Giáo án Lớp 3 - Tuần 2 - Năm học 2014-2015 - Lê Thị Kim Anh
+ Gọi HS lên bảng sửa các bài tập của (tiết 5)
-> Nhận xét, ghi điểm.
- Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
a) Phép trừ 432 - 215
- Viết lên bảng phép tính 432 - 215 = ? và yêu cầu HS đặt tính theo cột dọc.
- Yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ và tự thực hiện phép tính trên. Nếu HS cả lớp không tính được , GV hướng dẫn HS tính từng bước.
b) Phép trừ 627 - 143:
- Tiến hành các bước tương tự như phép trừ 432 - 215 = 217
* Lưu ý:
+ phép trừ 432 - 215 = 217 là phép trừ có nhớ 1 lần ở hàng chục.
+ Phép trừ 627 - 143 = 484 là phép trừ có nhớ 1 lần ở hàng trăm
- Nêu yêu cầu của bài toán và yêu cầu HS tư làm bài.
- Yêu cầu từng HS vừa lên bảng nêu rõ cách thực hiện phép tính của mình. HS cả lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn.
- Chữa bài nhận xét và cho điểm HS.
( Hướng dẫn tương tự như bài 1)
+ Gọi 1 học sinh đọc đề bài.
- Tổng số tem của hai bạn là bao nhiêu?
- Trong đó bạn Bình có bao nhiêu con tem?
- Bài toán hỏi gì ?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
- Yêu cầu HS đọc phần tóm tắt của bài toán.
- Đoạn dây dài bao nhiêu xăng-ti-mét?
- Đã cắt đi bao nhiêu xăng-ti-mét?
- Bài toán hỏi gì?
- Hãy dựa vào tóm tắt và đọc thành đề toán.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
n bảng con, 2 em viết bảng lớp. - 2 h/s đọc câu ứng dụng : Aên quả nhớ kẻ trồng cây Aên khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng -h/s nêu độï cao của các con chữ . - h/s nêu cách đặt dấu thanh ở các chữ -Bằng khoảng cách viết chữ o - h/s tập viết trên bảng con các từ Aên , cây , dây . - Chú ý. - Viết bài vào vở. -H/s nghe và rút kinh nghiệm cho bài viết sau : 3. Củng cố- dặn dò: (3-4') - Các em vừa viết chữ hoa gì ? Từ ứng dụng gì ? - Về nhà hoàn thành bài viết - GV nhận xét tiết học khen ngợi những h/s viết chữ đẹp . Nhắc h/s về nhà viết thêm mẫu chữ nghiêng trong vở . TiÕt 4: TẬP ĐỌC KHI MẸ VẮNG NHÀ I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: - Đọc trôi trảy, lưu loát toàn bài .Chú ý đọc đúng : + Các từ dễ phát âm sai do ảnh hưởng của phương ngữ: từ có âm đầu l/n :luộc khoai, nắng cháy. Biết nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ. 2. Rèn kỹ năng đọc –hiểu : Nắm được nghĩa và biết cách dùng các từ mới được giải nghĩa ở sau bài đọc Hiểu được tình cảm thương yêu mẹ rất sâu nặng của bạn nhỏ:bạn tự nhân là mình chưa ngoan vì chưa làm cho mẹ hết vất vả, khó nhọc. 3. Học thuộc lòng bài thơ. II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh hoạ bài đọc trong sách giáo khoa. III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HĐ GIÁO VIÊN HỌC SINH 1. Bài cũ: (4-5') 2. Bài mới: (30-31') * Luyện đọc Hướng dẫn tìm hiểu bài * Học thuộc lòng bài thơ 3. Cũng cố- dặn dò: (3-4') - Gọi 5 HS lên bảng kể chuyện" Ai có lỗi" -> Nhận xét, ghi điểm. Giới thiệu bài, ghi đầu bài. -GV đọc mẫu toàn bài thơ giọng vui tươi, dịu dàng, tình cảm. - GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. + Đọc từng dòng thơ + Đọc từng khổ thơ trước lớp -GV tách khổ thứ 2 thành 2 đoạn để HS không phải đọc quá dài Từ Sớm mẹ về cho đến sạch sẽ và đoạn còn lại. + Đọc