Giáo án Lớp 3 - Tuần 13 - Tiều học Chiến Thắng

Tự nhiên xã hội

Một số hoạt động ở trường (tiếp theo)

I.Mục tiêu:

-Nêu được các hoạt động chủ yếu ở trường như :học tập, vui chơi, văn nghệ.

 -Nêu được trách nhiệm của HS khi tham gia các hoạt động đó

 -GD HS có ý thức tham gia các hoạt động do trường tổ chức

*KNS :- Kĩ năng hợp tác: Hợp tác trong nhóm, lớp để chia sẻ, đưa ra các cách giúp đỡ các bạn học kém.

-Kĩ năng giao tiếp: Bày tỏ suy nghĩ, cảm thông, chia sẻ với người khác.

IIChuẩn bị : - Các hình trong SGK

 - Tranh ảnh về các hoạt động của trường

 

doc30 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 888 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 3 - Tuần 13 - Tiều học Chiến Thắng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- HD mẫu - HS làm SGK - Đọc bài làm
 - Chữa phần cuối cùng
 Chốt : Muốn so sánh số lớn gấp mấy lần số bé hay số bé bằng một phần mấy số lớn, ta làm thế nào?
Bài 2(8-9’)- KT: Giải bài toán bằng hai phép tính, tìm số bé bằng một phần mấy số lớn
 - HS làm vở - Đọc bài làm
 Chốt : Muốn so sánh số trâu bằng một phần mấy số bò, em cần biết gì? (Biết số bò)
Bài 3(7-8’)- KT: Giải bài toán bằng hai phép tính, liên quan đến tìm một phần mấy của một số
 - HS làm vở – Một HS chữa bài ở bảng phụ
 Chốt : Muốn biết trên bờ có bao nhiêu con vịt, em cần tìm gì?(Cần tìm số vịt dưới ao). Tìm số vịt dưới ao là dạng toán nào?(Tìm một phần mấy của một số)
Bài 4(6-7’)- KT: Xếp 4 HTG theo mẫu
 - HS thực hành ghép hình trên bộ đồ dùng học toán.
Chốt: Quan sát kĩ mẫu rồi ghép hình cho giống
* Dự kiến sai lầm của HS:
	- Lúng túng khi viết phân số biểu thị số bé bằng một phần mấy số lớn.
* Biện pháp: Sau khi tìm SL gấp mấy lần SB ta chỉ việc dùng phân số có số một đứng trên dấu gạch ngang con số đứng dưới dấu gạch ngang chính là số vừa tìm
3. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò (2-3’)
- Nhận xét giờ học
____________________________________
Tiết 6 Chính tả (nghe - viết)
 ĐÊM TRĂNG TRÊN HỒ TÂY
I. Mục đích, yêu cầu
	1. Nghe - viết chính xác bài "Đêm trăng trên Hồ Tây". Trình bày bài viết rõ ràng, sạch sẽ.
	2. Luyện đọc, viết đúng một số chữ có vần khó (iu/uyu), tập giải câu đố để xác định cách viết một số chữ có âm đầu hoặc thanh vần dễ lẫn.
II. Đồ dùng dạy học
	- Bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ (2-3'). 
	- Viết bảng con: trung thành, chung sức.
	- Nhận xét
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài (1-2')
b. Hướng dẫn chính tả (10-12')
 	- GV đọc bài viết - cả lớp đọc thầm
	- Đêm trăng trên Hồ Tây đẹp như thế nào? (Nước trong vắt, trăng rọi vào các gợn sóng lăn tăn, gió đông nam hây hẩy, sóng vỗ rập rình, hương sen thơm ngào ngạt)
 	- Nhận xét chính tả: 
	+ Bài viết có mấy câu? (6 câu)
	+ Những chữ nào trong bài được viết hoa ? Vì sao?
- Phân tích chữ ghi tiếng khó : nước (âm n), rọi (âm r), rập rình (âm r), chiều ( âm ch ghi bằng hai con chữ c- h) gió (âm gi)
	- HS viết bảng con : nước, rọi, rập rình, chiều gió
c. Viết chính tả (13-15')
