HD ngắt nhịp một số câu
- Kết hợp giải nghĩa 1 số từ khó: khoan thai, khúc khích, tỉnh khô
- Chia nhóm luyện đọc theo N3
- Gọi các nhóm luyện đọc	
- HS nhận xét bạn đọc
- Gv nhận xét.
 HĐ2: Tìm hiểu bài (10’)
MT: Tả trò chơi lớp học rất ngộ nghĩnh của các bạn nhỏ, bộc lộ tình cảm yêu quý cô giáo và mơ ước trở thành cô giáo
Cách tiến hành:
- HS đọc lại toàn bài
- HS thảo luận N2
+ Truyện có những nhân vật nào? (Bé và 3 đứa em là Hiển, Anh và Thanh)
+ Các bạn nhỏ trong bài chơi trò chơi gì? (Các bạn nhỏ chơi trò lớp học: Bé đóng vai cô giáo, các em của bé đóng vai học trò)
+ Những cử chỉ nào của cô giáo Bé thích làm cô giáo? 
VD: Thích cử chỉ bé ra vẻ người lớn
Thích cử chỉ bé bắt chước cô giáo vào lớp
+ Tìm những hình ảnh ngộ nghĩnh, đáng yêu của đám “học trò”? 
VD:
Làm y hệt các học trò thật: đứng dậy, khúc khích cười chào cô, ríu rít đánh vần theo cô
Mỗi người một vẻ, trông rất ngộ nghĩnh, đáng yêu: thằng Hiển ngọng líu, cái Anh hai má núng nính, ngồi gọn tròn như củ khoai
- Đại diện các nhóm trả lời từng câu hỏi
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, kết luận: Bài tập đọc tả trò chơi lớp học rất ngộ nghĩnh của các bạn nhỏ, bộc lộ tình cảm yêu quý cô giáo và mơ ước trở thành cô giáo.
 HĐ3: Luyện đọc lại (7’)
MT: Đọc phân biết được lời dẫn chuyện và lời các nhân vật
Cách tiến hành:
- HS khá, giỏi nối tiếp đọc
- GV tổ chức HS đọc diễn cảm đoạn 1
- 3 HS thi đọc diễn cảm
- 2 HS thi đọc lại
- HS nhận xét
- Gv nhận xét
3. Củng cố dặn dò (2’)
- HS nhắc lại nội dung bài
- GV nhận xét chung
.
TẬP VIẾT
Tiết 2: ÔN CHỮ HOA Ă. Â
I. Mục tiêu
- HS: viết đúng chữ hoa Ă(1dòng), Â, L(1dòng); viết đúng tên riêng Âu Lạc 
(1dòng); viết câu ứng dụng: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
 Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng. 1 lần chữ cỡ nhỏ
II. Đồ dùng:	
Bảng phụ .Mẫu chữ Ă, Â
III. Các hoạt động dạy học.
1. Bài cũ (3’)
- GV Y/C HS viết bảng con chữ A , Vừ A Dính 
- HS viết- GV nhận xét
2. Giới thiệu bài(1')
- Gv nêu mục tiêu bài
- HS nhắc lại
3. Bài mới
 HĐ1: HD viết trên bảng con (10’) 
MT: viết đúng chữ hoa Ă, Â, L; viết đúng tên riêng Âu Lạc; Ăn khoai, Ăn quả
Cách tiến hành:
a) Luyện viết chữ hoa
- Tìm các chữ hoa có trong tên riêng: Ă, Â, L 
- GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ





- HS viết bảng con các chữ trên
b) HS viết từ ứng dụng
- 1 em đọc từ ứng dụng
- GV đính bảng từ ứng dụng và giới thiệu về nước Âu Lạc: Âu Lạc là tên nước ta thời cổ, có vua An Dương Vương, đóng đô ở Cổ Loa (nay thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội)
- GV hướng dẫn cách viết
 - HS viết bảng con
c) Luyện viết câu ứng dụng
- 1 em đọc câu ứng dụng
- GV giúp HS hiểu câu ứng dụng
- HS viết bảng con các chữ: ăn khoai, ăn quả 
HĐ2: HS viết vở (20’)
MT: Viết đúng, viết đẹp chữ hoa Ă, Â; viết đúng từ ứng dụng và câu ứng dụng bằng chữ cỡ nhỏ.