từng khổ thơ trong nhóm +Thi đọc giữa các nhóm +Đọc đồng thanh + Cho HS đọc thầm rồi tìm hiểu bài. 1.Bạn nhỏ làm được những việc gì đỡ mẹ? 2.Kết quả công việc của bạn nhỏ ra sao? 3. Vì sao bạn nhỏ không giám nhận lời khen của mẹ? 4. Em thấy bạn nhỏ có ngoan không? Vì sao? -GV hỏi thêm: Em có thương cha mẹ không? Em đã làm gì để giúp cha mẹ? + GV hướng dẫn HS thuộc lòng tại lớp từng khổ thơ rồi cả bài thơ: xoá dần -GV nhận xét ,tuyên dương những cá nhân đọc thuộc, hay + Yêu cầu HS về nhà tiếp tục HTL bài thơ - Nhận xét tiết học. - 5 HS nối tiếp kể 5 đoạn - Nhắc lại. -HS kết hợp đọc thầm - HS nối tiếp nhau đọc từng dòng thơ . -HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ. -HS đọc các từ được chú giải cuối bài. -Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm đọc từng khổ thơ - Cá nhân các nhóm thi đọc với nhau -Các nhóm đọc từng khổ thơ +Đọc thầm rồi tìm hiểu bài theo từng khổthơ. - Luộc khoai cùng chị giã gạo,thổi cơm,nhổ cỏ vườn, quét sân . - Lúc nào mẹ đi làm về đã thấy khoai đã chín, gạo đã trắng tinh, cơm dẻo và ngon,cỏ quang vườn, cổng nhà được quét dọn sạch sẽ. - Bạn nhỏ tự nhận thấy mình chưa ngoan vì chưa giúp mẹ được nhiều hơn . Mẹ vẫn vất vả, khó nhọc - Bạn nhỏ rất ngoan vì đã biết giúp mẹ công việc nhà để mẹ bớt vất vả khi đi làm về. -HS tự liên hệ bản thân để trả lời. -HS thi đọc thuộc bài thơ dưới hình thức đọc tiếp sức : 2 dòng thơ; cả khổ thơ, cả bài thơ. -Cả lớp theo dõi , nhận xét những HS đọc thuộc, hay. TiÕt 3: LUYỆN TỪ VÀ CÂU MỞ RỘNG VỐN TỪ: THIẾU NHI ÔN TẬP CÂU AI LÀ GÌ ? I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 1. Mở rộng vốn từ về trẻ em: tìm được các từ chỉ trẻ em, tính nết của trẻ em, tình cảm hoặc sự chăm sóc của người lớn với trẻ em. 2. Oân kiểu câu Ai ( cái gì, con gì ) – là gì ? II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Giấy khổ to, bút dạ để HS làm bài tập 1 - Bảng phụ viết sẵn 3 câu văn theo hàng ngang ở bài tập 2 III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:p HĐ GIÁO VIÊN HỌC SINH 1. Bài cũ: (4-5') 2. Bài mới: (30-31') Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1 Học nhóm Bài 2 Thảo luận theo cặp. Bài 3 Làm bài cá nhân. - Gọi HS lên làm BT1 và BT2. - Đọc khổ thơ của Trần Đ ăng Khoa " Sân nhà em sáng quá .. Lơ lững mà không rơi". -> Nhận xét, cho điểm. + Giới thiệu bài, ghi đầu bài. - GV yêu cầu HS đọc đề - Đề bài yêu cầu gì ? -GV phát giấy khổ to và bút dạ,yêu cầu HS thảo luận nhóm và viết kết quả vào giấy. -GV yêu cầu các nhóm trình bày kết quả của mình. -GV theo dõi, nhận xét , tuyên dương những nhóm làm bài đúng nhất. + GV yêu cầu HS đọc đề bài. -Đề bài yêu cầu gì ? -GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp. -GV theo dõi, nhận xét , tuyên dương những HS làm bài đúng. + GV yêu cầu HS đọc đề -Nêu yêu cầu của bài? - Cho HS suy nghĩ rồi phát biểu ý kiến. -GV nhận xét, cho điểm khuyến khích - 2 HS lên bảng làm BT. - Cả lớp tìm sự vật được so sánh trong khổ thơ. - Nhắc lại. -1 HS đọc yêu cầu , cả lớp đọc thầm -Tìm các từ chỉ :trẻ em, tính nết của trẻ em, tình cảm hoặc sự chăm sóc của người lớn đối với trẻ em. - Các nhóm nhận giấy khổ to và bút dạ, thảo luận nhóm và viết kết quả , sau đó đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác theo dõi nhận xét. Chỉ trẻ em Thiếu nhi, thiếu niên, nhi đồng, trẻ con, trẻ em, trẻ nhỏ Chỉ tính nết của trẻ em Ngoan ngoãn lễ phép ngây thơ, siêng năng, thật thà, Chỉ tình cảm hoặc sự chăm sóc của người lớn với trẻ em Thương yêu, yêu quý, nâng niu, chăm sóc, chăm bẵm, quan tâm -1HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm. -Tìm các bộ phận của câu trả lời cho câu hỏi Ai ( cái gì, con gì) –là gì ? -HS thảo luận( hỏi, trả lời) Trước lớp - 1 HS đọc đề , cả lớp đọc thầm -Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu in đậm -Nhiều HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến. Các HS khác theo dõi và nhận xét. VD: Cây tre là hình ảnh thân thuộc của làng quê Việt Nam. - Đặt câu hỏi : + Cái gì là hình ảnh thân thuộc của làng quê Việt Nam; .. 3. Củng cố- dặn dò: (3-4') -Tìm các từ chỉ tính nết của trẻ em mà em biết? -GV nhận xét tiết học : yêu cầu HS ghi nhớ những từ ngữ vừa học. Thứ t ngày 17 tháng 9 năm 2014 TiÕt 1: TOÁN ÔN TẬP BẢNG NHÂN I. MỤC TIÊU : *Giúp học sinh: - Củng cố các bảng nhân đã học (bảng nhân 2, 3, 4, 5). - Biết nhân nhẩm với số tròn trăm. - Củng cố cách tính gía trị biểu thức, tính chu vi hình tam giác và giải toán. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : *SGK, phấn. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: HĐ GIÁO VIÊN HỌC SINH 1. Bài cũ: (4-5') 2. Bài mới: (30-31') Bài 1: Thực hiện nhân nhẩm với số tròn trăm. Bài 2: Tính giá trị của biểu thức Bài 3:(Giải toán) Bài 4 : Tính chu vi hình tam giác. - Gọi HS lên làm BT + - - + 843 432 965 760 562 449 482 190 Nhận xét, cho điểm. + Giới thiệu bài, ghi đầu bài. - BT yêu cầu làm gì? - Yêu cầu HS tự làm tính nhẩm sau đó trả lời kết quả. + BT yêu cầu làm gì? - Viết lên bảng biểu thức: 4 x 3 + 10 và yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ để tính giá trị của biểu thức này. - Yêu cầu HS cả lớp làm bài. Nhận xét ,ø cho điểm HS. + Gọi 1 HS đọc đề bài. - Trong phòng ăn có mấy cái bàn? - Mỗi cái bàn xếp mấy cái ghế? - Vậy 4 cái ghế được lấy mấy lần? - Yêu cầu HS làm bài. - Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. + Gọi 1 HS đọc đề bài. - Hãy nêu cách tính chu vi của một hình tam giác. - Hãy nêu độ dài các cạnh của tam giác ABC. - Hình tam giác ABC có điểm gì đặc biệt? - Hãy suy nghĩ để tính chu vi của hình tam giác này bằng 2 cách. - yêu cầu HS làm bài. (GV hướng dẫn hai cách) - Chữa bài, nhận xét . - 2HS Lên bảng tính, lớp theo dõi, nhận xét. - Nhắc lại. - Tính nhẩm. - HS thực hiện theo yêu cầu của GV. -Nối tiếp nhau trả lời kết quả. - Tính theo mẫu. - Học sinh thực hiện tính. 4 x 3 + 10 = 12 + 10 = 22 - 3 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào giấy nháp. a. 5 x 5 + 18 = 25 + 18 = 43 b. 5 x 7 - 26 = 35 - 26 = 9 c. 2 x 2 x 9 = 4 x 9 = 36 -1 em đọc đề. - Trong phòng ăn có 8 cái bàn. - Mỗi cái bàn xếp 4 cái ghế. - Vậy 4 cái ghế được lấy 8 lần. - 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm bài vào vở. Bài giải Số ghế có trong phòng ăn là: 4 x 8 = 32 (cái ghế) Đáp số : 32 cái ghế. - 1 em đọc đề. - Muốn tính chu vi của một hình tam giác, ta tính tổng dộ dài các cạnh của hình tam