- HD tư thế ngồi viết, cách trình bày bài 
- GV đọc - HS viết bài
d. Chấm, chữa bài (5-7')
	- GV đọc - HS sóat lỗi, ghi số lỗi và chữa lỗi)
	- Chấm 10 bài
e. Hướng dẫn làm bài tập chính tả (5-7')
Bài 2 - Điền vào chỗ trống iu hay uyu?
	- HS làm bài vào vở - GV chấm Đ, S - HS đọc bài làm
- GV nhận xét, chữa: khúc khuỷu, khẳng khiu, khuỷu tay
Bài 3 - Giải đố – HS thảo luận nhóm đôi – Các nhóm trình bày
	- Chốt lời giải đúng: a/ Con ruồi - quả dừa - cái giếng khơi
	 b/ Con khỉ - cái chổi - quả đu đủ
3. Củng cố, dặn dò (1-2')
	- Nhận xét giờ học, tuyên dương HS viết đẹp
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
..........................................................................................................................................
Tiêt 7 Tập đọc
 CỬA TÙNG 
I. Mục đích, yêu cầu
1. Rèn kỹ năng năng đọc thành tiếng
	- Chú ý các từ ngữ: lịch sử , cứu nước, lũy tre làng, nước biển
	- Biết đọc đúng giọng văn miêu tả.
2. Rèn kỹ năng đọc - hiểu
	- Biết các địa danh và hiểu các từ ngữ trong bài: Bến Hải, Hiền Lương, đồi mồi, bạch kim
	- Nắm được nội dung bài: Tả vẻ đẹp kỳ diệu của cửa Tùng – một cửa biển thuộc miền Trung nước ta
II. Đồ dùng dạy học
	- Tranh minh họa SGK
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ (3-5'). 
	- 3 HS đọc bài: Người con của Tây Nguyên
	- Nhận xét 
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài (1-2')
	Cửa Tùng là một cửa biển rất đẹp của miền Trung, nơi đây đẹp như thế nào?...
b. Luyện đọc đúng (15-17')
	- GV đọc mẫu toàn bài: giọng chậm rãi, nhẹ nhàng, tình cảm nhấn giọng ở những từ gợi tả, gợi cảm.
	- Bài chia làm mấy đoạn? (3 đoạn)
* Đoạn 1: Từ đầu .. “gió thổi”
- Đọc đúng: 	+ Câu 1: lịch sử (l), nước (n)
	 + Câu 2: lũy tre làng (l)
- GV hướng dẫn đọc, đọc mẫu câu - luyện đọc (dãy)
	- Giải nghĩa : Cửa Tùng, Bến Hải
	- GV hướng dẫn, đọc mẫu, HS luyện đọc (3, 4 em) 
* Đoạn 2:” Cầu Hiền Lương ... xanh lục”
- Đọc đúng: + Câu 1: Hiền Lương (l), nữa (n)
	 + Câu 5: nước (n), ngắt sau "đỏ ối"
	 + Câu 6: xanh lơ, xanh lục - đọc nhấn giọng ở các từ gợi tả, gợi cảm 
 	- GV hướng dẫn, đọc mẫu - HS luyện đọc (dãy).
	- Giải nghĩa : Hiền Lương (SGK)	
	- Hướng dẫn đọc đoạn: 1 HS khá đọc mẫu – HS luyện đọc (3, 4 em) 
* Đoạn 3: còn lại
	- Ngắt sau “ví”, “đồi mồi” - GV hướng dẫn, đọc mẫu - luyện đọc (dãy).
	- Giải nghĩa : đồi mồi, bạch kim (SGK)
	- GV hướng dẫn, đọc mẫu - HS luyện đọc (4 em) 
* Đọc nối đoạn: 2 lượt 
* Đọc cả bài: GV hướng dẫn - HS đọc (1, 2 em)
c. Tìm hiểu bài (10-12')
+ Đọc thầm đoạn 1 và câu hỏi 1
	- Cảnh 2 bên bờ sông Bến Hải có gì đẹp? (Đôi bờ thôn xóm mướt màu xanh luỹ tre làng và rặng phi lao rì rào gió thổi)
+ Đọc thầm đoạn 2 và câu hỏi 2
 - Em hiểu thế nào là "Bà chúa của các bãi tắm"? (Là bãi tắm đẹp nhất trong các bãi tắm)
	- Sắc màu nước biển của Cửa Tùng có gì đặc biệt? (thay đổi ba lần trong một ngày
	+ Bình minh: nước biển nhuộm màu hồng nhạt (phơn phót hồng)
 	+ Buổi trưa: nước biển xanh lơ (xanh nhạt như da trời)
	+ Chiều tà: nước biển xanh lục (xanh đậm như màu lá cây))