Cách tiến hành: 
- GV nêu Y/c bài viết
- HS viết, GV đi HD thêm
- GV chấm 1 số bài
3. Củng cố dặn dò (1’)
- HS bình chọn bài viết đẹp
- GV nhận xét tiết học
Thứ năm, ngày 19 tháng 9 năm 2019
TOÁN
Tiết 9: ÔN TẬP CÁC BẢNG CHIA 
I. Mục tiêu
- Thuộc các bảng chia (Chia cho 2, 3, 4, 5)
- Biết tính nhẩm thương của các số tròn trăm khi chia cho 2, 3, 4, ( Phép chia hết)
- HT các BT1,2,3
- HSG Làm cả BT4
II. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: (3’)
- 4 em lên bảng đọc bảng chia 2, 3, 4, 5
- GV nhận xét
2. Bài mới:
Giới thiệu bài: (1')
- GV giới thiệu bài
 Luyện tập
Bài 1 (10’)
MT: Thuộc các bảng chia (Chia cho 2, 3, 4, 5)
- HS nêu y/c BT1: Tính nhẩm
- HS làm bài vào vở, 
- HS nối tiếp nêu kết quả
- HS nhận xét.GV kết luận từ 1 phép nhân ta lập được 2 phép chia tương ứng
Bài 2: (7’)
MT: Biết tính nhẩm thương của các số tròn trăm khi chia cho 2, 3, 4, ( Phép chia hết)
- HS nêu yêu cầu BT2: Tính nhẩm
- GV hướng dẫn mẫu
 200 : 2 = ?
Nhẩm: 2 trăm : 2 = 1 trăm
Vậy 200 : 2 = 100 
- HS nối tiếp nêu kết quả
- HS nhận xét. GV kết luận 
Bài 3: (10’) (Làm vào vở)
Mt: vận dụng phép chia vào giải toán có lời văn 
- HS nêu y/c BT3: Giải bài toán có lời văn
- HS đọc đề và phân tích đề 
- HS tóm tắt và giải 
- 1 em lên bảng làm
 Bài giải
 Số cốc trong mỗi hộp là
 24 : 4 = 6 (cái)
 Đáp số: 6 cái cốc
- HS nhận xét, GV kết luận lời giải đúng 
Bài 4: (5’) ( Làm vào bảng phụ)
MT: Vận dụng bảng nhân nối kết quả nhanh nhất 
- HS nêu y/c BT4: Nối phép tính với số
- Y/ C HS làm 
- 1 em lên bảng
3. Củng cố dặn dò:(1')
- HS lên bảng đọc lại bảng chia 
 - GV nhận xét tiết học
CHÍNH TẢ
Tiết 4: CÔ GIÁO TÍ HON
I. Mục tiêu
- Nghe- viết chính bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Phân biệt s/x. Tìm đúng những tiếng có thể ghép với các tiếng có âm đầu s/x 
II. Đồ dùng
VBT
III. Các hoạt động dạy học.
1. Bài cũ (5’)
- HS viết vào bảng con: nguệch ngoạc, khuỷu tay 
- Gv nhận xét.
2. Giới thiệu bài (2')
- GV nêu mục tiêu bài học
-HS nhắc lại mục tiêu bài 
3. Dạy bài mới
HĐ1: Hướng dẫn hoc HS viết. (15’)
MT: - Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
Cách tiến hành:
- GV đọc bài - 1 HS đọc lại
- GV hỏi: + Đoạn văn có mấy câu? +Chữ đầu câu viết như thế nào? + Chữ đầu đoạn viết như thế nào? + Tìm tên riêng trong bài?
- HS thảo luận N2
- Đại diện các nhóm trả lời – Nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS viết bảng con một số từ khó..