giác đó. - Độ dài cạnh AB là 100cm, cạnh BC là 100 cm, cạnh AC là 100 cm. - Tam giác ABC có độ dài 3 cạnh bằng nhau và bằng 100 cm - Tính vào giấy nháp. 3. Cđng cè dặn dò: (3-4') - Nêu cách tính chu vi hình tam giác. - Về nhà ôn lại các bảng nhân đã học. - GV nhận xét tiết học. TiÕt 3: THỦ CÔNG GẤP TÀU THUỶ HAI ỐNG KHÓI (Tiết 2) I.MỤC TIÊU: - HS biết cách gấp tàu thuỷ hai ống khói. - Gấp được tàu thuỷ hai ống khói đúng quy trình kĩ thụât. - Yêu thích gấp hình. II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Mẫu tàu thuỷ hai ống khói được gấp bằng giấy có kích thước đủ lớn để HS cả lớp quan sát được. - Quy trình gấp tàu thuỷ hai ống khói bằng giấy có vẽ hình minh hoạ cho từng bước. - Giấy màu, kéo , hồ dán. III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HĐ GIÁO VIÊN HỌC SINH 1. Bài cũ: (3-4') 2. Bài mới: (29-30') Hướng dẫn HS nắm vững các bước để thực hành. Thực hành gấp tàu thuỷ hai ống khói - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. -> Nhận xét. + Giới thiệu bài, ghi đầu bài. * Hướng dẫn HS: -Làm tàu thuỷ hai ống khói gồm có mấy bước? -Nêu cách thực hiện bước 1? ù - Nêu cách thực hiện bước 2 ? -Nêu cách thực hiện bước 3 ? - GV gọi 3 HS lên bảng thao tác lại các bước gấp tàu thuỷ hai ống khói. -GV cho HS gấp tàu thuỷ hai ống khói bằng giấy, GV quan sát, uốn nắn cho những em gấp chưa đúng , giúp đỡ những em còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm. - GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm. - GV và HS nhận xét các sản phẩm được trưng bày trên bảng. - GV đánh giá kết quả thực hành của HS. - Để ĐDHT lên bàn. - Nhắc lại. - Làm tàu thuỷ hai ống khói gồm có 3 bước. Bước 1: Gấp, cắt tờ giấy hình vuông, gấp và cắt sao cho bốn cạnh hình vuông thẳng và bằng nhau thì hình gấp mới đẹp. Sau mỗi lần gấp, cần miết kĩ các đường gấp cho thẳng. Bước 2 :Gấp lấy điểm giữa và hai đường dấu gấp giữa hình vuông. Gấp tờ giấy hình vuông làm bốn phần bằng nhauđể lấy điểm O và hai đường dấu gấp giữa hình vuông. Mở tờ giấy ra được H2 Bước 3 : Gấp thành tàu thủ hai ống khói -Đặt tờ giấy hình vuông lên bàn, mặt kẻ ô ở phía trên.Gấp lần lượt bốn đỉnh của hình vuôngvào sao cho bốn đỉnh tiếp giáp nhau ở điểm O và các cạnh gấp nằm -3HS thực hiện các thao tác gấp tàu thuỷ hai ống khói , cả lớp theo dõi - HS gấp tàu thuỷ hai ống khói bằng giấy. Gấp xong , dùng bút màu trang trí màu xung quanh cho đẹp. -HS trưng bày sản phẩm theo nhóm. -HS nhận xét các sản phẩm được trưng bày trên bảng. 3. Củng cố- dặn dò: (4-5') - Tàu thuỷ hai ống khói được làm bằng gì ? - Nêu các bước thực hµnh. - GV nhận xét tiết học ; chuẩn bị tiết sau thực hành gấp (Con ếch). Thứ năm ngày 14 tháng 9 năm 2006 TiÕt 4: TẬP ĐỌC CÔ GIÁO TÍ HON I MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: - Đọc trôi trảy, lưu loát toàn bài .Chú ý đọc đúng các từ dễ phát âm sai do ảnh hưởng của phương ngữ: nón, khoan thai, khúc khích, ngọng líu, núng nính 2 . Rèn kỹ năng đọc –hiểu : - Nắm được nghĩa của các từ mới: khoan thai, khúc khích, tỉnh khô, trâm bầu, núng nính - Hiểu nội dung bài: Bài văn tả trò chơi lớp học rất ngộ nghĩnh của mấy chị em. Qua trò chơi này, có thể thấy các bạn nhỏ yêu cô giáo, mơ ước