+ Đọc thầm đoạn 3 và câu hỏi 3
	- Người xưa so sánh bãi biển Cửa Tùng với cái gì? (với chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển)
	Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh để làm tăng vẻ duyên dáng, hấp dẫn của Cửa Tùng
Chốt: Bài văn tả cảnh gì? Bài văn tả vẻ đẹp kỳ diệu của cửa Tùng – một cửa biển thuộc miền Trung nước ta
d. Luyện đọc diễn cảm (5-7')
	- GV hướng dẫn, đọc mẫu
- Đọc đoạn : mỗi đoạn 1-2 em
- Đọc cả bài: 2, 3 em
3. Củng cố, dặn dò (1-2')
	- Bài văn cho thấy điều gì?
- Hãy kể tên một số bãi biển đẹp ở nước ta mà em biết?
----------------------------------------------------------------------------------------------------
 Thứ tư ngày 19 tháng 11 năm 2014
Tiết 1 Toán
Tiết 63: BẢNG NHÂN 9
I/ Mục tiêu
- Giúp HS tự lập và học thuộc bảng nhân 9
- Củng cố ý nghĩa của phép nhân và giải bài toán bằng phép tính nhân.
II/ Đồ dùng dạy -học 
- G và H: Các tấm bìa mỗi tấm có 9 chấm tròn
III/ Các hoạt động dạy - học
1.Hoạt đông 1: Kiểm tra bài cũ (3 – 5’) - (bảng con) 
- Viết lại toàn bộ các phép nhân có thừa số thứ hai là 9 trong các bảng nhân đó?
- Đọc lại và nêu ý nghĩa của một số phép nhân.
2.Hoạt động 2: Dạy học bài mới (12 – 14’)
* Hướng dẫn HS cùng thao tác trên trực quan
 - Lấy 1 lần thẻ có 9 chấm tròn, có bao nhiêu chấm tròn?
 9 x 1 = 9
 - Lấy 2 lần thẻ có 9 chấm tròn, có ? chấm tròn.
 9 x 2 = 9 + 9 = 18
 - Lấy 3 lần thẻ có 9 chấm tròn, có ? chấm tròn.
 9 x 3= 9 + 9 + 9 = 27
 * Nhận xét: 9 x 1 = 9 Đây là 3 phép nhân đầu tiên trong bảng nhân 9
 9 x 2 = 18
 9 x 3 = 27
	 Em có nhận xét gì về các phép nhân trên?( Cột thừa số thứ nhất là 9. Cột thừa số thứ hai là các số tự nhiên liên tiếp bắt đầu từ 1. Cột tích tăng 9 đơn vị)
 Vậy 9 x 4 =?
* HS hoàn chỉnh bảng nhân 9
* Ghi nhớ bảng nhân 9: - Nhận xét cấu tạo bảng nhân.
 - Đọc bảng nhân - Ghi nhớ - Hỏi không theo thứ tự.
3.Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành (17 – 19’)
Bài 1: (4 - 5') - KT: Củng cố bảng nhân 9
 - HS làm sách giáo khoa
 - Chữa bài theo dãy 
 - Chốt: Thuộc và vận dụng bảng nhân 9 để tính.
 Em có nhận xét gì về phép nhân có thừa số 0?
Bài 2: (5 - 6') - KT: Thực hiện dãy tính 
 - HS đọc đề - HS làm bảng con 
	 - Chữa phép tính 9 x 9 : 9 =?
 - Chốt: Khi thực hiện dãy tính trên em cần chú ý gì?
Bài 3: (6 - 8') - KT: Giải toán bằng phép nhân 
 - HS đọc đề, phân tích đề toán - HS làm vở- Chữa bài ở bảng phụ
 - Chốt: Lưu ý HS viết đúng phép tính 9 x 3 = 27
Bài 4: (3 - 4') – KT: Đếm thêm 9...
 - HS làm SGK - Đọc kết quả theo dãy - GV chấm Đ/S
 - Chốt: Em có nhận xét gì về dãy số vừa điền?(cột tích trong bảng nhân 9)
* Dự kiến sai lầm của HS:
 - Vận dụng chưa thành thạo bảng nhân 9
 - Phép tính ở BT 3 ghi không đúng ý nghĩa của phép nhân trong bài toán 
Hoạt động 4: Củng cố: (2-3’
+ Đố bạn các phép nhân trong bảng 9 
- Nhận xét giờ học.
Tiết 2 Luyện từ và câu
 TỪ ĐỊA PHƯƠNG
DẤU CHẤM HỎI, DẤU CHẤM THAN
I. Mục đích, yêu cầu
	1. Nhận biết và sử dụng đúng một số từ thường dùng ở miền Bắc, miền Trung, miền Nam qua bài tập phân loại từ ngữ và tìm từ cùng nghĩa thay thế từ địa phương.