- GVđọc - HS viết bài vào vở - GV đi Q/S hướng dẫn thêm
- GV chấm và chữa bài nhận xét.
 HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả. (10’)
MT: Phân biệt s/x . Tìm đúng những tiếng có thể ghép với các tiếng có âm đầu s/x.
Cách tiến hành:
a) HS nêu y/c BT1
- HS làm vào VBT theo N2.
- Các nhóm trình bày.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận lời giải đúng:
+ xét: xét xử, xem xét, xét duyệt, xét lên lớp, xét nét,xét hỏi, 
+ sét: đất sét, sấm sét, sét đánh
+ xào: xào xáo, xào măng
+ sào: sào đất, cái sào, sào phơi áo
+ xinh: xinh xắn, xinh xinh, xinh đẹp, xinh tươi
+ sinh: sinh nhật, sinh nở, sinh sản, sinh hoạt lớp
b) HS nêu y/c BT2: 
- HS làm bài theo N2
- HS làm sau đó gọi các nhóm lên báo cáo
- Các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận:
+ gắn: gắn bó, hàn gắn, gắn kết
+ gắng: cố gắng, gắng sức, gắng gượng, gắng lên,
+ nặn: đất nặn, nặn tượng, nhào nặn
+ nặng: nặng nhọc, nặng nề, nặng kí, cân nặng 
+ khăn: khó khăn, khăn tay, khăn mặt, khăn giấy, khăn quàng
+ khăng: khăng khăng, khăng khít, chơi khăng
4. Củng cố, dặn dò(3')
- GV nhận xét chung.
- Tuyên dương những bạn viết đẹp, nhắc nhở các bạn viết chữ chưa đẹp.
 ..................................................................
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 2: MỞ RỘNG VỐN TỪ THIẾU NHI. ÔN CÂU: AI LÀ GÌ?
I. Mục tiêu
- Tìm được một vài từ ngữ về trẻ em theo yêu cầu của BT1.
- Tìm được các bộ phận câu trả lời câu hỏi: Ai ( cái gì, con gì)? Là gì ?( BT2)
- Đặt được các câu hỏi cho các bộ phận câu in đậm ( BT3). 
II. Các hoạt động dạy học.
1. Bài cũ (4’)
- GV đọc các thơ sau: 
Hai bàn tay em
 Như hoa đầu cành
 Trăng tròn như cái đĩa
 Lơ lững mà không rơi.
- Y/C HS tìm hình ảnh so sánh theo nhóm đôi.
- Các nhóm báo cáo
- GV nhận xét
2. Giới thiệu bài (1')
- GV nêu mục tiêu bài học
- HS nhắc lại
3. Bài mới
 HĐ1: Hướng dẫn HS MRVT: từ ngữ về thiếu nhi (10’)
MT: Tìm được một vài từ ngữ về trẻ em theo yêu cầu
Cách tiến hành:
- HS nêu y/c BT1
- GV ghi bảng bài mẫu sau đó hs thảo luận theo nhóm 4.
- Các nhóm trình bày vào giấy.
- Gọi đại diện trả lời. Nhóm khác bổ sung thêm
+ Chỉ trẻ em: thiếu nhi, thiếu niên, nhi đồng, trẻ nhỏ, trẻ con, trẻ em
+ Chỉ tính nết của trẻ em: ngoan ngoãn, lễ phép, ngây thơ, hiền lành, thật thà
+ Chỉ tình càm hoặc sự chăm sóc của người lớn đối với trẻ em: thương yêu, yêu quý, quý mến, quan tâm, nâng đỡ, nâng niu, chăm sóc, chăm bẵm, chăm chút, lo lắng)
HĐ2: Hướng dẫn ôn câu Ai là gì? (12’)
MT: được các bộ phận câu trả lời câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)? Là gì?
Cách tiến hành:
- HS nêu y/c BT2
- GV ghi bảng sau đó HD HS làm mẫu câu a
- Ở câu a bộ phận nào trả lời cho câu hỏi Ai là gì?