trở thành cô giáo. II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HĐ GIÁO VIÊN HỌC SINH 1. Bài cũ: (4-5') 2. Bài mới: (30-31') * Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. Hướng dẫn tìm hiểu bài *Luyện đọc lại 3. Củng cố, dặn dò: (3-4') - Yêu cầu 3 em lên bảng đọc bài" Khi mẹ vắng nhà" và TLCH: Bạn nhỏ trong bài thơ có ngoan không? Vì sao? -> Nhận xét, ghi điểm. + Giới thiệu bài, ghi đầu bài. - GV đọc mẫu toàn bài giọng vui, thong thả, nhẹ nhàng. -GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. + Đọc từng câu +Đọc từng đoạn trước lớp Đoạn 1:Từ đầu đến chào cô Đoạn 2:Từ Bé treo nón cho đến đàn em ríu rít đánh vần theo Đoạn 3:Còn lại. + Đọc từng đoạn trong nhóm +Thi đọc giữa các nhóm + Đọc đồng thanh * Yêu cầu HS đọc thầm theo từng đoạn rồi tìm hiểu bài. 1.Truyện có những nhân vật nào? 2. Các bạn nhỏ trong bài chơi trò chơi gì ? 3. Những cử chỉ nào của cô giáo bé làm em thích thú? 4. Tìm những hình ảnh ngộ nghĩnh đáng yêu của đám học trò ? -GV chốt lại + GV yêu cầu HS đọc bài. -GV nhận xét ,tuyên dương những cá nhân đọc rõ ràng, rành mạch, diễn cảm - Các em có thích trò chơi lớp học không? Có thích trở thành cô giáo không? - Yêu cầu HS về nhà luyện đọc thêm. - Nhận xét tiết học. -- 3 HS lên bảng đọc thuộc lòng và TLCH trong nội dung bài. - Nhắc lại. - - HS kết hợp đọc thầm -HS nối tiếp nhau đọc từng câu. -HS nối tiếp nhau từng đoạn, ngắt nghỉ hơi đúng , hợp lí -HS đọc các từ được chú giải cuối bài. - Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm đọc từng đoạn -Cá nhân các nhóm thi đọc với nhau -Các nhóm đọc đồng thanh từng đoạn + Đọc thầm và trả lời câu hỏi. - Bé và ba đứa em là Hiển, Anh và Thanh. - Các bạn chơi trò chơi lớp học:Bé đóng vai cô giáo, các em của Bé đóng vai học sinh. ( HS phát biểu theo ý thích) - Làm y hệt các đám học trò thật , mỗi người một vẻ trông rất ngộ nghĩnh đáng yêu. - 2 HS khá giỏi đọc toàn bài. Một số HS thi đọc bài. Cả lớp theo dõi , nhận xét những HS đọc to, rõ ràng, rành mạch và bình chọn bạn đọc hay nhất. Thứ n¨m ngày 18 tháng 9 năm 2014 TiÕt 1: TOÁN ÔN TẬP BẢNG CHIA. I. MỤC TIÊU : * Giúp học sinh: - Củng cố các bảng chia đã học (bảng chia 2, 3, 4, 5). - Biết tính nhẩm thương của các số tròn trăm khi chia cho 2, 3, 4 (phép chia hết). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : SGK, phấn. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: HĐ GIÁO VIÊN HỌC SINH 1. Bài cũ: (4-5') 2. Bài mới: (30-31') * Ôn tập các bảng chia. Bài 1: Làm miệng. *Thực hiện chia nhẩm với số tròn trăm. Bài 3: ( Giải toán) Bài 4 : Tiếp sức. 3. Cđng cè- dặn dò:(3-4') - Gọi HS lên đọc bảng nhân 2, 3, 4, 5. -> Nhận xét, ghi điểm. Giới thiệu bài, ghi đầu bài. - Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng các bảng chia 2, 3, 4, 5. + BT yêu cầu làm gì? - Yêu cầu HS tính nhẩm rồi trả lời miệng. -> Nhận xét. Bài 2: + BT yêu cầu làm gì? - HS tính. 200 : 2 = ? (tính 2 trăm : 2 bằng cách nhẩm 2 : 2 = 1, vậy 2 trăm : 2 = 1 trăm viết là 200 : 2 = 100). - Nhận xét. - Gọi 1 HS đọc đề bài. - Bài toán cho biết gì? - Xếp đều vào 4 hộp nghĩa là như thế nào? - Bài toán yêu cầu tính gì? - Yêu cầu HS làm bài. - Nhận xét , ghi điểm HS. - Cho HS nêu yêu