	2. Luyện tập sử dụng đúng các dấu chấm hỏi, dấu chấm than qua bài tập đặt dấu câu thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn.
II. Đồ dùng dạy học
	- Bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ (3-5’)
	Tìm những hoạt động so sánh với nhau trong những câu sau:
	Lá cờ bay như reo.
	Chú voi huơ vòi như chào khán giả.
	Gió thổi như hất tung mọi vật trên mặt đất.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài (1-2')
	Giờ hôm nay các em sẽ được nhận biết, phân loại từ thường dùng ở miền Bắc, miền Trung, miền Nam và luyện tập về sử dụng các dấu câu
b. Hướng dẫn làm bài tập (28-30')
Bài 1(10-12') - Phân loại các từ thường dùng ở miền Bắc, miền Nam
	- GV: Các từ trong mỗi cặp từ đều có nghĩa giống nhau
	- GV hướng dẫn mẫu: 
	Nơi các em đang ở là miền nào?(Miền Bắc)
	Ở miền Bắc, người đàn ông sinh ra mình gọi là gì? (là bố)
	Trong miền Nam, người đàn ông sinh ra mình sẽ gọi là gì? (là ba)
	- HS làm bài vào vở- đổi vở để KT
- HS nêu kết quả - cả lớp nhận xét, GVchốt đáp án đúng, ghi bảng
- GV chốt: Từ ngữ Tiếng Việt rất phong phú. Cùng một sự vật, một đối tượng mà mỗi miền có thể có những cách gọi khác nhau.
Bài 2 (8-10') - Tìm các từ trong ngoặc đơn cùng nghĩa với các từ in đậm
	- 1 HS đọc to những từ in đậm và từ cùng nghĩa với những từ đó.
	- HD mẫu: 
	“Tàu bay hắn bắn sớm trưa”. Em hiểu “hắn” là chỉ cái gì? (tàu bay)
	Từ nào trong ngoặc đơn cùng nghĩa với từ “hắn”? (từ “nó”)
	- HS trao đổi theo nhóm(3’) - ghi kết quả ra nháp.
- Hướng dẫn đọc kết quả trước lớp => GV nhận xét , chốt kết quả đúng.
	- HS đọc lại các cặp từ cùng nghĩa
1 HS đọc lại đoạn thơ sau khi đã thay thế từ.
	- GV chốt: Bằng cách sử dụng những từ địa phương ở quê hương mẹ Suốt, tác giả đã làm cho bài thơ hay hơn vì nó thể hiện được đúng lời của bà mẹ ở quê hương Quảng Bình.
Bài 3 (7-8') - Điền dấu chấm than, dấu chấm hỏi vào mỗi ô trống?
	- HD: Em đã được học những dấu câu nào? Đọc kĩ những câu văn cần điền dấu câu và chọn dấu câu cần điền cho thích hợp.
	- HS đọc thầm và làm SGK – một HS chữa bài trên bảng phụ
	- GV chấm chữa
Chốt: + Khi nào dùng dấu chấm hỏi? (khi viết cuối câu hỏi)
+ Khi nào dùng dấu chấm than? (khi viết cuối câu cần thể hiện cảm xúc của nhân vật)
	+ HD đọc câu có dấu chấm hỏi, dấu chấm than
- 1 HS đọc đoạn văn 
3. Củng cố, dặn dò (1-2')
	- Qua bài hôm nay ta thấy từ Tiếng Việt rất phong phú. Cùng một sự vật, một đối tượng mà mỗi miền có thể có những cách gọi khác nhau. Các em cần sưu tầm thêm các từ của mỗi miền để mở rộng vốn từ của mình và khi gặp những câu văn, câu thơ có từ địa phương các em sẽ hiểu rõ hơn về nội dung của nó. Đồng thời các em nắm chắc các dấu câu đã học để sử dụng đúng khi viết câu.
	- Nhận xét giờ học.
_______________________________
Tiết 3 Tập viết
BÀI 13: ÔN CHỮ HOA I
I. Mục đích, yêu cầu
* Củng cố cách viết chữ hoa I hông qua bài tập ứng dụng
	- Viết tên riêng Ông Ích Khiêm bằng cỡ chữ nhỏ