- Bộ phận nào trả lời cho câu hỏi là gì?
- HS làm những bài còn lại
- GV chấm bài 
Ai (cái gì, con gì)
Là gì?
a) Thiếu nhi
Là măng non của đất nước
b) Chúng em
 Là học sinh tiểu học
 c) Chích bông
 Là bạn của trẻ em
HĐ3: Hướng dẫn đặt câu hỏi theo kiểu câu: Ai là gì?(10’)
Mt: Đặt được các câu hỏi cho các bộ phận câu in đậm
Cách tiến hành:
HS nêu y/c BT3
- Gọi 1em đọc các câu văn
- HD HS làm câu a sau đó HS làm những bài còn lại
- HS làm việc theo nhóm 2
- Đại diện nêu câu hỏi
- GV kết luận:
+ Cái gì là hình ảnh thân thuộc của làng quê Việt Nam?
+ Ai là những chủ nhân tương lai của Tổ quốc?
+ Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ chí Minh là gì?
3. Củng cố dặn dò (3’)
- HS nhắc lại nội dung bài học
- GV nhận xét chung
Thứ sáu, ngày 20 tháng 9 năm 2019
TOÁN
Tiết 10: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
- HS tính được giá trị của biểu thức có phép nhân, phép chia.
- Vận dụng được vào giải toán có lời văn (có một phép nhân) 
- Làm BT 1, 2, 3. 
II. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:( 4’)
- GV gọi 4 em lên bảng đọc bảng chia 2, 3, 4, 5 
- HS đọc bảng chia đã học 
2. Bài mới:
Giới thiệu bài: ( 1’)
Luyện tập:
Bài 1: (12’)
MT: HS tính được giá trị của biểu thức có phép nhân, phép chia.
- HS nêu y/c BT1: Tính
- HS làm bài vào vở, 3 em lên bảng làm
- HS nhận xét. GV kết luận lời giải đúng
Bài 2: (7’)
MT: Dựa vào bảng chia 4 HS tìm được câu trả lời đúng
- HS nêu y/c BT2: Trả lời câu hỏi 
- HS làm bài miệng theo N2.
- 1 em đứng tại chỗ nêu kết quả 
- HS nhận xét.GV kết luận
Đã khoanh vào 1/4 số con vịt trong hình a
Bài 3 (13’) ( làm vào vở)
MT: Vận dụng được vào giải toán có lời văn (có một phép nhân) 
- HS nêu y/c BT3: Giải bài toán có lời văn
- Y/c HS đọc và phân tích bài toán
- 1em lên bảng tóm tắt rồi giải
- HS nhận xét. GV kết luận
 Bài giải
 Số học sinh ở 4 bàn là
 2 x 4 = 8 (học sinh)
 Đáp số: 8 học sinh
3. Củng cố dặn dò: (1’)
Nhận xét tiết học.
..................................................................
TẬP LÀM VĂN 
Tiết 2: VIẾT ĐƠN
I. Mục tiêu
- Bước đầu viết được đơn xin vào Đội TNTP Hồ Chí Minh dựa theo mẫu đơn của bài Đơn xin vào Đội( SGKtr.9). 
- GV y/c tất cả HS đọc kĩ bài Đơn xin vào Đội trước khi học bài TLV.
II. Đồ dùng:
- Mẫu đơn
III. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ (4’)
- GV y/c HS trình bày Đơn xin cấp thẻ đọc sách
- GV nhận xét.
2. Giới thiệu bài (1’)
- Gv nêu mục tiêu tiết học
- HS nhắc lại mục tiêu
3. Bài mới
 HĐ1: HD viết đơn (10’)
MT: Biết được cách viết đơn, các phần cơ bản của lá đơn
Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc y/c BT:
- Gọi 2 em đọc bài TĐ Đơn xin vào đội
GV: Dựa vào mẫu đơn ở SGK chúng ta viết đơn xin vào đội nhưng không được viết giống như mẫu.
-

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_2_nam_hoc_2019_2020.doc