cầu của BT - Tổ chức cho HS thi nối nhanh phép tính với kết quả. + Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 7 bạn tham gia trò chơi, các học sinh khác cổ vũ động viên. + Chơi theo hình thức tiếp sức, mỗi HS được nối một phép tính với một kết quả, sau đó chuyền bút cho bạn khác cùng đội nối. Nhận xét, ghi điểm tuyên dương đội thắng cuộc . + Gọi một số HS đọc lại b¶ng chia . - GV nhận xét tiết học. - 4 HS lên bảng nối tiếp nhau đọc 4 bảng nhân. Cả lớp nghe, nhận xét. - Nhắc lại. - Tính nhẩm. - HS thực hiện theo yêu cầu của GV. - Tính nhẩm rồi nối tiếp nhau trả lời kết quả. - Tính nhẩm. - HS tính nhẩm tương tự như BT1. - 1 em đọc đề. - Có 24 cái cốc, được xếp đều vào 4 hộp. - Nghĩa là chia 24 cái cốc thành 4 phần bằng nhau. - Tìm số cốc trong nỗi chiếc hộp. - 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm bài vào vở. Bài giải Số cốc có trong mỗi chiếc hộp là: 24 : 4 = 6 (cái cốc) Đáp số : 6 cái cốc. - 1 em nêu. - Chơi trò chơi theo hướng dẫn của GV. TiÕt 2 : CHÍNH TẢ CÔ GIÁO TÍ HON I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: * Rèn kĩ năng viết chính tả: -Nghe – viết chính xác đoạn văn 55 tiếng trong bài Cô giáo tí hon. -Biết phân biệt s/x ( hoặc ăn/ ăng) tìm đúng những tiếng có thể ghép với mỗi tiếng đã cho có âm đầu là s/x (hoặc có vần ăn/ ăng.) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ viết sẵn bài chính tả, Bút dạ, giấy. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HĐ GIÁO VIÊN HỌC SINH 1. Bài cũ: (3-5') 2. Bài mới: (30-31') * Hướng dẫn nghe viết Chấm, chữa bài. * Hướng dẫn làm bài tập Bài 2 - Gọi HS lên bảng viết:nguệch ngoạc, khuỷu tay, cá sấu, xấu hổ. ->Nhận xét, ghi điểm. + Giới thiệu bài, ghi đầu bài. - GV đọc 1 lần đoạn viết - - Đ oạn văn có mấy câu ? - Chữ đầu các câu viết như thế nào ? -Tìm tên riêng trong đoạn văn? - Cần viết tên riêng như thế nào? -Hướng dẫn HS viết bảng con các từ dễ viết sai: treo nón, bẻ, nhánh trâm bầu, ríu rít - Nêu cách trình bày bài chính tả? - - GV đọc bài chính tả -GV đọc lại từng câu -GV thống kê lỗi lên bảng. +Thu khoảng 7 vở chấm và nhận xét - GV chọn cho HS làm phần a - GV yêu cầu HS đọc đề - Đề bài yêu cầu gì ? - - GV phát giấy khổ lớn và bút dạ, yêu cầu HS làm bài theo nhóm. - - GV theo dõi, nhận xét. Tuyên dương những nhóm làm bài đúng. - 2 HS lên bảng viết. - Nhắc lại. - 2 HS đọc lại - Có 5 câu -Viết hoa chữ cái đầu - Bé (tên bạn đóng vai cô giáo) - Viết hoa - HS viết vào bảng con các từ giáo viên vừa hướng dẫn - Viết tên bài ở giữa trang vở . Chữ đầu đoạn viết lùi vào 2 ôâ , viết hoa chữ cái đầu câu, tên riêng. -HS nghe GV đọc và viết bài vào vở. -HS đổi vở cho bạn và soát lỗi -HS báo lỗi -1 HS đọc đề , cả lớp đọc thầm. -Tìm các tiếng có thể ghép với các tiếng : xét, sét ; xào, sào ; xinh, sinh. - Các nhóm nhận giấy khổ lớn, thảo luận và điền kết quả. Đại diện nhóm treo bảng và trình bày bài làm của nhóm.Các nhóm theo dõi và nhận xét. 3. Củng cố- dặn dò: (3-4') - Nêu cách trình bày bài chính tả dưới dạng đoạn văn? - GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những HS viết chính tả đúng. Nhắc những HS viết sai lỗi trong bài viết về nhà viết lại mỗi lỗi 1dòng. Thứ
File đính kèm:
- GA3_T2.doc