	- Viết câu ứng dụng: "Ít chắt chiu hơn nhiều phung phí" bằng cỡ chữ nhỏ.
II. Đồ dùng dạy học
	- Bảng phụ, vở mẫu 
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: 2 - 3'
 - HS viết bảng : H, Hàm Nghi
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: 1-2'
b. Hướng dẫn viết bảng con: 10 - 12'
* Luyện viết chữ hoa: GV đưa chữ mẫu: I
- HS nhận xét độ cao, cấu tạo.
- GV hướng dẫn viết con chữ I - viết mẫu I- HS viết bảng con
- Đưa chữ Ô, chữ K- HS nêu cấu tạo, độ cao
 - GV hướng dẫn viết - HS viết bảng con
* Luyện viết từ ứng dụng:
- HS đọc từ ứng dụng, GV giải nghĩa: Ông Ích Khiêm(1832-1884) quê ở Quảng Nam, là một vị quan nhà Nguyễn văn võ toàn tài. Con cháu ông sau này có nhiều người là liệt sĩ chống Pháp
 - HS nhận xét độ cao, khoảng cách giữa các chữ. 
 - GV hướng dẫn viết liền nét - HS viết bảng con: Ông Ích Khiêm
* Luyện viết câu ứng dụng: HS đọc câu ứng dụng - GV giải nghĩa: Câu tục ngữ khuyên mọi người cần phải biết tiết kiệm, có ít mà biết dành dụm còn hơn có nhiều nhưng phung phí 
- HS nhận xét độ cao, khoảng cách giữa các con chữ trong câu 
 - Trong câu ứng dụng những từ nào viết hoa?
 - GV hướng dẫn 
 - HS viết bảng con: Ít 
c. Hướng dẫn HS viết vở: 15 -17'
- Nêu yêu cầu vở tập viết- Quan sát vở mẫu
- HD tư thế ngồi viết - HS viết bài
d. Chấm, chữa: 4-5' 
- G chấm 8-10 em
3. Củng cố, dặn dò: 1-2'
 - Nhận xét giờ học. 
----------------------------------------------
Tự nhiên xã hội
Một số hoạt động ở trường (tiếp theo)
I.Mục tiêu: 
-Nêu được các hoạt động chủ yếu ở trường như :học tập, vui chơi, văn nghệ.
 -Nêu được trách nhiệm của HS khi tham gia các hoạt động đó 
 -GD HS có ý thức tham gia các hoạt động do trường tổ chức
*KNS :- Kĩ năng hợp tác: Hợp tác trong nhóm, lớp để chia sẻ, đưa ra các cách giúp đỡ các bạn học kém.
-Kĩ năng giao tiếp: Bày tỏ suy nghĩ, cảm thông, chia sẻ với người khác.
IIChuẩn bị : - Các hình trong SGK 
 - Tranh ảnh về các hoạt động của trường
IV. Các hoạt động dạy học	
1.Ổn định tổ chức :
2.Bài mới : Giới thiệu bài:
* Hoạt động 1 (13-15): Quan sát theo cặp 
 Bước 1 
-Tổ chức cho HS quan sát hình trang 48 và 49 thảo luận theo gợi ý.
- Kể tên một số hoạt động trong hình 1?
- Hoạt động này diễn ra ở đâu ?
- Bạn có nhận xét gì về thái độ và ý thức kỉ luật của các bạn trong hình?
 Bước 2 : 
-Yêu cầu một số cặp lên hỏi và trả lời trước lớp .
- Kết luận: SGK.
* Hoạt động 2 (17-20’): Thảo luận theo nhóm .
 Bước 1 : Hướng dẫn Làm việc theo nhóm.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận theo các câu hỏi gợi ý để hoàn thành bảng mà giáo viên kẻ sẵn.
Bước2: 
- Mời đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận trước lớp.
- GV giới thiệu lại các hoạt động ngồi giờ lên lớp mà HS đã nêu bằng hình ảnh (ảnh chụp).
- Nhận xét tuyên dương nhóm trình bày tốt.
Bước3 : - Nhận xét về ý thức trong lớp khi tham gia các hoạt động ngồi giờ trên lớp 
3. Củng cố - Dặn dò(1-2’): 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò học sinh chuẩn bị tiết sau .
- Từng cặp hỏi - đáp theo câu hỏi gợi ý.
* Học sinh quan sát hình ở SGK dựa theo nội dung từng hình để hỏi, đáp .
- Lần lượt từng cặp hỏi và trả lời trước lớp. 
- Lớp theo dõi bổ sung, hoàn thiện phần hỏi và trả lời của bạn.
- Tiến hành thảo luận trao đổi và hoàn thành điền vào các cột trong bảng kẻ sẵn .
- Lần lượt từng nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình trước lớp .
- Các nhóm khác theo dõi nhận xét và bổ sung 
- Lớp theo dõi nhận xét và bình chọn nhóm trả lời hay nhất.
--------------------------------------------------------------- 
Tiết 5 Thể dục
 ĐỘNG TÁC ĐIỀU HOÀ CỦA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG
I. MỤC TIÊU
- Ôn 7 động tác đã học - yêu cầu thực hiện tương đối chính xác
- Học động tác điều hoà - Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng
- Trò chơi “ Chim về tổ “ 
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN.
Sân trường; Còi
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu
7'
- GV phổ biến yêu cầu, nội dung 
1-2’
x x x x
yêu cầu giờ học
x x x x
- Giậm chân tại chỗ vỗ tay theo nhịp, hát
2-3’
x x x x
- Khởi động các khớp 
3’
2. Phần cơ bản
18’
- Ôn 7 động tác: vươn thở, tay, chân, lườn, bụng, toàn thân và nhảy của bài thể dục phát triển chung
2 lần
- GV hô - HS tập từng động tác
- Cán sự lớp hô
- Tập liên hoàn 7 động tác lưu ý HS hai tay dang ngang lên cao, tay duỗi thẳng
- Động tác điều hoà
2 lần
3 lần
2 lần
- GV nêu tên động tác làm mẫu, giải thích
- GV hô HS tập 
- Cán sự lớp hô, GV sửa sai
- Chơi: “ Chim về tổ”
6-7’
- GV nêu tên trò chơi, luật chơi
- HS chơi chính thức
3. Phần kết thúc
3-4’
- HS tập một số động tác hồi tĩnh
- GV hệ thống bài nhận xét, giao bài về nhà
------------------------------------------------
Thứ năm ngày 20 tháng 11 năm 2014
Tiết 1 Toán
Tiết 64: LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu:
- Củng cố việc ghi nhớ bảng nhân 9.
- Vận dụng bảng nhân 9 vào làm tính và giải toán.
II/ Đồ dùng dạy - học 
 	- Bảng phụ để H chữa bài.
III/ Các hoạt động dạy - học
1. Hoạt đông 1: Kiểm tra bài cũ ( 3-5 phút) 
- H đọc thuộc lòng bảng nhân 9.
? Nêu nhanh kết quả một số phép tính trong bảng nhân 9.
2. Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành (30 - 32 phút)
Bài 1(6-8’) - KT: Bảng nhân 9
	 - H làm vào SGK- chữa miệng 
Chốt: a) Bảng nhân 9 và phép nhân có thừa số 0
 b) Khi ta thay đổi vị trí các thừa số trong một tích thì tích như thế nào?
Bài 2(6-7’) - KT: Thực hiện dãy tính 
 - HS đọc đề - HS làm vào vở - GV chấm bài 
	 - Chữa phép tính 9 x 9 + 9 =?
Chốt: Đối với biểu thức có phép nhân đứng trước, phép cộng đứng sau, em thực hiện ntn?
Bài 3(7-8’)- KT: Giải bài toán bằng hai phép tính (phép nhân, phép cộng)
	 - GV tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng
 - HS làm vở - Một HS chữa bài ở bảng phụ
 Chốt : Muốn biết bốn đội có tất cả bao nhiêu xe, em cần biết gì?(Cần biết 3 đội có bao nhiêu xe). Bài toán giải bằng mấy phép tính?
Bài 4(6-8’) - KT: Bảng nhân 6, 7, 8, 9
	 - HD mẫu: Lấy số ở hàng ngang nhân với lần lượt các số ở cột dọc, ghi KQ vào ô tương ứng với hàng và cột đó
	 - H làm vào SGK- chữa miệng 
Chốt: Vận dụng các bảng nhân 6, 7, 8, 9.
* Dự kiến sai lầm của HS:
 - Vận dụng chưa thành thạo bảng nhân khi làm bài 4
3. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò (3’)
	- HS đọc nối tiếp bảng nhân 6, 7 , 8, 9
Tiết 2 Chính tả (nghe - viết)
VÀM CỎ ĐÔNG
I. Mục đích, yêu cầu
	1. Nghe - viết chính xác , trình bày rõ ràng, đúng khổ thơ bảy chữ 2 khổ thơ đầu của bài Vàm Cỏ Đông
	2. Viết đúng một số tiếng có vần khó (it/uyt). Làm đúng bài tập phân biệt tiếng chứa âm đầu (r/d/gi).
II. Đồ dùng dạy học
	- Bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ (2-3') 
	- Viết bảng con : khúc khuỷu, khẳng khiu
	- Nhận xét 
2.Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài (1-2')
b. Hướng dẫn chính tả (10-12')
 	- GV đọc bài viết - cả lớp đọc thầm
	- Dòng sông Vàm Cỏ Đông có những nét gì đẹp ?(Bốn mùa soi từng mảnh mây trời, gió đưa ngọn dừa phe phẩy, bóng dừa lồng trên sóng nước chơi vơi...)
 	- Nhận xét chính tả: 
	+ Bài viết có mấy khổ thơ? (2 khổ thơ)
	+ Những chữ nào trong bài được viết hoa ? Vì sao?
	+ Có những dấu câu nào? (dấu chấm than, dấu hai chấm, dấu chấm)
- Phân tích chữ ghi tiếng khó : xuôi (âm x), nước (âm n) chảy (vần ay viết bằng y), chơi ( âm ch ghi bằng hai con chữ c- h) vơi
	- HS viết bảng con : xuôi, nước chảy, chơi vơi
c. Viết chính tả (13-15')
- HD tư thế ngồi viết, cách trình bày bài 
- GV đọc - HS viết bài
d. Chấm, chữa bài (5-7')
	- GV đọc - HS sóat lỗi, ghi số lỗi và chữa lỗi)
	- Chấm 10 bài
e. Hướng dẫn làm bài tập chính tả (5-7')
Bài 2 - Điền vào chỗ trống it hay uyt?
	- HS làm bài vào vở - GV chấm Đ, S - HS đọc bài làm
- GV nhận xét, chữa: huýt sáo, hít thở, suýt ngã, đứng sít vào nhau
Bài 3 - Tìm những tiếng có thể ghép với các tiếng sau 
- HS thảo luận nhóm đôi – Các nhóm trình bày
	- Chốt lời giải đúng: 
3. Củng cố, dặn dò (1-2')
	- Nhận xét giờ học, tuyên dương HS viết đẹp
-------------------------------------------------
Tiết 3 Tự nhiên xã hội
 KHÔNG CHƠI CÁC TRÒ CHƠI NGUY HIỂM
I. Mục tiêu
 - HS có khả năng: sử dụng thời gian nghỉ ngơi giữa giờ ra chơi vui vẻ, an toàn
 - Nhận biết được những trò chơi nguy hiểm cho bản thân và người khác khi ở trường.
 - Lựa chọn và chơi những trò chơi để phòng tránh nguy hiểm ở trường.
II. Đồ dùng dạy học
Hình SGK/50, 51
III. Các hoạt động dạy học
1. Khởi động: 3 - 5’
	- Lớp hát bài “ Nơi ấy có tình thương”
	- Giới thiệu bài
2. Dạy bài mới 
Hoạt động 1: Quan sát theo cặp (13’)
* Mục tiêu: biết cách sử dụng thời gian nghỉ ngơi ở trường cho vui vẻ, khoẻ mạnh, an toàn. Nhận biết một số trò chơi gây nguy hiểm cho bản thân và người khác.
* Cách tiến hành.
Bước 1: Hướng dẫn HS quan sát hình SGK/50, 51, trả lời câu hỏi: 
 Tranh vẽ gì? Chỉ và nói tên trò chơi nguy hiểm trong tranh?
 Điều gì có thể xảy ra nếu chơi những trò chơi đó?
 Em sẽ khuyên các bạn trong tranh điều gì?
Bước 2: Một số học sinh lên hỏi, trả lời
 Nhóm khác bổ

File đính kèm:

  • docTuan_13_MRVT_Tu_dia_phuong_Dau_cham_hoi_cham_than.doc